Chương V Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 60/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 21/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2021 |
Ngày công báo: | 01/07/2021 | Số công báo: | Từ số 653 đến số 654 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về mở tài khoản giao dịch của đơn vị sự nghiệp công
Đây là nội dung tại Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSN công).
Theo đó, việc mở tài khoản giao dịch của ĐVSN công quy định như sau:
- Được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ;
- Đơn vị nhóm 3 và nhóm 4 mở tài khoản chuyên thu tại NHTM đối với các khoản thu dịch vụ khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, học phí theo mức giá quy định của cơ quan có thẩm quyền;
Định kỳ nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để quản lý theo quy định.
(Nhóm 3 là ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; Nhóm 4 là ĐVSN công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
- Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định gồm: kinh phí NSNN cấp, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí và các khoản khác của NSNN (nếu có) đơn vị mở tại Kho bạc để quản lý;
- Các Quỹ được trích lập theo quy định tại Nghị định 60/2021 được gửi tiền tại NHTM để quản lý.
Nghị định 60/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2021.
Văn bản tiếng việt
1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định; dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này), báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (bộ, cơ quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý). Nội dung của phương án tự chủ tài chính cần xác định rõ mức độ tự chủ tài chính theo 04 nhóm đơn vị quy định tại Nghị định này.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công có đơn vị sự nghiệp trực thuộc
a) Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương án tự chủ tài chính báo cáo đơn vị sự nghiệp công cấp trên trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý cấp trên.
b) Đơn vị sự nghiệp công cấp trên xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị (không bao gồm phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc đã quy định tại điểm a khoản này) gửi cơ quan quản lý cấp trên.
3. Căn cứ phương án tự chủ tài chính do các đơn vị sự nghiệp công đề xuất (không bao gồm phương án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công tại điểm a khoản 2 Điều này), cơ quan quản lý cấp trên xem xét, thẩm tra dự toán thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định và xác định kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (trường hợp tại thời điểm thẩm định phương án tự chủ tài chính xác định được kinh phí đặt hàng cho đơn vị); dự kiến phân loại các đơn vị trực thuộc theo mức độ tự chủ tài chính, tổng hợp phương án phân loại và dự toán thu, chi của các đơn vị sự nghiệp công, có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính, cơ quan tài chính ở địa phương theo phân cấp) xem xét, có ý kiến.
Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên xác định phân loại đơn vị và ra quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; phê duyệt dự toán kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ sự nghiệp công (nếu có) cho các đơn vị theo phương án tự chủ tài chính năm đầu thời kỳ ổn định.
4. Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), các bộ, cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm rà soát, nâng mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị nhóm 3 (trừ đơn vị sự nghiệp công cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu, không có nguồn thu sự nghiệp) theo lộ trình như sau:
a) Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên sang đơn vị nhóm 2; hằng năm, thực hiện giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước;
b) Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 70% đến dưới 100% chi thường xuyên; hằng năm, thực hiện giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước;
c) Chuyển ít nhất 30% số lượng đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 10% đến dưới 30% chi thường xuyên sang đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm từ 30% đến dưới 70% chi thường xuyên; hằng năm, thực hiện giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
5. Đơn vị sự nghiệp công đã được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị nhóm 1 hoặc nhóm 2 tiếp tục thực hiện theo các quy định về cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định này; không được điều chỉnh phân loại sang đơn vị nhóm 3 hoặc nhóm 4 trong giai đoạn ổn định phân loại 05 (năm) năm hoặc sau giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, trừ trường hợp bất khả kháng do nguyên nhân khách quan (như thiên tai, dịch bệnh) hoặc được cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật dẫn đến biến động nguồn thu của đơn vị và làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính.
Đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 có trách nhiệm bổ sung hồ sơ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để triển khai việc giao đất đai, tài sản công theo quy định của pháp luật liên quan.
6. Cơ quan quản lý cấp trên thực hiện sắp xếp tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công hoạt động không hiệu quả theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
1. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan trung ương
a) Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực thực hiện các quy định tại Nghị định này;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan trung ương theo quy định tại Điều 4 Nghị định này cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ;
c) Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá và quy định của pháp luật khác có liên quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ;
d) Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc bộ, cơ quan trung ương; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.
2. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn thực hiện Nghị định này;
b) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin dữ liệu về tài chính và tài sản công của đơn vị sự nghiệp công trong toàn quốc.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hướng dẫn chế độ tiền lương đối với người lao động làm việc trong đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.
4. Trường hợp các ngành, lĩnh vực có đặc thù riêng, các bộ, cơ quan trung ương căn cứ quy định của pháp luật chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ ban hành quy định bổ sung về cơ chế tự chủ đặc thù của ngành, lĩnh vực.
5. Hằng năm, các bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; báo cáo kê khai, thực hiện cập nhật thông tin, bảo đảm kết nối, tích hợp với hệ thống thông tin dữ liệu về tài chính và tài sản công của đơn vị sự nghiệp công trong toàn quốc. Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), các bộ, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương theo quy định tại Điều 4 Nghị định này cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.
2. Ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá và quy định của các pháp luật khác có liên quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước; cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và quy chế kiểm tra, nghiệm thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công.
4. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm trong hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công và tổ chức thực hiện các nội dung khác về trách nhiệm quản lý nhà nước đối với dịch vụ sự nghiệp công và đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
5. Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; báo cáo kê khai, thực hiện cập nhật thông tin, bảo đảm kết nối, tích hợp với hệ thống thông tin dữ liệu về tài chính và tài sản công của đơn vị sự nghiệp công trong toàn quốc. Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi Bộ Tài chính báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định này.
1. Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật đối với các quyết định thực hiện quyền tự chủ về tài chính của đơn vị.
2. Bảo đảm chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo các tiêu chí, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định.
4. Thực hiện quy định công khai; trách nhiệm giải trình hoạt động và số liệu thu, chi khi lập phương án tự chủ tài chính của đơn vị trước cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật. Định kỳ hằng năm, đơn vị có trách nhiệm báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị cho cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
1. Đơn vị sự nghiệp công trực thuộc tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác được áp dụng cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định này theo nguyên tắc tự bảo đảm kinh phí hoạt động, ngân sách nhà nước không hỗ trợ.
2. Các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác tự chịu trách nhiệm quyết định giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc, phù hợp với quy định về chức năng, nhiệm vụ, điều lệ của tổ chức và các quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Đối với các đơn vị đã được giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hết năm 2021.
2. Từ năm 2022, các đơn vị sự nghiệp công thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này và các quy định sau:
a) Đến ngày 31 tháng 3 năm 2022, đơn vị nhóm 3 và đơn vị nhóm 4 thực hiện báo cáo cơ quan quản lý cấp trên phê duyệt phương án tự chủ tài chính;
b) Đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phê duyệt phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý sau khi có ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp.
3. Đơn vị sự nghiệp công đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được phân loại là đơn vị nhóm 1 và được lựa chọn tiếp tục thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã phê duyệt hoặc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định này.
4. Đơn vị sự nghiệp công đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được lựa chọn tiếp tục thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền hoặc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị nhóm 1 theo quy định tại Nghị định này.
5. Số dư quỹ dự phòng ổn định thu nhập (đã trích lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập); số dư quỹ bổ sung thu nhập (đã trích lập theo Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác) đến ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện như sau:
a) Đối với đơn vị nhóm 1 và nhóm 2, số dư được chuyển vào Quỹ bổ sung thu nhập; kể từ thời điểm chế độ tiền lương do Chính phủ quy định theo Nghị quyết số 27-NQ/TW có hiệu lực thi hành, số dư từ Quỹ bổ sung thu nhập được tính vào Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi;
b) Đối với đơn vị nhóm 3, số dư được chuyển vào Quỹ bổ sung thu nhập.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2021.
2. Các quy định tại các văn bản sau hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
c) Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác;
d) Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Article 35. Delegating financial autonomy to public administrative units
1. Public administrative units shall plans to exercise their autonomy for 05-year stabilization period which is relevant to the social and economic development period stipulated by the Government; estimates of revenues and expenses in the first year of the stabilization period and proposals of their levels of financial autonomy which must be conformable with the functions and tasks assigned by competent authorities (using the form in Appendix II enclosed herewith), and submit them to their superior agencies (ministries or central agencies in case the public administrative units are managed by central government) or provincial People’s Committees (in case the public administrative units are managed by provincial government). The plan to exercise autonomy must indicate the level of financial autonomy according to 04 groups of units prescribed herein.
2. In case a public administrative unit has affiliated administrative units
a) The public administrative unit shall develop the plan to exercise autonomy and submit it to its superior public administrative unit for approval after obtaining the consent from the superior agency.
b) The superior public administrative unit shall develop the plan to exercise its autonomy (excluding the plans to exercise autonomy of its affiliated administrative units as prescribed in Point a of this Clause) and send it to the superior agency.
3. Based on the plans to exercise autonomy submitted by public administrative units (excluding those of the public administrative units specified in Point a Clause 2 of this Article), superior agencies shall consider and verify estimates of revenues and expenses in the first year of the stabilization period and determine funding for recurrent expenses derived from state budget and retained amounts of collected fees; funding from state budget for ordered public administrative services (in case funding for ordered services can be determined at the time of verification of the plan to exercise autonomy); classification of affiliated units according to levels of their financial autonomy, consolidate and send classification plan and estimates of revenues and expenses of public administrative units to finance authorities of the same level (Ministry of Finance or provincial finance authorities as prescribed) for consideration.
After obtaining written opinions from the finance authorities of the same level, the superior agencies shall classify the public administrative units and issue decisions to grant the financial autonomy to their affiliated public administrative units; approve estimated funding for recurrent expenses derived from state budget and retained amounts of collected fees; funding from state budget for ordered public administrative services (if any) allocated to the units under the plan to exercise autonomy in the first year of the stabilization period.
4. After each stabilization period of 05 years, ministries and central agencies (in case the public administrative unit is managed by a central agency) or provincial People’s Committees (in case the public administrative unit is managed by a provincial agency) shall review and improve the levels of financial autonomy of group-3 units (except public administrative units that provide basic and essential public administrative services and earn no revenues from administrative operations) according to the following roadmap:
a) Transfer at least 30% of the number of public administrative units that self-cover from 70% to less than 100% of recurrent expenses into group-2 units; annually, reduce at least 2,5% of funding derived from state budget;
b) Transfer at least 30% of the number of public administrative units that self-cover from 30% to less than 70% of recurrent expenses into public administrative units that self-cover from 70% to less than 100% of recurrent expenses; annually, reduce at least 2,5% of funding derived from state budget;
c) Transfer at least 30% of the number of public administrative units that self-cover from 10% to less than 30% of recurrent expenses into public administrative units that self-cover from 30% to less than 70% of recurrent expenses; annually, reduce at least 2,5% of funding derived from state budget.
5. Public administrative units that have been classified by competent authorities as group-1 or group-2 units shall continue exercising financial autonomy in accordance with regulations herein; shall not be considered to be transferred into group-3 or group-4 units during the stabilization period of 05 years or after the stabilization period of 05 years, except case of force majeure events (such as disasters or epidemics) or cases where the unit’s functions, tasks and powers have been adjusted by competent authorities in accordance with regulations of law resulting in changes to revenues earned by the unit and its level of financial autonomy.
Group-1 and group-2 units shall provide required documents and reports for superior agencies for allocating land and public assets in accordance with regulations of relevant laws.
6. The superior agencies shall carry out restructuring or dissolution of public administrative units that have insufficiently operated according to Government's regulations on establishment, restructuring and dissolution of public administrative units.
Article 36. Responsibilities of ministries and central agencies
1. Responsibilities of ministries and central agencies
a) Cooperate with the Ministry of Finance to instruct public administrative units to comply with regulations herein;
b) Play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance in requesting the Prime Minister to issue or amend the list of public administrative services funded by state budget in the fields managed by ministries or central agencies as prescribed in Article 4 hereof in conformity with actual conditions in each period;
c) Issue or amend economic - technical norms and cost norms (if any) as the basis for setting unit prices or prices of public administrative services funded by state budget in accordance with regulations of the Law on prices and relevant laws which shall be then used for assigning tasks, placing orders or organizing bidding for provision of public administrative services according to Decree No. 32/2019/ND-CP;
d) Promulgate quality criteria or standards of public administrative services funded by state budget; mechanism for supervision, assessment and accreditation of service quality, and regulations on inspection and acceptance of implementation results of public administrative services funded by state budget of ministries and central agencies; operating results of public administrative units;
dd) Carry out inspection and take actions against violations committed during the provision of public administrative services and organize the performance of other contents related to state management of public administrative services and public administrative units under the management of ministries and central agencies.
2. The Ministry of Finance shall:
a) Play the leading role and cooperate with relevant ministries to implement this Decree;
b) Establish, manage and operate the information system recording data on finances and public assets of public administrative units nationwide.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall play the leading role and cooperate with relevant ministries to provide guidelines on salaries of employees and workers of group-1 and group-2 units as prescribed in Point b Clause 1 Article 12 hereof.
4. In case of fields or sectors with specific characteristics, ministries and central agencies shall, pursuant to specialized laws, play the leading role and cooperate with the Ministry of Finance and relevant ministries and agencies in requesting the Government to promulgate additional regulations on specific autonomy mechanism in such fields or sectors.
5. Annually, ministries and central agencies shall provide the Ministry of Finance with reports on implementation results of financial autonomy of their affiliated public administrative units; declare and update information, ensure the connection and integration with the information system recording data on finances and public assets of public administrative units nationwide. After each stabilization period of 05 years, ministries and central agencies shall provide the Ministry of Finance with reports on assessment of implementation results as prescribed in Clause 4 Article 35 hereof.
Article 37. Responsibilities of provincial People’s Committees
1. Issue or amend the list of public administrative services funded by state budget under the management of provincial governments as prescribed in Article 4 hereof in conformity with actual conditions in each period.
2. Issue or amend economic - technical norms and cost norms (if any) as the basis for setting unit prices or prices of public administrative services funded by state budget in accordance with regulations of the Law on prices and relevant laws which shall be then used for assigning tasks, placing orders or organizing bidding for provision of public administrative services according to Decree No. 32/2019/ND-CP.
3. Promulgate quality criteria or standards of public administrative services funded by state budget; mechanism for supervision, assessment and accreditation of service quality, and regulations on inspection and acceptance of implementation results of public administrative services funded by state budget under the management of provincial governments; operating results of public administrative units.
4. Carry out inspection and take actions against violations committed during the provision of public administrative services and organize the performance of other contents related to state management of public administrative services and public administrative units under the management of provincial governments.
5. Annually, provincial People's Committees shall provide the Ministry of Finance with reports on implementation results of financial autonomy of their affiliated public administrative units; declare and update information, ensure the connection and integration with the information system recording data on finances and public assets of public administrative units nationwide. After each stabilization period of 05 years, provincial People's Committees shall provide the Ministry of Finance with reports on assessment of implementation results as prescribed in Clause 4 Article 35 hereof.
Article 38. Responsibilities of public administrative units
1. Bear responsibility to their superior agencies and take legal liability for decisions to exercise their financial autonomy.
2. Ensure that their provided public administrative services meet quality standards or criteria stipulated by competent authorities.
3. Formulate and implement regulations on internal expenses, asset use, grassroots-level democracy, financial disclosure and internal audit in accordance with applicable regulations.
4. Implement regulations on public disclosure; take accountability for their operations and data on revenues and expenses included in the plan to exercise autonomy before their supervisory authorities, state regulatory authorities, audit agencies and inspection agencies as prescribed by law. Annually, the public administrative unit shall assume responsibility for reports on assessment of implementation results of its financial autonomy submitted to its superior agency as prescribed.
Article 39. Application of this Decree to other entities
1. Public administrative units affiliated to socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations and other organizations that are allowed to exercise the financial autonomy as prescribed in this Decree according to the rule that they shall self-cover their operating expenses without funding from state budget.
2. Socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations and other organizations shall assume responsibility to issue decision to grant financial autonomy to their affiliated public administrative units in conformity with regulations on functions, tasks, organizational charters and other relevant regulations.
1. The units that have been granted the financial autonomy in accordance with the Government’s Decree No. 43/2006/ND-CP dated April 25, 2006, the Government’s Decree No. 54/2016/ND-CP dated June 14, 2016 and the Government’s Decree No. 141/2016/ND-CP dated October 10, 2016 shall continue implementing the plans to exercise financial autonomy approved by competent authorities until the end of 2021.
2. Since 2022, public administrative units shall comply with the provisions of Article 35 hereof and the followings:
a) By March 31, 2022, group-3 and group-4 units shall submit their plans to exercise autonomy to their superior agencies for approval;
b) By June 30, 2022, ministries, central agencies, and provincial or district People’s Committees shall approve the plans to exercise financial autonomy of public administrative units under their management after obtaining the consent from finance authorities of the same level.
3. The public administrative units that have been allowed by the Prime Minister or provincial People's Committees to implement the pilot mechanism for exercising autonomy to use funding for covering recurrent expenses and investment expenses before this Decree comes into force shall continue being treated as group-1 units and be allowed to exercise the autonomy under the decisions issued by the Prime Minister or provincial People's Committees or exercise the financial autonomy in accordance with regulations herein.
4. Public administrative units that have been allowed by competent authorities to apply the financial mechanism as enterprises before this Decree comes into force shall select either to comply with regulations adopted by competent authorities or to apply the mechanism for financial autonomy of group-1 units as prescribed herein.
5. The balances on reserve funds for income stabilization (which have been established according to the Government’s Decree No. 43/2006/ND-CP dated April 25, 2006), the balances on funds for supplementation of incomes (which have been established according to the Government’s Decree No. 54/2016/ND-CP dated June 14, 2016 and the Government’s Decree No. 141/2016/ND-CP dated October 10, 2016) up to the effective dates of this Decree shall be used as follows:
a) Group-1 and group-2 units shall be allowed to transfer these balances to the funds for supplementation of incomes; and transfer balances on the funds for supplementation of incomes to reward and welfare funds since the Government's regulations on salary policies under Resolution No. 27-NQ/TW come into force;
b) Group-3 units shall be allowed to transfer these balances to the funds for supplementation of incomes.
1. This Decree comes into force from August 15, 2021.
2. From the effective date of this Decree, the following regulations shall cease to have effect:
a) Government’s Decree No. 16/2015/ND-CP dated February 14, 2015;
b) Government’s Decree No. 54/2016/ND-CP dated June 14, 2016;
c) Government’s Decree No. 141/2016/ND-CP dated October 10, 2016;
d) Government’s Decree No. 85/2012/ND-CP dated October 15, 2012.
3. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of governmental agencies, and Chairpersons of provincial People’s Committees shall implement this Decree.