Chương 6 Nghị định 59/2011/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: Tổ chức thực hiện
Số hiệu: | 59/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/07/2011 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2011 |
Ngày công báo: | 31/07/2011 | Số công báo: | Từ số 429 đến số 430 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ tướng Chính phủ:
a) Phê duyệt kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Nghị định này.
b) Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt (như: bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác); quyết định cơ quan là đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này.
c) Ủy quyền cho Hội đồng thành viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên. Sau khi quyết định, Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty đặc biệt báo cáo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ phương án sắp xếp doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp để giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này.
Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định này.
c) Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
d) Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý kèm theo dự thảo Điều lệ công ty cổ phần được xây dựng phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định của pháp luật liên quan.
đ) Chủ động chuyển những doanh nghiệp trong danh sách thực hiện cổ phần hóa nhưng không đủ điều kiện sang thực hiện các hình thức khác như giao, bán, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
e) Quyết định phê duyệt phương án tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sau khi có thỏa thuận bằng văn bản với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp về phương án tái cơ cấu lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
Thời gian hoàn thành việc phê duyệt phương án tái cơ cấu, phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này không vượt quá thời hạn 03 tháng kể từ ngày quyết định công bố giá trị doanh nghiệp.
g) Phối hợp với các cơ quan liên quan quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
h) Giải quyết những vướng mắc, khiếu nại, tố cáo cho các doanh nghiệp cổ phần hóa theo thẩm quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
i) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước khi cổ phần hóa các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước.
k) Đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thống nhất với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước trong việc lựa chọn người đại diện phần vốn nhà nước góp tại công ty cổ phần và triển khai công tác chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ngay sau khi công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
3. Hội đồng thành viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nêu tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn, Tổng công ty theo đề án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
b) Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp để giúp Hội đồng thành viên tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này.
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình cổ phần hóa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo các nội dung quy định tại Nghị định này.
d) Chỉ đạo các đơn vị thành viên: xử lý các vấn đề tài chính theo quy định tại Chương II Nghị định này, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án cổ phần hóa trình Hội đồng thành viên phê duyệt; triển khai thực hiện phương án đã được phê duyệt.
đ) Xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo thẩm quyền.
e) Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và phê duyệt phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn, Tổng công ty kèm theo dự thảo Điều lệ công ty cổ phần được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan.
g) Chỉ đạo các đơn vị thành viên phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết toán tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
4. Quyền hạn, trách nhiệm và thành phần Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp:
a) Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp có quyền hạn, trách nhiệm sau:
- Giúp cơ quan quyết định cổ phần hóa chỉ đạo và tổ chức thực hiện cổ phần hóa một hoặc một số doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
- Được sử dụng con dấu của cơ quan có thẩm quyền trong khi thực hiện nhiệm vụ;
- Thành lập Tổ giúp việc triển khai công tác cổ phần hóa tại doanh nghiệp;
- Báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn phương thức bán cổ phần lần đầu;
- Chỉ đạo xây dựng phương án cổ phần hóa và dự thảo Điều lệ lần đầu của công ty cổ phần;
- Thẩm tra và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa;
- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với các tổ chức tài chính trung gian tổ chức đấu giá bán cổ phần;
- Tổng hợp báo cáo cơ quan có thẩm quyền kết quả bán cổ phần;
- Tổng hợp và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chỉnh phương án cổ phần hóa, quyết định điều chỉnh giá trị doanh nghiệp sau khi chuyển thành công ty cổ phần;
- Xem xét, lựa chọn, đề xuất và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền cử người đại diện phần vốn nhà nước góp tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
b) Thành phần Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con quyết định.
Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp có đại diện của Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính.
5. Tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp:
a) Tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên tại doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện chính sách cổ phần hóa của Nhà nước.
b) Tham gia giám sát quá trình cổ phần hóa tại doanh nghiệp.
c) Cử người đại diện phần vốn của tổ chức công đoàn tham gia ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.
d) Sử dụng nguồn quỹ của công đoàn theo quy định của pháp luật mua cổ phần ưu đãi tại doanh nghiệp, tham gia quản lý doanh nghiệp với tư cách cổ đông và tổ chức thực hiện bảo vệ quyền lợi của người lao động trong doanh nghiệp và theo quy định của pháp luật.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ có trách nhiệm báo cáo kịp thời về Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính các nội dung có liên quan trong quá trình cổ phần hóa: kết quả xử lý các tồn tại về tài chính, kết quả định giá, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và điều chỉnh giá trị doanh nghiệp, phương án cổ phần hóa, kết quả bán cổ phần, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán bàn giao từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần, các hành vi vi phạm của tổ chức tư vấn trong quá trình cổ phần hóa.
2. Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này; định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
Việc tiến hành cổ phần hóa thực hiện theo trình tự các bước công việc cụ thể quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này, bao gồm các bước cơ bản sau:
1. Xây dựng Phương án cổ phần hóa
a) Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và tổ giúp việc.
b) Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu.
c) Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.
d) Quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp.
đ) Hoàn tất Phương án cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa
3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
a) Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp.
b) Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và công ty cổ phần.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 49. Powers and responsibilities in the organization of equitization
1. The Prime Minister:
a/ To approve equitization plans of enterprises specified in Article 2 of this Decree.
b/ To approve equitization plans of state economic groups and corporations and several enterprises operating in specific sectors (such as insurance, banking, telecommunications, aviation, coal mining, petroleum exploitation and exploitation of other rare and precious minerals); decide on agencies to act as ownership representatives for state capital portions in these enterprises.
c/ To authorize members’ councils of single-member limited liability companies, in which the State hold 100% charter capital and which are parent companies of special economic groups and corporations established under the Prime Minister’s decisions, to decide on disclosure of enterprise values or approval of equitization plans of their member enterprises. After making decisions, they shall report their decisions to the enterprise renewal and development steering committee and the Ministry of Finance for examination and supervision in order to assure their compliance with law.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies and provincial-level chairpersons of People’s Committees shall base themselves on plans on reorganization of enterprises with 100% state capital already approved by the Prime Minister:
a/ To set up enterprise equitization steering committees to assist them in equitization work under this Decree.
To set up an enterprise equitization steering committee to assist the Prime Minister in organizing the equitization of enterprises specified at Point b, Clause 1 of this Article.
b/ To instruct, supervise and monitor the process of equitization of units under their management regarding the contents specified in this Decree.
c/ To decide on disclosure of the enterprise value and submit to the Prime Minister for approval equitization plans of enterprises specified at Point b, Clause 1 of this Article.
d/ To decide on disclosure of the enterprise value and decide on equitization plans of these enterprises under their management, which are enclosed with the draft charters of joint-stock companies which have been elaborated in accordance with the Law on Enterprises and relevant laws.
e/ To take the initiative in applying other measures, such as enterprise assignment, sale, dissolution or bankruptcy, to enterprises which are on the list of to-be-equitized enterprises but fail to satisfy the specified conditions.
f/ To approve plans on restructuring and equitization of loss-making enterprises after reaching written agreement with the Vietnam Debt Trading Company and creditors of enterprises on enterprise restructuring plans under Clause 2, Article 3 of this Decree.
The time limit for approving plans on restructuring and equitization of loss-making enterprises under Clause 2, Article 3 of this Decree is 3 months after the disclosure of the enterprise value is decided.
g/ To coordinate with related agencies in approving financial settlement; equitization expense settlement; settlement of funds for supporting redundant laborers; and settlement of proceeds from equitization, and disclose the actual value of the state capital portion at the time joint-stock companies are granted first-time enterprise registration certificates;
h/ To settle problems, complaints and denunciations for equitized enterprises according to their competence under current laws.
i/ To propose to the Prime Minister for consideration and decision agencies to act as ownership representatives for state capital portions when equitizing single-member limited liability companies in which State holds 100% of charter capital and which are parent companies of state economic groups and corporations.
j/ For equitized enterprises with the ownership representative right of state capital portions to be transferred to the State Capital Investment Corporation, ministers, heads of ministerial-level agencies or government- attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall reach agreement with the State Capital Investment Corporation on the selection of representatives for state capital contributions to joint-stock companies and proceed with the handover of the ownership representative right of state capital portions in enterprises immediately after disclosing the actual value of the state capital portion at the time joint-stock companies are granted first-time enterprise registration certificates.
3. Members’ councils of single-member limited liability companies in which the State holds 100% of charter capital and which are parent companies of state economic groups and corporations specified at Point c, Clause 1 of this Article shall:
a/ Organize the implementation of equitization plans of enterprises in their groups or corporations according to the state enterprise reorganization scheme already approved by the Prime Minister.
b/ Set up enterprise equitization steering committees to assist them in equitization work under this Decree.
c/ Instruct, supervise and monitor the process of equitization of units under their management regarding the issues specified in this Decree.
d/ Direct member companies in handling financial matters under the provisions of Chapter II of this Decree, organize the valuation of enterprises, elaborate equitization plans and submit them to members’ councils for approval; implement the approved plans;
e/ Handle according to their competence financial problems of enterprises under their management.
f/ Decide on disclosure of enterprise values and approve equitization plans for member enterprises in their groups or corporations enclosed with the draft charters of joint-stock companies which are elaborated in accordance with relevant laws;
g/ Direct member units in coordinating with related agencies in making financial settlement; equitization expense settlement; settlement of funds for supporting redundant laborers; and settlement of proceeds from equitization, and disclose the actual value of the state capital portion at the time joint-stock companies are granted first-time enterprise registration certificates.
4. Powers, responsibilities and composition of enterprise equitization steering committees:
a/ An enterprise equitization steering committee has the following powers and responsibilities:
- To assist the agency competent to decide on equitization in directing and organizing the equitization of one or several enterprises under this Decree.
- To use a competent agency’s seal in performing its duties;
- To form a working team to carry out equitization work at enterprises;
- To report to the agency competent to decide on equitization for selection of the method of initial sale of shares;
- To direct the elaboration of the equitization plan and the first draft charter of the joint-stock company;
- To verify and submit to a competent agency for decision and disclosure the enterprise value and for decision and approval the equitization plan;
- To direct the equitized enterprise to cooperate with intermediary financial institutions in holding share auctions;
- To summarize and report to a competent agency on share auction results;
- To summarize and submit to a competent agency for decision adjustments to the equitization plan and for decision adjustments to the enterprise value after the enterprise is transformed into a joint-stock company;
- To examine, select, propose to and coordinate with competent agencies in appointing a representatives for the state capital portion in the equitized enterprise.
b/ The composition of enterprise equitization steering committees shall be decided by ministers, heads of ministerial-level agencies or government- attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and members’ councils of parent companies of state economic groups or corporations or parent companies in parent company - affiliated company conglomerates.
For large enterprises with a state capital portion of over VND 500 billion each and operating in specific fields or sectors (insurance, banking, post and telecommunications, aviation, coal mining, petroleum exploitation and exploitation of other precious and rare minerals) and parent companies of state economic groups or corporations, enterprise equitization steering committees may have representatives of the Enterprise Renewal and Development Steering Committee and the Ministry of Finance as their members.
5. The trade union organization in an equitized enterprise shall coordinate with the enterprise equitization steering committee in:
a/ Conducting communication among and mobilization of cadres, employees and workers of the equitized enterprise to implement the State’s equitization policy.
b/ Participating in supervising the equitization process at the enterprise.
c/ Appointing representatives for the capital portion of the trade union to stand for election to the Board of Directors and the Control Board of the joint-stock company in accordance with law.
d/ Using funding sources of the trade union as provided by law to purchase preferred shares of the enterprise, participating in enterprise management in the capacity as shareholders and protecting the interests of employees of the enterprise in accordance with law.
Article 50. Reporting regime, supervision and monitoring
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and members’ councils of parent companies of economic groups or corporations shall promptly report to the Enterprise Renewal and Development Steering Committee and the Finance Ministry on equitization-related issues: results of settlement of financial problems, valuation results, decision on disclosure of the enterprise value and adjustment of the enterprise value, equitization plan, results of sale of shares, settlement of equitization expenses, settlement of the handover from enterprise with 100% state capital to joint-stock company, and violations of consultancy organizations in the process of equitization.
2. The Ministry of Finance shall inspect and supervise the observance of policies and laws on transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies under this Decree; and periodically review and report to the Prime Minister on the situation and results of enterprise equitization.
Article 51. Order of equitization
The equitization shall be carried out in the sequence of specific steps specified in the Appendix to this Decree, basically including:
1. Elaboration of an equitization plan
a/ Setting up an enterprise equitization steering committee and an assisting team.
b/ Preparing dossiers and documents.
c/ Organizing inventory, handling of financial matters and enterprise valuation.
d/ Deciding on and disclosing the enterprise value.
e/ Finalizing and submitting the equitization plan to a competent authority for approval.
2. Implementation of the equitization plan.
3. Completion of transformation of the enterprise with 100% state capital into a joint-stock company.
a/ Holding the first shareholders’ general meeting and making enterprise registration.
b/ Organizing the final settlement and handover between the enterprise with 100% state capital and the joint-stock company.