Chương 2 Nghị định 59/2011/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: Xử lý tài chính khi cổ phần hóa
Số hiệu: | 59/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/07/2011 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2011 |
Ngày công báo: | 31/07/2011 | Số công báo: | Từ số 429 đến số 430 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Khi nhận được quyết định thực hiện cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm lập báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
3. Trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và quyết toán bàn giao tại thời điểm doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế trực tiếp quản lý thực hiện kiểm tra, quyết toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế phải ưu tiên tiến hành kiểm tra, quyết toán. Nếu quá thời hạn này, cơ quan thuế chưa tiến hành kiểm tra, quyết toán thì doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ vào số liệu đã kê khai để thực hiện quyết toán bàn giao và xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định. Sau khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần nếu phát sinh các khoản tổn thất do không tiến hành kiểm tra quyết toán thuế thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này.
4. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm, quyết toán các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp cổ phần hóa phải kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
Trường hợp đã báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được giải quyết thì phải ghi rõ những tồn tại này trong Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa để có căn cứ tiếp tục giải quyết trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
1. Đối với tài sản do doanh nghiệp cổ phần hóa thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa. Trước khi chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải thống nhất với chủ sở hữu tài sản để công ty cổ phần kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây hoặc thanh lý hợp đồng.
2. Đối với những tài sản không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm chủ động xử lý theo chế độ quản lý tài chính hiện hành (thanh lý, nhượng bán). Trường hợp đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa kịp xử lý, ngoại trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các cơ quan sau:
a) Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Nghị định này.
b) Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con để xử lý theo quy định đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn do các doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Các tài sản không được phép loại trừ bao gồm:
a) Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc (bao gồm cả các công trình ngầm, đường xá nội bộ, tường rào, sân, bãi nội bộ) mà doanh nghiệp có sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp; các tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải mới đầu tư đưa vào sử dụng trong thời hạn 05 năm hoặc có giá trị còn lại theo sổ sách kế toán từ 50% nguyên giá của tài sản trở lên. Doanh nghiệp phải tiếp tục quản lý, theo dõi và xử lý dứt điểm theo chế độ quản lý tài chính hiện hành đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
b) Đối với tài sản thuộc diện phải hủy bỏ là hóa chất, chất gây nguy hại, thuốc trừ sâu đã quá hạn … doanh nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành xử lý, hủy bỏ theo chế độ quản lý tài chính và quản lý môi trường hiện hành trước thời điểm thực hiện đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Sau khi xác định nguyên nhân, trách nhiệm, bồi hoàn theo chế độ quản lý tài chính hiện hành, phần tổn thất doanh nghiệp được xử lý vào kết quả kinh doanh theo quy định.
c) Đối với các tài sản là chi phí xây dựng cơ bản dở dang của các công trình bị đình hoãn theo quyết định của cấp có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm tiếp tục kế thừa, theo dõi và xử lý theo quy định của pháp luật. Riêng các khoản chi phí của các dự án không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chưa hình thành hiện vật, không có giá trị thu hồi như: chi phí lập phương án tiền khả thi, chi phí khảo sát, thiết kế công trình thì doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm bồi hoàn theo chế độ quản lý tài chính hiện hành, phần tổn thất được xử lý vào kết quả kinh doanh theo quy định.
4. Đối với công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi thì chuyển giao cho tổ chức công đoàn tại công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong công ty cổ phần.
Đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên đầu tư bằng nguồn Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà đất của địa phương để quản lý.
5. Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp cổ phần hóa được tính vào giá trị doanh nghiệp và công ty cổ phần tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm hoàn trả Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi để chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
6. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, việc kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho thuê tài chính và các khoản công nợ (nợ phải thu, nợ phải trả) được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.Bổ sung
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn), đồng thời thực hiện thu hồi các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng. Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân để xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Xác định trách nhiệm xử lý bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan đến khoản nợ phải thu không xác định được khách nợ, phần tổn thất còn lại được xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
b) Hoàn thiện hồ sơ, tiếp tục theo dõi để xử lý thu hồi đối với những khoản nợ không chứng minh được là không có khả năng thu hồi.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước khi cổ phần hóa) kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
3. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu với hợp đồng, khối lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
1. Nợ phải trả các tổ chức, cá nhân:
Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn) trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả trước khi xác định giá trị doanh nghiệp, cổ phần hóa hoặc thỏa thuận bằng văn bản với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá thành công của chủ nợ hoặc không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai (trong trường hợp bán thỏa thuận). Trường hợp áp dụng hình thức bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước khi đấu giá công khai thì thực hiện chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo kết quả thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.
2. Nợ thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước: doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nộp thuế và các khoản nợ ngân sách nhà nước trước khi chuyển đổi; trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa toàn bộ các khoản nợ được bàn giao.
3. Trong quá trình cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn vay của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
1. Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; khoản chênh lệch tỷ giá được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng, dự phòng nghiệp vụ của bảo hiểm, sau khi bù đắp các tổn thất theo quy định được để lại cho doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng phải tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
3. Quỹ dự phòng tài chính để bù lỗ (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được sau khi đã xử lý bồi thường trách nhiệm cá nhân gây ra (nếu có), số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
4. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.
5. Các khoản lỗ sau khi đã xử lý theo các quy định nêu trên tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn còn các khoản nợ đọng của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện xóa nợ lãi vay theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
1. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa kế thừa vốn đã đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì toàn bộ số vốn này được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo nguyên tắc quy định tại Điều 33 Nghị định này.
2. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa để xử lý như sau:
a) Thống nhất với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.
b) Bán lại phần vốn góp cho đối tác hoặc các nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp đến thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn không thể bán hoặc chuyển giao được khoản đầu tư dài hạn cho đối tác khác thì phải kế thừa theo quy định tại khoản 1 Điều này.
d) Trường hợp giá trị vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác lớn, nếu tính vào giá trị doanh nghiệp dẫn tới khó khăn cho việc thực hiện cổ phần hóa thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phải làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, sau khi bù đắp các khoản đã chi vượt quá chế độ cho người lao động, được chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có) được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
1. Căn cứ vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán; bảo quản và bàn giao các khoản nợ và tài sản đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 15 Nghị định này; tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần và lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần, doanh nghiệp thực hiện định giá lại các khoản đầu tư chứng khoán (nếu có) đã xác định trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; tổng giá trị các khoản đầu tư chứng khoán phát sinh tăng hoặc giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì doanh nghiệp được hạch toán vào kết quả kinh doanh theo quy định pháp luật.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, đề nghị cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế, thực hiện quyết toán, xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý.
3. Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau:
a) Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con khi cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ.
b) Nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp khi cổ phần hóa toàn bộ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
4. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa để phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân và xử lý như sau:
a) Nếu do nguyên nhân khách quan (do thiên tai; địch họa; do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế và các nguyên nhân bất khả kháng khác) doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét, quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần để bù đắp tổn thất sau khi trừ đi bồi thường của bảo hiểm (nếu có). Trường hợp tiền thu từ bán cổ phần không đủ bù đắp, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông để điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.
b) Nếu do nguyên nhân chủ quan:
- Nếu lỗ do việc không xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước thì phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân có liên quan: doanh nghiệp, tổ chức tư vấn, cơ quan kiểm toán và cơ quan quyết định cổ phần hóa để xử lý bồi thường vật chất;
- Nếu lỗ do điều hành sản xuất, kinh doanh; quản lý gây thất thoát vốn và tài sản thì các cán bộ quản lý doanh nghiệp đó có trách nhiệm bồi thường tổn thất do chủ quan gây ra theo quy định hiện hành;
- Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người có trách nhiệm bồi thường không có khả năng thực hiện việc bồi thường theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phần tổn thất còn lại được xử lý như trường hợp do nguyên nhân khách quan theo quy định tại điểm a khoản này.
FINANCIAL SETTLEMENT DURING EQUITIZATION
Article 13. Inventory and classification of assets and settlement of financial problems
1. After receiving a competent agency’s equitization decision, an enterprise shall inventory and classify assets, capital sources and funds it is currently managing and using at the time of enterprise valuation.
2. An equitized enterprise shall get its annual financial statements audited under state regulations. If the time of valuation does not coincide with the ending time of a fiscal year, the equitized enterprise shall make a financial statement up to the time of valuation.
3. Before conducting the enterprise valuation and the handover settlement at the time it is granted the first-time enterprise registration certificate for operating under the Law on Enterprises, an equitized enterprise shall request in writing the tax office directly managing it to examine and settle its amounts remittable into the state budget. Within 30 working days after receiving the written request of the enterprise, the tax office shall promptly conduct the examination and settlement. Past this time limit, if the tax office fails to conduct the examination and settlement, the equitized enterprise shall base itself on the declared data to conduct the handover settlement and enterprise valuation under regulations. After the enterprise is officially transformed into a joint-stock company, any losses arising due to the failure to conduct tax examination and settlement shall be handled under Clause 3, Article 52 of this Decree.
4. Based on results of inventory of assets, audit of annual financial statements and settlement of amounts remittable into the state budget, an equitized enterprise shall coordinate with related agencies in proactively settling according to their competence and law outstanding financial problems before its valuation.
If the settlement meets with difficulties or falls beyond its competence, the equitized enterprise shall promptly report such to competent agencies for consideration and settlement.
If the reported problems cannot be still settled, they must be clearly stated in the minutes of valuation of the equitized enterprise to serve as a ground for continued settlement during the period from the time of enterprise valuation to the time of official transformation into a joint-stock company.
Article 14. Handling of assets which are leased, borrowed, accepted as capital contributed to joint-venture or business association, assets which are no longer needed for use and assets formed with investments from reward and welfare funds
1. Assets which an equitized enterprise has leased, borrowed, accepted as capital contributed to joint-venture or business association and other assets not belonging to the enterprise shall not be included in the enterprise value for equitization. Before its transformation into a joint-stock company, the enterprise shall reach agreement with the owners of these assets so that the joint-stock company can take over or liquidate signed contracts.
2. Assets which are no long needed nor used by an equitized enterprise or await liquidation shall be disposed of (liquidated or sold) by the enterprise under current financial management regulations. Assets which have not yet been disposed of by the enterprise by the time of enterprise valuation, except those specified in Clause 3 of this Article, shall be considered and decided by the agency competent to decide on disclosure of the enterprise value to be excluded from the enterprise value and then handed over to the following agencies:
a/ The Vietnam Debt Trading Company for handling under law, for the enterprises specified in Article 2 of this Decree.
b/ Parent companies of state economic groups or state corporations, parent companies in parent company - affiliated company conglomerates for handling under regulations, for limited liability companies in which these enterprises hold 100% of charter capital.
3. Assets disallowed to be excluded from the enterprise value include:
a/ For houses, buildings and other architectures (including also underground works, internal roads, fencing walls, internal yards and grounds) which enterprises directly or indirectly use; machinery, equipment and vehicles newly invested and put into use within last five years or having a book residual value equal to 50% or more of their historical costs, enterprises shall further manage, monitor and definitely handle them under current financial management regulations up to the time of official transformation into joint-stock companies.
b/ For assets subject to destruction, including chemicals, hazardous substances, expired pesticides, etc., enterprises shall coordinate with functional agencies in destroying them under current financial management and environmental management regulations before conducting the first-time enterprise registration for operating under the Law on Enterprises. After identifying causes of and responsibilities for violations and paying compensations under current financial management regulations, losses may be offset by enterprises against their business results under regulations.
c/ For assets being uncompleted capital construction expenses of works delayed under decisions of competent authorities, equitized enterprises shall further take over, monitor and handle them under law. Particularly for project expenses rejected by competent authorities, not yet turned into tangible objects and irrecoverable, such as those for elaboration of pre- feasible plans, work survey and designing, enterprises shall identify causes and responsibilities for paying compensations under current financial management regulations, and offset losses against their business results under regulations.
4. Welfare facilities, including nurseries, kindergartens, infirmaries and other welfare assets invested with reward and welfare funds, shall be transferred to trade union organizations of joint-stock companies for management to serve employees of these joint-stock companies.
Houses of cadres, employees and workers built with enterprises’ welfare funds, including those built with state budget funds, shall be transferred to local housing and land administrations for management.
5. Assets formed with investments from reward and welfare funds of the equitized enterprise and used in its production and business activities shall be included in the enterprise value and further used by the joint-stock company in its production and business. A capital amount equivalent to the value of these assets shall be returned by the equitized enterprise to the reward and welfare funds for division to the enterprise’s employees working by the time of enterprise valuation according to the number of their working years in the enterprise.
6. For state-owned commercial banks, the inventory, valuation and classification of assets being capital in cash, assets used for financial leasing and debts (receivable and payable) must comply with specific guidance of the Ministry of Finance.
1. Equitized enterprises shall check and certify all their receivable debts (both due and undue), and concurrently recover debts which become due before the time of their valuation. By the time of enterprise valuation, any outstanding receivable debts shall be handled under the State’s current regulations on handling of outstanding debts. Receivable debts without sufficient legal dossiers evidencing that they are still owed by debtors or irrecoverable under regulations must not be excluded from the enterprise value, and enterprises shall identify their causes and handle them on the following principles:
a/ Identifying the compensation responsibility of collectives or individuals related to receivable debts owed by unidentified debtors, and handling remaining losses under the State’s current regulations on handling of outstanding debts.
b/ Completing dossiers and further monitoring for recovery debts which cannot be proven to be irrecoverable.
2. Equitized enterprises shall hand over debts which have not been accounted into their value (including also bad debts already handled with the reserve source within 5 years preceding the equitization) together with sufficient relevant dossiers and documents to the agencies specified in Clause 2, Article 14 of this Decree.
3. Amounts already prepaid to goods or service providers, such as house rents, land rents, goods purchase money amounts and remunerations, shall be verified against relevant contracts and volumes of provided goods or services before being included in the value of equitized enterprises.
1. Debts payable to organizations and individuals:
Equitized enterprises shall check and certify all their receivable debts (both due and undue) before the time of their valuation. They shall mobilize lawful capital sources for paying debts which become due before the time of their valuation or reach written agreement with creditors on handling or converting them into contributed shares.
Payable debts due at the time of enterprise valuation shall be converted into contributed shares based on creditors’ successful auction bids or must not be lower than the lowest successful auction bid of a public auction (in case of sale under agreement). In case shares are sold to strategic investors before the public auction, debts shall be converted into contributed shares as agreed at a price which must not be lower than the reserve price approved by the agency competent to approve equitization plans.
2. Outstanding tax amounts and state budget remittances: Equitized enterprises shall pay taxes and amounts owed to the state budget before transformation. If an equitized enterprise has not yet fulfilled its tax payment obligation, the joint-stock company shall take over the whole of this obligation.
3. In the course of equitization, if an equitized loss-making enterprise meets difficulties in paying overdue loans borrowed from credit institutions (including also the Vietnam Development Bank), these debts shall be handled under the State’s current regulations on handling of outstanding debts.
Article 17. Reserves, losses or profits
1. Reserves for inventory price decreases, losses from financial investments, bad receivable debts, warranties for products, goods and construction or installation works; and exchange rate differences shall be used to offset losses under current regulations; any remaining amounts shall be included into the value of state capital portions in equitized enterprises.
2. Banking risk reserve funds and professional insurance operation reserve funds, after being used to offset losses under regulations, shall be left to equitized enterprises and accounted into the value of state capital portions in equitized enterprises.
3. The financial reserve fund shall be used to pay losses (if any) and offset asset losses and irrecoverable debts remaining after being compensated (if any) by responsible individuals. Any remaining amount shall be included into the value of state capital portions in equitized enterprises.
4. Profits shall be used to offset previous years’ losses (if any) under the Law on Enterprise Income Tax, losses in assets no longer needed for use or awaiting liquidation, asset price decreases and irrecoverable debts. Any remaining amount shall be allocated under current regulations before the enterprise valuation.
5. After losses are handled under the above provisions, if there are still some unpaid debts owed to credit institutions (including also the Vietnam Development Bank) by the time of enterprise valuation, equitized enterprises shall coordinate with related agencies in writing off outstanding loan interests under the State’s current regulations on handling of outstanding debts.
Article 18. Long-term investments in other enterprises, such as capital contributed to joint ventures or business association, contributed as shares, contributed for the establishment of limited liability companies, and other forms of long-term investment
1. When an equitized enterprise takes over long-term investment capital already invested in another enterprise, this capital amount shall be wholly included in the enterprise value for equitization on the principles set out in Article 33 of this Decree.
2. When an equitized enterprise does not take over long-term investments in other enterprises, it shall report them to the agency competent to decide on the equitization plan for handling as follows:
a/ Reaching agreement with capital contributors on transfer of its capital contribution to another wholly state-owned enterprise to act as a new partner.
b/ Selling its capital contribution to its partner(s) or other investors under law.
c/ Taking over long-term investments as part of its value under Clause 1 of this Article if, by the time of disclosure of its value, it is still unable to sell or transfer these investments to other partners.
d/ In case the value of capital invested in other enterprises is large and might cause a difficulty to the equitization if it is included in the enterprise value, the agency competent to decide on the equitization plan shall identify the causes and propose remedies to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 19. Cash balances of reward and welfare funds
Cash balances of reward and welfare funds, after being used to pay amounts in excess of prescribed levels to employees, shall be divided to employees currently working in equitized enterprises at the time of enterprise valuation based on the number of years they have worked in these enterprises.
Article 20. Balance of the enterprise reorganization support fund in enterprises
The balance (if any) of the enterprise reorganization support fund in an equitized enterprise shall be accounted as state capital increase in the enterprise.
Article 21. Financial settlement at the time of official transformation of enterprises into joint-stock companies
1. Based on its value already decided by a competent agency, an equitized enterprise shall adjust its accounting book figures accordingly; preserve and hand over liabilities and assets excluded upon its valuation under Clause 2, Article 14, and Clause 2, Article 15 of this Decree; further settle financial problems in the period from the time of enterprise valuation to the time of official transformation into a joint-stock company, and make a financial statement at the time of official transformation.
At the time when the equitized enterprise is granted the first-time enterprise registration certificate, upon making a financial statement for handover from the enterprise with 100% state capital to the joint-stock company, the enterprise shall revaluate its securities investments (if any) already included in its value. The total value of securities investments, which might be higher or lower than that currently accounted in accounting books, may be accounted by the enterprise into its business results under law.
2. Within 30 working days after obtaining its first-time enterprise registration certificate, an equitized enterprise shall complete a financial statement at the time of enterprise registration, have this financial statement audited, request the tax office to examine its tax settlement, conduct the settlement to determine the value of the state capital portion at the time of official transformation into a joint-stock company and identify financial problems to be further settled.
3. The positive difference between the actual value of the state capital portion in an enterprise at the time of its officially transformation into a joint-stock company and the actual value of the state capital portion at the time of its valuation shall be handled as follows:
a/ It shall be remitted into the enterprise reorganization support fund at the parent company of the state economic group or corporation or the parent company in the parent company - affiliated company conglomerate, in case of equitization of single-member limited liability companies in which such parent company holds 100% of charter capital.
b/ It shall be remitted into the enterprise reorganization and development support fund, in case of equitization of the whole of single-member limited liability companies in which the State holds 100% of charter capital and which are enterprises of ministries, ministerial-level agencies, government- attached agencies or provincial-level People’s Committees; or of parent companies of state economic groups or corporations.
4. In case of a negative difference, the equitized enterprise shall report it to the agency competent to decide on the equitization plan for coordinating with related agencies in examining and identifying the cause and the responsibilities of related collectives and individuals, and handle it as follows:
a/ If it is due to an objective cause (natural disaster, enemy sabotage; state policy change, international market fluctuation or other force majeure circumstances), the equitized enterprise shall report it to the agency competent to decide on the equitization plan for consideration and decision on the use of the proceeds from the sale of shares to offset losses, after subtracting insurance indemnities (if any). If the proceeds from the sale of shares are not enough to offset losses, the agency competent to decide on the equitization plan shall consider and propose the Shareholders’ General Meeting to adjust the size and structure of the charter capital of the joint- stock company.
b/ If it is due to a subjective cause:
- If losses are caused by the incomplete settlement of financial problems under the State’s current regulations, the responsibilities of related agencies and individuals: the enterprise, consultancy organization, audit agency and agency competent to decide on the equitization plan, shall be clearly determined for material compensation payment;
- If capital and asset losses are caused by production and business administration and management, the enterprise’s managers shall pay compensations for all losses caused by their subjective faults under current regulations;
- If, for force majeure reasons, responsible persons are unable to pay compensations under competent agencies’ decisions, any remaining losses shall be handled as those attributable to an objective cause under Point a of this Clause.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực