Chương 1 Nghị định 59/2011/NĐ-CP chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước: Những quy định chung
Số hiệu: | 59/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/07/2011 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2011 |
Ngày công báo: | 31/07/2011 | Số công báo: | Từ số 429 đến số 430 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
1. Các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Nghị định này thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ 02 điều kiện:
a) Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
b) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
2. Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; trường hợp phương án tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
1. Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
2. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
3. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
1. Việc bán cổ phần lần đầu được thực hiện theo các phương thức đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp theo quy định tại Chương IV Nghị định này.
2. Tùy theo đối tượng và điều kiện mua cổ phần lần đầu, cơ quan quyết định cổ phần hóa xác định phương thức bán cổ phần phù hợp.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết phương thức bán cổ phần lần đầu theo các quy định tại Nghị định này.
1. Nhà đầu tư trong nước:
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân người Việt Nam và các tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật pháp Việt Nam (trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này).
b) Nhà đầu tư trong nước được quyền mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa với số lượng không hạn chế, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài:
a) Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tổ chức và cá nhân nước ngoài được quy định tại Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
b) Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
c) Nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu mua cổ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại hối.
a) Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.
b) Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược.
Riêng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược trước thì cơ quan thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán và số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược.
c) Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định tối đa là 03 nhà đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
d) Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định thì phải bồi thường mọi tổn thất xảy ra theo đúng hợp đồng cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
đ) Giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược được xác định theo nguyên tắc:
- Đối với trường hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sau khi đấu giá công khai thì giá bán do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược nhưng không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.
- Đối với trường hợp thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai là giá thỏa thuận giữa các bên (trường hợp thỏa thuận) hoặc là giá đấu thành công (đối với trường hợp đấu giá) nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.
e) Nhà đầu tư chiến lược phải đặt cọc ngay 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt. Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư không được nhận lại tiền đặt cọc.
4 Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đồng thời niêm yết ngay trên Sở Giao dịch chứng khoán thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quy định khối lượng cổ phần đặt mua tối đa, tối thiểu đối với số cổ phần bán ra công chúng trong phương án phát hành cổ phần lần đầu để doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa có đủ điều kiện niêm yết. Quy định mức đặt mua tối đa, tối thiểu trong phương án phát hành cổ phần lần đầu không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
5. Thành viên Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp (trừ các thành viên là đại diện của doanh nghiệp); các tổ chức tài chính trung gian; các công ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con; các cá nhân thực hiện tư vấn, định giá, kiểm toán, đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa không được tham gia mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp đó.
Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp bằng đồng Việt Nam.
Chi phí cổ phần hóa được trừ vào vốn nhà nước hoặc nguồn thu từ cổ phần hóa tại doanh nghiệp. Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí cổ phần hóa.
1. Vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Mệnh giá một (01) cổ phần là mười ngàn đồng Việt Nam (10.000 đồng).
2. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của cổ đông tại công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên, nhưng phải có đủ nội dung chủ yếu quy định tại Điều 85 của Luật Doanh nghiệp.
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm sắp xếp, sử dụng tối đa số lao động tại thời điểm quyết định cổ phần hóa và giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ việc, thôi việc theo quy định hiện hành.
Công ty cổ phần có nghĩa vụ kế thừa mọi trách nhiệm đối với người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang; có quyền tuyển chọn, bố trí sử dụng lao động và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính để xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
3. Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa đã bàn giao và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần. Trường hợp sau khi bàn giao sang công ty cổ phần mới phát sinh khoản truy thu hoặc xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp trong thời gian là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể để thực hiện việc bồi hoàn, nộp phạt, xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện công khai, minh bạch các thông tin về doanh nghiệp, về phương án cổ phần hóa, tình hình quản lý và sử dụng đất đai, lao động theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy định của pháp luật về chứng khoán phải xây dựng phương án, lộ trình niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quy định việc cổ phần hóa đồng thời với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán trong phương án cổ phần hóa để công bố cho các nhà đầu tư biết trước khi bán cổ phần lần đầu.
1. Doanh nghiệp cổ phần hóa được thuê tổ chức tư vấn để xác định giá trị doanh nghiệp; xây dựng phương án cổ phần hóa và bán cổ phần lần đầu.
2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Chi phí thuê tư vấn cổ phần hóa được tính vào chi phí cổ phần hóa.
Article 1. Objectives and requirements of the transformation of enterprises with 100% state capital into joint-stock companies (below referred to as equitization)
1. To transform enterprises in which the State does not need to hold 100% of their capital into ones with multiple owners; to mobilize capital of domestic and foreign investors to increase financial capacity, renew technology and renovate management modes with a view to increasing the effectiveness and competitiveness of the economy.
2. To harmonize the interests of the State, enterprises, investors and enterprise employees.
3. To ensure publicity and transparency on the market principle; to end the problem of closed equitization within enterprises; to link equitization with development of the capital and securities markets.
Article 2. Enterprises to be equitized
1. Single-member limited liability companies in which the State holds 100% of charter capital and which are parent companies of state economic groups or corporations (including state-owned commercial banks).
2. Single-member limited liability companies in which the State holds 100% of charter capital and which are enterprises of ministries, ministerial- level agencies, government-attached agencies or provincial-level People’s Committees.
3. Enterprises with 100% state capital which have not yet been transformed into single-member limited liability companies.
Article 3. Equitization conditions
1. Enterprises specified in Article 2 of this Decree may be equitized when fully meeting the following two conditions:
a/ They are other than those in which the State needs to hold 100% of charter capital. The list of enterprises in which the State holds 100% of charter capital is decided by the Prime Minister for each period;
b/ There remains some state capital after their financial issues are settled and they are revaluated.
2. If the actual value of an enterprise, after its financial issues are settled and it is revaluated under Chapters II and III of this Decree, is lower than its liabilities, the agency competent to decide on its equitization plan shall direct it in coordinating with the Vietnam Debt Trading Company and its creditors in working out an enterprise restructuring plan. In case such enterprise restructuring plan is infeasible and ineffective, other modes of transformation provided by law can be applied.
Article 4. Forms of equitization
1. Keeping unchanged existing state capital portions in enterprises, issuing additional stocks to increase their charter capital.
2. Selling part of existing state capital portions in enterprises or in combination with issuing additional stocks to increase their charter capital.
3. Selling all existing state capital portions in enterprises or in combination with issuing additional stocks to increase their charter capital.
Article 5. Methods of initial sale of shares
1. Initial sale of shares shall be conducted by public auction, issuance underwriting or direct agreement under Chapter IV of this Decree.
2. Depending on potential purchasers and conditions on initial purchase of shares, equitization-deciding agencies shall determine appropriate methods of share sale.
3. The Ministry of Finance shall guide in detail the initial sale of shares under this Decree.
Article 6. Share purchasers and conditions for purchasing shares
1. Domestic investors:
a/ Domestic investors include Vietnamese individuals and organizations established and operating under Vietnamese law (except those specified at Point a, Clause 2 of this Article).
b/ Domestic investors may purchase shares of equitized enterprises in unlimited quantity, except the cases specified in Clauses 4 and 5 of this Article.
2. Foreign investors:
a/ Foreign investors include foreign organizations and individuals defined in each period by the Prime Minister in the Regulation on contribution of capital to or purchase of shares of Vietnamese enterprises by foreign investors.
b/ Foreign investors may purchase shares of equitized enterprises under this Decree and relevant legal documents.
c/ Foreign investors wishing to purchase shares shall open deposit accounts at payment service-providing institutions in accordance with the Vietnamese law on foreign exchange.
3. Strategic investors:
a/ Strategic investors are domestic investors and foreign investors that have an adequate financial capability and written commitments made by their competent persons to being attached to enterprises in long-term interests and providing enterprises with post-equitization supports in transferring new technologies, training human resources, raising financial capability, managing enterprises, supplying raw materials and materials and developing product outlets.
b/ On the basis of the charter capital size, characteristics of business lines and development and expansion requirements of enterprises, enterprise equitization steering committees shall submit to competent agencies for decision equitization plans, the initial sale of shares to strategic investors and criteria for selection of strategic investors.
Particularly for large-sized enterprises with a state capital amount of over VND 500 billion each and conducting business operations in specific areas or sectors (such as insurance, banking, post and telecommunications, aviation, coal mining, petroleum exploitation and mining of other precious and rare minerals) and parent companies of state economic groups or corporations, which are required to select in advance their strategic investors, agencies competent to decide on their equitization plans shall report to the Prime Minister for decision criteria for selection of strategic investors, modes of sale and quantity of shares to be sold to these strategic investors.
c/ The number of strategic investors allowed to purchase shares of each equitized enterprise must not exceed 3. Strategic investors may not transfer their purchased shares within 5 years from the date the joint-stock company is granted the first-time business registration certificate under the Law on Enterprises. In special cases, if they wish to transfer their shares within this period, approval of the shareholders’ general meeting is required.
d/ In case strategic investors fail to fulfill their commitments or violate the prescribed transfer restriction, they shall pay compensations for all losses strictly under signed contracts and current laws.
e/ Prices of shares to be sold to strategic investors shall be determined on the following principles:
- In case shares are sold to strategic investors after a public auction is held, the sale price shall be directly agreed upon between the equitization steering committee and these strategic investors but must not be lower than the lowest successful bid at the public auction.
- In case of direct agreement or auction among qualified strategic investors that have registered for share purchase before a public auction is held, the sale price is that agreed upon by the parties (in case of agreement) or the successful bid (in case of auction) but must not be lower than the reserve price approved by the agency competent to decide on the equitization plan.
f/ Strategic investors shall immediately deposit 10% of the value of shares which they register to purchase at the reserve price approved by the agency competent to decide on the equitization plan. In case of waiving the right to purchase shares, they cannot receive back their deposits.
4. When an enterprise is concurrently equitized and listed on a stock exchange, the agency competent to approve the equitization plan shall determine in the plan on initial offering of shares the maximum and minimum quantities of shares which may be ordered for purchase with respect to the volume of shares on sale to the public so that the equitized enterprise is eligible for listing. The maximum and minimum quantities of shares which may be ordered for purchase set out in the plan on initial offering of shares must not discriminate against investors of all economic sectors.
5. Members of enterprise equitization steering committees (excluding those who are representatives of enterprises); intermediary financial institutions; affiliated companies and associated companies in the same group or corporation and parent company - affiliated company conglomerates; and individuals engaged in providing consultancy, valuation or audit or auctioning shares of equitized enterprises may not purchase these enterprises’ initially issued shares.
Article 7. Currency used in share purchase payment
Domestic and foreign investors shall purchase shares of equitized enterprises in Vietnam dong.
Article 8. Equitization expenses
Equitization expenses shall be subtracted from state capital portions in equitized enterprises or proceeds from enterprise equitization. The Ministry of Finance shall guide contents and levels of equitization expenses.
1. Charter capital is divided into equities called shares. The par value of a share is ten thousand Vietnam dong (VND 10,000).
2. Stocks are certificates issued by joint-stock companies or book entries certifying the ownership of one or several shares of shareholders in these companies. Stocks may be registered or bearer ones which must fully contain the principal contents specified in Article 85 of the Law on Enterprises.
Article 10. Principles of takeover of rights and obligations by joint-stock companies formed from enterprises with 100% state capital
1. Equitized enterprises shall arrange and employ to the maximum the number of laborers working at the time of equitization decision and provide benefits under current regulations to redundant laborers.
Joint-stock companies are obliged to take over all responsibilities for laborers transferred from equitized enterprises; may select, arrange and employ laborers and coordinate with related agencies in providing benefits to laborers in accordance with law.
2. Equitized enterprises shall coordinate with related agencies in examining and handling financial matters in order to determine the value of state capital portions at the time of official transformation into joint- stock companies.
3. Joint-stock companies may use all assets and capital amounts already handed over to them for organizing production and business; take over all interests, obligations and liabilities from equitized enterprises and have other rights and obligations provided by law.
Obligations and responsibilities of equitized enterprises which are additionally identified after their final settlement and handover by competent agencies to joint-stock companies do not belong to these joint- stock companies. For retrospective liabilities of or fines for violations of law committed by enterprises with 100% state capital arising after the handover to joint-stock companies, individuals or collectives responsible for paying compensations or fines and subject to disciplining in accordance with law must be clearly identified.
Article 11. Publicity and transparency of information and listing on the securities market
1. Equitized enterprises shall make public and transparent information on themselves, their equitization plans and land and labor management and use in accordance with the Law on Enterprises and other laws.
2. Equitized enterprises whose financial status fully meets the listing conditions specified by the securities law shall work out plans and roadmaps for listing on a stock exchange in accordance with law.
Agencies competent to decide on equitization plans shall determine the equitization simultaneously with the listing on the securities market in these equitization plans and disclose them to investors before the initial offering of shares.
Article 12. Equitization consultancy
1. Equitized enterprises may hire a consultancy organization to conduct enterprise valuation, and elaborate plans on equitization and initial offering of shares.
2. Agencies competent to decide on equitization plans shall select equitization consultancy organizations in accordance with law and the guidance of the Ministry of Finance.
3. Expenses for hiring equitization consultants are accounted as equitization expenses.