Nghị định 116/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
Số hiệu: | 116/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 11/11/2015 |
Ngày công báo: | 25/11/2015 | Số công báo: | Từ số 1145 đến số 1146 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 116/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần với các sửa đổi về xử lý tài chính khi công ty cổ phần DNNN; tư vấn giá trị doanh nghiệp; vốn đầu tư dài hạn của DN cổ phần hóa tại DN khác.
1. Khoản 2 Điều 21 về xử lý tài chính ở thời điểm doanh nghiệp nhà nước chính thức cổ phần hóa được Nghị định 116 sửa đổi như sau:
Trong thời gian 60 ngày làm việc kể từ thời điểm được cấp GCN đăng ký doanh nghiệp lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành báo cáo tài chính, kiểm toán BCTC, đề nghị kiểm tra quyết toán thuế doanh nghiệp CPH, quyết toán, xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý.
2. Nghị định 116/2015 sửa đổi Khoản 3 Điều 22 về tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp CPH theo nguyên tắc:
- Nghị định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quy định đối với các gói thầu, tư vấn định giá có giá trị không quá 03 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa có thể chỉ định thầu để lựa chọn hình thức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố; nếu cần phải tổ chức đấu thầu.
- Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định nói trên thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn định giá.
3. Điểm d Khoản 1 Điều 33 về xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại các doanh nghiệp khác được Nghị định 116/CP về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước 2015 sửa đổi như sau:
Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác khi đánh giá, xác định lại có giá trị thực tế thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì theo giá trị thực tế xác định lại.
4. Nghị định 116/2015/NĐ-CP bổ sung thêm Khoản 8 Điều 48 về ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa như sau:
Những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa chưa thực hiện được IPO trong thời gian 90 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa thì doanh nghiệp được bán trước cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp CPH với giá bán cổ phiếu bằng 60% giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa.
Chênh lệch giữa giá bán cho người lao động, công đoàn so với mệnh giá cổ phần được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
Nghị định 116 còn sửa đổi việc tư vấn cổ phần hóa DNNN, xác định vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần lần đầu DN 100% vốn nhà nước, phương thức đấu giá công khai. Nghị định 116 năm 2015 có hiệu lực từ ngày 11/11/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 116/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2011/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần như sau:
1. Khoản 2 Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa theo quy định của pháp luật. Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt (như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác), khi thực hiện cổ phần hóa mà phương án cổ phần hóa thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn tổ chức tư vấn cổ phần hóa (lựa chọn tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa)”.
2. Khoản 1 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; khoản chênh lệch tỷ giá được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Riêng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp, từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần (đối với các hợp đồng đã ký, thời gian bảo hành còn hiệu lực) doanh nghiệp cổ phần hóa được trích theo hợp đồng đã ký và được giữ lại tại công ty cổ phần để thực hiện bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo hợp đồng. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải lập bảng kê chi tiết đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình kèm theo hồ sơ cổ phần hóa. Hết thời gian bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp nếu khoản trích lập dự phòng này không chi hết, còn số dư thì công ty cổ phần có trách nhiệm phải nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn bảo hành theo hợp đồng.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không thực hiện nộp đúng và kịp thời thì doanh nghiệp phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm doanh nghiệp nộp tiền vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp đối với số tiền chậm nộp và thời gian chậm nộp; phải chịu các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp”.
3. Khoản 2 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trong thời gian 60 ngày làm việc kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, đề nghị cơ quan thuế kiểm tra quyết toán thuế, thực hiện quyết toán, xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý”.
4. Khoản 3 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc:
a) Đối với các gói thầu, tư vấn định giá có giá trị không quá 03 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa có thể lựa chọn hình thức chỉ định thầu để lựa chọn hình thức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố; trường hợp xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định tại Điểm a nói trên thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định”.
5. Điểm d Khoản 1 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa tại doanh nghiệp khác khi đánh giá, xác định lại có giá trị thực tế thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì được xác định theo giá trị thực tế xác định lại.”
6. Khoản 2 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán được xác định theo giá đóng cửa của cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm gần nhất với thời điểm thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp cổ phiếu của công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường Upcom mà không có giao dịch trong vòng 30 ngày trước thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp thì được xác định theo quy định tại Khoản 5 Điều 1; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ. Đối với giá trị vốn góp vào công ty cổ phần chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì căn cứ kết quả xác định của cơ quan tư vấn, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp xem xét trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp quyết định”.
7. Điểm b Khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác.
Riêng đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: Bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì tỷ lệ cổ phần đấu giá bán cho các nhà đầu tư do Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền xem xét, quyết định cụ thể.”
8. Bỏ quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 36.
9. Điểm c Khoản 2 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định việc lựa chọn Sở giao dịch chứng khoán hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian để thực hiện đấu giá. Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt (như bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) khi thực hiện cổ phần hóa mà phương án cổ phần hóa thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lựa chọn Sở giao dịch chứng khoán hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian để thực hiện đấu giá”.
10. Bổ sung thêm Khoản 8 Điều 48 như sau:
“8. Những doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đã tiến hành các thủ tục cần thiết theo phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa thực hiện được IPO trong thời gian 90 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa thì doanh nghiệp được bán trước cổ phần cho người lao động, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp với giá bán cổ phiếu bằng 60% giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chênh lệch giữa giá bán cho người lao động, cho tổ chức công đoàn (nếu có) so với mệnh giá cổ phần được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần”.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11 tháng 11 năm 2015.
2. Bãi bỏ quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 116/2015/ND-CP |
Hanoi, November 11th, 2015 |
DECREE
AMENDING A NUMBER OF ARTICLES OF DECREE No. 59/2011/ND-CP DATED JULY 18, 2011 BY THE GOVERNMENT ON TRANSFORMATION OF WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Enterprise dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Management and utilization of state capital invested in the enterprise's manufacturing and business activities dated November 26, 2014;
At the request of the Minister of Finance,
The Government promulgates the Decree amending a number of articles of Decree No. 59/2011/ND-CP dated July 18, 2011 by the Government on transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies.
Article 1. Amendments to a number of articles of Decree No. 59/2011/ND-CP dated July 18, 2011 by the Government on transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies:
1. Clause 2 Article 12 is amended as follows:
“2. Agencies competent to decide on equitization plans shall select equitization advisory organizations according to law provisions. With respect to Economic corporation, State-owned general companies and a number of enterprises trade in special sectors (for example, insurance, banking, telecommunications, aviation, coal mining, petroleum extraction and mining of other precious and rare minerals), when carrying out the equitization with equitization plan within the approving competence of the Prime Minister, Ministers of Ministries, Heads of ministerial-level agencies, and governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall select an equitization advisory organization (on determining enterprise value or on formulating equitization plan)”.
2. Clause 1 Article 17 is amended as follows:
“1. Provisions for devaluation of goods in stock, losses from financial investments, bad receivable debts and warranties for products, goods and construction or installation works and exchange differences shall be used to offset losses according to current regulations; any remaining amounts shall be included into the value of state capital portions in equitized enterprises.
Particularly for provisions for warranties for products, goods and construction or installation works, from the time the enterprise value is determined to the time the enterprise is officially transformed into a joint-stock company (regarding signed contracts and effective warranty period), the equitized enterprise may retain an amount at the joint-stock company to carry out the warranties for products, goods and construction and installation works according to the contract. The equitized enterprise shall formulate a detailed list of products, goods and works and enclose it with the equitization document. When the warranty period for products/goods/construction and installation works expires, if the retained amount has not been used up, then the joint-stock company shall submit the remaining amount to Enterprise Arrangement and Development Fund within 30 days from the day on which the warranty period expires.
If the equitized enterprise fails to submit the remaining amount conformably and punctually, the enterprise shall additionally bear the interest calculated at the latest prime interest rate announced by the State Bank of Vietnam on the late remitted amount for the period of late remittance and must bear the coercive measures specified in Decision No. 21/2012/QD-TTg dated May 10, 2012 by the Prime Minister on the promulgation of Regulation on management and use of Enterprise Arrangement and Development Fund”.
3. Clause 2 Article 21 is amended as follows:
“ 2. Within 60 working days from the day on which the initial Certificate of Enterprise registration is received, the equitized enterprise shall complete the financial statement at the time of enterprise registration, have this financial statement audited, request the tax office to examine its tax settlement, conduct the settlement to determine the value of the state capital portion at the time of official transformation into a joint-stock company and identify financial problems to be further settled.”
4. Clause 3 Article 22 is amended as follows:
“3. The agency competent to decide on the equitization plan shall select a valuation advisory organization to provide advice on the enterprise valuation as follows:
a) Regarding any valuation service procurement that does not exceed VND 3 billion, the agency competent to decide on equitization plan may choose the form of direct contracting to choose the form of valuation advice from the list announced by the Ministry of Finance; if necessary, the bidding shall be conducted according to law provisions on bidding.
b) With respect to advisory service procurements other than those specified in Point a, the agency competent to decide on the equitization plan shall decide on the organization of bidding for choosing the organization in charge of providing advice on valuation according to regulations".
5. Point d Clause 1 Article 33 is amended as follows:
“d) If the actual long-term investment capital value of an equitized enterprise in another enterprise (through revaluation or redetermination) is lower than the one written on the accounting book, then it shall be determined according to the actual value”.
6. Clause 2 Article 33 is amended as follows:
“2. The value of capital contributed by an equitized enterprise to a listed joint-stock company shall be determined on the basis of the closing price of its stocks traded on the securities market at the time closest to the time of enterprise valuation. If the stocks of the joint-stock company listed on the Upcom market without transaction for 30 days before the time of enterprise valuation, the value of contributed capital shall be determined according to regulations in Clause 5 Article 1; Points a, b and c Clause 1 Article 33 of Decree No. 59/2011/ND-CP dated July 18, 2011 by the Government. Regarding the value of capital contributed to a joint-stock company unlisted on the securities market, the enterprise equitization steering committee shall take into account the value determined by the advisory agency and request the agency competent to decide on enterprise value to make decision”.
7. Point b Clause 2 Article 36 is amended as follows:
“b) Regarding shares to be sold to strategic investors and other investors.
Particularly for large enterprises with a state capital portion of over VND 500 billion operating in specific fields or sectors (insurance, banking, post and telecommunications, aviation, coal mining, petroleum exploitation or mining of other rare and precious minerals) and parent companies of state economic groups or state-owned corporations, the percentage of shares auctioned for sale to investors shall be considered and decided by the Prime Minister or agencies authorized by the Prime Minister on a case-by-case basis.”
8. Point b Clause 3 Article 36 is annulled.
9. Point c Clause 2 Article 37 is amended as follows:
“c) The agency competent to decide on and approve the equitization plan is responsible for deciding to select the Stock Exchange or hire an intermediary financial institution to conduct an auction. With respect to Economic corporation, State-owned general companies and a number of enterprises trade in special sectors (for example, insurance, banking, telecommunications, aviation, coal mining, petroleum extraction and mining of other precious and rare minerals), when carrying out the equitization with equitization plan within the approving competence of the Prime Minister, Ministers of Ministries, Heads of ministerial-level agencies, and governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall select the Stock Exchange or hire an intermediary financial institution to conduct an auction.
10. Clause 8 Article 48 is added as follows:
“8. If an equitized enterprise has carried out necessary procedures according to the equitization plan approved by a competent authority but fails to carry out the IPO within 90 days from the day on which the decision on approval for equitization plan is issued, then the enterprise may sell shares to its employees and trade unions at a price equivalent to 60% of the reserve price in the equitization plan approved by a competent authority.
The difference between the selling price for employees/trade union (if any) and the share face value shall be subtracted from state capital when finalizing at the time the enterprise is officially transformed into a joint-stock company”.
Article 2. Organization of implementation
1. This Decree comes into effect from November 11, 2015.
2. Clause 2 Article 1 of Decree No. 189/2013/ND-CP dated November 20, 2013 by the Government is annulled.
Article 3. Responsibilities
1. The Minister of Finance is responsible for controlling the implementation of this Decree.
2. Ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, Member assemblies of economic corporations, parent companies established according to the decision of the Prime Minister are responsible for implementing this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực