Chương 4 Nghị định 59/2011/NĐ-CP: Bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa
Số hiệu: | 59/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 18/07/2011 | Ngày hiệu lực: | 05/09/2011 |
Ngày công báo: | 31/07/2011 | Số công báo: | Từ số 429 đến số 430 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ kết quả công bố giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa và kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quyết định quy mô và cơ cấu vốn điều lệ:
a) Trường hợp giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp lớn hơn mức vốn điều lệ cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa xác định điều chỉnh vốn điều lệ theo nhu cầu thực tế. Phần chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp với mức vốn điều lệ xác định được nộp về Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này.
b) Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, vốn điều lệ được xác định bằng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp và giá trị cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá cổ phiếu.
2. Trên cơ sở vốn điều lệ đã được xác định, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định cơ cấu vốn cổ phần lần đầu, bao gồm:
a) Cổ phần Nhà nước nắm giữ theo tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước được Thủ tướng Chính phủ công bố trong từng thời kỳ.
b) Cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư khác không thấp hơn 25% vốn điều lệ, ngoại trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. Số cổ phần bán cho các nhà đầu tư khác không thấp hơn 50% số cổ phần nêu trên.
Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước thì tỷ lệ cổ phần đấu giá bán cho các nhà đầu tư do Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền xem xét, quyết định cụ thể.
c) Cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa:
Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp được sử dụng nguồn quỹ công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Công đoàn; không huy động, vay vốn) để mua cổ phần ưu đãi nhưng không quá 3% vốn điều lệ. Số cổ phần ưu đãi này do tổ chức công đoàn nắm giữ nhưng không được chuyển nhượng. Trường hợp tổ chức công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp cổ phần hóa được Đại hội cán bộ,công nhân viên chức tại doanh nghiệp cổ phần hóa ủy quyền sử dụng nguồn quỹ khen thưởng, phúc lợi để mua và thay mặt cán bộ công nhân viên chức quản lý cổ phần này thì số cổ phần này được giảm trừ vào số lượng cổ phần ưu đãi người lao động được mua theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này và tổ chức công đoàn được quyền chuyển nhượng hoặc mua lại số cổ phần được mua từ quỹ khen thưởng, phúc lợi khi có yêu cầu của người lao động.
Giá bán cổ phần ưu đãi cho tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa là giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này.
d) Cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 48 Nghị định này.
3. Trường hợp số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp (tính theo mức ưu đãi tối đa) lớn hơn số lượng cổ phần dự kiến phát hành còn lại (sau khi đã trừ đi số cổ phần Nhà nước nắm giữ và số cổ phần bán cho các nhà đầu tư, tổ chức Công đoàn theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này) thì xử lý như sau:
a) Nếu doanh nghiệp không thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa xem xét, quyết định điều chỉnh giảm số lượng cổ phần Nhà nước nắm giữ để tăng số lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động.
b) Nếu doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa xem xét, quyết định điều chỉnh quy mô vốn điều lệ tăng số lượng hợp lý cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp hoặc giảm cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác, nhưng phải bảo đảm cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư thông thường không thấp hơn 20% vốn điều lệ.
1. Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài.
2. Tổ chức đấu giá công khai:
a) Đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian, nếu khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng.
Trường hợp không có tổ chức tài chính trung gian nhận bán đấu giá cổ phần thì Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trực tiếp tổ chức bán đấu giá cổ phần tại doanh nghiệp.
b) Đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán nếu khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng có nhu cầu thực hiện bán đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán thì do cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quyết định.
c) Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa quyết định việc lựa chọn Sở Giao dịch chứng khoán hoặc thuê tổ chức tài chính trung gian để thực hiện đấu giá.
3. Trước khi bán cổ phần lần đầu tối thiểu 20 ngày làm việc, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp phải phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán hoặc tổ chức tài chính trung gian thực hiện công bố thông tin tại doanh nghiệp, tại nơi bán đấu giá và trên các phương tiện thông tin đại chúng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
4. Giá bán theo phương thức đấu giá công khai là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Theo phương thức này, các nhà đầu tư trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó nhưng không được thấp hơn giá khởi điểm.
1. Phương thức bảo lãnh phát hành là phương thức phát hành cổ phần với sự cam kết đảm bảo của tổ chức có chức năng bảo lãnh về việc thực hiện phân phối hết số lượng cổ phần bán ra bên ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp bảo lãnh phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về quyền mua, góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp Việt Nam.
Trường hợp không bán hết, các tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm mua hết số cổ phần còn lại theo giá bảo lãnh đã cam kết trong Hợp đồng bảo lãnh theo nguyên tắc không thấp hơn giá khởi điểm.
2. Nghĩa vụ và quyền hạn của tổ chức bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Hợp đồng bảo lãnh phát hành cổ phiếu được ký kết giữa tổ chức bảo lãnh với đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp cổ phần hóa.
1. Phương thức thỏa thuận trực tiếp là phương thức bán cổ phần cho các nhà đầu tư theo kết quả thương thảo giữa Ban Chỉ đạo cổ phần hóa hoặc tổ chức được Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ủy quyền với từng nhà đầu tư.
2. Giá bán theo phương thức thỏa thuận là giá bán thương thảo trực tiếp với từng nhà đầu tư đảm bảo nguyên tắc không thấp hơn giá khởi điểm (đối với trường hợp bán thỏa thuận trước cho nhà đầu tư chiến lược) hoặc không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất (đối với trường hợp xử lý cổ phần không bán hết của cuộc đấu giá công khai).
1. Số lượng cổ phần không bán hết bao gồm:
a) Số lượng cổ phần nhà đầu tư trúng thầu trong cuộc đấu giá công khai nhưng từ chối mua.
b) Số lượng cổ phần không được nhà đầu tư đăng ký mua theo phương án bán đấu giá công khai đã được duyệt.
c) Số lượng cổ phần người lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp từ chối mua theo phương án đã được duyệt.
2. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa được quyền chào bán công khai tiếp số lượng cổ phần không bán hết cho các nhà đầu tư đã tham dự đấu giá theo phương thức thỏa thuận trực tiếp. Các nhà đầu tư từ chối mua cổ phần sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc khi tham dự đấu giá.
3. Trường hợp chào bán công khai theo phương thức thỏa thuận mà vẫn không bán hết thì Ban Chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa thực hiện điều chỉnh cơ cấu vốn điều lệ để chuyển 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần trước khi tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu.
Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bổ sung vào dự thảo Điều lệ để thông qua Đại hội đồng cổ đông lần đầu về quyền bán tiếp phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần sau khi công ty cổ phần đã chính thức hoạt động theo Luật Doanh nghiệp theo phương án cổ phần hóa đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, doanh nghiệp phải hoàn thành việc bán cổ phần (kể cả bán cổ phần theo phương thức bảo lãnh phát hành và bán thỏa thuận trực tiếp).
1. Đối với trường hợp bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp:
a) Số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Phần còn lại được xử lý theo quy định tại điểm c khoản này.
b) Trường hợp tiền thu từ cổ phần hóa tại doanh nghiệp không đủ giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư thì được bổ sung từ:
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con khi cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do các doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp khi cổ phần hóa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước.
c) Số tiền thu từ bán phần vốn nhà nước còn lại (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) sau khi trừ các khoản chi theo quy định tại điểm a khoản này được nộp về Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này.
2. Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ:
a) Tiền thu từ cổ phần hóa để lại doanh nghiệp phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn (chênh lệch giữa tiền thu từ cổ phần hóa và tổng mệnh giá cổ phần phát hành thêm) được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, nếu thiếu được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Số tiền còn lại (nếu có) để lại cho công ty cổ phần theo tỷ lệ tương ứng với cổ phần phát hành thêm trong cơ cấu vốn điều lệ. Phần còn lại xử lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp bán phần vốn nhà nước kết hợp phát hành thêm
a) Tiền thu từ cổ phần hóa để lại doanh nghiệp phần giá trị tương ứng với số cổ phần phát hành thêm tính theo mệnh giá; phần thặng dư vốn được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư, nếu thiếu được xử lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
b) Phần còn lại (nếu có) được xử lý như sau:
- Nộp về các đơn vị thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phần giá trị cổ phần Nhà nước bán bớt theo mệnh giá;
- Phần còn lại (nếu có) được phân chia theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Chuyển Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương thành Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để:
a) Hỗ trợ các nông lâm trường quốc doanh, doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu để giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật.
b) Hỗ trợ kinh phí cho các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con không đủ nguồn để giải quyết chính sách cho người lao động dôi dư khi thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu cho các đơn vị thành viên theo quy định của pháp luật.
c) Bổ sung vốn điều lệ cho các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật.
d) Đầu tư bổ sung vốn để duy trì hoặc tăng tỷ lệ phần vốn nhà nước đang tham gia tại các doanh nghiệp khác; đầu tư vào các dự án quan trọng và các khoản chi khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Thành lập Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con sử dụng để:
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên, bộ phận doanh nghiệp trực thuộc thực hiện sắp xếp, chuyển đổi sở hữu (bao gồm doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, giao, bán, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp có thu…); giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư và xử lý các vấn đề về tài chính theo quy định của pháp luật.
b) Bổ sung vốn điều lệ của các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
c) Phần còn lại, các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con được đầu tư phát triển doanh nghiệp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; quyết định điều động nguồn Quỹ giữa các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo cơ chế được Thủ tướng Chính phủ quy định.
4. Bộ Tài chính quy định cơ chế quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng nguồn thu từ cổ phần hóa để hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp và đầu tư phát triển doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Kết thúc năm tài chính, trong phạm vi 45 ngày, các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con phải gửi báo cáo quyết toán Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp về Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp phải phản ánh đầy đủ, trung thực số liệu về tình hình thu chi; tình hình công nợ phải thu, phải trả và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp kèm theo xác nhận số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại nơi Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp mở tài khoản.
Trường hợp không báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định thì Ban lãnh đạo Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con (Hội đồng thành viên, Ban giám đốc) được xác định là chưa hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm theo quy định tại quy chế giám sát và phân loại doanh nghiệp của pháp luật hiện hành.
5. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng thương mại để phong tỏa số tiền thu được từ bán cổ phần.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất việc bán cổ phần, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm xác định số tiền được để lại doanh nghiệp (bao gồm cả các khoản dự chi cho người lao động và chi phí cổ phần hóa theo phương án cổ phần hóa đã được duyệt) và khoản phải nộp về Quỹ (sau khi trừ đi các khoản được phép chi theo dự toán kinh phí đã được duyệt) để chuyển tiền từ tài khoản phong tỏa về doanh nghiệp và Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này.
6. Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, sau khi nhận được báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan tài chính thực hiện kiểm tra, xử lý tài chính ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định tại Điều 21 Nghị định này.
Trong thời gian 60 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ 100% vốn nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc nộp tiếp tiền thu từ bán cổ phần về Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này.
Sau thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, nếu doanh nghiệp chưa nộp tiền về Quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định này thì doanh nghiệp cổ phần hóa phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất cho số tiền và thời hạn chậm nộp. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, doanh nghiệp phải chịu thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền vay quá hạn cho số tiền chậm nộp của thời gian quá hạn 03 tháng. Các khoản phạt chậm nộp này doanh nghiệp cổ phần hóa không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và dùng nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp để bù đắp sau khi trừ đi các khoản bồi thường, xử lý trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và các tập thể, cá nhân có liên quan đến việc chậm nộp (nếu có).
7. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa có trách nhiệm chỉ đạo Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần hóa báo cáo đầy đủ, kịp thời việc quản lý và sử dụng các khoản thu từ cổ phần hóa gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Điều lệ công ty cổ phần do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với tổ chức tư vấn cổ phần hóa dự thảo và được công bố cho các nhà đầu tư trước khi bán cổ phần trong đó có cả quy định cho phép bán tiếp vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa như quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định này. Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần không được trái với quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của pháp luật liên quan.
2. Điều lệ của công ty cổ phần được Đại hội đồng cổ đông lần đầu thông qua khi được ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của các nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần dự họp chấp thuận.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc bán cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa phải tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần và thực hiện đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm cả: quyết định chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa, quyết định cử người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền (nếu có) và Điều lệ công ty cổ phần có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần.
1. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước tiếp tục tham gia trong công ty cổ phần thì cơ quan được phân công thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có trách nhiệm cử người làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp này.
2. Người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa phải bảo đảm đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam. Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật.
b) Tốt nghiệp đại học, có trình độ chuyên môn về tài chính doanh nghiệp hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư, có năng lực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
c) Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp theo quy định tại các điểm đ, e, g khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp.
d) Không phải là người đã quản lý điều hành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất vốn nhà nước.
đ) Tiêu chuẩn khác không trái với quy định tại Điều lệ công ty.
INITIAL SALE OF SHARES AND MANAGEMENT AND USE OF PROCEEDS FROM EQUITIZATION
Article 36. Determination of charter capital and structure of initial shares
1. Based on the disclosed value of the state capital portion in an equitized enterprise and the production or business plan for several years following the enterprise’s transformation into a joint-stock company, the agency competent to decide on the equitization plan shall decide on the size and structure of the enterprise’s charter capital:
a/ In case the actual value of the state capital portion in the enterprise is larger than the charter capital amount necessary for the enterprise’s operation and the enterprise’s dominant shares are not necessarily held by the State, the agency competent to decide and approve the equitization plan shall adjust the charter capital according to practical requirements. The difference between the actual value of the state capital portion in the enterprise and the determined charter capital shall be remitted into the fund specified in Clause 3, Article 21 of this Decree.
b/ In case of additional issuance of stocks, the charter capital shall be the actual value of the state capital portion in the enterprise plus the value of additionally issued shares calculated based on the stock par value.
2. Based on the determined charter capital, the agency competent to decide on and approve the equitization plan shall decide on the structure of initial shares, comprising:
a/ State-held shares based on the criteria for classification of state enterprises publicized by the Prime Minister for each period.
b/ Shares to be sold to strategic investors and other investors, which must be at least equal to 25% of charter capital, except the case specified at
Point b, Clause 3 of this Article. The quantity of shares to be sold to other investors must not be lower than 50% of the above quantity of shares.
For large enterprises with a state capital portion of over VND 500 billion operating in specific fields or sectors (insurance, banking, post and telecommunications, aviation, coal mining, petroleum exploitation or mining of other rare and precious minerals) and parent companies of state economic groups or corporations, the percentage of shares auctioned for sale to investors shall be considered and decided by the Prime Minister or agencies authorized by the Prime Minister on a case-by-case basis.
c/ Shares to be sold at preferential prices to trade union organizations in equitized enterprises:
Trade union organizations in equitized enterprises may use their funds in equitized enterprises (under Clause 2, Article 16 of the Law on Trade Union; other than mobilized capital or loans) to purchase preferred shares of a quantity not exceeding 3% of the charter capital. This quantity of shares shall be held by trade union organizations and are non-transferable.
In case grassroots trade union organizations in equitized enterprises are authorized by general meetings of these enterprises’ employees and workers to use reward and welfare funds to purchase and manage these shares on their behalf, these shares may be cleared against the quantity of preferred shares which employees are entitled to purchase specified in Clause 1, Article 48 of this Decree, and trade union organizations may transfer or redeem the purchased quantity of shares from the reward and welfare funds when employees so request.
Sale prices of preferred shares sold to trade union organizations in equitized enterprises are those of preferred shares sold to employees specified in Clause 1, Article 48 of this Decree.
d/ Shares shall be sold at preferential prices to employees of enterprises under Clauses 1 and 2, Article 48 of this Decree.
3. In case the quantity of shares sold at a preferential price to employees of enterprises (at the most preferential price) is higher than the projected remaining quantity of issued shares (after subtracting the quantity of state- held shares and the quantity of shares sold to investors and the trade union under Points a, b and c, Clause 2 of this Article), it shall be handled as follows:
a/ If the enterprise is the one in which the State does not necessarily hold dominant shares, the agency competent to decide on and approve the equitization plan shall consider and decide on reduction of the quantity of state-held shares in order to increase the quantity of shares sold at a preferential price to employees.
b/ If the enterprise is the one in which the State holds dominant shares, the agency competent to decide on and approve the equitization plan shall consider and decide on the adjustment of the charter capital size in order to rationally increase the quantity of shares sold at a preferential price to employees in the enterprise or reduce the quantity of shares to be sold to strategic and ordinary investors while assuring that the quantity of shares to be sold to strategic and ordinary investors be at least equal to 20% of the charter capital.
Article 37. Public auction method
1. The public auction method is applied in case of auction to the public regardless of institutional investors, individual investors, domestic investors and foreign investors.
2. Organization of public auction:
a/ Auction at an intermediary financial institution, if the quantity of shares on sale is valued at under VND 10 billion.
If no intermediary financial institution accepts to hold an auction, the enterprise equitization steering committee shall directly hold an auction at the enterprise.
b/ Auction at a stock exchange, if the quantity of shares on sale is valued at VND 10 billion or more;
If an equitized enterprise selling a quantity of shares valued at under VND 10 billion wishes to have it auctioned at a stock exchange, the agency competent to decide on the equitization plan shall decide on this issue.
c/ The agency competent to decide on and approve the equitization plan shall decide to select a stock exchange or hire an intermediary financial institution to conduct an auction.
3. At least 20 working days before the initial sale of shares, the enterprise equitization steering committee shall coordinate with a stock exchange or an intermediary financial institution in disclosing information at the enterprise, the auction venue and in the mass media under the Ministry of Finance’s guidance.
4. A sale price determined by the public auction method is the successful bid of each investor. By this method, an investor that wins the auction at a certain bid shall purchase shares at such price, which must not be lower than the reserve price.
Article 38. Issuance underwriting method
1. The issuance underwriting method is a method of share issuance secured by a commitment of an organization with the underwriting function to fully distributing the quantity of shares to be sold to the outside, which has been approved by a competent authority.
Issuance underwriting for foreign investors must be compliant with regulations on the right of foreign investors to purchase shares from or contribute capital to Vietnamese enterprises.
In case shares are not sold out, issuance underwriters shall purchase all remaining shares at guaranteed prices already agreed in the underwriting contracts which must not be lower than the reserve prices.
2. Obligations and rights of underwriters comply with the law on securities and securities market and stock issuance underwriting contracts signed between underwriters and competent representatives of equitized enterprises.
Article 39. Direct agreement method
1. The direct agreement method is a method of selling shares to investors according to results of negotiation between the equitization steering committee or an organization authorized by the committee and each investor.
2. A sale price determined by the agreement method is that directly negotiated with each investor and not lower than the reserve price (in case of sale under prior agreement to strategic investors) or not lower than the lowest successful bid (in case of handling of unsold shares of a public auction).
Article 40. Handling of quantities of unsold shares
1. Quantities of unsold shares include:
a/ Quantity of shares which investors that win a public auction refuse to purchase.
b/ Quantity of shares not registered by investors to purchase under approved public auction plans.
c/ Quantity of shares which employees and trade union organization in enterprises refuse to purchase under approved plans.
2. The equitization steering committee may further publicly offer for sale unsold shares to investors that have participated in the auction by the direct agreement method. Investors refusing to purchase shares cannot receive back deposits made for participating in the auction.
3. If some shares remain unsold after being publicly offered for sale by the agreement method, the equitization steering committee shall report such to the agency competent to decide on and approve the equitization plan to adjust the structure of the charter capital for transformation of an enterprise with 100% state capital into a joint-stock company before organizing the first shareholders’ general meeting.
The equitization steering committee and the representative of the state capital portion in an equitized enterprise shall include in the draft charter for adoption by the first shareholders’ general meeting the right to further sell the state capital portion in the joint-stock company after this company officially commences its operation under the Law on Enterprises according to the equitization plan adjusted by the agency competent to approve it.
Article 41. Time limit for completion of sale of shares
Within 3 months after the issuance of the decision approving the equitization plan, an enterprise shall complete the sale of shares (including sale of shares by issuance underwriting and direct agreement methods).
Article 42. Management and use of proceeds from equitization
1. For the sale of the state capital portion in enterprises:
a/ The proceeds from the equitization of an enterprise shall be used to cover equitization expenses and benefits payable to laborers left redundant as a result of equitization under the State’s regulations and decisions of competent agencies. The remainder shall be handled under Point c of this Clause.
b/ If the proceeds from the equitization of an enterprise is insufficient to pay benefits to redundant laborers, it shall be added with:
- The enterprise reorganization support fund of the parent company of the state economic group or corporation or the parent company in a parent company - affiliated company conglomerate in case of equitizing a single- member limited liability company in which such parent company holds 100% of charter capital;
- The enterprise reorganization and development support in case of equitizing a single-member limited liability company in which the State holds 100% of charter capital and which is an enterprise of a ministry, ministerial-level agency, government-attached agency, provincial-level People’s Committee or parent company of a state economic group or corporation.
c/ The remaining proceeds from the sale of state capital portion (including the difference in sale prices of shares), after paying expenses specified at Point a of this Clause, shall be remitted into the fund under Clause 3, Article 21 of this Decree.
2. In case of additional issuance of shares to increase charter capital:
a/ Part of the proceeds from equitization shall be left at the enterprise in proportion to the quantity of additionally issued shares calculated based on their par value; the surplus capital amount (difference between the proceeds from equitization and total par value of additionally issued shares) shall be used to cover equitization expenses and pay benefits to redundant laborers; any deficit shall be handled under Point b, Clause 1 of this Article.
b/ The remainder (if any) shall be left at the joint-stock company in proportion to the quantity of additionally issued shares in the charter capital structure. The rest shall be handled under Point c, Clause 1 of this Article.
3. In case of sale of state capital portion in combination with additional issuance of shares:
a/ Part of the proceeds from equitization shall be left at the enterprise in proportion to the quantity of additionally issued shares calculated based on their par value; the surplus capital amount shall be used to cover equitization expenses and pay benefits to redundant laborers; any deficit shall be handled under Point b, Clause 1 of this Article.
b/ The remainder (if any) shall be handled as follows:
- The value of state-held shares sold at the par value shall be paid to beneficiary units under Point c, Clause 1 of this Article;
- The rest (if any) shall be distributed under Point b, Clause 2 of this Article.
Article 43. Management and use of the enterprise reorganization and development support fund
1. To transform the central enterprise reorganization support fund into the enterprise reorganization and development support fund for:
a/ Assisting state-owned agricultural and forestry farms, enterprises with wholly state-owned capital of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People’s Committees and undergoing reorganization and ownership transformation to realize policies toward redundant laborers and handle financial matters in accordance with law;
b/ Providing support funds for parent companies of state economic groups or corporations or parent companies in parent company – affiliated company conglomerates that do not have sufficient sources for paying benefits to laborers redundant as a result of reorganization or ownership transformation of member units in accordance with law.
c/ Increasing the charter capital of parent companies of state economic groups or corporations and enterprises with wholly state-owned capital as decided by the Prime Minister at the proposal of the Ministry of Finance and in accordance with law.
d/ Additionally investing capital to maintain or increase the state capital portion in other enterprises; investing in important projects and other spending items as decided by the Prime Minister.
2. Enterprise reorganization support funds at parent companies of state economic groups or corporations and parent companies in parent company - affiliated company conglomerates shall be used for:
a/ Assisting member enterprises or attached enterprise sections undergoing reorganization and ownership transformation (including merger, consolidation, dissolution, bankruptcy, equitization, assignment, sale, transformation into single-member limited liability company or revenue- generating non-business unit, etc.) to realize policies toward redundant laborers and handle financial matters in accordance with law.
b/ Increasing the charter capital of parent companies of state economic groups or corporations and parent companies in parent company - affiliated company conglomerates as decided by competent authorities.
c/ Parent companies of state economic groups or corporations and parent companies in parent company - affiliated company conglomerates may invest the rest in enterprise development as decided by the Prime Minister after obtaining opinions of the Ministry of Finance.
3. The Prime Minister shall decide on the mechanism of management and use of the enterprise reorganization and development support fund; regulate the fund sources among parent companies of state economic groups or corporations and parent companies in parent company - affiliated company conglomerates at the proposal of the Ministry of Finance. The Ministry of Finance shall manage the enterprise reorganization and development support fund under the mechanism set by the Prime Minister.
4. The Ministry of Finance shall stipulate the mechanism of management and use of enterprise reorganization support funds at parent companies of state economic groups or corporations and parent companies in parent company – affiliated company conglomerates; supervise and monitor the management and use of revenues from the equitization for supporting the enterprise reorganization and development investment in accordance with law.
Within 45 days after the end of a fiscal year, parent companies of state economic groups or corporations and parent companies in parent company - affiliated company conglomerates shall send reports on settlement of the enterprise reorganization support fund to the Ministry of Finance. These reports must contain adequate and truthful figures on revenues and expenditures; receivable and payable debts and existing problems in the management of the fund, and be enclosed with the certification of the fund balance by a commercial bank at which the fund account is opened.
Failure of leaderships of parent companies of state economic groups or corporations and parent companies in parent company - affiliated company conglomerates (the members’ council and directorate) to fully and promptly report on the fund settlement shall be regarded as a failure to fulfill their duties and they shall bear responsibility under the current regulation on supervision and classification of enterprises.
5. An equitized enterprise shall open a separate account at a commercial bank for freezing the proceeds from the sale of shares.
Within 15 working days after the completion of the sale of shares, the equitization steering committee shall determine the money amount to be left at the enterprise (covering amounts payable to employees and equitization expenses under the approved equitization plan) and the amount remittable into the fund (after subtracting amounts allowed to be paid according to the approved cost estimate) for transfer from the frozen account to the enterprise and the fund under Clause 3, Article 21 of this Decree.
6. Within 15 working days after receiving a financial statement audited at the time of official transformation into a joint-stock company, the agency competent to decide on and approve the equitization plan shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the financial agency in, examining and handling financial matters at the time of official transformation into a joint-stock company under Article 21 of this Decree.
Within 60 working days after the grant of first-time enterprise registration certificates, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, provincial-level People’s Committees, member councils of parent companies of state economic groups or corporations and parent companies with wholly state-owned capital shall direct and urge the further remittance of proceeds from the sale of shares into the fund under Clause 3, Article 21 of this Decree.
Past the time limit of 60 working days from the date of grant of first-time enterprise registration certificates, if equitized enterprises still fail to remit proceeds from the sale of shares into the fund under Clause 3, Article 21 of this Decree, they shall additionally bear interests calculated at the latest prime interest rate announced by the State Bank of Vietnam on the late remitted amount for the period of late remittance. Past 3 months after being granted first-time enterprise registration certificates, enterprises shall additionally bear interests calculated at the interest rate applicable to overdue loans on the late remitted amount for the period of late remittance. Equitized enterprises are not allowed to account such fines as reasonable expenses upon calculating enterprise income tax and shall use profits after enterprise income tax to cover them if compensations paid by members’ councils, boards of directors and other collectives and individuals responsible for the late remittance (if any) are not enough.
7. The agency competent to decide on and approve equitized plans shall direct equitization steering committees and equitized enterprises in fully and promptly reporting on the management and use of proceeds from the equitization to the Ministry of Finance for summarization and reporting to the Prime Minister.
Article 44. Charters of joint-stock companies
1. The charter of a joint-stock company shall be drafted by the enterprise in coordination with the equitization consultancy organization under the direction by the equitization steering committee and notified to investors before the sale of shares, containing the provision permitting the further sale of the state capital portion in the enterprise after the equitization under Clause 3, Article 40 of this Decree. The draft charter of a joint-stock company must not be against the Law on Enterprises and relevant laws.
2. The charter of a joint-stock company will be adopted by the first shareholders’ general meeting when it is voted for by at least 65% of total capital-contributing or share-purchasing investors attending the meeting.
Article 45. Shareholders’ general meeting and first-time enterprise registration
Within 30 working days after completing the sale of shares, an equitized enterprise shall organize the first shareholders’ general meeting for transforming the enterprise into a joint-stock company and make enterprise registration in accordance with law.
A dossier of enterprise registration must also contain the decision of the agency competent to decide on the equitization plan on transformation into a joint-stock company, the decision of a competent agency on appointment of the representative for the state capital portion in the joint-stock company (if any) and the joint-stock company’s charter with the signature of the joint-stock company’s at-law representative.
Article 46. Appointment of representatives for state capital portions in equitized enterprises
1. For equitized enterprises with state capital portions continued to be invested in joint-stock companies, agencies assigned to exercise the rights of the owner of state capital portions in enterprises shall appoint persons to act as representatives for capital portions in these enterprises.
2. A person appointed to act as a representative for the state capital portion in an equitized enterprise must fully meet the following criteria:
a/ Being a Vietnamese citizen permanently residing in Vietnam. Having good health, ethics and sense of law observance and being honest, upright and knowledgeable about law.
b/ Possessing a university degree, having been professionally trained in corporate finance or a business line of the enterprise with state investment capital, and being capable of conducting business operation and managing the enterprise.
c/ Not being banned from holding a post of corporate manager or executive as specified at Points e, f and g, Clause 2, Article 13 of the Law on Enterprises.
d/ Not being a person who has managed and administered an enterprise with 100% state capital which has suffered business losses and therefore lost the state capital portion.
e/ Other criteria not contrary to the company charter.