Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần
Số hiệu: | 189/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2014 |
Ngày công báo: | 07/12/2013 | Số công báo: | Từ số 881 đến số 882 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định mới về cổ phần hóa DNNN
Từ ngày 15/1/2014, doanh nghiệp cổ phần hóa đã xác định giá trị nhưng chưa bán cổ phần sẽ được điều chỉnh lại giá trị DN đã công bố sau 18 tháng (thời hạn trước đây là 12 tháng)
Nội dung trên được quy định tại Nghị định 189/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
NĐ sửa đổi một số quy định về xử lý tài sản thuê, mượn; đối tượng, phạm vi thực hiện kiểm toán; xác định giá trị tài sản, quyền sử dụng đất… của DN cổ phần hóa.
Ngoài ra, trước ngày 15/01/2014, các DN đã hoàn thành hoặc đang thực hiện cổ phần hóa thì vẫn tiếp tục thực hiện giao đất, thuê đất, tính giá trị quyền SDĐ theo phương án đã được phê duyệt.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 189/2013/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2013 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2011/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 7 NĂM 2011 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỐ PHẦN
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật doanh nghiệp ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần,
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần như sau:
1. Bổ sung Khoản 7 Điều 14 như sau:
“7. Khi cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con có đơn vị sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu) thì xử lý như sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục kế thừa thì phải tổ chức định giá tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển giao cho các Bộ, ngành có liên quan để thực hiện xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục chuyển giao thực hiện theo quy định của pháp luật, trong thời gian chưa chuyển giao, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiếp tục quản lý và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các đơn vị này.
2. Khoản 3 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc:
a) Đối với các gói thầu, tư vấn định giá có giá trị không quá 03 tỷ đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa có thể lựa chọn hình thức chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố; trường hợp xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định”
3. Điểm b Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Sau 18 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán cổ phần, ngoại trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.
4. Khoản 1 Điều 27 được sửa đổi như sau:
“Điều 27. Kiểm toán Nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa:
1. Đối tượng, phạm vi thực hiện kiểm toán:
Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được cơ quan tư vấn xác định và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá đối với các doanh nghiệp sau:
- Công ty mẹ thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước.
- Công ty mẹ thuộc Tổng công ty nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ”.
5. Bổ sung thêm khoản 4 Điều 28 như sau:
“4. Trong một số trường hợp (thời điểm cổ phần hóa không trùng với thời điểm kiểm kê khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp quy mô lớn, đối tượng công nợ nhiều), đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn còn một số khoản công nợ (phải thu, phải trả) có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định này thì Hội đồng thành viên doanh nghiệp cổ phần hóa phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan phải hoàn tất việc đối chiếu công nợ trước thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét, quyết định theo giá trị đang theo dõi trên sổ sách kế toán; đồng thời phải công bố công khai trong quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp cũng như phương án cổ phần hóa làm cơ sở bán đấu giá cổ phần. Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần, nếu các khoản công nợ này vẫn chưa được đối chiếu, xác nhận thì xem xét, xử lý như sau:
a) Đối với nợ phải trả doanh nghiệp đã làm đủ thủ tục đối chiếu nợ nhưng không xác nhận được chủ nợ thì được hạch toán ghi tăng vốn nhà nước tương ứng và công ty cổ phần mới có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi chủ nợ yêu cầu. Căn cứ hồ sơ tài liệu hợp pháp liên quan và yêu cầu của chủ nợ, công ty cổ phần mới thực hiện trả nợ và hạch toán vào chi phí trong kỳ;
b) Đối với nợ phải thu doanh nghiệp đã làm thủ tục đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Giá trị khoản nợ còn lại (sau khi bù trừ khoản bồi thường của các cá nhân, tập thể, quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa. Công ty cổ phần mới có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để đôn đốc thực hiện thu nợ
6. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 31. Giá trị quyền sử dụng đất
1. Đối với toàn bộ diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa đang quản lý, sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối (kể cả đất đã được Nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp phải bảo đảm phù hợp với quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và phải được gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Đối với những diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hóa đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp theo quy định sau:
a) Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mục đích sử dụng tương tự thực tế trên thị trường do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nơi doanh nghiệp có diện tích đất được giao) xác định nhưng không thấp hơn bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố quy định và công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm tính giá đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này với giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán (nếu có) được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
Trường hợp giá trị quyền sử dụng đất xác định lại thấp hơn chi phí thực tế về quyền sử dụng đất đang hạch toán trên sổ kế toán thì tính theo giá doanh nghiệp đang hạch toán.
Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đã được giao thì phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất theo mục đích chuyển đổi theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp diện tích đất doanh nghiệp được giao bao gồm cả diện tích đất sử dụng cho các hoạt động sản xuất cung ứng các dịch vụ, sản phẩm công ích, phúc lợi công cộng (như công viên cây xanh, môi trường đô thị, bến bãi xe khách, đất làm công trình thủy lợi ...) không phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được loại trừ những diện tích này khi xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với diện tích đất sử dụng cho các công trình công cộng có hành lang bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật về đất đai cũng được xem xét, loại trừ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý, sử dụng diện tích đất này theo đúng mục đích sử dụng đất đã được xác định và phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể việc xác định diện tích đất loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp quy định tại Điều này.
4. Đối với diện tích đất đã giao cho doanh nghiệp và doanh nghiệp đã sử dụng để góp vốn thành lập pháp nhân mới thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa xem xét xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Chuyển giao cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác làm đối tác nếu được các đối tác góp vốn trong pháp nhân mới chấp thuận.
b) Doanh nghiệp tiếp tục kế thừa tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo nguyên tắc quy định tại Điều 33 Nghị định này.
5. Đối với trường hợp giao đất khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Đối với diện tích đất còn lại (sau khi loại trừ diện tích đất quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này) doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện hình thức thuê đất có thời hạn theo quy định của pháp luật về đất đai và không phải tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý khi xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định cụ thể như sau:
a) Đối với diện tích đất thuê theo phương thức trả tiền thuê đất hàng năm thì doanh nghiệp được tiếp tục thực hiện thuê đất trả tiền hàng năm theo quy định của pháp luật hiện hành và không tính tiền thuê đất vào giá trị doanh nghiệp.
b) Đối với những doanh nghiệp trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê đất trước ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành thì phải xác định lại trị giá quyền sử dụng đất thuê theo giá thuê đất tại thời điểm cổ phần hóa cho thời gian thuê đất còn lại để tính vào giá trị doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tăng do xác định lại trị giá quyền sử dụng đất thuê được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.
c) Trường hợp doanh nghiệp đã được giao đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nay thực hiện hình thức thuê đất thì phải hoàn tất thủ tục chuyển sang thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và gửi cơ quan quyết định cổ phần hóa, cơ quan quản lý nhà đất tại địa phương. Giá trị quyền sử dụng đất giao còn lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xác định là số tiền doanh nghiệp đã trả trước tiền thuê đất cho một khoảng thời gian nhất định theo mặt bằng giá thuê đất tại thời điểm doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thuê đất với cơ quan quản lý tại địa phương.
7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có ý kiến chính thức đối với các lô đất doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng sau cổ phần hóa và giá đất làm căn cứ để xác định giá trị quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp đề xuất sử dụng đất của doanh nghiệp chưa phù hợp với quy hoạch chung của địa phương và không đúng mục đích sử dụng đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thì doanh nghiệp phải trả lại cho nhà nước để sử dụng vào mục đích khác, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xử lý theo quy định.
c) Sau thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ mà Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có ý kiến chính thức về giá đất quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa sử dụng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố tại thời điểm gần nhất theo quy định của pháp luật về đất đai để tính toán, xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; đồng thời, công bố công khai trong phương án cổ phần hóa việc tạm tính giá trị quyền sử dụng đất này.
Khi thực hiện giao đất, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát, xác định chính thức nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất giao theo giá sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mục đích sử dụng tương tự thực tế trên thị trường tại thời điểm giao đất. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nộp ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền này (bao gồm cả chênh lệch với giá tạm tính - nếu có) để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ký hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục ký hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai”.
7. Điểm a khoản 4 Điều 49 được bổ sung như sau:
"- Chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ kế hoạch cổ phần hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
+ Chủ động thực hiện chuẩn bị hồ sơ, tài liệu pháp lý về tài sản của doanh nghiệp (bao gồm cả nhà cửa, đất đai); phương án sử dụng đất sau cổ phần hóa; kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ tại thời điểm lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kế hoạch tiến độ cổ phần hóa (bao gồm cả mốc thời gian cho từng bước công việc) trình cơ quan quyết định cổ phần hóa phê duyệt để thực hiện. Trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ phần hóa thì Ban lãnh đạo doanh nghiệp được xác định là không hoàn thành nhiệm vụ.”
1. Đối với các doanh nghiệp đã hoàn thành việc cổ phần hóa hoặc đang thực hiện cổ phần hóa (đã xác định xong và được cấp có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa) trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện giao đất, thuê đất và tính giá trị quyền sử dụng đất theo phương án đã được phê duyệt, không thực hiện điều chỉnh theo các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 31 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định này.
2. Đối với các doanh nghiệp đã xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý đất thuê vào giá trị doanh nghiệp và hạch toán tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp theo quy định trước ngày Nghị định 59/2011/NĐ-CP có hiệu lực thì được khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào tiền thuê đất phải nộp của doanh nghiệp cổ phần hóa. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP mà chưa tính giá trị lợi thế vị trí địa lý thì được áp dụng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP không phải tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý và điều chỉnh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2014.
2. Bộ trưởng các Bộ: Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Tổng Kiểm toán Nhà nước và thủ trưởng các cơ quan liên quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 189/2013/ND-CP |
Hanoi, November 20, 2013 |
DECREE
AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO SOME ARTICLES OF DECREE NO 59/2011/ND-CP DATED JULY 18, 2011 OF THE GOVERNMENT ON TRANSFORMATION OF WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 29, 2005;
Pursuant to the Securities Law dated June 29, 2006;
At the proposal of the Minister of Finance,
Government issued Decree amending and supplementing some articles of Decree No. 59/2011/ND-CP on transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies.
Article 1: Amendments to some articles of Decree No. 59/2011/ND-CP on transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies as follows:
1. Clause 7 of Article 14 is amended as follows:
“7. Equitization of Parent companies of state economic groups or state corporations, parent companies in a parent company - subsidiaries relationship with public service providers (hospitals, schools, institutes) will be handled as follows:
a) In case equitized enterprises continue taking over, it is needed to carry out valuation included in equitized enterprise value.
b) In case equitized enterprises do not takeover, it is needed to send a report to the Prime Minister for consideration and decision to transfer to the relevant ministries to implement socialization as prescribed by law. The procedures for transformation must comply with the law. While pending the transformation, the governing ministries, People's Committees of provinces continue exercising the right to represent the state capital in these units.
2. Clause 3 Article 22 is amended as follows:
3. The agency competent to decide the equitization plan shall select a valuation consultancy organization to provide consultancy on the enterprise valuation as follow:
a) For valuation consultancy contract which is not worth more than 03 billion, the competent authority may appoint a valuation consultancy organization in the list published by the Ministry of Finance instead of holding a bidding; in case bidding is necessary, a bidding shall be organized to select an organization under the provisions of the bidding law.
b) For valuation consultancy contracts not specified in Point a Clause 3 of this Article, the agency competent to decide the equitization plan shall hold a bidding to select an organization providing consultancy and valuation services under regulations”
3. Point b, Clause 1, Article 26 is amended as follows:
b/ It is unable to sell its shares within 18 months from the time of enterprise valuation, except for particular cases decided by the Prime Minister.
4. Clause 1, Article 27 is amended as follows:
“Article 27. State audit of equitized enterprises
1. Objects and scope of audit:
Based on the determined enterprise value for equitization determined by the consultancy organization and opinions of the agency competent to valuate enterprises (hereinafter referred to as valuating agency), before valuation, the State Audit shall audit such value and settle financial matters of:
- Parent companies of state economic groups.
- Parent companies of State corporations and single-member limited liability companies when requested by the Prime Minister.
5. Clause 4 is added to Article 28:
“4. In some cases (the time of equitization does not coincide with the time of inventory, finalization of accounting books, financial statement, large-sized enterprises, entities with large debts), by the time of the valuation business, some debts (receivable, payable) having full records have not been compared and certified in accordance with the provisions of Article 15 and Article 16 of this Decree, the Member Council of the equitized enterprise has to clearly explain the content of debts, define responsibility of collectives and individuals for debt comparison before the equitized enterprise is granted business registration certificates for the first time and send a report to the valuating agency to consider and decide according to values which are tracking on accounting books; it is also required to disclose the debts in the decision to approve the business value as well as the equitization plan as a basis for shares auction. At the time when the equitized enterprise is granted the first enterprise registration certificate, upon making a financial statement for handover from the wholly state-owned enterprises to the joint-stock company, if these debts are not compared and confirmed, they will be dealt with as follows:
a) The debts payable that have been compared by the enterprise without identifiable creditors shall be recorded as a corresponding increase in state capital, and the new joint-stock company shall keep and monitor the documents to fulfill the obligation to repay its debts when creditors require. Pursuant to relevant documents, legal materials and requirements of creditors, the new joint-stock company shall repay its debts and record them as cost incurred during the period;
b) In case the enterprise has followed procedures for debt comparison without being able to compare them, it is required to attribute responsibility of relevant collectives and individuals for compensation. Value of the remaining debt (after offsetting the compensation of individuals, groups, provision for bad debts) shall be aggregated with operating cost of the equitized enterprise. New joint-stock company shall keep and monitor the records for debt collection.
6. Article 31 is amended as follows:
Article 31. Value of land use rights (hereinafter referred to as land value)
1. For all land areas which is managed and used by an equitized enterprise as grounds for building its working offices and transaction offices; building production and business establishments; land for agricultural production, forestry, aquaculture or salt making (including land allocated by the State with or without collection of land levy), the equitized enterprise may make a land use plan and submit it to a competent agency for consideration and decision. Such land use plan must comply with regulations on rearrangement or handling of houses and land under the Prime Minister’s decisions and be sent to the People’s Committee of the province prior to the enterprise valuation.
2. For land areas of equitized enterprises which have been allocated land and on which land levy has been paid or lawfully received to be used for building houses for sale and building infrastructure for transfer or for lease, it is required to re-determine the land value to be included in the value of the enterprise as follows:
a) Land price used for determining the land value which is included in the value of the equitized enterprise is the price which approximates the price for transfer of land with similar purposes on the market determined by the People's Committee of the province (in the locality in which the enterprise has the allocated land area) but is not lower than the land prices imposed and announced by the People's Committees of provinces and at the time closest to the time of inclusion of the land price in the equitized enterprise value under the land law.
b) The positive difference between the re-determined land value specified at Point a Clause 2 of this Article and that recorded in accounting books (if any) shall be recorded as an increase in the state capital in the equitized enterprise.
In case the re-determined land value is lower than the actual cost of land recorded in accounting books, the land price currently recorded by the enterprise shall be used.
In case an enterprise changes the use purpose of its allocated land, an additional amount must be paid for the difference in land value resulting from the change in accordance with land law.
3. Land areas allocated to an enterprise, including land areas for production and provision of public services and facilities (parks, greeneries, bus stations, irrigation works, etc.), which are exempt from land levy under the land law, may be excluded when determining the land value to be included in the equitized enterprise value. Land areas used for public works with a safety corridor under the land law may also be excluded under the competent authority’s decisions. Equitized enterprises shall manage and use these land areas for the intended purposes and in line with provisions of the law on land.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide instructions on determination of land area not included in enterprise value mentioned in this Article.
4. For land area allocated to the enterprise and has been used by the enterprise as capital contribution to establishment of a new legal entity, the agency competent to approve the equitization plan shall:
a) Transfer it to another wholly state-owned enterprise as a partner if accepted by other inventors in the new legal entity.
b) Include it in the value of the equitized enterprise in accordance with Article 33 of this Decree.
5. In other cases of land allocation decided by the Prime Minister's, it is required to determine the land value to be included in the enterprise value according to the principles specified in Clause 2 of this Article.
6. The enterprise equitized shall rent the remaining land area (after removing land area prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article) for a certain period under provisions of the land law and is not required to include the value of the geographical advantage in the enterprise value under the following specific provisions:
a/ For leased land area of which the land rent is paid annually, the enterprise is allowed to continue paying land rent under the current laws and shall not include land rent in its value.
b/ Enterprises that had paid land rent in lump sum for the whole land lease term before the effective date of the Land Law 2003 shall re-determine the leased land value at the land rent rate at the time of equitization for the remaining land rent term to be included in the enterprise value. The positive difference arising due to the re-determination of the value of leased land shall be recorded as an increase in the state capital in the equitized enterprise.
c/ In case an enterprise that have been allocated land or lawfully received land to conduct its production and business operations is now leasing land, such enterprise must complete procedure for switching to land lease under the provisions of the law on land and submit it to equitization-deciding agencies, and local land management agencies. The value of the remaining allocated land at the time of determining the enterprise value is the land rent paid in advance for a certain period of time according to the market leasing rates at the time the enterprise completes procedure for leasing land at the local regulatory body.
7. The People’s Committees of provinces and centrally run cities (hereinafter referred to as provinces) shall:
a) Within 30 working days from the receipt of complete dossiers, the People’s Committees of provinces have to give official opinions on land plots which the enterprise will further use after the equitization and the land price which serves as a basis for valuation prescribed in point a Clause 2 this Article.
b/ In case the enterprise’s land use proposal is not conformable with the local planning and the land is not used for permissible purposes decided by a competent state agency in charge of rearrangement and handling of state-owned houses and land, the enterprise shall return the land to the State for being used for other purposes and the People’s Committees of provinces shall cooperate with the agency competent to decide the equitization plan to handle such land under regulations.
c/ After 30 working days from the receipt of complete dossiers if the People’s Committee of the province gives no official opinions on the land price under Point a, Clause 2 of this Article, the agency competent to decide the equitized enterprise value shall apply the latest land price announced by the People’s Committee of the province under the land law for calculating and determining the equitized enterprise value; and concurrently publicize the temporary calculation of this land value in the equitization plan.
When allocating land, the People’s Committees of provinces shall review and officially determine the obligation to pay land levy on the allocated land at the price which approximates the price for transfer of land with similar purposes on the market at the time of land allocation. Equitized enterprises shall remit this levy amount to the state budget this (including also the difference between the officially determined amount and the temporarily calculated one, if any) in order to be granted land use right certificates or to sign land lease contracts under the current land law.
d/ The People’s Committees of provinces shall request functional agencies to instruct equitized enterprises to complete the procedures for signing land lease contracts and applying for certificates of land use right, ownership of houses and other property on land under the provisions of current law of the land.
7. Point a Clause 4 Article 49 as follows is amended as follows:
“- To direct equitized enterprises according to equitization plan which has been approved be the Prime Minister:
+ To proactively prepare materials and legal documents about the business assets (including houses, land); land use plan after equitization; inventory of assets, debt comparison at the time the financial statements are created under the provisions of law.
+ To plan for equitization progress (including timelines for each step) and submit it to the agency competent to decide equitization for approval. In case the equitization progress is not carried out, the enterprise’s executive board is considered to fail to discharge their duties.”
Article 2: Implementation
1. The enterprises having completed the equitization or proceeding equitization (enterprise value has been determined and announced by competent authorities) before the effective date of this Decree shall continue receiving allocated land, leasing land, and calculating land value under approved plans, and are not regulated by Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of Article 31, which is amended in clause 6 of Article 1 of this Decree
2. The enterprises that have included the value of the geographical advantage of allocated land in the enterprise value and have recorded an increase in state capital in the enterprise when determining enterprise value for equitization, which is announced by the competent authorities under regulations before the Decree 59/2011/ND-CP became effective, may deduct the value of the geographical advantage from the land rent payable. Enterprises equitized pursuant to Decree No. 109/207/ND-CP without geographical advantage may apply Decree No. 59/207/ND-CP without obligation to add geographical advantage and adjust State capital in the enterprises.
Article 3. Effect and responsibility for implementation:
1. This Decree takes effect on January 15, 2014.
2. The Ministry of Finance, Ministry of Natural Resources and Environment; the State Audit and heads of other related agencies, within the ambit of their respective functions and tasks, are responsible for providing guidance on the implementation of this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces, members’ councils of state economic groups and corporations established under decisions of the Prime Minister are responsible for implementing this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực