Chương 5 Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Xử lý chất thải rắn
Số hiệu: | 59/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 18/05/2007 |
Ngày công báo: | 03/05/2007 | Số công báo: | Từ số 290 đến số 291 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng.
2. Công nghệ chế biến phân hữu cơ.
3. Công nghệ chế biến khí biogas.
4. Công nghệ xử lý nước rác.
5. Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng.
6. Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải.
7. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
8. Chôn lấp chất thải rắn nguy hại.
9. Các công nghệ khác.
1. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phải căn cứ theo tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương.
2. Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng.
3. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải, giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.
1. Trách nhiệm:
a) Tổ chức, vận hành cơ sở quản lý chất thải rắn theo nội dung của dự án đã được duyệt;
b) Có trách nhiệm nộp các khoản thuế, các nghĩa vụ tài chính cho nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Khi phát hiện sự cố môi trường, chủ đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người và tài sản; tổ chức cứu người, tài sản và kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra ô nhiễm hoặc sự cố môi trường để phối hợp xử lý;
d) Trong trường hợp đóng bãi chôn lấp hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn, chủ đầu tư phải gửi công văn tới các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thông báo thời gian đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải rắn;
đ) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp hoặc kết thúc hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn, chủ đầu tư phải tiến hành phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực; đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường;
e) Chậm nhất sau 02 năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp và sau 01 năm kể từ ngày chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn, chủ đầu tư phải hoàn tất các thủ tục bàn giao lại đất cho nhà nước;
g) Có trách nhiệm quan trắc môi trường, theo dõi biến động môi trường ít nhất sau 05 năm, kể từ ngày đóng bãi chôn lấp hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn. Kết quả quan trắc môi trường phải được thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương;
h) Trong trường hợp hết thời gian thuê đất, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ phải xin phép các cơ quan quản lý nhà nước để gia hạn thời gian nếu có nhu cầu tiếp tục hoạt động.
2. Quyền lợi:
a) Được sự hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này và theo các quy định của pháp luật;
b) Được ưu tiên khai thác, sử dụng các bãi chôn lấp, cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ sau khi chấm dứt hoạt động.
1. Chủ xử lý chất thải rắn chỉ được phép hoạt động khi:
a) Các hạng mục công trình của dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn đã hoàn thành và được nghiệm thu đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng;
b) Có chương trình giám sát môi trường, kế hoạch và biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành;
c) Đối với xử lý chất thải rắn nguy hại, chủ xử lý chất thải phải có giấy phép hành nghề xử lý chất thải rắn nguy hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Trách nhiệm của chủ xử lý chất thải rắn:
a) Chỉ được phép tiếp nhận và xử lý các loại chất thải rắn đã nêu trong dự án từ các chủ nguồn thải hoặc tổ chức thu gom, vận chuyển đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận;
b) Vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn theo quy trình công nghệ đã nêu trong dự án và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;
c) Ghi chép và lưu giữ các hồ sơ chất thải và phải gửi báo cáo định kỳ 06 tháng một lần cho các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
d) Xây dựng kế hoạch, chương trình và biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường;
đ) Triển khai thực hiện chương trình giám sát môi trường tại cơ sở. Chương trình giám sát, kết quả quan trắc phải được gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường định kỳ 06 tháng một lần;
e) Thực hiện kế hoạch an toàn lao động trong vận hành và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.
1. Tại cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ với quy mô khác nhau đều phải tổ chức quan trắc môi trường trong suốt thời gian hoạt động và 05 năm kể từ khi đóng bãi, kết thúc hoạt động. Định kỳ ít nhất 06 tháng một lần, chủ xử lý chất thải rắn phải tiến hành quan trắc môi trường.
2. Quan trắc môi trường bao gồm: môi trường không khí, môi trường nước ngầm và nước mặt, môi trường đất và hệ sinh thái, tiếng ồn, độ rung.
3. Vị trí các trạm quan trắc cần bố trí ở các điểm đặc trưng có thể xác định được các diễn biến của môi trường do ảnh hưởng của cơ sở xử lý chất thải rắn tạo ra. Vị trí, tần suất quan trắc phải được xác định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
4. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường phải được gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương.
1. Việc phục hồi, tái sử dụng diện tích sau khi đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Trước khi tái sử dụng mặt bằng phải tiến hành khảo sát, đánh giá các yếu tố môi trường liên quan;
b) Trong thời gian chờ sử dụng lại mặt bằng bãi chôn lấp, việc xử lý nước rác, khí gas vẫn phải tiếp tục hoạt động bình thường;
c) Theo dõi sự biến động của môi trường tại các trạm quan trắc sau khi đóng bãi chôn lấp và chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn;
d) Lập bản đồ địa hình của khu vực sau khi đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của cơ sở xử lý chất thải rắn;
đ) Đề xuất các biện pháp kiểm soát môi trường trong những năm tiếp theo;
e) Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục quản lý và sử dụng;
g) Khi tái sử dụng mặt bằng bãi chôn lấp, phải tiến hành kiểm tra chặt chẽ các lỗ khoan thu hồi khí gas. Khi áp suất của các lỗ khoan khí chênh lệch với áp suất khí quyển và nồng độ khí gas nhỏ hơn 5% mới được phép san ủi lại.
2. Quy trình đóng bãi chôn lấp chất thải rắn, chấm dứt hoạt động xử lý và chuyển đổi mục đích sử dụng đất:
a) Thực hiện phục hồi và cải thiện cảnh quan môi trường khu vực xử lý chất thải rắn và bãi chôn lấp;
b) Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đóng bãi chôn lấp, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, về hiện trạng của bãi chôn lấp và các công trình phụ trợ. Báo cáo này phải do một tổ chức chuyên môn có đủ năng lực thực hiện, bao gồm các nội dung sau:
- Tình trạng hoạt động, hiệu quả và khả năng vận hành của tất cả các công trình trong bãi chôn lấp bao gồm: hệ thống chống thấm của bãi chôn lấp, hệ thống thu gom và xử lý nước rác, hệ thống quản lý nước mặt, nước ngầm, hệ thống thu gom khí thải, hệ thống giám sát chất lượng nước ngầm...;
- Kết quả quan trắc chất lượng nước thải từ bãi chôn lấp ra môi trường, chất lượng nước ngầm, môi trường không khí;
- Việc tuân thủ những quy định hiện hành cũng như phục hồi và cải thiện cảnh quan khu vực bãi chôn lấp. Báo cáo phải chỉ rõ các trường hợp chưa tuân thủ các quy định hiện hành và phải nêu các biện pháp khắc phục;
- Các bản vẽ hiện trạng cơ sở xử lý và bãi chôn lấp chất thải rắn.
c) Sau khi đóng bãi chôn lấp, không được phép cho người và súc vật vào tự do, đặc biệt trên đỉnh bãi nơi tập trung khí gas; phải có các biển báo, chỉ dẫn an toàn trong bãi chôn lấp.
3. Trước khi bàn giao mặt bằng cho cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn phải lập và bàn giao hồ sơ lưu trữ cho cơ quan lưu trữ địa phương theo quy định của pháp luật về lưu trữ. Nội dung hồ sơ lưu trữ bao gồm:
a) Tài liệu đo đạc và khảo sát địa chất công trình;
b) Toàn bộ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, bản vẽ hoàn công các hạng mục công trình xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn;
c) Các chứng từ, sổ nhật ký theo dõi việc tiếp nhận và xử lý chất thải rắn trong quá trình hoạt động;
d) Các báo cáo giám sát môi trường theo định kỳ;
đ) Phương án đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động;
e) Phương án bảo vệ môi trường;
g) Phương án quan trắc, giám sát chất lượng môi trường;
h) Báo cáo kết quả đánh giá hiện trạng môi trường cơ sở xử lý chất thải rắn tại thời điểm đóng bãi, chấm dứt hoạt động;
i) Các hồ sơ khác có liên quan.
4. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc phục hồi, tái sử dụng diện tích, chuyển đổi mục đích sử dụng và quan trắc môi trường của các cơ sở xử lý chất thải rắn sau khi kết thúc hoạt động.
Article 29. Solid waste disposal technologies
1. Technology of incinerating garbage to generate energy.
2. Technology of processing organic fertilizers.
3. Technology of processing biogases.
4. Technology of treating leachate.
5. Technology of reprocessing waste into building materials and products.
6. Technology of reusing useful constituents of waste.
7. Technology for for sanitary landfill of solid waste.
8. Technology for landfill of hazardous solid waste.
9. Other technologies.
Article 30. Selection of solid waste disposal technologies
1. The selection of solid waste disposal technologies shall be based on characteristics and composition of waste and specific conditions of localities.
2. It is encouraged to select complete and advanced technologies for recycle and reuse of waste to create raw materials and generate energy.
3. It is encouraged to apply advanced technologies so as to thoroughly dispose of waste, minimize solid waste volume to be buried, thus saving land used for disposal and ensuring environmental sanitation.
Article 31. Responsibilities of investors in the course of operation
1. Responsibilities:
a. To organize and operate solid waste management facilities according to the contents of their approved projects;
b. To pay taxs and fulfill financial obligations to the State according to law;
c. To take urgent measures to ensure safety for humans and property upon detecting environmental incidents; to organize salvation of humans and property, and promptly notify local administrations or specialized environmental protection bodies in localities where environmental pollutions or incidents occur for coordinated handling;
d. To send official letters to state management agencies in charge of environmental protection notifying the date their landfills are closed or their solid waste disposal facilities terminate operation, in case of closure of those landfills or termination of operation of those facilities;
e. To restore and improve the landscape of areas where their landfills or solid waste disposal facilities are located after the closure of those landfills or termination of operation of those facilities; and at the same time, to take measures to prevent environmental pollution;
f. To complete procedures for handing over land to the State within two years after the closure of landfills or within one year after the termination of operation of solid waste disposal facilities;
g. To observe the environment and monitor environmental changes for at least five years after the closure of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities. To notify environmental observation results to local state management agencies in charge of environmental protection;
h. When the land lease term expires, investors of solid waste disposal facilities and appurtenances shall ask state management agencies for an extension of the land lease term if they wish to continue their operation.
2. Benefits:
a. To enjoy the State’s support and preferences provided for in Clause 2, Article 14 of this Decree and other laws;
b. To be given priority in exploiting and using landfills after their closure and solid waste disposal facilities and appurtenances after terminating their operation.
Article 32. Responsibilities of solid waste diposal facility owners
1. Solid waste disposal facility owners may operate their facilities only when:
a. The work items of investment projects on building solid waste disposal facilities are completed, tested, accepted and put into operation according to the law on construction investment;
b. There are environmental supervision programs, plans and measures to ensure safety in course of operation;
c. For disposal of hazardous solid waste disposal facilities owners must possess practice licenses for disposal of hazardous solid waste granted by a competent state agency.
2. Responsibilities of solid waste disposal facility owners:
a. To receive and dispose of only types of solid waste stated in the projects from waste generators or collectors or transporters approved by competent authorities;
b. To operate solid waste disposal facilities according to the technological process stated in the projects and evaluated and approved by competent state agencies;
c. To record in writing and archive waste files and send biannual reports to state management agencies in charge of environmental protection;
d. To elaborate plans and programs and devise measures to prevent and respond to environmental incidents;
e. To organize the implementation of environmental supervision programs at their facilities. To send supervision programs and observation results to state management agencies in charge of environmental protection once every six months;
f. To implement labor safety plans in the course of operation and protect the health laborers.
Article 33. Observation of the environmental quality at solid waste disposal facilities.
1. Environmental observation shall be organized at solid waste disposal facilities and appurtenances of different sizes throughout the course of operation and five years after the closure of landfill or terminatioc of operation of facilities. At least once every six months, solid waste disposal facility owners shall conduct environmental observation.
2. Environmental observation shall be conducted for air environment and ecosystem, noise and vibration.
3. Observatories shall be located at typical sports from which environmental developments affected by solid waste disposal facilities can be observed. The observation position and frequency shall be indicated in environmental impact assessment reports evaluated and approved by a competent state agency.
4. Report on environmental observation results shall be sent to local state management agencies in charge of environmental protection.
Article 34. Restoration and reuse of ground areas after the closure of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities.
1. The restoration and reuse of ground areas after the closure of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities must satisfy the following requirements:
a. Survey and assessment of relevant environmental elements are conducted before ground areas are reused;
b. Leachate and waste gases are normally treated pending the reuse of ground areas of landfill;
c. Environmental changes shall be monitored at observatories after the closure of landfills and termination of operation of solid waste disposal facilities;
d. Topographical maps of ground areas shall be made after the closure of landfills and termination of operation of solid waste disposal facilities;
e. Measures to control the environment for subsequent years are proposed;
f. Dossiers on handover of ground areas to competent state agencies for continued management and use are made;
g. Upon reuse of ground areas of landfills, before holes for gas collection are carefully checked. Only when the presure at these holes is less tan 5% higher or lower than the atmospheric presure and the gas concentration, can the ground leveling be conducted.
2. Procedures for closure of solid waste landfills, termination of disposal operation and conversion of the land use purpose:
a. Restoring and improving environmental landscape in solid waste disposal areas and landfills;
b. Within six months after the closure of landfills, investors of solid waste disposal facilities shall report to state management agencies in charges of environmental protection on the actual state of those landfills and appurtenances. Such a report shall be made by a professionally qualified organization and must contain the follwing:
- The actual operation state, efficiency and operration capacity of all works in the landfill, including cutoff system, leachate collection and treatment system, groud and underground water management system, gas collection system, underground water quality control system, etc…;
- Results of observation of the quality of leachate from the ladfill into the environment, underground water quality and environment;
- Compliance with current regulations as well as restoration and improvement of landscape in the landfill site. The report must clearly identify failures to comply with current regulations and propose handling messures;
- Drawings of the actual state of the solid waste disposal facility and landfill.
c. After landfills are closed, humans and animals are not allowed to freele enter those landfills, especially on their tops where gases are concentrated; and there must be signboards and safety intructions in these landfills.
3. Before handing over ground areas to competent agencies, investors of solid waste disposal facilities shall make and send archival dossiers to local archive aencies according to legal provisions on archive. An archival dossier contains:
a. Documents on geo-technical measurement and survey;
b. The whole construction investment project dossier, completion drawings of construction items of the solid waste disposal facility;
c. Books and records for monitoring the receipt and disposal of solid waste throughout the course of operation;
d. Periodical reports on environmental supervision;
e. Plan on the closure of the landfill and the termination of operation of the facility;
f. Plan on environmental protection;
g. Plan on observation and monitoring of quality of the environment;
h. Report on results of assessment of the actual state of the environment at the solid wasrte disposal facility at the time of closure and operation termination;
k. Other relevant documents.
4. The Ministry of Construction shall assume the prime responsilility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, guiding the restoration and reuse of ground areas, conversion of the land use purpose and environmental observation of solid waste disposal facilities after their operation is terminated.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực