Chương 2 Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Quy hoạch quản lý chất thải rắn, đầu tư quản lý chất thải rắn
Số hiệu: | 59/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 18/05/2007 |
Ngày công báo: | 03/05/2007 | Số công báo: | Từ số 290 đến số 291 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quy hoạch quản lý chất thải rắn là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.
2. Nội dung quy hoạch quản lý chất thải rắn:
a) Điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải, thành phần, tính chất và tổng khối lượng các chất thải rắn thông thường và nguy hại;
b) Đánh giá khả năng phân loại tại nguồn và khả năng tái chế, tái sử dụng chất thải rắn;
c) Xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trung chuyển, cơ sở xử lý và chôn lấp chất thải rắn;
d) Xác định phương thức thu gom, tuyến đường vận chuyển chất thải rắn;
đ) Đề xuất các tiêu chí cần đạt được khi lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn;
e) Xây dựng kế hoạch và nguồn lực thực hiện để bảo đảm thống kê đầy đủ và xử lý triệt để tất cả các loại chất thải rắn.
1. Quy hoạch xây dựng các trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn phải phù hợp với quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Các trạm trung chuyển chất thải rắn phải được bố trí tại các địa điểm thuận tiện giao thông, không gây cản trở các hoạt động giao thông chung, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và mỹ quan đô thị.
3. Quy hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ phải đáp ứng được các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
a) Về vị trí, điều kiện địa chất, địa hình và thuỷ văn:
- Có khoảng cách phù hợp tới nguồn phát sinh chất thải;
- Bảo đảm khoảng cách ly an toàn đến khu vực dân cư gần nhất, trung tâm đô thị, các khu vực vui chơi, giải trí, điểm du lịch, di tích lịch sử văn hóa, sân bay, các nguồn nước, sông, hồ, bờ biển;
- Có điều kiện địa chất, thuỷ văn phù hợp; không nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập sâu trong nước, vùng phân lũ của các lưu vực sông; không nằm ở vị trí đầu nguồn nước; không nằm trong vùng cac-xtơ, các vết nứt gãy kiến tạo.
b) Về quy mô cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được xác định trên cơ sở:
- Quy mô dân số, lượng chất thải hiện tại và thời gian hoạt động, có tính đến sự gia tăng dân số và khối lượng chất thải rắn tương ứng;
- Khả năng tăng trưởng kinh tế và định hướng phát triển của đô thị trong suốt thời gian vận hành của cơ sở xử lý chất thải rắn và công trình phụ trợ;
- Công nghệ xử lý chất thải rắn dự kiến.
c) Về phương án tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp:
Khi quy hoạch xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, phải tính đến khả năng tái sử dụng mặt bằng sau khi đóng bãi chôn lấp.
1. Cơ sở xử lý chất thải rắn được bố trí theo nhiều hình thức khác nhau tùy theo công nghệ dự kiến và điều kiện thực tế của địa phương, bao gồm:
a) Hình thức tập trung: bao gồm một hoặc một số công trình xử lý chất thải rắn và các hạng mục công trình phụ trợ được bố trí tại một địa điểm theo quy hoạch. Các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn có thể là:
- Nhà máy đốt rác thông thường;
- Nhà máy đốt rác có thu hồi năng lượng;
- Nhà máy sản xuất phân hữu cơ;
- Nhà máy sản xuất sản phẩm nguyên liệu và chế phẩm từ chất thải;
- Bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường hợp vệ sinh;
- Bãi chôn lấp chất thải rắn nguy hại;
- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn.
b) Hình thức phân tán: các hạng mục công trình xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được bố trí phân tán tại các vị trí thích hợp;
c) Đối với các điểm dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa: các hình thức tổ hợp vườn, ao, chuồng (VAC), thùng chứa rác tự tạo, hầm chứa rác tự xây, hố chứa rác tự phân huỷ, hố ủ phân rác trát bùn… có thể sử dụng tại hộ gia đình để xử lý chất thải rắn thải ra từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
2. Bộ Xây dựng hướng dẫn quy hoạch xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, tái sử dụng mặt bằng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ sau khi chấm dứt hoạt động.
1. Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và các ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị và vùng kinh tế trọng điểm.
2. Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt.
3. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quản lý bãi chôn lấp, tiêu hủy vật liệu nổ và chất thải nguy hại được thải ra từ các hoạt động quân sự, quốc phòng.
4. Quy hoạch quản lý chất thải rắn các cấp phải được công bố công khai theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng.
1. Nguồn vốn cho công tác lập quy hoạch quản lý chất thải rắn:
a) Vốn ngân sách nhà nước;
b) Các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Quản lý vốn ngân sách nhà nước cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn:
a) Kinh phí cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh tế trọng điểm do Bộ Xây dựng tổ chức lập trong kế hoạch vốn ngân sách hàng năm;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập kế hoạch vốn cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa giới hành chính do mình quản lý;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối vốn ngân sách hàng năm cho công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
1. Nhà nước khuyến khích mọi hình thức đầu tư cho lĩnh vực chất thải rắn: hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - khai thác (BTO), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), mua lại doanh nghiệp, mua trái phiếu, đầu tư chứng khoán và các hình thức đầu tư khác theo Luật Đầu tư.
2. Đầu tư cho quản lý chất thải rắn phải đồng bộ, giải quyết triệt để chất thải rắn, bảo đảm hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và yêu cầu bảo vệ môi trường.
3. Đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng trạm trung chuyển và cơ sở xử lý chất thải rắn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng.
1. Nội dung đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn:
a) Đầu tư xây dựng toàn bộ hoặc từng hạng mục công trình thuộc cơ sở xử lý chất thải rắn;
b) Mua sắm công nghệ, trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động xử lý chất thải rắn;
c) Đầu tư cho nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công nghệ xử lý chất thải rắn.
2. Nội dung đầu tư hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải rắn:
a) Đầu tư mua sắm trang thiết bị, xe chuyên dụng, các phương tiện khác phục vụ công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn;
b) Đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn.
3. Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa hoạt động đầu tư cho công tác thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn theo các nguyên tắc nêu tại Điều 12 và theo các phương thức sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư cho quản lý chất thải rắn theo một hoặc toàn bộ nội dung được nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Tổ chức, cá nhân có thể đầu tư để thành lập hợp tác xã, hộ kinh doanh hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại khu vực điểm dân cư nông thôn, làng nghề chưa có dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
1. Nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ được hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn tài trợ nước ngoài, vốn vay dài hạn và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư, xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, các công trình phụ trợ thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bao gồm:
a) Miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng;
b) Hỗ trợ đầu tư bằng các nguồn ngân sách và tín dụng ưu đãi; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư khi sử dụng vốn vay thương mại;
c) Bảo đảm nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi bằng thế chấp các tài sản được hình thành từ vốn vay;
d) Được hưởng chính sách miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành;
đ) Ưu tiên lựa chọn các công nghệ hoàn chỉnh trong nước có khả năng xử lý triệt để chất thải rắn và có hiệu quả cao về kinh tế, kỹ thuật;
e) Hỗ trợ đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, cấp điện, năng lượng, thông tin liên lạc, cấp nước, thoát nước đến chân hàng rào công trình;
g) Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý chất thải rắn trên cơ sở nguồn lực trong nước. Nguồn kinh phí hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ từ ngân sách nhà nước thông qua các chương trình và dự án khoa học công nghệ;
h) Hỗ trợ đào tạo lao động bằng các nguồn vốn ngân sách thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, ban hành chính sách ưu đãi về đất đai cho hoạt động quản lý chất thải rắn.
1. Chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn là người sở hữu vốn hoặc người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn.
2. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách, chủ đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư.
3. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng, chủ đầu tư là người vay vốn.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc người đại diện theo quy định của pháp luật.
5. Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.
1. Đầu tư cơ sở quản lý chất thải rắn bao gồm các nội dung đầu tư đã nêu tại Điều 13 Nghị định này. Việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng các cơ sở quản lý chất thải rắn được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng công trình.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn, ngoài các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, nội dung của dự án phải bao gồm các vấn đề sau:
a) Giải pháp công nghệ xử lý chất thải rắn; giải pháp công nghệ xử lý nước rác và nước thải từ hoạt động xử lý chất thải rắn; hiệu quả của công nghệ xử lý chất thải rắn;
b) Các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình vận hành; giải pháp xử lý các tình huống sự cố môi trường;
c) Kế hoạch và chương trình quan trắc môi trường;
d) Phương án phục hồi cảnh quan môi trường sau khi đóng bãi chôn lấp, kết thúc hoạt động cơ sở xử lý chất thải rắn;
đ) Các đề xuất về ưu đãi đầu tư đối với dự án;
e) Nội dung về kinh tế - tài chính:
- Xác định tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn;
- Nguồn vốn và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ của dự án;
- Chi phí xử lý chất thải rắn thông thường và nguy hại (chưa bao gồm chi phí thu gom, vận chuyển);
- Kinh phí thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm tái chế, tái sử dụng;
- Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước thông qua chủ thu gom, vận chuyển để bù đắp chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo cam kết của chính quyền địa phương;
- Chi phí phải trả cho chủ xử lý đối với chất thải rắn thông thường, nguy hại theo cam kết của các chủ thu gom, vận chuyển;
- Khả năng thu hồi vốn đầu tư.
g) Trách nhiệm và những ưu đãi đầu tư cho dự án, về nguồn chất thải rắn bảo đảm cho hoạt động của cơ sở xử lý theo cam kết của chính quyền địa phương.
3. Đối với dự án đầu tư thu gom, vận chuyển chất thải rắn, ngoài những nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư, cần phải bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phạm vi thu gom, khối lượng các loại chất thải rắn dự kiến;
b) Trang thiết bị, phương tiện phục vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn; các trang thiết bị an toàn và bảo hộ lao động cho người lao động;
c) Phương án đầu tư cho trạm trung chuyển;
d) Phương án tổ chức, quản lý và điều hành quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn;
đ) Các biện pháp an toàn, phương án ứng cứu sự cố môi trường xảy ra do hoạt động thu gom, vận chuyển;
e) Đề xuất các nội dung ưu đãi đầu tư; các ưu đãi đầu tư theo cam kết của chính quyền địa phương;
g) Nội dung về kinh tế - tài chính:
- Xác định tổng mức đầu tư;
- Nguồn vốn đầu tư và khả năng cung cấp vốn theo tiến độ của dự án;
- Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn;
- Đối với chất thải rắn sinh hoạt: kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước trả cho chủ thu gom, vận chuyển theo cam kết của chính quyền địa phương và nguồn thu phí vệ sinh theo quy định;
- Khả năng thu hồi vốn đầu tư.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn mới được nghiên cứu và triển khai lần đầu ở Việt Nam.
1. Trách nhiệm:
a) Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và các hạng mục công trình phụ trợ theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng;
b) Thực hiện nghĩa vụ bồi thường, chi phí giải phóng mặt bằng, di dời mồ mả, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho dân cư thuộc vùng triển khai dự án theo quy định của pháp luật;
c) Khi có nhu cầu thay đổi về nội dung đầu tư xây dựng hoặc thay đổi công nghệ, chủ đầu tư cần thực hiện theo các nội dung và trình tự về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
2. Quyền lợi:
a) Được kinh doanh và hưởng lợi từ các sản phẩm thu được của hoạt động xử lý chất thải rắn theo dự án đầu tư;
b) Hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước theo khoản 2 Điều 14 Nghị định này và các quy định của pháp luật liên quan;
c) Được chuyển nhượng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ liên quan;
d) Các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật liên quan.
1. Chủ đầu tư được quyền chuyển nhượng cơ sở xử lý chất thải rắn và các công trình phụ trợ cho chủ đầu tư mới theo các quy định của pháp luật.
2. Chủ đầu tư mới có trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều 17 Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan.
3. Chủ đầu tư mới được hưởng ưu đãi theo các quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
Section 1. PLANNING ON SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 7.- Contents of planning on solid waste management
1. Planning on solid waste management covers investigation, survey, forecasting of generation sources and total volume of solid waste to be generated, determining locations and sizes of solid waste collection depots, transfer stations, transportation routes and disposal facilities; determination of solid waste collection and disposal methods, elaboration of plans and development or human resources for thorough disposal of solid waste.
2. Contents of planning on solid waste management:
a. Investigating, surveying, forecasting generation sources, composition, charateristics and total vollume of ordinary and hazardous solid waste;
b. Assesing the capacity to separate solid waste at source and the capacity to recycle and reuse solid waste;
c. Determining locations and sizes of solid waste collection depots and transfer stations, disposal facilities and landfills;
d. Determining criteria for selection of solid waste disposal technologies;
f. Elaborating plans on and developing human resources for making adequate statistics and thoroughly disposing of all types of solid waste.
Article 8.- Requirements for planning on building of solid waste transfer stations, disposal facilities and appurtenances
1. The planning on building of solid waste transfer stations and disposal facilities must be in line with the regional construction planning ang the solid waste management planning approved by competent authorities.
2. Solid waste transfer stations shall be located in easily accessible areas, and must neither obstruct public traffic nor adversely affect the environment and urban landscape.
3. The planning on building of solid waste disposal facilities and appurtenances must comply with legal provisions on construction planning and concurrently satisfy the following requirements:
a. Regarding positions and geological, topgraphical and hydrological conditions:
- Being loacated at a appropriate distance from waste generation sources;
- Being safely segragated from nearest residential areas, urban centers, entertainment and recreation areas, tourist sites, historical and cultural relics , airports, water sources, rivers, lakes and seashores;
- Having appropriate geological and hydrological conditions; lying outside deeply submerged areas, flood-diverging areas of river basins, headwater areas, karst regions and tectonic crackings.
b. The sizes of solid waste disposal facilities and appurtenances are detemined on the basis of:
- Population size, present waste amount and operation duration, taking into consideration the population growth and corresponding increase in solid waste amount;
- Projected economic growth rate and urban development orientation throughout the course of operation of solid waste disposal facilities and appurtenances;
- Expected solid waste disposal technologies.
c. Regarding plans on reuse of grounds after the closure of landfills:
Upon planning the building of solid waste disposal facilities, the possilibity of reusing grounds after the closure of landfills shall be taken into consideration.
Article 9.- Solid waste disposal facilities and appurtenances
1. Solid waste disposal facilities may be located in different ways, depending on technologies ecpected to be applied and actual conditions, including:
a. Concentrated facilies: One or more solid waste disposal facilities and qppurtenances shall be located in a planned area. Solid waste disposal facilities may be:
- Ordinary garbage incinerators;
- Garbage incinerators with energy recovery;
- Organic fertilizer plants;
- Plants producing input materials and products from waste;
- Sanitary landfills for ordinary solid waste;
- Landfills for hazardous solid waste;
- Solid waste disposal complexes
b. Scattered facilities: Solid waste disposal work items and appurtenances may be located at different places as appropriate;
c. For rural residential areas, deep-lying and remote areas: To apply forms of combined gardens, fish ponds and stables, home-made garbage cans and cellars, auto-decomposition cesspools, mud-coated compost sumps, etc., for household use for the puspose of disposing of solid waste discharged from daily life, cultivation and husbandry.
2. The Ministry of Construction shall guide the planning on building of solid waste disposal works, reuse of grounds of solid waste disposal facilities and appurtenances after those facilities and works terminate their operation.
Article 10.- Responsibility to organize the elaboration, approval and management of solid waste management plannings.
1. Regional, inter-provincial and inter-municipal solid waste management plannings and those of Key economic regions shall be approved by the Prime Minister or the Minister of construction under the Prime Minister’s authorization.
The Ministry of Construction shall assume the prime responsinbility for, and coordinate with provincial/municipal People’s Committees (hereinafter referred to as provincial-level People’s Committees) and concerned branches in, organizing the elaboration of regional, inter-provincial or inter-municipal solid waste management plannings or those of key economic regions.
2. Local solid waste management plannings shall be elaborated and approved by presidents of provincial-level People’s Committees.
3. The Ministry of Defense shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries, branches and localities in, elaborating and approving plannings on building and management of sites for disposal and destruction of explosive materials and hazardous waste discharges from military and defense activities.
4. Solid waste mansgement plannings of all levels shall be publicy announced according to legal provisions on construction planning.
Article 11.- Funds for solid waste management planning work
1. Funds for the elaboration of the solid waste management planning come from:
a. The state budget;
b. Other lawful sources.
2. Management of state budget funds for solid waste management planning work:
a. Funds for solid waste management planning wors at regional, inter-provincial or inter-municaipal level or in key economic regions shall be estimated and incorporated by the Ministry of Construction in annual state budget capital plans;
b. Provincipal-level People Committees shall aleborate plans on funds for solid waste management planning work within administrative units under their management;
c. The ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall allocate annual state budget funds for solid waste management planning work according to the provisions of the Law on the State Budget.
Section 2. INVESTMENT IN SOLID WASTE MANAGEMENT
Article 12.- Investment principles
1. The State encourages all forms of investment in the domain of solid waste, including: business cooperation contract (BBC), build-operate-transfer (BOT), build-transfer-operate contract (BTO), build-transfer contract (BT), acquisition of enterprises, purchase of bonds, investment in securities and other investment forms under the Investment Law.
2. Investment in solid waste management shall be made in a coordinated manner to help thoroughly treat solid waste and ensure socio-econimic efficiency and environmental protection requirements.
3. Investment in the collection and transportation of solid waste and building of solid waste transfer stations and disposal facilities shall be made in accordance with the law on investment and construction.
Article 13.- Investment insolid waste management
1. Contents of investment in the building of solid waste disposal facilities:
a. Investing in building all or some work items of solid waste disposal facilities;
b. Procuring technologies, equipment and supplies to serve the solid waste disposal;
c. Investing in research, development and improvement of solid waste disposal technologies.
2. Contents of investment in the collection and transportation of solid waste:
a. Investing in the procurement of equiment, special-use vehicles and other devices to serve the collection and transportation of solid waste;
b. Investing in the building of solid waste transfer stations.
1. The State encourages the socialization of investment in the solid waste collection and transportation and the building of sollid waste management facilities on the principles specified in Article 12 and by the following methods:
a. Organizations and individuals may invest in solid waste management according to one or all contents specified in Clauses 1 and 2 of this Article;
b. Organizations and individuals may invest in the establishment of cooperatives, business households or other entities defined by law to collect, transport, process and dispose of solid wastein rural residential areas and craft villages where no solid waste collection and transportation services are provided.
Article 14.- Investment capital sources and investment incentives
1. Capital for investment in building solid waste disposal facilities and appurtenances comes from the central budget, local budgets, foreign aid, long-term loans and other lawfull capital sources.
2. The State encourages all organizations and individuals at home and abroad to participate in investing in and building solid waste disposal facilities and appurtenances through the following investment incentive and support policies:
a. Exemption of land use levy, payment of expenses for ground clearance compensation;
b. Investment supports from the bugdet sources and preferential credits; post-investment interest rate subsidies for borrowers of commercial loans;
c. Securiry for preferential credit loans mortgaged with assets formed from borrowed capital;
d. Import tax exemption for equipment, raw materials and materials of investment projects on solid waste disposal facilities, and business income tax exemption or reduction according to current regulations;
e. Prioritized selection of home-made complete technologies which are capable of thoroughly treating solid waste and bringing about high techno-economic efficiency;
f. Suport investment in technical infrastructure systems, including transport, power supply, energy supply, information and communication, water supply and drainage systems up to the fences of projects:
g. Assistances for research and development of technologies for re-processing, reuse and disposal of solid waste from domestic resources. Funding sources for assistance for technological research and development come from the state budget through scientific and technological programs and projects;
h. Assistance for labor training from budget capital sources through training assistance programs.
3. The Ministry of Finance shall guide the mechanism of financial preferences and aid for the socialization of investment in solid waste management.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall formulate and promulgate preferential land policies for solid waste management.
Article 15.- Investors of solid waste management facilities
1. Investors of solid waste management facilities are persons who own capital or are authorized to manage and use capital to invest in solid waste management facilities.
2. For projects funded with the state budget, investors of solid waste management facilities are decided by investment deciders before investment projects are formulated.
3. For projects funded with credit capital, investors are borrowers.
4. For projects funded with capital of other sources, investors are capital owners or their representatives at law.
5. For projects funded with syndicated capital, investors are appointed by capital contributors rthrough agreeement or are parties with the highest capital contribution proportion.
Article 16. Investment projects on building solid waste management facilities
1. Investment in solid waste management facilities covers the contents specified in Article 13 of this Decree. The formulation, elaboration and approval of investment projects on building solid waste management facilities shall be made in accordance with the law on investment in construction of works..
2. For investment projects on building solid waste disposal facilities, apart from the contents specified by the law on construction investment, their contents cover:
a. Technological solutions to dispose of solid waste; technological solutions to treat leachate and wastewater discharged from the disposal of solid waste; efficiency of solid waste disposal technoligis;
b. Measures to ensure safety in the course of operation; solution to respond to environmental incidents;
c. Environmental observation plans and programs;
d. Plans on restoration of environmental landscape after the of landfills or termination of operation of solid waste disposal facilities;
e. Proposals on investment incentives for projects;
f. Economic-financial contents:
- Total investment in building solid waste disposal facilities;
- Capital sources and capability to supply capital according to the progress of projects;
- Expences for disposal of ordinary and hazardous solid waste (exclusive expenses for collection and transportation);
- Proceeds from the sale of recycled or reused products;
- Support funds from the state budget through collectors or transporters to pay expenses for daily-life solid waste disposal as committed by local administration;
- Charges payable to disposal facility owners for ordinary or hazardous solid waste as committed by collectors or transporters;
- Recoverability of investment capital.
g. Responsibilities and inverstment incentives for projects, solid waste sources for the operation of disposal facilities as committed by local administrations.
3. Apart from the contents specified by investment law, investment projects on collection or transportation of solid waste must contain the following contents:
a. Scope of collection, projected amounts of various types of solid waste;
b. Equipment and vehicles used for solid waste collection and transportation; safety and labor protection devices for laborers;
c. Plans on investment in transfer stations;
d. Plans on organization, management and direction of solid waste collection and transportation;
e. Safety measures, plans on response to environmental incidents caused by collection or transportation activities;
f. Proposal of investment incentives; investment incentives committed by local administrations;
g. Economic-financial contents:
- Total investment capital;
- Capital sources and capability to supply capital according to the progress of projects;
- Expenses for solid waste collection and transportation;
- For daily-life solid waste: Support funds from the state budset to pay charges for collectors and transporters as committed by local administrations and collected sanitation charges according to regulations;
- Recoverability of investment capital.
4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Construction in, organizing the assessment of solid waste disposal technologies reseached and developed for the first time in Vietnam.
Article 17. Responsibilities and benefits of investors of solid waste disposal facilities
1. Responsibilities:
a. To invest in building solid waste disposal facilities and appurternances in strict compliance with the law on construction investment;
b. To pay compensation and expenses for ground clearance, relocation of graves, or to provide job-change supports according to law for inhabitants in areas where projects are implemented;
c. To comply with the contents and order of construction investment specified by law when wishing to change construction investment contents or alter technologies.
2. Benefits:
a. To sell and enjoy benefits from products of solid waste disposal activities under investment projects;
b. To enjoy the State’s prefrential and support policies according to Clause 2, Article 14 of this Decree and other relevant legal provisions;
c. To transfer solid waste disposal facilities and relevant appurtenances;
d. To enjoy other benefits provided by relevant law.
Article 18.- Transfer of solid waste disposal facilities
1. Investors may transfer their solid waste disposal facilities and appuurtenances to new investors according to law.
2. New investtors shall comply with the provisions of Article 17 of this Decree and revelant legal provisions.
3. New investors are entitled to preferences provided for in Clause 2, Article 14 of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực