Chương 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Phân loại chất thải rắn
Số hiệu: | 59/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 18/05/2007 |
Ngày công báo: | 03/05/2007 | Số công báo: | Từ số 290 đến số 291 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chất thải rắn thông thường phải được kiểm soát, phân loại ngay tại nguồn và phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định.
2. Các chất thải rắn nguy hại phải được phân loại tại nguồn và lưu giữ riêng theo quy định, không được để lẫn chất thải rắn thông thường. Nếu để lẫn chất thải rắn nguy hại vào chất thải rắn thông thường thì hỗn hợp chất thải rắn đó phải được xử lý như chất thải rắn nguy hại.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải có trách nhiệm thực hiện phân loại chất thải tại nguồn theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
1. Chất thải rắn thông thường từ tất cả các nguồn thải khác nhau được phân loại theo hai nhóm chính:
a) Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: phế liệu thải ra từ quá trình sản xuất; các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp; các phương tiện giao thông; các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng; bao bì bằng giấy, kim loại, thuỷ tinh, hoặc chất dẻo khác...;
b) Nhóm các chất thải cần xử lý, chôn lấp: các chất thải hữu cơ (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,...); các sản phẩm tiêu dùng chứa các hoá chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn,...); các loại chất thải rắn khác không thể tái sử dụng.
2. Chất thải rắn xây dựng như bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây dựng thải ra trong quá trình tháo dỡ công trình… phải được phân loại:
a) Đất, bùn hữu cơ từ công tác đào đất, nạo vét lớp đất mặt có thể sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây;
b) Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) có thể tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng;
c) Các chất thải rắn ở dạng kính vỡ, sắt thép, gỗ, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái chế, tái sử dụng.
1. Các Bộ, ngành hướng dẫn việc phân loại, bảo quản chất thải rắn nguy hại từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ, nghiên cứu thử nghiệm thuộc các ngành do mình quản lý để phục vụ cho công tác thu gom, phân loại chất thải rắn.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các chất thải rắn nguy hại.
1. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cá nhân, hộ gia đình:
a) Mọi cá nhân phải bỏ chất thải rắn đúng quy định nơi công cộng;
b) Các hộ gia đình phải phân loại chất thải rắn bằng các dụng cụ chứa hợp vệ sinh hoặc trong các túi có màu sắc phân biệt, đổ chất thải vào đúng nơi quy định;
c) Các hộ gia đình khi tiến hành các hoạt động cải tạo hoặc phá dỡ công trình xây dựng phải thực hiện đăng ký với các công ty môi trường đô thị hoặc ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị được phép vận chuyển chất thải rắn xây dựng để đổ chất thải đúng nơi quy định;
d) Các hộ gia đình tại các đô thị, làng nghề có tổ chức sản xuất tại nơi ở phải có trách nhiệm phân loại chất thải, hợp đồng với các chủ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn;
đ) Các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải rắn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt. Các chất thải ở dạng bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng, được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng;
e) Có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa phương.
2. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề:
a) Phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom, vận chuyển;
b) Phải ký hợp đồng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn; thanh toán toàn bộ kinh phí dịch vụ theo hợp đồng.
1. Trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại:
a) Thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường của địa phương;
b) Phân loại, đóng gói, bảo quản và lưu giữ theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại tại cơ sở cho đến khi vận chuyển đến nơi xử lý theo quy định. Các chất thải rắn nguy hại phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiết theo quy định.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại.
Article 19. Source separation of solid waste.
1. Ordinary solid waste shall be controlled and separated at source and stored in bags or tanks of given colors as specified by law.
2. Hazardous solid waste shall be separated at source and separately stored according to regulations, and shall not be mixed with ordinary solid waste. Mixed hazardous and ordinary solid waste shall be disposed of like hazardous solid waste.
3. Organizations and individuals engaged in activities that generate solid waste shall separate solid waste at source according to Article 20 of this Decree.
Article 20. Separation of ordinary solid waste
1. Ordinary solid waste from all diffirent generation sources are separates into two principal groups:
a. Group of wastes which are recoverable for reuse or recycle; scraps discarded from production; household and industrial electric and electronic appliances, discarded means of transport and products used for production and consumption; used paper, metal, glass or plastic containers and packing, etc…;
b. Group of wastes which shall be processed or buried: organic waste ( trees, tree leaves, vegetables, foods, carcass, etc…); consumer goods containing toxic chemicals ( batteries, accumulators, lubricating oil and grease, etc.); and other non-reusable solid waste.
2. Construction solid waste, such as sludge, soil, stone and other construction, and demolition debris, ect.., which shall be separated:
a. Soil and sludge from the excavation and dredging of surface soil layer, which can be used to fertilize cegetation soil;
b. Soil, stone, soil waste from construction materials (bricks, roofing tiles, mortar, concrete and discarded adhesive materials ) which are recyclable or reusable as filling materials for construction works;
c. Solid wastes like broken glass, discarded iron and steel, dead wood, paper and plastic bags which are recyclable or reusable.
Article 21. Separation of hazardous solid waste
1. Minstries and branches shall guide the separation and preservation of hazardous solid waste from production, service, reseach and experimental acticities of sectors under their management to serve the solid waste collection and separation.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate the list of hazardous waste.
Article 22. Responsibilities and obligations of ordinary solid waste generators
1. Reaponsibilities and obligations of individuals and households:
a. All individuals shall place solid waste at prescibed point at public places according to regulations;
b. Households shall separate and put solid waste in sanitary containers or in bag of given colors, or dump them at prescribed sites;
c. Households, when conducting renovation or demolition of construction works, shall register with urban environment companies or directly contract with licensed construction solid waste transportation units to dump their waste at prescribed sites;
d. Households in urban centers and craft villages that organize production at their residences shall separate their waste and enter into contracts with solid waste collectors, transportors and disposal facility owners;
e. Households in rural, deep-lying and remote areas where collection systems are unavailable shall dispose of their solid waste under the local administration’s guidance and may not dump them onto roads, into rivers, streams, canals and ground water sources. Packing of used toxic chemicals or dicarded chemical products for agricultural or forestry production shall be stored in separate bags, separately collected, transported and disposal of;
f. To pay sanitation charges set by local administrations.
2. Responsibilities and obligations of agencies, trade or service establishments, industrial production establishments and craft villages:
a. To collect and separate ordinary solid waste at source with sanitary tools under the guidance of collectors and transporters;
b. To enter into contracts for solid waste collection, transportation and disposal services; to pay full service charges as contracted.
Article 23. Responsibilities of hazardous solid waste generators
1. Responsibilities of hazardous solid waste generators:
a. To make registration with local state agencies in charge of environmental protection;
b. To separate, pack, preserve and store hazardous solid waste at their establishments according to regulations on hazardous solid waste management before it is transported to disposal facilities according to regulations. Hazardous solid waste shall be labeled with necessary information according to regulations.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide the registration of hazardous solid waste generators.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực