Chương 4 Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn
Số hiệu: | 59/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/04/2007 | Ngày hiệu lực: | 18/05/2007 |
Ngày công báo: | 03/05/2007 | Số công báo: | Từ số 290 đến số 291 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hoặc hộ gia đình (sau đây gọi tắt là chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn) thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ.
2. Chất thải rắn thông thường tại các đô thị phải được thu gom theo tuyến và theo các phương thức phù hợp với quy hoạch quản lý chất thải rắn đã được phê duyệt.
3. Trên các trục phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ chất thải rắn.
4. Dung tích các thùng lưu giữ chất thải bên trong công trình phải được bảo đảm kích cỡ phù hợp với thời gian lưu giữ. Các thùng lưu giữ tại các khu vực công cộng phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo đảm tính mỹ quan.
5. Thời gian lưu giữ chất thải rắn không được quá 02 ngày.
6. Các phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải là phương tiện chuyên dụng, bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, đã được kiểm định và được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành.
7. Trong quá trình vận chuyển chất thải rắn, không được làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi.
1. Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải rắn nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
2. Chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại có thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Nếu không có đủ năng lực, chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại.
3. Các Bộ, ngành hướng dẫn việc thu gom, lưu giữ chất thải rắn nguy hại tại chỗ trong các cơ sở sản xuất, làng nghề, y tế, nghiên cứu thử nghiệm thuộc ngành do mình quản lý.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định điều kiện năng lực và hướng dẫn việc cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại.
1. Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn phải có trách nhiệm bảo đảm thường xuyên yêu cầu nhân lực và phương tiện nhằm thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn tại những địa điểm đã quy định.
2. Đặt các thùng lưu giữ chất thải rắn ở các nơi được quy định; cung cấp túi đựng chất thải cho các hộ gia đình, hướng dẫn cho các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn.
3. Thông báo rộng rãi về thời gian, địa điểm và tuyến thu gom chất thải rắn tại các điểm dân cư.
4. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến vị trí đã được quy định.
5. Chịu trách nhiệm về tình trạng rơi vãi chất thải rắn, phát tán mùi, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
6. Chịu trách nhiệm đào tạo nghiệp vụ, trang bị bảo hộ lao động cho công nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
7. Chịu trách nhiệm tổ chức khám bệnh định kỳ cho người lao động trong tổ chức thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định của hợp đồng dịch vụ công ích.
1. Bảo đảm số lượng trang thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị an toàn khác nhằm chuyển toàn bộ chất thải rắn nguy hại đến nơi quy định theo hợp đồng dịch vụ đã ký kết với các chủ nguồn thải.
2. Các trang thiết bị thu gom và phương tiện vận chuyển chất thải rắn phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật khi vận hành, được đăng ký và cấp phép lưu thông trên các tuyến đường bộ hoặc đường thuỷ theo quy định của pháp luật về giao thông.
3. Sửa chữa, bảo trì và vệ sinh các trang thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
4. Nhân lực quản lý và hoạt động trực tiếp trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn phải đáp ứng yêu cầu năng lực, được đào tạo về quản lý và vận hành nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình hoạt động.
5. Lao động trực tiếp thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại phải được trang bị bảo hộ lao động, được khám bệnh định kỳ.
6. Chịu trách nhiệm về việc làm rơi vãi, rò rỉ, phát tán chất thải nguy hại ra môi trường.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa phương; công bố, công khai quy hoạch quản lý chất thải rắn; tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
2. Ủy ban nhân dân cấp phường, xã, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn của mình. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Nội dung giám sát chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn gồm:
a) Quy trình thu gom, vận chuyển đã được thông báo: cung cấp túi đựng chất thải; thời gian, địa điểm và tuyến thu gom; địa điểm vận chuyển đến;
b) Các yêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn;
c) Yêu cầu về phương tiện, trang bị bảo hộ cho người lao động;
d) Thu phí vệ sinh theo quy định.
COLLECTION, STORAGE AND TRANSPORTATION OF SOLID WASTE
Article 24. Collection, storage and transportation of ordinary solid waste
1. The collection, storage and transportation of ordinary solid waste shall be conducted by service companies, service cooperatives or households (hereinafter referred to as solid waste collectors and transporters) under service provision contracts.
2. Ordinary solid waste in urban centers shall be collected along specified routes and by methods in conformity with approved solid waste management plannings.
3. Solid waste containers shall be installed along main roads, in commercial areas, parks, square densly populated areas, traffic hubs and other public places.
4. The capacity of waste tanks installed inside construction works must be suitable to the waste-storing duration. Waste containers installed at public places must be up to technical standards and ensure public beauty.
5. The solid waste storing duration shall not exceed two days.
6. Vehicles used for solid waste transportation must be special-use ones that satisfy technical and safety standards, have been tested and licensed by functional agencies for operation.
7. In the course of solid waste transportation, it is prohibited to leak or drop waste, emit dust or smell
Article 25. Collection, storage and transportation of hazardous solid waste
1. Collection, storage and transportation of hazardous solid waste shall be conducted by organizations with appropriate capability and hazardous waste management practice licenses granted by a competent state agency.
2. Hazardous solid waste generators may organize by themselves the collection, storage and transportation of their waste to disposal facilities if they are able to do so and licensed by a compete at state agency. Hazardous solid waste generators that are incapable of collecting, storing and transporting their waste shall enter into contracts with licensed organizations to do so.
3. Ministries and branches shall guide the onsite collection and storage of hazardous solid waste in production establishments, craft villages, medical establishments and research and experiment institutions under their management.
4. The Ministry of Natural Resources anh Environment shall specify the condition of capability and guide the grant of licenses for practicing hazardous waste management.
Article 26. Responsibilities of ordinary solid waste collectors and transporters
1. To ensure sufficient personnel and vehicles for the collection and transporation of the whole solid amount at prescribed places
2. To install solid waste tanks at prescribed places; to supply waste bags to households and guide households, organizations and individuals that generate solid waste in conducting the source separation of waste.
3. To publicly announce the solid waste collection schedule, places and routes in residential areas.
4. To collect solid waste and transport it to prescribed places.
5. To bear responsibility for the dropping of solid waste and dispersion of smell, thus causing adverse environmental impacts in the course of collection and transportation.
6. To professionally train and equip labor protection devices for solid waste collection and transportation workers.
7. To organize periodical health checks for their employees.
8. Other responsibilities specified by public-utility service contracts.
Article 27. Responsibilites of hazardous solid waste collectors and transporters
1. To ensure sufficient collection equipment, vehicles and other safety devices in order to transport the whole amount of hazardous solid waste to the prescribed places under service contracts signed with waste generators.
2. To ensure that their solid waste collection equipment and vehicles meet technical requirements for operation, and are registered and permitted for road or waterway operation according to traffic regulations.
3. To repair, maintain and clean solid waste collection equipment and vehicles.
4. To ensure that personnel managing or directly engaged in solid waste collection and transportation are fully qualified and trained in management and operation of equipment and vehicles in order to ensure safety and environmental sanitation in the course of operation.
5. To equip labor protection devices and provide periodical health checks for laborers directly engaged in solid waste collection and transportation.
6. To bear responsibility for the dropping, leaking and dispersion of hazardous waste into the environment.
Article 28. Responsibilities of local administrations, mass organizations and population in solid waste collection and transportation.
1. Provincial-level and district-level People’s Committees shall organize solid waste management in their localities; publicly announce plannings on solid waste management; organize inspection, examination and handling of law violations in the domain of solid waste collection and transportation.
2. Commune-level People’s Committees, mass organizations and local people shall supervise the solid waste collection and transportation in their localities. Any detected law violations in solid waste management shall be reported to local competent agencies for handling according to law.
3. Contents of supervision of solid waste collectors and transporters:
a. The notified collection and transportation process: supply of waste bags; collection schedule, places and routes; places of transportation destination;
b. Requirements on assurance of environment sanitation in the course of solid waste collection and transportation;
c. Requirements on labor protection devices for labourers;
d. Collection of sanitation charges according to regulations.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực