Chương 2 Nghị định 54/2005/NĐ-CP: Chế độ thôi việc
Số hiệu: | 54/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/04/2005 | Ngày hiệu lực: | 09/05/2005 |
Ngày công báo: | 24/04/2005 | Số công báo: | Số 19 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công chức có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
2. Viên chức được hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau:
a) Viên chức tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản;
b) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 có đơn tự nguyện xin thôi việc được người đứng đầu đơn vị đồng ý chấm dứt hợp đồng làm việc;
c) Viên chức tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003 hết thời hạn của hợp đồng làm việc mà không được người đứng đầu đơn vị ký tiếp hợp đồng làm việc.
1. Công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Công chức, viên chức đang phải bồi thường thiệt hại vật chất theo quy định của pháp luật.
3. Viên chức đang thuộc một trong các trường hợp sau chưa được cho thôi việc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Nghị định này:
a) Nghỉ phép hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị cho phép;
b) Ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên;
c) Có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 (mười hai) tháng tuổi.
Công chức, viên chức thôi việc theo quy định tại Nghị định này thì cứ mỗi năm làm việc được tính bằng 1/2 (một phần hai) tháng lương hiện hưởng (là mức lương theo ngạch, bậc) và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có gồm các khoản phụ cấp được đóng bảo hiểm xã hội) do nhà nước quy định; trường hợp thấp nhất cũng được hưởng bằng 01 (một) tháng lương hiện hưởng và các khoản phụ cấp hiện hưởng (nếu có) do nhà nước quy định.
1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với công chức quy định tại Nghị định này là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi công chức có quyết định thôi việc của cơ quan có thẩm quyền.
Tổng thời gian làm việc bao gồm:
a) Thời gian công chức làm việc thực tế tại cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước;
b) Thời gian làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang mà chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ;
c) Thời gian được cơ quan, đơn vị ký hợp đồng lao động;
d) Thời gian được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;
đ) Thời gian nghỉ theo quy định tại các Điều 73, 74, 75 và Điều 78 của Bộ luật Lao động;
e) Thời gian nghỉ việc để chữa bệnh có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên và thời gian này được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;
g) Thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 117 của Bộ luật Lao động;
h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai theo quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
k) Thời gian chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án (trường hợp được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ) và trong thời gian này được cơ quan, đơn vị bố trí làm việc.
2. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc đối với viên chức quy định tại Nghị định này:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2003: là tổng thời gian làm việc (cộng dồn) kể từ khi có quyết định tuyển dụng đến khi viên chức có quyết định thôi việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
Tổng thời gian làm việc bao gồm thời gian quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 9 của Nghị định này;
b) Viên chức được tuyển dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2003: là tổng thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc (cộng dồn) tại đơn vị đó đến khi viên chức có quyết định thôi việc của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Tổng thời gian làm việc bao gồm:
- Thời gian viên chức làm việc thực tế theo hợp đồng làm việc tại đơn vị nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc;
- Thời gian tham gia lực lượng vũ trang thuộc thời gian viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc tại đơn vị nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc mà thời gian này chưa được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc chưa được hưởng chế độ phục viên, chế độ xuất ngũ;
- Thời gian quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 9 của Nghị định này thuộc thời gian làm việc theo hợp đồng làm việc tại nơi viên chức được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cho thôi việc.
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 9 của Nghị định này là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội tại cơ quan, đơn vị của Nhà nước.
4. Cách tính thời gian làm việc đối với tháng lẻ được quy định như sau:
a) Từ 01 (một) tháng đến dưới 07 (bảy) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
b) Từ đủ 07 (bảy) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc được quy định như sau:
1. Trong các cơ quan nhà nước thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên đã được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm;
2. Trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước:
a) Đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, bao gồm chi phí hoạt động được cơ quan có thẩm quyền giao và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
1. Công chức, viên chức thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này, được hưởng trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Công chức, viên chức thôi việc quy định tại Điều 5 của Nghị định này được chính quyền địa phương giúp đỡ, đăng ký hộ khẩu và tạo điều kiện để làm ăn sinh sống.
Article 5. The cases of enjoyed regime of severance of public servants, public employees
1. The officials who have application for voluntary resignation and approved in writing by the competent agencies or units.
2. Public employees who are enjoyed the regime of severance in the following cases:
a) Public employees who are recruited from July 01, 2003 apply for voluntary resignation and approved in writing by the competent agencies or units;
b) Public employees who are recruited from July 01, 2003 apply for voluntary resignation and approved in writing for termination of the employment contracts by heads of the units;
c) Public employees who are recruited from July 01, 2003 and their employment contracts expired but the heads of units do not agree to sign new contracts.
Article 6. The cases of not enjoyed regime of severance of public servants, public employees
1. Public servants, public employees who are disciplined under form of dismissal.
2. Public servants and public employees who arbitrarily quit their jobs without the consent of the competent agencies, units.
3. Public employees who are unilaterally terminate the labor contracts.
Article 7. The cases of unresolved regime of severance of public servants, public employees
1. Public servants, public employees who are being in the time of being considered for discipline or prosecuted for criminal liability.
2. Public servants, public employees who are required to pay compensation for material damages as prescribed by law.
3. The public employees who are being in one of the following cases that have not been laid off under the provisions of point c, clause 2 of Article 5 of this Decree:
a) Annual leave, leave for own business and the other cases of leave permitted by the heads of units;
b) Being sick or accident, occupational disease being treated and certified by the competent health authorities from district-level or more;
c) Being pregnancy, maternity leave, raising child under 12 (twelve) months old.
Article 8. Severance allowance
Public servants, public employees terminating employment under the provisions of this Decree, then each year of employment shall be calculated equal to 1/2 (second) of enjoyed-being salary month (the salary according to rank, scale) and the enjoyed-being allowances (if including the allowances to be paid social insurance) defined by the State; the lowest case is also enjoyed equal to 01 (one) enjoyed-being salary month and the enjoyed-being allowance (if any) defined by State.
Article 9. Working time calculated severance allowance
1. Working time calculated severance allowances for public employees specified in this Decree is the total working time (cumulated) since the decision of recruitment until the public employees have decided employment termination of the competent agencies.
Total working time includes:
a) The time actually worked at the agencies, administrative units of state;
b) The time in state-owned enterprises, the armed forces without enjoying the severance allowance or are not enjoyed the demobilization regimes;
c) The time signed labor contracts by the agencies, units;
d) The time sent for training, improving by the agencies, units;
đ) Time off under the provisions of Articles 73, 74, 75 and Article 78 of the Labor Code;
e) Time off to treat with certificates of competent health agencies from district level upwards and this time is enjoyed social insurance allowance;
g) Time for maternity leave as prescribed in clause 1 of Article 144 and clause 1 of Article 117 of the Labor Code;
h) Time being disciplined or prosecuted for criminal liability which was concluded as victim of an injustice by competent agencies, organizations as prescribed in Article 45 of the Ordinance on Officials and public employees;
i) Time suspended work under the provisions of Article 41 of the Ordinance on Officials and public employees;
k) Time to execute the penalty according to the sentence or decision of the Court (in case of enjoyed suspended sentence, non-custodial re-education) and during this time they are arranged to work by agencies, units.
2. Working time calculated severance allowances for public employees specified in this Decree:
a) The public employees who are recruited before July 01, 2003: means the total working time (cumulated) since the decision to recruit until the public employees receive the decision of employment termination of the competent agencies, organizations;
Total working time includes the time specified in points a, b, c, d, đ, e, g, h, i and k, clause 1 of Article 9 of this Decree;
b) The public employees who are recruited from July 01, 2003: The total working time under the working contracts (cumulated) in that units until they receive the decision of employment termination of the competent agencies or units.
Total working time includes:
- Time of actual working of public employees under the working contract in the units where the public employees dismissed by the competent agencies and units;
- Time to participate in the armed forces of the time that public employees working under the working contracts in the units where the public employees dismissed by the competent agencies and units but this time has not been yet paid severance or has not been yet enjoyed the demobilization regime;
- Time specified in points d, đ, e, g, h, i and j, clause 1 of Article 9 of this Decree of the working time under the working contract in the places where public employees are dismissed by the competent agencies or units.
3. Working time to calculate the severance allowance specified in Article 9 of this Decree is the time with paying social insurance in the agencies, units of the State.
4. Method to calculate working time for the odd months are stipulated as follows:
a) From 01 (one) month to less than 07 (seven) months shall be calculated in half (second) of working year;
b) From full 07 (seven) months to 12 (twelve) months shall be calculated equal to 01 (a) working year.
Article 10. Expenditures for paying the severance allowance
Expenditures for paying the severance allowance is defined as follows:
1. In the state agencies, funding sources to pay severance allowances for public servants taken from regularly operating costs which have been assigned by competent agencies annually by the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, the People's Committees of provinces and centrally-run cities;
2. In the administrative units of the state:
a) Administrative units are granted expenditures for all regular activities by the state budget; administrative units with income self-covering a part of cost of regular activities, the funding source to pay severance allowances shall be taken in regularly operating expenditures of the units, including operating expenditures assigned by the competent agencies and income from administrative activities in accordance with law regulations;
b) Administrative units with income self-covering cost of regular activities, the funding source to pay severance allowances shall be taken in regularly operating expenditures of the units.
1. Public servants, public employees who terminate employment are enjoyed severance allowance as prescribed in Article 8 of this Decree, are enjoyed social allowance, social insurance and other benefits as prescribed by law.
2. Public servants and public employees who terminate employment as prescribed in Article 5 of this Decree shall be assisted, registered population, and created conditions for living by the local government.