Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
Số hiệu: | 11/2003/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2003 |
Ngày công báo: | 02/06/2003 | Số công báo: | Số 46 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2003/PL-UBTVQH11 |
Hà Nội, ngày 29 tháng 4 năm 2003 |
PHÁP LỆNH
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 11/2003/PL-UBTVQH11 NGÀY 29 THÁNG 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀUCỦA PHÁP LỆNH CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Căn cứ vào Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002- 2007) và năm 2003;
Pháp lệnh này sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 02 năm 1998.
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ, công chức:
1- Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 1
1. Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế, bao gồm:
a) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện);
b) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
c) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
d) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
đ) Thẩm phán Tòa án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
e) Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp;
g) Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân; Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
h) Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và h khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước; cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật."
2- Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 5
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh này đối với những người do bầu cử không thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh này đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong các doanh nghiệp nhà nước."
3- Bổ sung Điều 5a sau Điều 5 như sau:
Điều 5a
Chính phủ quy định chức danh, tiêu chuẩn, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này."
4- Bổ sung Điều 5b sau Điều 5a như sau:
Điều 5b
1. Chế độ công chức dự bị được áp dụng trong cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này. Người được tuyển dụng làm công chức dự bị phải có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ vào các quy định của Pháp lệnh này, Chính phủ quy định chế độ tuyển dụng, sử dụng, nghĩa vụ, quyền lợi, những việc không được làm và chế độ, chính sách khác đối với công chức dự bị."
5- Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 22
Những người do bầu cử quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi thôi giữ chức vụ thì được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành nghề chuyên môn của mình và được bảo đảm các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức."
6- Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 23
1. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của chức danh cán bộ, công chức và chỉ tiêu biên chế được giao.
2. Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này, đơn vị sự nghiệp phải căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch biên chế và nguồn tài chính của đơn vị. Việc tuyển dụng được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.
3. Người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này phải qua thực hiện chế độ công chức dự bị.
4. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thi tuyển; đối với việc tuyển dụng ở các đơn vị sự nghiệp, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo hoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở vùng dân tộc ít người thì có thể thực hiện thông qua xét tuyển.
Chính phủ quy định cụ thể chế độ thi tuyển và xét tuyển."
7- Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế theo quyết định của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền;
b) Có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
Chính phủ quy định chế độ, chính sách thôi việc đối với các trường hợp quy định tại khoản này."
8- Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 33
Nội dung quản lý về cán bộ, công chức bao gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
4. Quyết định biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước ở trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ở trung ương;
5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
6. Ban hành quy chế tuyển dụng, nâng ngạch; chế độ tập sự, thử việc;
7. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
9. Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức;
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức."
9- Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 36
1. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương; quy định định mức biên chế hành chính, sự nghiệp thuộc Uỷ ban nhân dân; hướng dẫn định mức biên chế trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ở trung ương.
2. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ưương thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp của Chính phủ và theo quy định của pháp luật."
10- Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ."
11- Khoản 1 và khoản 2 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức.
2. Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội."
1.2- Điều 42 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật."
1.3- Đoạn 1 của Điều 43 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm; trong trường hợp bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật."
Điều 2
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2003.
Điều 3
1. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
2. Căn cứ vào Pháp lệnh này, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể việc thực hiện đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 11/2003/PL-UBTVQH11 |
Hanoi, April 29, 2003 |
ORDINANCE AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES
OF THE ORDINANCE ON OFFICIALS AND PUBLIC EMPLOYEES
(No. 11/2003/PL-UBTVQH11)
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly at its 10th session;
Pursuant to Resolution No. 12/2002/QH11 of December 16, 2002 of the XIth National Assembly, at its second session, on the Law- and Ordinance-Making Programs of the XIth National Assembly for its whole tenure (2002-2007) and for 2003;
This Ordinance amends and supplements a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees enacted on February 26, 1998 by the National Assembly Standing Committee.
Article 1.- To amend and supplement a number of articles of the Ordinance on Officials and Public Employees
1. Article 1 is amended and supplemented as follows:
"Article 1.- Officials and public employees defined in this Ordinance are Vietnamese citizens who are on the payroll, including:
a/ People who are elected to hold posts for given terms in State agencies, political organizations or socio-political organizations at the central level, in the provinces or centrally-run cities (hereinafter collectively referred to as the provincial level), and in rural or urban districts, provincial capitals or cities (hereinafter collectively referred to as the district level);
b/ People who are recruited, appointed or assigned regular tasks in political organizations or socio-political organizations at the central, provincial or district level;
c/ People who are recruited or appointed into public employee’s ranks or assigned regular public duties in State agencies at the central, provincial or district level;
d/ People who are recruited or appointed into public servant’s ranks or assigned regular tasks in non-business units of the State, political organizations or socio-political organizations;
e/ Judges of the People’s Courts and procurators of the People’s Procuracies;
f/ People who are recruited, appointed or assigned regular tasks in agencies or units of the People’s Army but are neither officers, career military personnel nor defense workers; in agencies and units of the People’s Police but are neither officers nor career non-commissioned officers.
g/ People who are elected to hold posts for given terms in the Standing Boards of the People’s Councils or the People’s Committees; Party Committee Secretaries and Deputy Secretaries, and the heads of socio-political organizations in communes, wards or district capitals (hereinafter referred collectively to as the commune level).
h/ People who are recruited and assigned professional titles in the commune-level People’s Committees.
2. Officials and public employees specified at Points a, b, c, e, f, g and h, Clause 1 of this Article shall receive salaries from the State budget; officials and public employees defined at Point d, Clause 1 of this Article shall receive salaries from the State budget and non-business revenues as prescribed by law."
2. Article 5 is amended and supplemented as follows:
"Article 5.-
1. The National Assembly Standing Committee, political organizations and socio-political organizations shall detail the application of this Ordinance to elected people who do not fall into the subjects specified at Points a and g, Clause 1, Article 1 of this Ordinance.
2. The Government shall detail the application of this Ordinance to officers, career military personnel and defense workers in agencies and units of the People’s Army; officers and career non-commissioned officers in agencies and units of the People’s Police; members of the Management Boards, general directors, deputy general directors, directors, deputy directors, chief accountants and other managerial officials in State enterprises."
3. The following Article 5a is supplemented after Article 5:
"Article 5a.-
The Government shall stipulate the titles, criteria, obligations, benefits, prohibited jobs as well as other regimes and policies for commune-level officials and public employees specified at Points g and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance."
4. To supplement the following Article 5b after Article 5a:
"Article 5b.-
1. The regime of reserve public employees shall apply to agencies and organizations which employ officials and public employees specified at Points b and c, Clause 1, Article 1 of this Ordinance.
People who are recruited to be reserve public employees must meet all the law-prescribed criteria and conditions.
2. Basing themselves on the provisions of this Ordinance, the Government shall prescribe the regime of recruitment and employment of reserve public employees as well as obligations, benefits, prohibited jobs and other regimes and policies for them."
5. Article 22 is amended and supplemented as follows:
"Article 22.-
People who are elected as specified at Point a, Clause 1, Article 1 of this Ordinance shall, when resigning from their posts, be assigned jobs suitable to their capabilities, strengths and professional qualifications and enjoy various regimes and policies applicable to officials and public employees."
6. Article 23 is amended and supplemented as follows:
"Article 23.-
1. When recruiting officials or public employees specified at Points b, c, e, f and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance, agencies and organizations must base themselves on the job demands and working positions of the officials’ or public employees’ titles as well as on their assigned payroll quotas.
2. When recruiting officials or public employees specified at Point d, Clause 1, Article 1 of this Ordinance, non-business units must base themselves on their job demands, payroll plans and financial sources. The recruitment shall be effected in the contractual form.
3. People who are recruited to be officials or public employees specified at Points b and c, Clause 1, Article 1 of this Ordinance must undergo the regime of reserve public employees.
4. To be recruited people must possess moral qualities, full meet the required criteria and pass recruitment examinations; particularly, the recruitment into non-business units, in highland, remote, deep-lying, border areas or islands or in order to meet the requirement of building a contingent of officials and public employees in ethnic minority areas, can be effected through selection.
The Government shall detail the recruitment, examination and selection regimes."
7. Clause 1 of Article 32 is amended and supplemented as follows:
"1. Officials and public employees specified at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance shall be allowed to give up their jobs and enjoy the severance regime in the following cases:
a/ Due to reorganization and payroll reduction under decisions of competent agencies, organizations or units;
b/ They wish to give up their jobs and it is approved by competent agencies, organizations or units;
The Government shall prescribe the severance regime and policies applicable to the cases specified in this Clause."
8. Article 33 is amended and supplemented as follows:
"Article 33.-
The contents of management of officials and public employees include:
1. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents, rules and regulations on officials and public employees;
2. Elaborating plannings and plans on building up a contingent of officials and public employees;
3. Prescribing the titles and criteria of officials and public employees;
4. Deciding on the payrolls of officials and public employees in State agencies at the central level; setting the administrative and non-business payroll quotas of the People’s Committees; and guiding the payroll quotas in the State-run non-business units at the central level;
5. Organizing the management, employment and decentralization of management of officials and public employees;
6. Promulgating the regulations on recruitment, rank promotion as well as the job probation and apprenticeship regimes;
7. Training, fostering and evaluating officials and public employees;
8. Directing and organizing the implementation of the salary regime as well as the entitlement, commendation and disciplining regimes and policies for officials and public employees;
9. Gathering statistics on officials and public employees;
10. Inspecting and examining the implementation of the law provisions on officials and public employees;
11. Directing and organizing the settlement of complaints and denunciations related to officials and public employees."
9. Article 36 is amended and supplemented as follows:
"Article 36.-
1. The Government shall decide on the payrolls and manage officials and public employees working in State administrative agencies at the central level; set the administrative and non-business payroll quotas of the People’s Committees; and guide the payroll quotas of the State-run non-business units at the central level.
2. The Ministry of the Interior shall assist the Government in managing officials and public employees specified in Clause 1 of this Article.
3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities shall manage officials and public employees according to the Government’s decentralization and the provisions of law."
10. Article 38 is amended and supplemented as follows:
"If officials or public employees specified at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance record outstanding achievements in the performance of their tasks or public duties, they shall be considered for salary rank and grade promotion ahead of time according to the Government’s regulations."
11. Clauses 1 and 2 of Article 39 are amended and supplemented as follows:
"1. If officials or public employees specified at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance violate law provisions but not so seriously to be examined for penal liability, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be subject to one of the following disciplinary forms:
a/ Reprimand;
b/ Caution;
c/ Salary reduction;
d/ Rank lowering;
e/ Demotion;
f/ Forcible job severance.
The disciplining shall fall under the competence of the agencies, organizations or units that manage such officials and public employees.
2. The removal from office or disciplining of officials specified at Points a and g, Clause 1, Article 1 of this Ordinance shall comply with the law provisions and the charters of political or socio-political organizations."
12. Article 42 is amended and supplemented as follows:
"When officials or public employees specified at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance are disciplined, they may lodge complaints about the disciplining decisions against them with competent agencies, organizations or units according to the provisions of law.
When officials or public employees specified at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance, who hold the posts of departmental director, equivalent or lower posts, are forced to resign, they may initiate administrative lawsuits at courts according to the provisions of law."
13. Paragraph 1 of Article 43 is amended and supplemented as follows:
" When officials or public employees specified at Points b, c, d, e, f and h, Clause 1, Article 1 of this Ordinance are disciplined in the form of reprimand, caution or demotion, they shall have their salary-raising duration prolonged for one year; when they are disciplined in the form of from reprimand to demotion, they shall not be appointed to higher posts within at least one year after the issuance of the disciplining decisions."
Article 2.- This Ordinance takes effect as from July 1, 2003.
Article 3.-
1. The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
2. On the basis of this Ordinance, political organizations and socio-political organizations shall detail the implementation thereof towards officials and public employees under their management.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |