Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998
Số hiệu: | 2-L/CTN | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 26/02/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/05/1998 |
Ngày công báo: | 10/04/1998 | Số công báo: | Số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2-L/CTN |
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 1998 |
PHÁP LỆNH
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 2-L/CTN NGÀY 26 THÁNG 02 NĂM 1998 CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực và tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1998;
Pháp lệnh này quy định về cán bộ, công chức.
Cán bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, bao gồm:
1. Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
2. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
3. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước; mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng;
4. Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân;
5. Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.
Cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập nâng cao trình độ và năng lực công tác để thực hiện tốt nhiệm vụ, công vụ được giao.
Cán bộ, công chức ngoài việc thực hiện các quy định của Pháp lệnh này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan của Pháp lệnh chống tham nhũng, Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản pháp luật khác.
Công tác cán bộ, công chức đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ đi đôi với phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh này đối với những người do bầu cử không thuộc đối tượng quy định tại điểm 1 Điều 1 của Pháp lệnh này.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng Pháp lệnh này đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong các doanh nghiệp nhà nước.
Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:
1. Trung thành với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;
2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;
3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;
5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;
6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;
7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;
8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Cán bộ, công chức có các quyền lợi sau đây:
1. Được nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 74, Điều 75, khoản 2, khoản 3 Điều 76 và Điều 77, nghỉ các ngày lễ theo quy định tại Điều 73 và nghỉ việc riêng theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật lao động;
2. Trong trường hợp có lý do chính đáng được nghỉ không hưởng lương sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức;
3. Được hưởng các chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và chế độ tử tuất theo quy định tại các điều 107,142,143,144,145 và 146 của Bộ luật lao động;
4. Được hưởng chế độ hưu trí, thôi việc theo quy định tại Mục 5 Chương IV của Pháp lệnh này;
5. Cán bộ, công chức là nữ còn được hưởng các quyền lợi quy định tại khoản 2 Điều 109, các điều 111,113,114,115,116 và 117 của Bộ luật lao động;
6. Được hưởng các quyền lợi khác do pháp luật quy định.
Cán bộ, công chức được hưởng tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao, chính sách về nhà ở, các chính sách khác và được bảo đảm các điều kiện làm việc.
Cán bộ, công chức làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hoặc làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi do Chính phủ quy định.
Cán bộ, công chức có quyền tham gia hoạt động chính trị, xã hội theo quy định của pháp luật; được tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ, được quyền nghiên cứu khoa học, sáng tác; được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ được giao.
Cán bộ, công chức có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về việc làm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình cho là trái pháp luật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ.
Cán bộ, công chức hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được xem xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ thì được xem xét để áp dụng chính sách, chế độ tương tự như đối với thương binh.
Cán bộ, công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ; không được gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc.
Cán bộ, công chức không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư.
Cán bộ, công chức không được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về các công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gây phương hại đến lợi ích quốc gia.
Chính phủ quy định cụ thể việc làm tư vấn của cán bộ, công chức.
Cán bộ, công chức làm việc ở những ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là năm năm kể từ khi có quyết định hưu trí, thôi việc, không được làm việc cho các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm.
Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách ưu đãi đối với những người phải áp dụng quy định của Điều này.
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự, kế toán - tài vụ; làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức hoặc mua bán vật tư, hàng hoá, giao dịch, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đó.
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản pháp luật khác.
Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo điều lệ của các tổ chức đó.
Những người do bầu cử quy định tại điểm 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi thôi giữ chức vụ thì được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành, nghề chuyên môn của mình và được đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ và thông qua thi tuyển theo quy định của pháp luật.
Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền điều động cán bộ, công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức ở trung ương hoặc địa phương theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền biệt phái cán bộ, công chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cán bộ, công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức biệt phái cán bộ, công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được biệt phái.
Cán bộ, công chức có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động thì được hưởng chế độ hưu trí và các chế độ khác quy định tại Điều 146 của Bộ luật lao động.
1. Trong trường hợp do yêu cầu công việc ở một số ngành, nghề và vị trí công tác, thì thời gian công tác của cán bộ, công chức đã có đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí có thể được kéo dài thêm. Thời gian kéo dài thêm không quá năm năm; trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn này có thể được kéo dài thêm.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định cụ thể danh mục ngành, nghề và vị trí công tác mà thời gian công tác của cán bộ, công chức được phép kéo dài thêm.
3. Việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức thực sự có nhu cầu;
b) Cán bộ, công chức tự nguyện và có đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc.
1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý.
Chính phủ quy định chế độ, chính sách thôi việc đối với các trường hợp quy định tại khoản này.
2. Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cán bộ, công chức không được thôi việc trước khi có quyết định xử lý.
Nội dung quản lý về cán bộ, công chức bao gồm:
1. Ban hành các văn bản pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức;
2. Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
3. Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ, công chức;
4. Quyết định biên chế cán bộ, công chức;
5. Tổ chức thực hiện việc quản lý, sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ, công chức;
6. Ban hành quy chế thi tuyển, thi nâng ngạch;
7. Đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá cán bộ, công chức;
8. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức;
9. Thực hiện việc thống kê cán bộ, công chức;
10. Thanh tra, kiểm tra việc thi hành các quy định về cán bộ, công chức;
11. Chỉ đạo, tổ chức giải quyết các khiếu nại, tố cáo đối với cán bộ, công chức.
1. Việc quản lý cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định phân cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Nhà nước.
2. Việc quản lý cán bộ do bầu cử được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Việc quản lý Thẩm phán, Kiểm sát viên được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
4. Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức theo thẩm quyền.
1. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định biên chế cán bộ, công chức thuộc Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân; số lượng Thẩm phán của các Toà án.
2. Biên chế công chức Văn phòng Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định.
3. Biên chế công chức Văn phòng Chủ tịch nước do Chủ tịch nước quyết định.
4. Biên chế cán bộ làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do tổ chức có thẩm quyền quyết định.
1. Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước.
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ về công tác tổ chức - cán bộ của Chính phủ giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp của Chính phủ và theo quy định của pháp luật.
1. Cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy khen;
b) Bằng khen;
c) Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
d) Huy chương;
đ) Huân chương.
2. Việc khen thưởng cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.
1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức.
2. Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Việc kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải được Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định.
Thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật do Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.
Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức có thể bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Thời hạn tạm đình chỉ không quá mười lăm ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá ba tháng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu không bị xử lý thì cán bộ, công chức được tiếp tục làm việc. Cán bộ, công chức trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, công chức không có lỗi thì sau khi tạm đình chỉ công tác được bố trí về vị trí công tác cũ; trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác. Cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức được bố trí làm công tác khác.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm; trong trường hợp bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.
Trong trường hợp cán bộ, công chức bị kỷ luật vì có hành vi tham nhũng, thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật, điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Cán bộ, công chức phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Các quyết định về khen thưởng và kỷ luật được lưu vào hồ sơ của cán bộ, công chức.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1998.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
1. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
2. Căn cứ vào Pháp lệnh này, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định cụ thể việc thực hiện đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
|
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 2-L/CTN |
Hanoi, February 26, 1998 |
ORDINANCE
ON PUBLIC EMPLOYEES
In order to build a contingent of public employees who are possessed of good moral qualities, professional qualifications and capabilities, devotedly serve the people and are loyal to the fatherland of the socialist republic of Vietnam;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly at its second session on the 1998 law- and ordinance-making program;
This Ordinance provides for public employees,
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Public employees defined in this Ordinance are Vietnamese citizens who are on the State payroll and get paid from the State budget, including:
1. People who are elected to hold posts for a given term in State agencies, political organizations and socio-political organizations;
2. People who are recruited, appointed or assigned regular tasks in political and socio-political organizations;
3. People who are recruited, appointed or assigned a regular public duty, are categorized according to their training degrees and professional specialty, are arranged in an administrative or non-business grade in State agencies, each grade reflecting a professional position and rank as well as title according to certain specific criteria;
4. Judges of the People's Courts and prosecutors of the People's Procuracy;
5. People who are recruited, appointed, or assigned regular tasks in offices and units of the People's Army but are neither officers, professional military personnel nor defense workers; in offices and units of the People's Police but who are neither officers nor professional non-commissioned officers.
Article 2.- Public employees are public servants of the people, submit to the supervision by the people, must constantly forster their moral qualities and study to raise their professional qualifications and working capabilities in order to well fulfill their assigned tasks and official duties.
Article 3.- Apart from abiding by the provisions of this Ordinance, public employees shall also have to adhere to the relevant provisions of the Ordinance against Corruption and the Ordinance on Thrift Practice and Wastefulness Combat as well as other legal documents.
Article 4.- The work on the public employees is placed under the uniform leadership of the Communist Party of Vietnam, ensuring the principles of collectivity and democracy in parallel with bringing into full play the sense of responsibility of the heads of agencies, organizations and units.
Article 5.-
1. The National Assembly Standing Committee, political organizations and socio-political organizations shall specify the application of this Ordinance to elected people who are not the subjects defined in Point 1, Article 1 of this Ordinance.
2. The Government shall specify the application of this Ordinance to officials of communes, wards and district towns; officers, professional military personnel and defense workers in offices and units attached to the People's Army; officers, professional non-commissioned officers in the offices and units of the People's Police; members of the managing boards, general directors, deputy general directors, directors, deputy directors, chief accountants and other managerial staff of State enterprises.
Chapter II
DUTIES AND INTERESTS OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 6.- Public employees have the following duties:
1. To be loyal to the State of the Socialist Republic of Vietnam; safeguard the national security, honor and interests;
2. To strictly abide by the Party's lines and polices and the State's policies and laws; perform tasks and public duties as prescribed by law;
3. To devotedly serve the people and respect the people;
4. To keep close contact with the people, take part in activities of the population communities where they reside, listen to the people's opinions and place themselves under the supervision by the people;
5. To have a healthy lifestyle, be honest, diligent, thrifty, integral, fully devoted to general interests, public-minded, not to be bureaucratic, over-bearing, authoritarian and corrupt;
6. To have a sense of organizational discipline and responsibility in their work, strictly abide by the internal rules of their agencies or organizations; preserve and protect public property, and protect State secrets in accordance with the provisions of law;
7. To constantly study to raise their qualifications; be innovative, creative and cooperative in their work so as to well fulfill the assigned tasks and public duties;
8. To abide by the job transfer or assignment by the competent agencies or organizations.
Article 7.- Public employees shall be accountable before law for the performance of their tasks and official duties; public employees who hold managerial posts shall be also responsible for the performance of tasks and public duties by public employees under their management as prescribed by law.
Article 8.- Public employees shall have to execute decisions of their respective superiors; when there are grounds to believe that a decision is illegal they must immediately report to the person who makes such decision; in cases where they still have to execute such decision, they shall have to report to the immediate higher level of the person who makes such decision and shall not take responsibility for consequences resulted from the execution of such decision.
Article 9.- Public employees have the following interests:
1. To be entitled to take annual leave as prescribed in Article 74, Article 75, Clause 2 and Clause 3 of Article 76, and Article 77, and holidays as prescribed in Article 73 as well as take leave for personal reasons as prescribed in Article 78 of the Labor Code;
2. In cases where there is a justifiable reason, they can take unpaid leave after obtaining the consent of the heads of their respective employing agencies or organizations;
3. To be entitled to allowances for social insurance, sickness, labor accidents, occupational diseases, maternity, pension and death as prescribed in Articles 107, 142, 143, 145 and 146 of the Labor Code;
4. To be entitled to the retirement or severance regime under Section 5, Chapter IV of this Ordinance;
5. Female public employees shall be also entitled to the interests prescribed in Clause 2, Article 109, Articles 111, 113, 114, 115, 116 and 117 of the Labor Code;
6. To be entitled to other benefits as prescribed by law.
Article 10.- Public employees shall receive wages according to their assigned tasks and duties, benefit from the housing and other policies and be assured the working conditions.
Public employees working in highland, remote and deep-lying areas and islands or working in hazardous and toxic industries or jobs shall be entitled to allowances and preferential treatment policies stipulated by the Government.
Article 11.- Public employees shall have the right to participate in political and social activities in accordance with the provisions of law; be provided with conditions to study and raise their professional level, have the right to do scientific research and creation; be commended for excellently fulfilling their assigned tasks and public duties.
Article 12.- Public employees shall have the right to complain, denounce or initiate lawsuits against acts of agencies, organizations or individuals, which they deem illegal, to competent agencies or organizations as prescribed by law.
Article 13.- Public employees who are on public duties shall be protected by law and by the people.
Article 14.- Public employees who die while performing their task or public duties shall be considered for recognition as martyrs under the provisions of law.
Public employees who are wounded while performing their task or public duties shall be considered for enjoying the policies and regimes similar to those for war invalids.
Chapter III
THINGS THAT PUBLIC EMPLOYEES ARE NOT ALLOWED TO DO
Article 15.- Public employees must not be lazy in their work, shirk their responsibility or refuse to discharge their tasks or public duties, must not sow factionalism, discord or departimentalism or quit their job without permission.
Article 16.- Public employees must not be authoritarian, overbearing or harassing for bribes, not cause any difficulties and troubles to organizations, agencies or individuals while settling their work.
Article 17.- Public employees shall not be allowed to establish, take part in establishing, managing or running private enterprises, limited liability companies, stock companies, cooperatives, private hospitals and private scientific research institutions.
Public employees shall not be allowed to work as consultants for enterprises, business or service organizations and other organizations or individuals inside and outside the country on the work involving State secrets, work secrets and tasks under their handling competence as well as other tasks where their consulting can probably cause damage to the national interests.
The Government shall specify the consulting work by public employees.
Article 18.- Public employees working in branches and professions related to State secrets shall not be allowed to, for at least five years from the time there is a decision on their retirement or dismissal, work for organizations or individuals inside and outside the country or joint ventures with foreign parties regarding the range of work related to their previous branch or profession.
The Government shall specify the lists of branches, professions and jobs that public employees are prohibited from doing and time limits for such prohibition as well as preferential treatment policies for public employees subject to the provisions of this Articles.
Article 19.- The heads and deputy heads of agencies, their spouse, parents or children shall not be allowed to contribute capital to enterprises operating in the branches and professions over which they directly perform the State management.
Article 20.- The heads and deputy heads of agencies and organizations shall not be allowed to let their spouse, parents, children or siblings hold leading positions in charge of organizational and personnel affairs, accounting and finance; work as cashiers or storekeepers in their agencies or organizations or undertake the purchase and sale of supplies and goods, transactions or signing of contracts for such agencies or organizations.
Chapter IV
ELECTION, RECRUITMENT AND USE OF PUBLIC EMPLOYEES
SECTION 1. ELECTION
Article 21.- The election of deputies to the National Assembly, deputies to the People's Councils and other posts in the system of State agencies shall be conducted in accordance with the Constitution, the Law on Election of National Assembly Deputies, the Law on Election of Deputies of the People's Councils, the Law on Organization of the National Assembly, the Law on Organization of the Government, the Law on Organization of the People's Councils and the People's Committees and other legal documents.
The election of people to the posts in political organizations and socio-political organizations shall comply with the statutes of such organizations.
Article 22.- When the elected people defined in Point 1, Article 1 of this Ordinance discontinue their posts, they shall be given a job suited to their capabilities, strengths and specialized professions and assured to enjoy policies and regimes towards public employees.
SECTION 2. RECRUITMENT
Article 23.- When recruiting public employees as stipulated in Points 2, 3 and 5, Article 5 of this Ordinance, the recruiting agencies or organizations shall base themselves on their working requirements, working positions of the titles of public employees in their respective agencies or organizations and their assigned payroll quotas. To be recruited, people must be possessed of good moral qualities, meet the professional criteria and pass recruitment examinations as prescribed by law.
The recruits must be subject to the probation regime. Upon the expiry of the probation duration, the heads of the agencies, organizations or units that employ public employees shall assess their moral qualities and working results; and propose, if they satisfy the requirements, the agencies or organizations competent to manage public employees to make decisions to officially appoint them to the appropriate job grades.
Article 24.- The selection and appointment of judges of the people's courts and prosecutors of the people's procuracy shall comply with the Law on Organization of the People's Court, the Ordinance on Judges and Jurors of the People's Court, the Law on Organization of the People's Procuracy and the Ordinance on Prosecutors of the People's Procuracy.
SECTION 3. TRAINING AND FOSTERING
Article 25.- Agencies or organizations competent to manage public employees shall have to elaborate the general planning and plans for and organize the training and fostering of public employees in order to create sources thereof and raise their qualifications and capabilities.
Article 26.- The training and fostering of public employees shall be based on the general planning, plans and criteria for each post and professional criteria for each job grade.
Article 27.- The training and fostering of public employees is funded by the State budget. The training and fostering regime shall be prescribed by the competent agencies or organizations
SECTION 4. JOB TRANSFER, SECONDING
Article 28.- Agencies or organizations competent to manage public employees shall be entitled to transfer public employees to work at central or local agencies or organizations according to the requirements of the task or public duty.
Article 29.- Agencies or organizations competent to manage public employees shall be entitled to second public employees for a special duty within a given time limit at another agency or organization according to the requirement of the task or public duty.
The seconded public employees shall obey the job assignment by the agency or organization where they are sent to. The agency or organization that seconds their public employees for a special duty shall have to pay wages and ensure other interests for the seconded public employees.
SECTION 5. RETIREMENT AND JOB DISCONTINUATION
Article 30.- Public employees who fully meet the conditions regarding age and period of social insurance contribution as prescribed in Article 145 of the Labor Code shall be entitled to the retirement and other regimes as prescribed in Article 146 of the Labor Code.
Article 31.-
1. In cases where some branches, occupations or working posts require, the working period of public employees who are eligible for the retirement regime may be prolonged. The prolonged time shall not exceed five years; in special cases this time limit may be longer.
2. Competent agencies or organizations shall make a detailed list of branches, occupations and working posts where the working period of public employees can be prolonged.
3. The prolongation of the working period of public employees must ensure the following principles:
a/ The employing agency or organization actually needs to employ the public employees;
b/ The public employees have sufficient health conditions and voluntarily continue to work.
Article 32.-
1. Public employees specified in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance may discontinue their job and shall be entitled to the job discontinuation regime in the following cases:
a/ Due to the organizational restructuring or payroll reduction by decision of a competent agency or organization;
b/ Wishing to discontinue their job and it is so approved by a competent agency or organization.
The Government shall stipulate the job discontinuation regime and policies for the cases under this Clause.
2. Public employees who quit their job without permission shall be disciplined, not be entitled to the job discontinuation regime and other benefits and have to refund the training costs in accordance with the provisions of law.
3. During the time a public employee is considered for discipline or examined for penal liability, he/she shall not be allowed to discontinue his/her job before a handling decision is issued.
Chapter V
MANAGEMENT OF PUBLIC EMPLOYEES
Article 33.- The contents of the management of public employees include:
1. Issuing legal documents, statutes and regulations on public employees;
2. Elaborating the general planning and plans on the building of the contingent of public employees;
3. Defining the titles and criteria for public employees;
4. Deciding the payroll of public employees;
5. Organizing the management, use and assignment of the management of public employees;
6. Issuing regulations on recruitment examinations and job-grade promotion tests;
7. Training, fostering and evaluating public employees;
8. Directing and organizing the implementation of the wage regime and preferential treatment, commendation as well as discipline regimes and policies for public employees;
9. Conducting statistics on the public employees;
10. Inspecting and supervising the observance of the provisions on public employees;
11. Directing and organizing the settlement of complaints and denunciations against public employees.
Article 34.-
1. The management of public employees shall comply with the Vietnam Communist Party's and the State's regulations on the assignment of such management
2. The management of elected employees shall comply with the provisions of the Law on Organization of the National Assembly, the Law on Organization of the Government, the Law on Organization of the People's Councils and the People's Committees, and the statutes of political and socio-political organizations.
3. The management of judges and prosecutors shall comply with the provisions of the Law on Organization of the People's Courts, the Ordinance on Judges and Jurors of the People's Courts, the Law on Organization of the People's Procuracy and the Ordinance on procurators of the People's Procuracy.
4. The Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy shall manage public employees in accordance with their jurisdiction.
Article 35.-
1. The National Assembly Standing Committee shall decide the of public employee payrolls of the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy; and the numbers of judges of courts.
2. The public employee payroll of the Office of the National Assembly shall be decided by the National Assembly Standing Committee.
3. The public employee payroll of the Office of the State President shall be decided by the State President.
4. The payroll of public employees working in political and socio-political organizations shall be decided by the competent organizations.
Article 36.-
1. The Government shall decide the payroll of and manage public employees working at State administrative and non-business agencies.
2. The agency assigned the task of the Government's organization and personnel shall assist the Government in managing public employees defined in Clause 1 of this Article.
3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People's Committee of the provinces and cities directly under the Central Government shall manage public employees according to the Government's assignment and the provisions of law.
Chapter VI
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 37.-
1. Public employees who make achievements in performing their tasks and public duties shall be considered for commendation in the following forms:
a/ Commendation papers;
b/ Commendation certificates;
c/ State honorary titles;
d/ Medals;
e/ Orders.
2. The commendation of public employees shall comply with the provisions of law.
Article 38.- Public employees prescribed in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who have made outstanding achievements in performing their tasks and public duties shall be considered for job-grade promotion or wage rise ahead of schedule as stipulated by the Government.
Article 39.-
1. Public employees prescribed in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who violate the provisions of law but not to the extent of being examined for penal liability shall be, depending on the nature and seriousness of violation, subject to one of the following forms of discipline:
a/ Reprimand;
a/ Warning;
c/ Wage reduction;
d/ Demotion;
e/ Removal from office;
e/ Sack.
The disciplining shall fall under the jurisdiction of the agency or organization that manages the subject public employees.
2. The removal from office or discipline of public employees prescribed in Point 1, Article 1 of this Ordinance shall comply with the provisions of law and the statute of the concerned political or socio-political organization.
3. Public employees who commit law violations that show signs of a criminal offense shall be examined for penal liability in accordance with the provisions of law.
4. Public employees who cause loss or damage to equipment and furniture or commit other acts of damaging State property shall have to make compensation in accordance with the provisions of law.
5. Public employees who commit law-breaking acts while performing their task or public duties, thus causing damage to another person shall have to reimburse to the agency or organization the amount of money the latter has compensated for the damage in accordance with the provisions of law.
Article 40.- The disciplining of a public employee must be considered and proposed by the Disciplinary Council of the agency or organization employing such public employee to a competent agency or organization for decision.
The composition and operational regulations of the Disciplinary Council shall be stipulated by the Government, the political organizations and/or the socio-political organizations.
Article 41.- During the time a public employee is considered for discipline, the competent agency or organization may issue a decision to temporarily suspend his/her work if it deems that his/her continued work may cause difficulties to the verification of his/her violation or he/she may continue to commit another violation. The time limit for such temporary suspension shall not exceed fifteen days and may be extended in special cases but not more than three months; past this time limit if the public employee is not handled, he/she shall be entitled to continue to work. During the time of temporary work suspension the public employee shall still receive wage in accordance with the Government's stipulations.
Public employees who are found not guilty shall be arranged to their former work after temporarily being suspended therefrom; in cases where a public employee is disciplined in the form of reprimand, warning, wage reduction or demotion, he may be, depending on the nature and seriousness of the violation, either arranged back to the former work or transferred to another one. The public employee who is disciplined in the form of dismissal from office shall be arranged to another work.
Article 42.- Public employees defined in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who are disciplined shall have the right to complain about the disciplinary decision against him/her to a competent agency or organization as prescribed by law.
Public employees defined in Points 2, 3 and 5, Article 1 of this Ordinance who hold the post of director of a department or an equivalent or lower post and are forced to discontinue their work shall have the right to initiate an administrative lawsuit at a court as prescribed by law.
Article 43.- Public employees defined in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who are disciplined in the form of reprimand, warning or removal from office shall have their wage-rise period prolonged for one more year, if they are disciplined in the form of from reprimand to removal from office they shall not be appointed to a higher post for a period of at least one year from the time the disciplinary decision is issued.
In cases where a public employee is disciplined for corruption, the disciplining shall comply with the provisions of the Ordinance against Corruption, other provisions of law, and the statute of the concerned political organization or socio-political organization.
Article 44.- Public employees who commit offenses and are sentenced to imprisonment by the Court shall be automatically forced to leave his/her work from the date the Court's verdict or decision takes legal effect.
Article 45.- Public employees who are disciplined or examined for penal liability but such discipline or examination is wrong upon the conclusion of a competent agency or organization shall have his honor and interests restored and be compensated for any damage as prescribed by law.
Article 46.- The commendation and discipline decisions shall be kept in the files on public employees.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 47.- This Ordinance takes effect from May 1, 1998.
The earlier provisions which are contrary to this Ordinance are hereby annulled.
Article 48.-
1. The Government shall detail and guide the implementation of this Ordinance.
2. On the basis of this Ordinance, the political organizations and socio-political organizations shall detail the application of this Ordinance to the public employees under their management.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |