Chương 6: Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 Khen thưởng và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 2-L/CTN | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 26/02/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/05/1998 |
Ngày công báo: | 10/04/1998 | Số công báo: | Số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cán bộ, công chức có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét khen thưởng theo các hình thức sau đây:
a) Giấy khen;
b) Bằng khen;
c) Danh hiệu vinh dự Nhà nước;
d) Huy chương;
đ) Huân chương.
2. Việc khen thưởng cán bộ, công chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này lập thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì được xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định của Chính phủ.
1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Hạ ngạch;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức.
2. Việc bãi nhiệm, kỷ luật đối với cán bộ quy định tại điểm 1 Điều 1 của Pháp lệnh này được thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Cán bộ, công chức vi phạm pháp luật mà có dấu hiệu của tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Cán bộ, công chức làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
5. Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ gây thiệt hại cho người khác thì phải hoàn trả cho cơ quan, tổ chức khoản tiền mà cơ quan, tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Việc kỷ luật đối với cán bộ, công chức phải được Hội đồng kỷ luật của cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức xem xét và đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định.
Thành phần và quy chế hoạt động của Hội đồng kỷ luật do Chính phủ, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quy định.
Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật, cán bộ, công chức có thể bị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý ra quyết định tạm đình chỉ công tác nếu xét thấy cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm. Thời hạn tạm đình chỉ không quá mười lăm ngày, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá ba tháng; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác, nếu không bị xử lý thì cán bộ, công chức được tiếp tục làm việc. Cán bộ, công chức trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Cán bộ, công chức không có lỗi thì sau khi tạm đình chỉ công tác được bố trí về vị trí công tác cũ; trường hợp cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác. Cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng hình thức cách chức được bố trí làm công tác khác.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này khi bị kỷ luật có quyền khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này giữ chức vụ từ Vụ trưởng và tương đương trở xuống bị buộc thôi việc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm; trong trường hợp bị kỷ luật bằng một trong các hình thức từ khiển trách đến cách chức thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời hạn ít nhất một năm, kể từ khi có quyết định kỷ luật.
Trong trường hợp cán bộ, công chức bị kỷ luật vì có hành vi tham nhũng, thì việc xử lý kỷ luật được thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật, điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Cán bộ, công chức phạm tội bị Toà án phạt tù mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị buộc thôi việc, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai thì được phục hồi danh dự, quyền lợi và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Các quyết định về khen thưởng và kỷ luật được lưu vào hồ sơ của cán bộ, công chức.
Chapter VI
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 37.-
1. Public employees who make achievements in performing their tasks and public duties shall be considered for commendation in the following forms:
a/ Commendation papers;
b/ Commendation certificates;
c/ State honorary titles;
d/ Medals;
e/ Orders.
2. The commendation of public employees shall comply with the provisions of law.
Article 38.- Public employees prescribed in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who have made outstanding achievements in performing their tasks and public duties shall be considered for job-grade promotion or wage rise ahead of schedule as stipulated by the Government.
Article 39.-
1. Public employees prescribed in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who violate the provisions of law but not to the extent of being examined for penal liability shall be, depending on the nature and seriousness of violation, subject to one of the following forms of discipline:
a/ Reprimand;
a/ Warning;
c/ Wage reduction;
d/ Demotion;
e/ Removal from office;
e/ Sack.
The disciplining shall fall under the jurisdiction of the agency or organization that manages the subject public employees.
2. The removal from office or discipline of public employees prescribed in Point 1, Article 1 of this Ordinance shall comply with the provisions of law and the statute of the concerned political or socio-political organization.
3. Public employees who commit law violations that show signs of a criminal offense shall be examined for penal liability in accordance with the provisions of law.
4. Public employees who cause loss or damage to equipment and furniture or commit other acts of damaging State property shall have to make compensation in accordance with the provisions of law.
5. Public employees who commit law-breaking acts while performing their task or public duties, thus causing damage to another person shall have to reimburse to the agency or organization the amount of money the latter has compensated for the damage in accordance with the provisions of law.
Article 40.- The disciplining of a public employee must be considered and proposed by the Disciplinary Council of the agency or organization employing such public employee to a competent agency or organization for decision.
The composition and operational regulations of the Disciplinary Council shall be stipulated by the Government, the political organizations and/or the socio-political organizations.
Article 41.- During the time a public employee is considered for discipline, the competent agency or organization may issue a decision to temporarily suspend his/her work if it deems that his/her continued work may cause difficulties to the verification of his/her violation or he/she may continue to commit another violation. The time limit for such temporary suspension shall not exceed fifteen days and may be extended in special cases but not more than three months; past this time limit if the public employee is not handled, he/she shall be entitled to continue to work. During the time of temporary work suspension the public employee shall still receive wage in accordance with the Government's stipulations.
Public employees who are found not guilty shall be arranged to their former work after temporarily being suspended therefrom; in cases where a public employee is disciplined in the form of reprimand, warning, wage reduction or demotion, he may be, depending on the nature and seriousness of the violation, either arranged back to the former work or transferred to another one. The public employee who is disciplined in the form of dismissal from office shall be arranged to another work.
Article 42.- Public employees defined in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who are disciplined shall have the right to complain about the disciplinary decision against him/her to a competent agency or organization as prescribed by law.
Public employees defined in Points 2, 3 and 5, Article 1 of this Ordinance who hold the post of director of a department or an equivalent or lower post and are forced to discontinue their work shall have the right to initiate an administrative lawsuit at a court as prescribed by law.
Article 43.- Public employees defined in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance who are disciplined in the form of reprimand, warning or removal from office shall have their wage-rise period prolonged for one more year, if they are disciplined in the form of from reprimand to removal from office they shall not be appointed to a higher post for a period of at least one year from the time the disciplinary decision is issued.
In cases where a public employee is disciplined for corruption, the disciplining shall comply with the provisions of the Ordinance against Corruption, other provisions of law, and the statute of the concerned political organization or socio-political organization.
Article 44.- Public employees who commit offenses and are sentenced to imprisonment by the Court shall be automatically forced to leave his/her work from the date the Court's verdict or decision takes legal effect.
Article 45.- Public employees who are disciplined or examined for penal liability but such discipline or examination is wrong upon the conclusion of a competent agency or organization shall have his honor and interests restored and be compensated for any damage as prescribed by law.
Article 46.- The commendation and discipline decisions shall be kept in the files on public employees.