Chương 4: Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức
Số hiệu: | 2-L/CTN | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nông Đức Mạnh |
Ngày ban hành: | 26/02/1998 | Ngày hiệu lực: | 01/05/1998 |
Ngày công báo: | 10/04/1998 | Số công báo: | Số 10 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức danh khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định của Hiến pháp, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và các văn bản pháp luật khác.
Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo điều lệ của các tổ chức đó.
Những người do bầu cử quy định tại điểm 1 Điều 1 của Pháp lệnh này khi thôi giữ chức vụ thì được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành, nghề chuyên môn của mình và được đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
Khi tuyển dụng cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này, cơ quan, tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. Người được tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức, đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ và thông qua thi tuyển theo quy định của pháp luật.
Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch.
Việc tuyển chọn và bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Toà án nhân dân, Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và Pháp lệnh về Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức.
Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn đối với từng chức vụ, tiêu chuẩn nghiệp vụ của từng ngạch.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức do ngân sách nhà nước cấp. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền điều động cán bộ, công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức ở trung ương hoặc địa phương theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có quyền biệt phái cán bộ, công chức đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan, tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cán bộ, công chức được biệt phái chịu sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức nơi được cử đến. Cơ quan, tổ chức biệt phái cán bộ, công chức có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của cán bộ, công chức được biệt phái.
Cán bộ, công chức có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động thì được hưởng chế độ hưu trí và các chế độ khác quy định tại Điều 146 của Bộ luật lao động.
1. Trong trường hợp do yêu cầu công việc ở một số ngành, nghề và vị trí công tác, thì thời gian công tác của cán bộ, công chức đã có đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí có thể được kéo dài thêm. Thời gian kéo dài thêm không quá năm năm; trong trường hợp đặc biệt thì thời hạn này có thể được kéo dài thêm.
2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định cụ thể danh mục ngành, nghề và vị trí công tác mà thời gian công tác của cán bộ, công chức được phép kéo dài thêm.
3. Việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ, công chức phải bảo đảm những nguyên tắc sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức thực sự có nhu cầu;
b) Cán bộ, công chức tự nguyện và có đủ sức khoẻ để tiếp tục làm việc.
1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm 2, 3, 4 và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này được thôi việc và hưởng chế độ thôi việc trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức, giảm biên chế theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
b) Có nguyện vọng thôi việc và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý.
Chính phủ quy định chế độ, chính sách thôi việc đối với các trường hợp quy định tại khoản này.
2. Cán bộ, công chức tự ý bỏ việc thì bị xử lý kỷ luật, không được hưởng chế độ thôi việc và các quyền lợi khác, phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời gian đang bị xem xét kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì cán bộ, công chức không được thôi việc trước khi có quyết định xử lý.
Chapter IV
ELECTION, RECRUITMENT AND USE OF PUBLIC EMPLOYEES
SECTION 1. ELECTION
Article 21.- The election of deputies to the National Assembly, deputies to the People's Councils and other posts in the system of State agencies shall be conducted in accordance with the Constitution, the Law on Election of National Assembly Deputies, the Law on Election of Deputies of the People's Councils, the Law on Organization of the National Assembly, the Law on Organization of the Government, the Law on Organization of the People's Councils and the People's Committees and other legal documents.
The election of people to the posts in political organizations and socio-political organizations shall comply with the statutes of such organizations.
Article 22.- When the elected people defined in Point 1, Article 1 of this Ordinance discontinue their posts, they shall be given a job suited to their capabilities, strengths and specialized professions and assured to enjoy policies and regimes towards public employees.
SECTION 2. RECRUITMENT
Article 23.- When recruiting public employees as stipulated in Points 2, 3 and 5, Article 5 of this Ordinance, the recruiting agencies or organizations shall base themselves on their working requirements, working positions of the titles of public employees in their respective agencies or organizations and their assigned payroll quotas. To be recruited, people must be possessed of good moral qualities, meet the professional criteria and pass recruitment examinations as prescribed by law.
The recruits must be subject to the probation regime. Upon the expiry of the probation duration, the heads of the agencies, organizations or units that employ public employees shall assess their moral qualities and working results; and propose, if they satisfy the requirements, the agencies or organizations competent to manage public employees to make decisions to officially appoint them to the appropriate job grades.
Article 24.- The selection and appointment of judges of the people's courts and prosecutors of the people's procuracy shall comply with the Law on Organization of the People's Court, the Ordinance on Judges and Jurors of the People's Court, the Law on Organization of the People's Procuracy and the Ordinance on Prosecutors of the People's Procuracy.
SECTION 3. TRAINING AND FOSTERING
Article 25.- Agencies or organizations competent to manage public employees shall have to elaborate the general planning and plans for and organize the training and fostering of public employees in order to create sources thereof and raise their qualifications and capabilities.
Article 26.- The training and fostering of public employees shall be based on the general planning, plans and criteria for each post and professional criteria for each job grade.
Article 27.- The training and fostering of public employees is funded by the State budget. The training and fostering regime shall be prescribed by the competent agencies or organizations
SECTION 4. JOB TRANSFER, SECONDING
Article 28.- Agencies or organizations competent to manage public employees shall be entitled to transfer public employees to work at central or local agencies or organizations according to the requirements of the task or public duty.
Article 29.- Agencies or organizations competent to manage public employees shall be entitled to second public employees for a special duty within a given time limit at another agency or organization according to the requirement of the task or public duty.
The seconded public employees shall obey the job assignment by the agency or organization where they are sent to. The agency or organization that seconds their public employees for a special duty shall have to pay wages and ensure other interests for the seconded public employees.
SECTION 5. RETIREMENT AND JOB DISCONTINUATION
Article 30.- Public employees who fully meet the conditions regarding age and period of social insurance contribution as prescribed in Article 145 of the Labor Code shall be entitled to the retirement and other regimes as prescribed in Article 146 of the Labor Code.
Article 31.-
1. In cases where some branches, occupations or working posts require, the working period of public employees who are eligible for the retirement regime may be prolonged. The prolonged time shall not exceed five years; in special cases this time limit may be longer.
2. Competent agencies or organizations shall make a detailed list of branches, occupations and working posts where the working period of public employees can be prolonged.
3. The prolongation of the working period of public employees must ensure the following principles:
a/ The employing agency or organization actually needs to employ the public employees;
b/ The public employees have sufficient health conditions and voluntarily continue to work.
Article 32.-
1. Public employees specified in Points 2, 3, 4 and 5, Article 1 of this Ordinance may discontinue their job and shall be entitled to the job discontinuation regime in the following cases:
a/ Due to the organizational restructuring or payroll reduction by decision of a competent agency or organization;
b/ Wishing to discontinue their job and it is so approved by a competent agency or organization.
The Government shall stipulate the job discontinuation regime and policies for the cases under this Clause.
2. Public employees who quit their job without permission shall be disciplined, not be entitled to the job discontinuation regime and other benefits and have to refund the training costs in accordance with the provisions of law.
3. During the time a public employee is considered for discipline or examined for penal liability, he/she shall not be allowed to discontinue his/her job before a handling decision is issued.