Chương VI: Nghị định 46/2017/NĐ-CP Trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm; trường đại học
Số hiệu: | 46/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 21/04/2017 |
Ngày công báo: | 01/05/2017 | Số công báo: | Từ số 303 đến số 304 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư giáo dục trong các chương trình đào tạo mầm non, phổ thông, đại học; điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
1. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo
Ttrường mẫu giáo, mầm non khi hoạt động giáo dục phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Nghị định 46/2017:
- Có quyết định thành lập trường mầm non, mẫu giáo;
- Diện tích đất tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em ở đồng bằng, trung du; 8 m2 cho một trẻ em ở thành phố và vùng cao;
- Cơ cấu công trình trường gồm có khu nhà ăn, khu sinh hoạt chung, khu học tập, sân chơi và khu phòng hành chính.
2. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
a, Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định 46/CP/2017:
- Có quyết định thành lập trường tiểu học;
- Diện tích đất tối thiểu là 10 m2 cho một học sinh miền núi,nông thôn; 6 m2 cho một học sinh ở thành phố;
- Cơ cấu công trình trường phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 46, phải có khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên; có phòng y tế, thư viện,...
b, Điều kiện để trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định 46/NĐ-CP là:
- Có quyết định thành lập trường trung học phổ thông, trung học cơ sở;
- Cơ sở vật chất được xây dựng đạt chuẩn, có thư viện, phòng Đoàn Hội; ngoài ra còn có khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất 25% tổng diện tích của ngôi trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
3. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
Điều kiện để trường đại học hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định số 46 năm 2017 là:
- Có quyết định thành lập trường đại học;
- Có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo quy định tại Nghị định số 46/CP;
- Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu;
- Có chương trình đào tạo và giáo trình dạy học.
4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Theo đó, Nghị định số 46/2017 của Chính phủ quy định tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập hợp pháp;
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Đội ngũ tư vấn đạt trình độ đại học trở lên, có năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học.
Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn pháp luật; điều kiện đầu tư xây dựng và điều kiện hoạt động giáo dục tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học có hiệu lực từ ngày 21/4/2017; bãi bỏ Quyết định 64/2013/TTg và quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Quyết định 05/2013/TTg.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường sư phạm đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập trường, đánh giá sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tên gọi của trường; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; dự kiến về cơ sở vật chất, số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình đăng ký ngành nghề đào tạo và tuyển sinh; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 02 ha đối với trường trung cấp sư phạm, tối thiểu là 05 ha đối với trường cao đẳng sư phạm; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong nhà trường.
4. Vốn đầu tư xây dựng trường được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai và bảo đảm mức tối thiểu là 50 tỷ đồng đối với trường trung cấp sư phạm, 100 tỷ đồng đối với trường cao đẳng sư phạm. Vốn đầu tư xây dựng trường công lập phải được cơ quan chủ quản phê duyệt, trong đó xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch, vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và có minh chứng hợp pháp.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường cao đẳng sư phạm tư thục; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục trên địa bàn.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường công lập; văn bản đề nghị cho phép thành lập của tổ chức, cá nhân đối với trường tư thục. Văn bản phải ghi cụ thể: Lý do đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường; tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh; địa chỉ trụ sở chính, địa điểm đào tạo; chức năng, nhiệm vụ của trường; ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo;
b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính;
c) Đề án thành lập trường bảo đảm có đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 78 của Nghị định này;
d) Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành đào tạo, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho học tập, giảng dạy;
đ) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc văn bản chấp thuận giao đất, cho thuê đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trong đó xác định rõ địa chỉ, diện tích, mốc giới của khu đất);
e) Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch đầu tư xây dựng trường của cơ quan chủ quản đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường công lập; văn bản xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án, các minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản đối với hồ sơ đề nghị cho phép thành lập trường tư thục;
g) Đối với trường tư thục, hồ sơ còn phải có:
- Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn.
- Danh sách trích ngang các thành viên ban sáng lập.
- Danh sách, hình thức và biên bản góp vốn của các cổ đông cam kết góp vốn thành lập.
- Dự kiến chủ tịch và hội đồng quản trị của trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tiếp nhận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với trường cao đẳng sư phạm), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung cấp sư phạm).
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ tới hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định nếu hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập và nêu rõ lý do nếu hồ sơ không hợp lệ.
b) Thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm:
- Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường cao đẳng sư phạm do lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người được ủy quyền làm chủ tịch và thành viên là đại diện các bộ, cơ quan: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường cao đẳng sư phạm đặt trụ sở chính và đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm và ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trường trung cấp sư phạm do lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên là đại diện các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các cơ quan có liên quan.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo gửi tới, hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trường;
- Căn cứ kết luận của hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trường hợp hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập, cho phép thành lập trường không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường và nêu rõ lý do.
c) Quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập, cho phép thành lập trường đã hoàn thiện theo kết luận của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập đối với trường trung cấp sư phạm tư thục. Trường hợp không đồng ý thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
Quyết định thành lập trường trung cấp sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm tư thục phải gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định thành lập trường cao đẳng sư phạm công lập hoặc cho phép thành lập trường cao đẳng sư phạm tư thục phải gửi về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính.
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường.
2. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên.
3. Có trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục theo đề án thành lập trường đã cam kết. Trong đó, diện tích sàn xây dựng tối thiểu là 5,5 m2/học sinh đối với trình độ trung cấp và 7,5 m2/sinh viên đối với trình độ cao đẳng.
4. Có đủ chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đáp ứng yêu cầu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên bảo đảm đạt tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu phù hợp với lộ trình đăng ký ngành, nghề đào tạo và tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;
c) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường;
d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:
- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý có xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết; thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục có xác nhận của Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh;
- Chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.
đ) Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
3. Trình tự thực hiện:
a) Nhà trường gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi trường đặt trụ sở đối với trình độ trung cấp và Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với trình độ cao đẳng xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có thông báo bằng văn bản để nhà trường chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này, người có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong đó nêu rõ ngành được đào tạo. Nếu chưa cấp giấy chứng nhận thì có văn bản thông báo nêu rõ lý do.
4. Trường trung cấp, trường cao đẳng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có nhu cầu đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng thì lập hồ sơ gồm: Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trong đó nêu rõ ngành đề nghị bổ sung để tổ chức đào tạo; báo cáo các điều kiện bảo đảm đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên phù hợp với ngành đào tạo giáo viên đề nghị bổ sung để tổ chức đào tạo kèm theo các giấy tờ chứng minh.
Trình tự đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên được thực hiện như quy định tại khoản 3 Điều này.
1. Việc sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp và chất lượng đào tạo sư phạm;
c) Trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm mới được hình thành sau quá trình sáp nhập, chia, tách phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 78 Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm thì có thẩm quyền sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm.
3. Thủ tục sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm thực hiện như đối với thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại Điều 79 của Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
2. Trường trung cấp, trường cao đẳng bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên theo quy định tại Nghị định này;
c) Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự thực hiện:
a) Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trường;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng có quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng của trường.
Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
5. Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên gồm:
a) Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;
b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Biên bản kiểm tra.
6. Trình tự cho phép trường hoạt động giáo dục nghề nghiệp trở lại đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Nghị định này.
1. Trường trung cấp, trường cao đẳng bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức, hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
c) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;
d) Trường bị giải thể theo quy định của pháp luật;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định này thì có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo trình tự, thủ tục như sau:
a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, lý do thu hồi, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên quy định tại khoản 1 Điều 81 Nghị định này quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trường có trách nhiệm nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi, đồng thời chấm dứt mọi hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
1. Trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Không được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực;
d) Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường trung cấp, trường cao đẳng.
2. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm thì có thẩm quyền giải thể hoặc cho phép giải thể trường.
3. Hồ sơ gồm: Công văn của trường đề nghị giải thể nêu rõ lý do giải thể, các phương án giải quyết các vấn đề về quyền, lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường (chỉ áp dụng đối với trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị giải thể).
4. Trình tự thực hiện:
a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm tổ chức kiểm tra tình trạng thực tế của trường;
b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định giải thể trường trung cấp, trường cao đẳng. Quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn đề nghị giải thể của trường.
Điều kiện, thủ tục thành lập; giải thể phân hiệu trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm được thực hiện như đối với việc thành lập, giải thể trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm theo quy định tại các Điều 78, 79 và 85 Nghị định này.
1. Có đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành, nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội. Đối với trường đại học công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định. Đối với trường đại học tư thục, khuyến khích thành lập trường hoạt động không vì lợi nhuận.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 05 ha và đạt bình quân tối thiểu là 25 m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường.
4. Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
5. Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập trường.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục.
2. Quy trình thành lập trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập;
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường đại học tư thục;
b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về sự cần thiết, sự phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng trường, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);
c) Đề án thành lập trường đại học;
d) Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu tại các điểm a, b và c của khoản này thì hồ sơ cần có thêm các văn bản theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đây:
- Danh sách các thành viên sáng lập;
- Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
- Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;
- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn;
- Biên bản thỏa thuận góp vốn.
4. Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
c) Giải quyết hồ sơ: Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thành lập trường theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì đề án thành lập trường;
d) Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường, nếu chủ đề án không trình được hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường.
Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
5. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường gồm:
a) Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;
b) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
c) Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;
d) Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường đại học tư thục;
đ) Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập) hoặc của Ban quản lý dự án kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (đối với trường đại học tư thục);
e) Dự kiến ngành, nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;
g) Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư do ban quản lý dự án đang được giao quản lý bao gồm:
- Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập);
- Các văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền hiện có do ban quản lý dự án đang quản lý, các văn bản pháp lý minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho trường (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của ban quản lý dự án).
6. Trình tự đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học:
a) Chủ đề án gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đề án biết để sửa đổi, bổ sung;
c) Đối với hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại khoản 5 Điều này, trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản thông báo cho chủ đề án đối với những đề án chưa đủ điều kiện. Việc thẩm định thực tế đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện hồ sơ đề án và trình Thủ tướng Chính phủ;
đ) Sau thời hạn 04 năm, kể từ khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định hủy bỏ Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường nêu trên, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng trường đã giao theo thẩm quyền.
Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
1. Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ.
2. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập trường đã cam kết.
3. Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.
4. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của nhà trường.
6. Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của trường.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền cho phép trường đại học hoạt động đào tạo.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo;
b) Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường;
c) Chương trình đào tạo;
d) Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo:
- Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học;
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường đại học hoạt động đào tạo. Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định tại khoản 2 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo kết quả về tình trạng hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo của trường.
1. Có đề án thành lập phân hiệu phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đại học đặt phân hiệu. Nội dung đề án thành lập phân hiệu cần nêu rõ: Sự cần thiết thành lập phân hiệu; căn cứ pháp lý xây dựng đề án; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển phân hiệu theo từng giai đoạn; tên, địa điểm, vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của phân hiệu; tổ chức bộ máy quản lý, ngành nghề và quy mô đào tạo; quy hoạch xây dựng phân hiệu; giải pháp thực hiện đề án: Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự, giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, giải pháp tài chính, các bước triển khai đề án và nhiệm vụ ưu tiên và các minh chứng kèm theo về điều kiện thành lập phân hiệu.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đại học đặt phân hiệu.
3. Có diện tích đất xây dựng phân hiệu tối thiểu là 02 ha (trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định), đạt bình quân tối thiểu 25 m2/sinh viên tại thời điểm phân hiệu có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị; đội ngũ cán bộ quản lý cơ hữu và giảng viên cơ hữu, đáp ứng yêu cầu hoạt động của phân hiệu. Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong phân hiệu.
4. Đối với phân hiệu của trường đại học công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với phân hiệu của trường đại học tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng phân hiệu); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
5. Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý cơ hữu và giảng viên cơ hữu, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo trong đề án thành lập phân hiệu.
1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập phân hiệu của trường đại học công lập, cho phép thành lập phân hiệu của trường đại học tư thục.
2. Quy trình thành lập, cho phép thành lập phân hiệu trường đại học gồm hai bước:
a) Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập đối với các trường hợp:
- Thành lập mới phân hiệu;
- Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở các cơ sở giáo dục hiện có.
b) Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập, cho phép thành lập phân hiệu gồm:
a) Thành lập mới phân hiệu:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục. Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ về sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập; kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự; ngành nghề và quy mô đào tạo; nguồn lực tài chính; đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;
- Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập phân hiệu của trường đại học tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập phân hiệu với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng phân hiệu, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển phân hiệu; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);
- Đề án thành lập phân hiệu;
- Đối với hồ sơ cho phép thành lập phân hiệu trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu trên thì hồ sơ cần có thêm cam kết đầu tư của Hội đồng quản trị nhà trường và các minh chứng kèm theo về khả năng tài chính của trường được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
b) Thành lập phân hiệu của trường đại học trên cơ sở cơ sở giáo dục hiện có:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu của cơ quan chủ quản trường đại học công lập và cơ sở giáo dục hiện có hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục hiện có. Nội dung chính của tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu cần nêu rõ về sự cần thiết, tên gọi, vị trí pháp lý, mục tiêu thành lập; kế hoạch xây dựng và phát triển trong từng giai đoạn; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý và nhân sự; ngành nghề và quy mô đào tạo; nguồn lực tài chính; đất đai, cơ sở vật chất của phân hiệu;
- Văn bản chấp thuận về việc thành lập phân hiệu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở.
4. Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập:
a) Cơ quan chủ quản trường đại học công lập, Hội đồng quản trị trường đại học tư thục gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu;
c) Giải quyết hồ sơ: Sau thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập phân hiệu theo đúng quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ;
d) Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu, nếu không trình được Hồ sơ đề nghị thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu;
Trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
5. Hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu gồm:
a) Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập phân hiệu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng phân hiệu, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi đặt trụ sở phân hiệu;
c) Quy hoạch xây dựng phân hiệu và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với phân hiệu của trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với phân hiệu của trường đại học tư thục;
d) Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai đề án đầu tư thành lập phân hiệu của trường đại học kèm theo xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở;
đ) Dự kiến ngành, chuyên ngành đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;
e) Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư bao gồm:
- Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập);
- Các văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền hiện có; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho phân hiệu (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của ngân hàng về số vốn trong tài khoản của trường đại học tư thục).
6. Trình tự thực hiện:
a) Trường đại học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho trường đại học biết để sửa đổi, bổ sung;
c) Đối với các hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại khoản 5 Điều này, trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các đề án đáp ứng điều kiện theo quy định và có văn bản thông báo cho trường đại học đối với những đề án chưa đủ điều kiện. Việc thẩm định thực tế đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu trường đại học đặt trụ sở thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của đề án;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến hoàn thiện hồ sơ đề án và xem xét quyết định;
đ) Hết thời hạn 04 năm, kể từ khi quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu có hiệu lực, nếu phân hiệu không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định hủy bỏ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu, đồng thời có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng phân hiệu đã giao theo thẩm quyền;
Trường hợp quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu hết hiệu lực thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
1. Điều kiện để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo:
a) Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập phân hiệu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập phân hiệu đã cam kết;
c) Có chương trình đào tạo đối với các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (trừ những ngành và chuyên ngành mà trường đại học xin phép thành lập phân hiệu đã được phép đào tạo) và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
đ) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của phân hiệu;
e) Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của phân hiệu.
2. Thủ tục để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo thực hiện như thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo theo quy định tại Điều 90 Nghị định này.
1. Việc sáp nhập, chia, tách trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học;
b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập, chia, tách trường đại học.
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc sau khi chia, tách;
b) Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục);
c) Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
4. Trình tự thực hiện:
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;
b) Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học, phân hiệu của trường đại học.
3. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
4. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
5. Hồ sơ đề nghị được hoạt động đào tạo trở lại gồm:
a) Tờ trình cho phép hoạt động đào tạo trở lại;
b) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
c) Biên bản kiểm tra.
6. Trình tự cho phép trường đại học, phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Nghị định này.
1. Trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học, phân hiệu của trường đại học;
b) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường đại học;
đ) Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
2. Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường đại học.
3. Hồ sơ giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học bao gồm:
a) Công văn đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học, phân hiệu của trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường;
b) Phương án giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.
4. Trình tự thực hiện:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học và tổ chức thẩm định. Việc thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học được thực hiện như đối với thành lập trường đại học theo quy định tại Nghị định này;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học, phân hiệu của trường đại học bổ sung và hoàn thiện hồ sơ xin giải thể trường;
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với trường đại học hoặc quyết định đối với phân hiệu của trường đại học.
b) Trong trường hợp trường đại học, phân hiệu của trường đại học vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này mà không có đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thẩm định các điều kiện bị giải thể của trường đại học trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giải thể đối với trường đại học hoặc xem xét, quyết định giải thể đối với phân hiệu của trường đại học.
5. Quyết định giải thể trường đại học, phân hiệu của trường đại học phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền hợp pháp của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên và phải được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
6. Đối với những trường đại học, phân hiệu của trường đại học bị giải thể thì Nhà nước sẽ thu hồi đất theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai; đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
Chapter VI
POSTSECONDARY-, COLLEGE-LEVEL PEDAGOGY SCHOOL; HIGHER EDUCATION INSTITUTION
Section 1. POSTSECONDARY-, COLLEGE-LEVEL PEDAGOGY SCHOOL
Article 78. Regulatory eligibility requirements for establishment of public postsecondary- and college-level pedagogy school, or approval of establishment of private postsecondary- and college-level pedagogy school
1. The requesting school must ensure that the proposal for its establishment is consistent with the plan for network of pedagogy schools approved by the state regulatory authority. Contents of the proposal for establishment of the school must specify necessity for establishment of the school, assessment of conformance of its establishment to the plan for network of vocational education institutions; name of the school; functions, missions, organizational and management structure; training disciplines and scale; training objectives, curriculum and syllabus; financial resources; land coverage; proposed facilities, personnel number and structure of a staff of tenured lecturers and administrative officers that meets quality and qualification standards stipulated by applicable regulations adopted by the Ministry of Education and Training, and aligns with the schedule of registration of training disciplines and enrolment; the plan for construction and development of the school over specific periods of time; duration and progress of execution of the school investment project; socio-economic effectiveness.
2. The requesting school must obtain the written approval of establishment of the school located within a centrally-affiliated city or province from the People’s Committee of the province where the school is based (except for establishment of its subsidiary school).
3. The postsecondary- and college-level pedagogy school must respectively reserve at least 02 and 05 hectares of land used for construction of its head office; the requesting school must provide facilities and equipment that satisfy operational requirements of the school. The project for construction of the requesting school must be located within a safe and convenient environment for the school’s students, teachers, administrative officers and employees.
4. The fund for construction of the school must be derived from legal capital sources, exclusive of land value, and must be at least VND 50 and 100 billion for the postsecondary- and college-level pedagogy school, respectively. The estimate of the fund for the project for construction of a public school must be approved by the host entity of that school and clearly define which fund is used for execution of that construction project according to the specified plan, investment capital expressed in cash, assets that are made available for investment purposes and legitimacy of which is proved.
Article 79. Procedures and documentation requirements for establishment of public postsecondary- and college-level pedagogy school, or approval of establishment of private postsecondary- and college-level pedagogy school
1. The Minister of Education and Training shall be vested with authority to issue the decision on establishment of a public college-level pedagogy school or approval of establishment of a private college-level pedagogy school; the President of the provincial-level People's Committee shall be vested with authority to issue the decision on establishment of a public postsecondary-level pedagogy school or approval of establishment of a private postsecondary-level pedagogy school within his/her local jurisdiction.
2. The application documentation shall be composed of the followings:
a) The application form for establishment of a public school, submitted by the host entity of that school; the application form for approval of establishment of a private school, submitted by the requesting organization or individual. The application form must specify reasons for application for establishment or approval of establishment of the school; the school’s Vietnamese and English name; addresses of main office and training locations; the school’s functions and missions; trades, occupations, training scale and qualifications;
b) The written consent of the People’s Committee of the province where the school is based;
c) The proposal for establishment of the school that describes its conformance to all regulatory eligibility requirements as provided for by Article 78 hereof;
d) The draft general floor plan and preliminary design of architectural facilities which must ensure consistency with training disciplines, educational scale and qualifications as well as standards of usable area and construction area for teaching and learning purposes;
dd) The certified duplicate copy of the certificate of right to use land and house ownership, or the written consent to allocation or leasing of land, issued by the provincial-level People’s Committee (including definite information about the address, land acreage and boundary lines of the school construction site);
e) With respect to the application for establishment of a public school, the decision on approval of the school construction project which clearly defines the funding source for execution of the project according to the plan for school investment and construction must be included; with respect to the application for approval of establishment of a private school, the bank’s written confirmation of total balance of contributed capital in the project management board’s account, evidences of the right of ownership of assets and the written document on valuation of assets provided as capital contribution, if such capital contribution is made by offering assets or the right of ownership of assets;
g) With respect to a private school, the following additional documents must be provided:
- Statement on recommendation of the representative who is the bearer of the application for establishment of the school by capital contributors.
- List of brief résumés of the school's founding members.
- List, form and written record of capital contributions made by stakeholders that undertake to contribute their capital to establish the school.
- Recommended Chair and Management Board of the school.
3. Implementation procedures:
a) Receive the application package for establishment or approval of establishment of the requesting postsecondary-, college-level pedagogy school.
- The requesting entity, organization or individual sends 01 set of application documents referred to in Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the Ministry of Education and Training (in case of application for establishment of a college-level pedagogy school), or the Department of Education and Training (in case of application for establishment of an postsecondary-level pedagogy school).
- The Ministry of Education and Training or the Department of Education and Training carries out brief review of the submitted documentation before sending it to the council on evaluation of the application for establishment of the school.
Within the permissible duration of 05 business days of receipt of the application documentation, the Ministry of Education and Training or the Department of Education and Training sends the received application documentation to its evaluation council if it is established that that application documentation is valid, or sends a written response to the entity, organization or individual applying for establishment or approval of establishment of the school which clearly specifies reasons for rejection, if it is established that the application documentation is invalid.
b) Evaluate the application documentation for establishment or approval of establishment of the requesting postsecondary-, college-level pedagogy school:
- The evaluation council conducts evaluation of the application documentation for establishment or approval of establishment of the requesting postsecondary-, college-level pedagogy school.
- The Minister of Education and Training grants the decision on establishment of the council on evaluation of the application documentation for establishment of a college-level pedagogy school and issues the statutes of organization and operation of that evaluation council. The evaluation council shall be chaired by the leader of the Ministry of Education and Training or the authorized person and joined as members who are representatives of ministries and state authorities such as the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Home Affairs, the provincial-level People’s Committee of the local jurisdiction where the college-level pedagogy school is based and representatives of certain specialized divisions of the Ministry of Education and Training.
The President of the provincial-level People’s Committee grants the decision on establishment of the council on evaluation of the application documentation for establishment of a postsecondary-level pedagogy school and issues the statutes of organization and operation of that evaluation council. The evaluation council shall be chaired by the leader of the provincial-level People’s Committee or the authorized person, and joined as members who are representatives of subsidiary departments of the provincial-level People’s Committee such as the Department of Education and Training, the Department of Planning and Investment, the Department of Finance, the Department of Home Affairs and other relevant authorities.
- Within the permissible duration of 05 business days of receipt of the application documentation for school establishment from the Ministry of Education and Training or the Department of Education and Training, the evaluation council conducts evaluation of that application documentation;
- Based on the evaluation results achieved from the evaluation council (disclosed in the evaluation meeting), the entity, organization or individual applying for establishment or approval of establishment of the school prepares their complete application package for submission to the Ministry of Education and Training or the Department of Education and Training.
Within the permissible duration of 05 business days after the evaluation date, where the evaluation council determines that the submitted application package has not conformed to regulatory requirements, the Ministry of Education and Training or the Department of Education and Training sends a written response to the requesting entity, organization or individual in which reasons for determination of their failure to conform to such requirements should be clearly defined.
c) Issue a decision on establishment or approval of establishment of the requesting postsecondary- or college-level pedagogy school as follows:
Within the permissible duration of 10 business days of receipt of the application documentation for establishment or approval of establishment of the school that has been improved based on the opinions received from the evaluation council, the Minister of Education and Training issues his/her decision on establishment of a public college-level pedagogy school or approval of establishment of a private college-level pedagogy school. The President of the provincial-level People’s Committee shall be accorded authority to grant the decision on establishment of a public postsecondary-level pedagogy school, or approval of establishment of a private postsecondary-level pedagogy school. In case of refusal to grant that decision, a written notice in which reasons for such refusal should be clearly defined must be sent.
The decision on establishment of a public postsecondary-level pedagogy school, or approval of establishment of a private postsecondary-level pedagogy school must be sent to the Ministry of Education and Training. The decision on establishment of a public college-level pedagogy school, or approval of establishment of a private college-level pedagogy school must be sent to the provincial-level People’s Committee of the local jurisdiction where the requesting school is based.
Article 80. Regulatory eligibility requirements for the certification of registration of vocational education practice awarded to the requesting school to provide training in a range of disciplines for postsecondary- or college-level teachers
1. The requesting school must obtain the decision on establishment or the decision on approval of establishment of the school.
2. The project for construction of the requesting school must be located within a safe and convenient environment for the school’s students, teachers, administrative officers and employees.
3. The school must own school head office, facilities and equipment that meet regulatory requirements concerning educational operations specified in the proposal for school establishment under its prior commitments. Specifically, the minimum construction floor area is 5.5 and 7.5 m2/student with respect to the postsecondary- and college-level pedagogy school, respectively.
4. The requesting school must ensure that its training curriculum, syllabus, teaching and learning materials conform to vocational education requirements and are appropriate for provision of training in a range of postsecondary- and college-level pedagogical disciplines under the instructions of the Ministry of Education and Training.
5. The requesting school's staff of administrative officers and teachers must meet stipulated educational standards, be adequate, be organized according to the personnel structure consistent with the procedures for registration of training disciplines or occupations and enrolment in accordance with regulations adopted by the Ministry of Education and Training.
6. The requesting school must maintain a sufficient amount of financial resources as required by laws in order to ensure continued operation and development of its educational activities.
7. The school must adopt its statutes of organization and operations.
Article 81. Procedures for awarding the certificate of registration of vocational education practice to the requesting school to provide training in a range of disciplines for postsecondary- or college-level teachers
1. The Director of the Department of Education and Training shall be vested with authority to award the certificate of registration of vocational education practice to the requesting school to provide training in a range of disciplines for postsecondary-level teachers.
The Minister of Education and Training shall be vested with authority to award the certificate of registration of vocational education practice to the requesting school to provide training in a range of disciplines for college-level teachers.
2. The application documentation shall be composed of the followings:
a) The application form for award of the certificate of registration of vocational education practice to provide training in a range of disciplines for teachers;
b) The certified duplicate copy of the establishment decision or the decision on approval of establishment of the school;
c) The review report on fulfillment of commitments specified in the proposal for school establishment;
d) The interpretation of conditions for training quality assurance:
- The list of particulars of tenured teachers and administrative officers, verified by the Department of Education and Training;
- Land, facilities and equipment meeting requirements of training activities as agreed upon in its commitments; inventory of all facilities used for training activities in the school, quantity and area of lecture halls, libraries, laboratory rooms, devices, teaching and reference materials, books used in educational activities, all of which are verified by the Department of Education and Training;
- Financial resources required by applicable regulations for the purpose of ensuring continued operation and development of the school’s vocational education activities;
- Proposed student intake and enrolment plan;
- The school’s curriculum, syllabus, teaching and learning materials required by regulations.
dd) Statutes and rules of school organization and operation.
3. Implementation procedures:
a) The requesting school sends 01 set of application documents referred to in Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the Department of Education and Training in the province where it is based in order for it to consider making the decision to award such certificate for the school’s postsecondary-level education program, or to the Ministry of Education and Training in order for it to consider making the decision to award such certificate for the school’s college-level education program;
b) Within the permitted duration of 05 business days of receipt of these application documents, if the submitted set of documents has been found illicit, the receiving entity must send a written notification of contents that require the requesting school’s modification or revision;
c) Within the permissible duration of 10 business days of the valid application documents, if all regulatory eligibility requirements have been met, the competent person will grant such certificate for the postsecondary- or college-level vocational education program in which allowed training disciplines must be specified. In case of refusal to grant such certificate, a written notice in which reasons for such refusal are clearly defined must be sent.
4. If the postsecondary- and college-level pedagogy school that has been awarded the certificate of registration of vocational education practice wishes to apply for an addition of any vocational education activity to its existing registration for provision of training in a range of disciplines for postsecondary- and college-level teachers, it must submit a set of application documents including the request form for an addition of vocational education activity in which the training discipline that requires such addition must be specified; the statement of the requesting school’s conformity to eligibility requirements for such addition where appropriate for specific training disciplines, enclosing respective evidencing documents.
Application for additional registration of vocational education practice shall be carried out according to the procedures prescribed by Clause 3 of this Article.
Article 82. Merger, division or split-up of a postsecondary- and college-level pedagogy school
1. Merger, division or split-up of a postsecondary-level pedagogy school or a college-level pedagogy school shall conform to the following requirements:
a) Such action must align with the plan for network of pedagogy schools and match the local socio-economic development demands;
b) Such action must help assure rights and benefits of students, teachers, administrative officers and employees; contribute to improving the quality and effectiveness of vocational education activities and the quality of pedagogical training;
c) The postsecondary- and college-level pedagogy school that is newly established during the merger, division or split-up procedures must meet statutory requirements specified in Article 78 hereof.
2. The competent person vested with authority to issue the decision on establishment or approval of establishment of the postsecondary- and college-level pedagogy school shall have the authority to issue the decision on merger, division or split-up or approval of merger, division or split-up of that postsecondary- and college-level pedagogy school.
3. Procedures for merger, division or split-up of a postsecondary- and college-level pedagogy school shall be the same as the procedures for establishment of postsecondary- and college-level pedagogy school, referred to in Article 79 hereof.
Article 83. Suspension of provision of training in a range of disciplines for postsecondary- and college-level teachers
1. The competent person having authority to grant the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for postsecondary- and college-level teachers shall be vested with authority to suspend provision of vocational education program.
2. Provision of training in a range of disciplines for postsecondary- or college-level teachers shall be suspended when the following situations occur:
a) The school has committed any fraudulent act in order to obtain the decision on establishment or approval of establishment of the postsecondary- and college-level pedagogy school or the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for postsecondary- or college-level teachers;
b) The school has not conformed to one of the regulatory eligibility requirements for registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for teachers as prescribed herein;
c) The school has provided training in a range of disciplines for teachers when it has yet to obtain the certificate of registration of vocational education practice;
d) The school has committed violations against laws on education to the extent that it is subject to suspension of its educational operations imposed as an administrative penalty;
dd) As otherwise prescribed by laws and regulations.
3. Implementation procedures:
a) The competent person having authority to award the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for postsecondary- or college-level teachers establishes the inspection team, carries out inspection activities and makes a report on field inspection of the school subject to suspension;
b) Based on the inspection results, the competent person having authority to grant the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for postsecondary- and college-level teachers makes a decision to suspend such provision of training.
The suspension decision must specify reasons for such suspension, duration of suspension, approaches to assuring legal rights and benefits of the school’s students, teachers, administrative officers and employees and must be made known to the public through mass media.
4. Upon expiration of the duration of suspension, if the defaulting school has succeeded in mitigating causes resulting in such suspension, the competent person vested authority to grant the suspension decision shall issue a decision on permission for restoration of the school’s operations which must be made known to the public through mass media. In case of refusal to grant permission for restoration of educational operations, a written notice must be sent to the school, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution.
5. The documentation submitted to apply for permission for restoration of educational operations shall be composed of the followings:
a) The request form for permission for restoration of the school’s educational operations;
b) The decision on establishment of the inspection team;
c) The inspection report.
6. Grant of permission for restoration of vocational education practice of the school shall be carried out according to the process prescribed by Clause 3 Article 81 hereof.
Article 84. Revocation of the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for postsecondary- or college-level teachers
1. The certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for teachers when one of the following situations occurs:
a) The school has committed any fraudulent act in order to obtain the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for teachers;
b) The school has committed a serious violation against applicable regulations on organization and operation of vocational education activities;
c) The school has committed violations against laws on vocational education to the extent that it is subject to revocation of its certificate imposed as an administrative penalty;
d) The school has been dissolved in accordance with laws;
dd) As otherwise prescribed by laws and regulations.
2. The competent person having authority to grant the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for teachers, as prescribed by Clause 1 Article 81 hereof, shall be vested with authority to issue the decision on suspension of provision of vocational education program according to the following processes and procedures:
a) Inspect and evaluate the severity of violation, determine reasons for revocation of the certificate of registration of vocational education program;
b) Within the permissible duration of 10 business days of receipt of the results achieved from inspection and evaluation of the severity of violation and reasons for revocation, the competent person having authority to grant the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for teachers, as prescribed by Clause 1 Article 81 hereof, shall issue the decision on revocation of that certificate, notify this to the relevant authority for its collaboration in implementation of this decision, disclose the decision through websites of the decision-making authority;
c) Within the permissible duration of 05 business days of receipt of the revocation decision, the school shall be obliged to give back the certificate to the decision-making authority and concurrently terminate its registered vocational education program promptly after the revocation decision enters into force.
Article 85. Dissolution of a postsecondary-, college-level pedagogy school
1. The postsecondary-, college-level pedagogy school shall be dissolved when one of the following situations occurs:
a) The school has committed any violation against laws which leads to serious consequence;
b) Upon expiration of the duration of suspension of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for teachers, causes for such suspension have not yet been corrected;
c) The school has not been awarded the certificate of registration of vocational education practice for provision of training in a range of disciplines for teachers for 3 years after the date of entry into force of the decision on establishment or approval of establishment;
d) The school has yet to provide the registered vocational education program for 3 years after the date of grant of the certificate;
dd) The school is dissolved upon the request of the organization or individual as the founder of the school.
2. The competent person vested with authority to issue the decision on establishment or approval of establishment of the school shall have the authority to issue the decision on dissolution or approval of dissolution.
3. The request for dissolution shall be composed of the following documents such as the written request form of the school for dissolution which specifies reasons for dissolution, approaches to dealing with issues relating to legitimate rights and benefits of students, teachers, administrative officers and employees (the organization or individual requests dissolution).
4. Implementation procedures:
a) The competent person vested with authority to issue the decision on establishment or approval of establishment of the school conducts field inspection of the school;
b) Based on the inspection results, the competent person issues the decision on dissolution of the school. The dissolution decision must clearly specify reasons for such dissolution, provide approaches to assuring legal rights and benefits of the school’s students, teachers, administrative officers and employees and must be made known to the public through mass media;
c) The processing duration shall be 20 business days after receipt of the written request.
Article 86. Conditions and procedures for establishment or dissolution of a branch of a postsecondary-, college-level pedagogy school
Conditions and procedures for establishment or dissolution of a branch of a postsecondary-, college-level pedagogy school shall be the same as those for establishment of postsecondary- and college-level pedagogy school, referred to in Article 78, 79 and 85 hereof.
Section 2. HIGHER EDUCATION INSTITUTION
Article 87. Regulatory eligibility requirements for establishment of a public higher education institution, or approval of establishment of a private higher education institution
1. The requesting higher education institution must ensure that the proposal for its establishment is consistent with the socio-economic development and education network plan approved by the state regulatory authority. The proposal for establishment of an institution must specify name, training field, discipline and scale, objectives, curriculum and syllabus, financial resource, land, facilities, lecturers, administrative officers, functions, missions, organizational and management structure, scheme for construction and development of the requesting institution over time periods, duration and progress of execution of the project for construction and development of the requesting institution and socio-economic efficiency. In order to obtain permission for establishment of a public higher education institution, the requesting institution must adhere to a commitment that it will operate under the autonomous mechanism as a public service entity in accordance with the Government's applicable laws and regulations. Establishment of a non-public not-for-profit higher education institution shall be preferred.
2. The requesting institution is required to obtain the written approval of its establishment within a centrally-affiliated city or province from the People’s Committee of the province where that institution is based (except when the subsidiary institution of the provincial-level People's Committee is established).
3. The requesting institution must reserve at least 05 hectares of land used for construction of its head office and provide an average space of at least 25 m2/student as of the time the institution’s training competency is stable after 10 years of its development; must ensure that its facilities, equipment and staff of tenured lecturers satisfy its operational requirements. The project for construction of the requesting institution must be located within a safe environment for the school’s students, teachers, administrative officers and employees.
4. There must be the project for construction of the requesting institution approved by its host entity in which the funding source for execution of that project in conformity with the stated plan must be clearly defined in case of establishment of a public higher education institution, and must ensure the minimum investment capital of VND 1,000 billion in case of establishment of a non-public higher education institution (exclusive of the value of land used for construction of the requesting institution). That amount of investment capital must be expressed in cash and assets already made available for investment, certified in writing by the competent authority, and at the date of evaluation carried out before grant of permission for establishment of a non-public institution, more than a half of such amount has been used.
5. The requesting institution must make a detailed estimate of the number and structure of tenured lecturers and administrative officers that meet the training quality and qualification standards prescribed by applicable regulations adopted by the Ministry of Education and Training, and suit the specified scheme in order to create new disciplines and carry out enrolment as stated in the proposal for establishment of the requesting institution.
Article 88. Procedures and documentation requirements for establishment of a public higher education institution, or approval of establishment of a private higher education institution
1. The Prime Minister shall have authority to issue the decision on establishment of a public higher education institution, or approval of establishment of a private higher education institution.
2. A higher education institution shall be established by taking two following steps:
a) Approve the policy on establishment or approval of establishment of the requesting institution;
b) Issue the decision on establishment or approval of establishment of the requesting institution.
3. Documentation submitted to apply for approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of a higher education institution shall include the followings:
a) The application form for approval of the policy on establishment of a public higher education institution, prepared by the host institution, or for approval of the policy on permission for establishment of a non-public higher education institution, prepared by the requesting organization or individual;
b) The written consent of the provincial-level People’s Committee to establishment of the requesting higher education institution at its local jurisdiction. The written consent should specify necessity and relevance of establishment of the requesting institution to the local socio-economic development plan, policy on allocation or leasing of land for construction of the requesting institution, land plot location and possibility of the local authority’s cooperation in or provision of favorable conditions for construction and development of the requesting institution, and legal documents on land use rights (if any);
c) The proposal for establishment of the requesting institution;
d) With respect to the application documentation for establishment of a non-public higher education institution, in addition to documents referred to in Point a, b and c of this Clause, the other documents provided under the instructions of the Ministry of Education and Training are required, including:
- The list of founding members;
- The statement on recommendation of the representative who is the bearer of the application for establishment of the requesting institution by capital contributors;
- The commitment to contribution of capital for construction of the higher education institution made by the organization or individual, and the uncontentious opinion obtained from the representative who is the bearer of the application for establishment of the requesting institution;
- The list of stakeholders committed to contributing their capital;
- The written agreement on capital contribution.
4. Application for approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of a higher education institution shall be carried out according to the following processes:
a) The organization or individual applying for approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of a higher education institution sends 01 set of application documents prescribed by Clause 3 of this Article, whether directly or by post, to the Ministry of Education and Training;
b) The Ministry of Education and Training conducts evaluation of the submitted documentation, makes a report, and requests the Prime Minister to consider and approve the policy on establishment or permission for establishment of the requesting institution;
c) Within the permissible duration of 45 business days of receipt of the application documentation for establishment of the requesting institution as required by applicable laws and regulations, the Minister of Education and Training shall be responsible for sending the written response to the results of processing of the application documentation submitted by the organization or individual undertaking the project for establishment of the requesting institution;
d) Within the duration of 03 years after the date of entry into force of the Prime Minister’s approval of the policy on establishment or permission for establishment of the requesting institution, if the project developer has not presented the application documentation to the Prime Minister for his decision on establishment or approval of establishment of the requesting institution, the Minister of Education and Training shall be responsible for reporting to the Prime Minister to request him to consider granting the decision on cancellation of the written document on approval of the policy on establishment or approval of establishment of the requesting institution.
Where the written document on approval of the policy on establishment or approval of establishment of the requesting institution expires or is annulled, the Government shall take back the allocated land to give it to another education institution and keep educational use of such land remain unchanged, and deal with assets associated with land in accordance with applicable laws and regulations.
5. The application documentation for the Prime Minister’s decision on establishment or approval of establishment of the requesting institution shall include:
a) The Prime Minister’s written document on approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the requesting higher education institution;
b) The certified duplicate copy of the investment certificate in case of establishment of a non-public higher education institution, issued by the provincial-level People’s Committee;
c) The legally valid document stating confirmation of the land use right or the one issued by the regulatory authority having power to allocate or lease land for a period of 50 years or more for the purpose of construction of the requesting institution with the following issues specified such as location, boundary line, address and area of the land plot where the requesting institution is based;
d) The construction planning of the requesting institution and general floor plan approved by the host entity in case of establishment of a public higher education institution, or by the provincial-level People's Committee in case of establishment of a non-public higher education institution;
dd) The written document containing the detailed report on the progress of execution of the project for establishment of the requesting institution, prepared by the host entity (in case of establishment of a public higher education institution) or by the Project Management Unit together with the opinion received from the People’s Committee of the province where the requesting institution will be based (in case of establishment of a non-public higher education institution);
e) The statement of proposed fields or disciplines of study, administrative officers and training scale;
g) The legally valid documents indicating confirmation of the investor’s capital put under management of the Project Management Unit, including:
- Interpretations on the competency in making fund investments, the decision on fund investments and facility and engineering conditions of the host entity (in case of establishment of a public higher education institution);
- The bank’s written confirmation of available amount of money in the custody of the project management unit, the legally valid documents providing evidence of the right to own assets associated with the written document indicating valuation of the contributed asset in case of capital contribution made in the form of assets or asset ownership rights; the evidencing documents relating to the amount of fund used for the purpose of construction of the requesting school and purchase of equipment thereof (attached confirmation by the competent financial institution of the amount of fund that has been used for construction of the requesting school and confirmation by the bank of the fund balance available in the account of the project management unit).
6. The process for submission of application for the Prime Minister’s decision on establishment or approval of establishment of the requesting institution shall be prescribed as follows:
a) The project developer sends 01 set of application documents referred to in Clause 5 of this Article, whether directly or by post, to the Ministry of Education and Training;
b) Within the permitted duration of 15 business days of receipt of these documents, if the submitted set of documents has been found illicit, the Minister of Education and Training assumes responsibility for sending a written notification to the project developer for any revision or modification;
c) If these documents have been found conforming to regulations laid down in Clause 5 of this Article within the duration of 60 business days, the Ministry of Education and Training shall take responsibility for undertaking or cooperating with the relevant regulatory authority in conducting evaluation of the submitted documentation and field evaluation in order to give accurate judgements on various conditions and subject matters specified in the project, preparing the complete documentation for submission to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and Ministry of Home Affairs to acquire their written opinions on the projects satisfying requirements set out by laws and send any notice to the project developer in case of failure to meet such requirements. The field evaluation of the project shall be carried out by the Evaluation Board, composed of the representative of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance and the People's Committee of the province where the requesting institution is based. The Evaluation Board shall be established under the decision made by the Minister of Education and Training and perform the function of advising the Minister of Education and Training on the feasibility of the project before submitting that project to the Prime Minister for his consideration and grant of the decision;
d) Within the permissible duration of 30 business days of receipt of all written opinions from relevant authorities or entities, the Ministry of Education and Training consolidates all received opinions, completes the project-related documentation and submits such documentation to the Prime Minister;
dd) Upon expiration of the duration of 4 years after the entry into force of the Prime Minister’s decision on establishment or approval of establishment of the requesting institution, unless the requesting institution meets licensing requirements for its educational operations, the Minister of Education and Training shall assume responsibility for reporting to the Prime Minister to apply for his decision on cancellation of the decision on establishment or approval of establishment of the said institution, and the Ministry of Education and Training shall send the People’s Committee of the province where the requesting school is based a written notification of recovery of the right to use land for construction of the requesting institution within its jurisdiction.
Where the decision on establishment or approval of establishment of the requesting institution expires, the Government shall take back the allocated land in accordance with applicable laws on land and deal with associated assets in accordance with applicable laws and regulations.
Article 89. Licensing requirements for educational operations of a higher education institution
1. The requesting institution has received the Prime Minister’s decision on establishment or approval of establishment.
2. The requesting school must prepare land, facilities, equipment, student’s dormitory and physical training facilities that meet regulatory operational requirements. The project for construction of the requesting institution must be located within a safe environment for its students, teachers, administrative officers and employees as agreed upon in the proposal for establishment of the requesting institution.
3. The requesting institution’s curriculum, syllabus, teaching and learning materials must obey applicable laws and regulations.
4. The requesting institution’s staff of tenured lecturers and administrative officers must be adequate and consistent in terms of its personnel structure, be appropriate for training disciplines or fields, satisfy stipulated conduct and qualification standards and ensure that they are competent to fulfill educational objectives and execute educational programs, and meet eligibility requirements concerning higher education lecturers and administrative officers prescribed by applicable laws and regulations of the Ministry of Education and Training.
5. The requesting institution must maintain a sufficient amount of financial resources as required by laws in order to ensure its continued operation.
6. The requesting institution must adopt the statutes of its organization and operations as well as its internal financial rules.
Article 90. Procedures and documentation requirements for educational operations of a higher education institution
1. The Minister of Education and Training shall have authority to license educational operations of a higher education institution.
2. The application documentation for such license shall be composed of the followings:
a) The request form for the license to carry out educational operations;
b) The review report on fulfillment of commitments specified in the proposal for establishment of a higher education institution;
c) The training program;
d) The interpretation of conditions for training quality assurance:
- The list of particulars of tenured lecturers and administrative officers, certified by the provincial-level People’s Committee;
- The inventory of all facilities used for training activities in the requesting institution, quantity and area of lecture halls, libraries, laboratory rooms, devices, teaching and reference materials, books used in educational activities, all of which are verified by the provincial-level People’s Committee;
- The proposed student intake and enrolment plan.
3. Implementation procedures:
a) The requesting institution sends 01 set of application documents referred to in Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the Ministry of Education and Training;
b) The Ministry of Education and Training receives and conducts the field evaluation determining whether licensing requirements for educational operations of the requesting institution are satisfied;
c) Within the maximum duration of 30 business days of receipt of all legally-required application documents, the Minister of Education and Training grants the decision on approval of educational operations of the requesting school. Where the submitted documents do not meet regulations laid down in Clause 2 of this Article, within the duration of 30 business days, the Ministry of Education and Training send a notification of the results of processing of the application documentation for a license to carry out educational operations of the requesting institution.
Article 91. Regulatory eligibility requirements for establishment of the branch of a public higher education institution, or approval of establishment of the branch of a non-public higher education institution
1. The requesting school’s proposal for its establishment must align with the socio-economic development plan of the local jurisdiction where the branch of a higher education institution will be based. The proposal for establishment of the branch of a higher education institution should specify necessity for establishment of a higher education institution’s branch, legal bases for development of the construction project, guidelines and strategies for construction and development of the branch over periods of time, name, location, legal status, functions, missions of the proposed branch, and approaches to execution of the construction project, e.g. the approach to organization of the management and personnel mechanism, the solution to construction of facilities, the financial solution, project execution steps, preferred missions and attached evidences of eligibility requirements for establishment of the proposed branch.
2. The requesting institution must receive the written consent to establishment of the branch from the People’s Committee of the province where the requesting institution is based.
3. The requesting institution must reserve at least 02 hectares of land used for construction of its branch (or otherwise considered or decided by the Minister of Education and Training in certain particular cases) and provide an average space of at least 25 m2/student as of the time the branch’s training competency is stable after 10 years of its development; must ensure that its facilities, equipment and staff of tenured lecturers and administrative officers satisfy its operational requirements. The project for construction of the proposed branch must be located within a safe environment for its students, teachers, administrative officers and employees.
4. There must be the project for construction of the requesting institution approved by its host entity in which the funding source for execution of that project in conformity with the stated plan must be clearly defined in case of establishment of the branch of a public higher education institution, and must ensure the minimum investment capital of VND 250 billion in case of establishment of the branch of a non-public higher education institution (exclusive of the value of land used for construction of the proposed branch). That amount of investment capital must be expressed in cash and assets already made available for investment, certified in writing by the competent authority, and at the date of evaluation carried out before grant of permission for establishment of the branch of a non-public institution, more than VND 150 billion has been disbursed.
5. There must be a detailed estimate of the number and structure of tenured lecturers and administrative officers that meet the training quality and qualification standards prescribed by applicable regulations adopted by the Ministry of Education and Training, and suit the specified scheme in order to create new disciplines and carry out enrolment as stated in the proposal for establishment of the proposed branch.
Article 92. Procedures and documentation requirements for establishment of the branch of a public higher education institution, or approval of establishment of the branch of a non-public higher education institution
1. The Minister of Education and Training shall have authority to issue the decision on establishment of the branch of a public higher education institution, or approval of establishment of the branch of a non-public higher education institution.
2. A higher education institution’s branch shall be established according to the following dual-step process:
a) Approve the policy on establishment or approval of establishment of the branch in case of:
- Establishment of a new branch;
- Establishment of the branch of a higher education institution on the premises of existing higher education institutions.
b) Issue the decision on establishment or approval of establishment of the branch.
3. The application documentation submitted to apply for approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of a branch shall include the followings:
a) In case of establishment of a new branch:
- The application form for approval of the policy on establishment of a branch, prepared by the host entity of a public higher education institution, or for approval of the policy on permission for establishment of a branch, prepared by the Chair of the Management Board of a non-public higher education institution. The application form for approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the branch should describe the main contents relating to necessity, name, legal status and objectives of its establishment, plan for construction and development prepared over periods of time, functions, missions, organizational, management and personnel mechanism, training disciplines and scale, financial resources, land and facilities of the branch;
- The written consent from the provincial-level People’s Committee to establishment of the branch. The written consent should specify necessity and relevance of establishment of the branch to the local socio-economic development plan, policy on allocation or leasing of land for construction of the branch, land plot location and possibility of the local authority’s cooperation in or provision of favorable conditions for construction and development of the branch, and legally valid documents on land use rights (if any);
- The proposal for establishment of the branch;
- With respect to a non-public higher education institution, in addition to the written documents mentioned above, the application documentation for establishment of the branch should additionally include the investment commitment of the Management Board of the higher education institution and attached evidences of financial capability of the higher education institution, verified by the competent authority.
b) Establishment of the branch of a higher education institution on the premises of an existing higher education institution:
- The application form for approval of the policy on establishment of a branch, prepared by the host entity of a public higher education institution and the existing higher education institution, or for approval of the policy on permission for establishment of a branch, prepared by the Chair of the Management Board of a non-public higher education institution and the existing higher education institution. The application form for approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the branch should describe the main contents relating to necessity, name, legal status and objectives of its establishment, plan for construction and development prepared over periods of time, functions, missions, organizational, management and personnel mechanism, training disciplines and scale, financial resources, land and facilities of the branch;
- The written consent to establishment of the branch from the People’s Committee of the province where the branch is based.
4. Application for approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the branch shall be carried out according to the following processes:
a) The host entity of the public higher education institution or the Management Board of the non-public higher education institution sends 01 set of documents referred to in Clause 3 of this Article, whether directly or by post, to the Ministry of Education and Training;
b) The Minister of Education and Training conducts evaluation of the submitted documentation, considers and approves the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the branch;
c) Within the permissible duration of 45 business days of receipt of the application documentation for establishment of the branch as required by applicable laws and regulations, the Minister of Education and Training assumes responsibility for sending the written response related to the results of processing of the submitted documentation;
d) Upon expiration of the duration of 03 years after the date of entry into force of the Minister of Education and Training’s approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the branch, if the application documentation for establishment or approval of establishment of the branch is not presented, the Minister of Education and Training shall issue the decision on cancellation of the written document indicating approval of the policy on establishment or approval of establishment of the branch;
Where the written document on approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the branch expires or is annulled, the Government shall take back the allocated land to give it to another education institution and keep educational use of such land remain unchanged, and deal with assets associated with land in accordance with applicable laws and regulations.
5. The application documentation for the Minister of Education and Training’s decision on establishment or approval of establishment of the branch shall include:
a) The Minister of Education and Training’s written document on approval of the policy on establishment or the policy on permission for establishment of the branch;
b) The legally valid document containing confirmation of the land use right or the one issued by the regulatory authority having power to allocate or lease land for a period of 50 years or more for the purpose of construction of the branch with the following issues specified such as location, boundary line, address and area of the land plot where the branch is based;
c) The construction planning of the branch and the general floor plan approved by the host entity in case of establishment of the branch of a public higher education institution, or by the provincial-level People's Committee in case of establishment of the branch of a non-public higher education institution;
d) The written document containing the detailed report on the progress of execution of the project for establishment of the branch, enclosing the confirmation of the People's Committee of the province where the branch is based;
dd) The statement of proposed training fields or disciplines, administrative officers and training scale;
e) The legally valid documents indicating confirmation of the investor’s capital including:
- Interpretations on the competency in making fund investments, the decision on fund investments and facility and engineering conditions of the host entity (in case of establishment of the branch of a public higher education institution);
- The bank’s written confirmation of available amount of money, the evidencing documents relating to the amount of fund used for the purpose of construction of the branch (attached confirmation by the competent financial institution of the amount of fund that has been used for construction of the higher education institution and confirmation by the bank of the fund balance available in the account of the non-public higher education institution).
6. Implementation procedures:
a) The requesting institution sends 01 set of application documents referred to in Clause 5 of this Article, whether directly or by post, to the Ministry of Education and Training;
b) Within the permitted duration of 15 business days of receipt of these documents, if the submitted set of documents has been found illicit, the Minister of Education and Training assumes responsibility for sending a written notification to the requesting higher education institution for any revision or modification;
c) If these documents have been found conforming to regulations laid down in Clause 5 of this Article within the duration of 60 business days, the Ministry of Education and Training shall take responsibility for undertaking or cooperating with the relevant regulatory authority in conducting evaluation of the submitted documentation and field evaluation in order to give accurate judgements on various conditions and subject matters specified in the project, preparing the complete documentation for submission to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and Ministry of Home Affairs to acquire their written opinions on the projects satisfying requirements set out by laws and send any notice to the requesting higher education institution in case of failure to meet such requirements. The field evaluation of the project shall be carried out by the Evaluation Board, composed of the representative of the Ministry of Education and Training, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Home Affairs, the Ministry of Finance and the People's Committee of the province where a higher education institution’s branch is based. The Evaluation Board shall be established under the decision made by the Minister of Education and Training and perform the function of advising the Minister of Education and Training on the feasibility of the project;
d) Within the permissible duration of 30 business days of receipt of all written opinions from relevant authorities or entities, the Ministry of Education and Training consolidates all received opinions, completes the project-related documentation and considers giving its decision;
dd) Upon expiration of the duration of 4 years after the entry into force of the Ministry of Education and Training’s decision on establishment or approval of establishment of the branch, unless the branch meets licensing requirements for its educational operations, the Minister of Education and Training shall assume responsibility for granting the decision on cancellation of the decision on establishment or approval of establishment of the said branch, and sends the People’s Committee of the province where the branch is based a written notification of recovery of the right to use land for construction of the said branch which has been allocated within his/her jurisdiction;
Where the decision on establishment or approval of establishment of the branch expires, the Government shall take back the allocated land in accordance with applicable laws on land and deal with associated assets in accordance with applicable laws and regulations.
Article 93. Procedures and requirements for the license for educational operations of the branch of a higher education institution
1. Requirements for the license for educational operations of the branch of a higher education institution shall include:
a) The branch must receive the Minister of Education and Training’s decision on establishment of the branch;
b) The branch must prepare land, facilities, equipment, student’s dormitory and physical training facilities that meet regulatory operational requirements. The project for construction of the branch must be located within a safe environment for its students, teachers, administrative officers and employees as agreed upon in the proposal for establishment of the branch;
c) The branch must design the curricula relative to specific disciplines or specializations (except those of the higher education institution applying for permission for establishment of its branch which have already been licensed), syllabuses, teaching and learning materials in accordance with applicable regulations;
d) The branch’s staff of tenured lecturers and administrative officers must be adequate and consistent in terms of its personnel structure, be appropriate for training disciplines or fields, satisfy stipulated conduct and qualification standards and ensure that they are competent to fulfill educational objectives and execute educational programs, and meet eligibility requirements concerning higher education lecturers and administrative officers prescribed by applicable laws and regulations of the Ministry of Education and Training;
dd) The branch must maintain a sufficient amount of financial resources as required by laws in order to ensure its continued operation;
e) The branch must adopt the statutes of its organization and operations as well as its internal financial rules.
2. Procedures for grant of a license for educational operations of the branch shall be similar to those applied to a higher education institution as provided in Article 90 hereof.
Article 94. Merger, division or split-up of a higher education institution
1. Merger, division or split-up of a higher education institution shall conform to the following requirements:
a) Match the plan for development of network of higher education institutions;
b) Satisfy the socio-economic development demands of the country;
c) Assure legal rights and benefits of its students, teachers, administrative officers and employees;
d) Contribute to increasing the quality and effectiveness of the higher education.
2. The Prime Minister shall have authority to issue the decision on merger, division or split-up of a higher education institution.
3. The request documentation for these actions shall be composed of the followings:
a) The request form submitted by the host entity (if a public higher education institution requests such actions), the request form submitted by the requesting higher education institution (if a non-public higher education institution requests such actions) to the Ministry of Education and Training for merger, division or split-up of the requesting higher education institution, enclosing the opinion received from the People’s Committee of the province where the requesting higher education will be based upon completion of merger, division or split-up;
b) The minutes of the meeting of shareholders on merger, division or split-up of the requesting higher education institution (with respect to a public higher education institution);
c) The proposal for merger, division or split-up of the requesting higher education institution, which specifies purposes of such actions, the main office of the higher education institution formed upon completion of such actions, the proposed personnel structure, the alternatives for students, lecturers, administrative officers and employees, the procedures or documentation requirements and time limit for transformation of assets, contributed capital and shares.
4. Implementation procedures:
a) Within the permitted duration of 15 business days of receipt of these request documents, if the submitted set of documents has not conformed to regulations laid down in Clause 3 of this Article, the Ministry of Education and Training sends a written notification to the host entity of the requesting higher education institution (with respect to a public higher education institution), or to the requesting higher education institution (with respect to a non-public higher education institution) for any revision or modification;
b) If these documents have been found conforming to regulations laid down in Clause 3 of this Article, within the duration of 30 business days, the Ministry of Education and Training takes responsibility for undertaking evaluation and cooperating with the relevant ministries or regulatory authorities in submitting such evaluated documents to the Prime Minister for his consideration and decision.
Article 95. Suspension of educational operations of a higher education institution or a branch of a higher education institution
1. A higher education institution shall be subject to suspension of its educational operations when the following situations occur:
a) The requesting institution has committed any fraudulent act in order to approval of establishment or permission for establishment or the license for its educational operations;
b) The requesting institution has failed to meet one of the stipulated licensing requirements for its educational operations as prescribed by this Decree;
c) The license for its educational operations has been granted ultra vires;
d) The requesting institution has committed violations against laws on education to the extent that it has to be subject to suspension of its educational operations imposed as an administrative penalty;
dd) As otherwise prescribed by laws and regulations.
2. The Minister of Education and Training shall have authority to issue the decision on suspension of educational operations of a higher education institution or a branch of a higher education institution.
3. The suspension decision must clearly specify reasons for such suspension, duration of suspension, provide approaches to assuring legal rights and benefits of students, teachers, administrative officers and employees and must be made known to the public through mass media.
4. Upon expiration of the duration of suspension, if causes resulting in such suspension have been corrected, the competent person vested authority to grant the suspension decision shall issue a decision on permission for restoration of educational operations of a higher education institution or a branch of a higher education institution and must make that decision known to the public through mass media. In case of refusal to grant permission for restoration of educational operations, a written notice must be sent to the requesting institution, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution.
5. d) Documents submitted to request restoration of educational operations shall be composed of the followings:
a) The request form for permission for restoration of educational operations;
b) The decision on establishment of the inspection team;
c) The inspection report.
6. Grant of permission for restoration of educational operations of a higher education institution or a branch of a higher education institution shall be subject to the procedures prescribed by Clause 3 Article 90 hereof.
Article 96. Dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution
1. A higher education institution or a branch of a higher education institution shall be dissolved when the following situations occur:
a) It has committed serious violations against applicable regulations on organization or operation of a higher education institution or a branch of a higher education institution;
b) Upon expiration of the duration of suspension specified in the suspension decision, causes for such suspension have not yet been corrected;
c) Educational objectives and contents specified in the establishment decision or the decision on approval of establishment have no longer matched the national socio-economic development demands;
d) The dissolution takes place upon the request of the organization or individual as the founder of a higher education institution or a branch of a higher education institution;
dd) Upon expiration of the duration of 05 years, it has failed to comply with the commitment specified in the approved proposal for its establishment after the date of entry into force of the decision on establishment or approval of establishment.
2. The Prime Minister shall have authority to issue the decision on dissolution of a higher education institution. The Minister of Education and Training shall have authority to dissolve the branch of a higher education institution.
3. The request documentation for dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution shall include:
a) The written request for dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution, submitted by the host entity of the requesting institution, or the organization or individual as the founder of that higher education institution or branch, which specifies reasons for or purposes of dissolution of the requesting institution;
b) The plan for dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution which specifies approaches to assuring legitimate rights and benefits of its students, lecturers, administrative officers and employees, the plan for treatment of assets and financial matters of the requesting institution.
4. Implementation procedures:
a) The Ministry of Education and Training receives the request documentation for dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution, and conduct its evaluation. Evaluation of the request documentation for dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution shall be carried out according to the procedures similar to those applied to establishment of a higher education institution under the provisions of this Decree;
- Within the permitted duration of 15 business days of receipt of the request documentation, if the submitted set of documents has been found illicit, the Ministry of Education and Training sends a written notification to the requesting institution or branch of the requesting institution for any revision or modification;
- Within the permissible duration of 30 business days of receipt of the request documentation meeting regulations, the Ministry of Education and Training undertakes cooperation with relevant ministries or sectoral authorities in conduct of evaluation of the request documentation, prepares a consolidated report for submission to the Prime Minister for his consideration and decision in respect of a higher education institution, or his decision in respect of a branch of a higher education institution.
b) Where a higher education institution or a branch of a higher education institution violates one of the regulations laid down in Point a, b, c and d Clause 1 of this Article, but its host entity or the organization or individual as the founder of that institution or branch does not make any request, the Ministry of Education and Training bears responsibility for cooperating with relevant ministries or regulatory sectoral authorities in evaluation of conformity with requirements for dissolution of that institution or branch and submit an evaluation report to the Prime Minister for his consideration and decision in respect of a higher education institution, or his consideration or decision in respect of a branch of a higher education institution.
5. The decision on dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution must clearly specify reasons for such dissolution, provide approaches to assuring legal rights and benefits of its students, teachers, administrative officers and employees and must be made known to the public through mass media.
6. Upon the dissolution of a higher education institution or a branch of a higher education institution, the Government shall take back the allocated land in accordance with applicable laws on land and deal with associated assets in accordance with applicable laws and regulations.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
Điều 6. Thủ tục để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
Điều 7. Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
Điều 10. Điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Điều 11. Thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Điều 12. Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Điều 16. Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
Điều 17. Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục
Điều 18. Thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục
Điều 19. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học
Điều 20. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
Điều 21. Giải thể trường tiểu học
Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
Điều 23. Thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
Điều 26. Thủ tục thành lập trường trung học công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục
Điều 27. Điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục
Điều 28. Thủ tục để trường trung học hoạt động giáo dục
Điều 29. Sáp nhập, chia, tách trường trung học
Điều 30. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học
Điều 31. Giải thể trường trung học
Điều 32. Điều kiện thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 33. Thủ tục thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 34. Sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 35. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 36. Giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 37. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều 40. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều 41. Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều 42. Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng
Điều 43. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng
Điều 44. Đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
Điều 45. Giải thể trung tâm học tập cộng đồng
Điều 46. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 47. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 48. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
Điều 49. Thủ tục để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
Điều 50. Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 51. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 52. Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 62. Điều kiện để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
Điều 63. Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
Điều 64. Tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
Điều 65. Đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
Điều 73. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
Điều 82. Sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
Điều 87. Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục
Điều 88. Thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
Điều 89. Điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo
Điều 90. Thủ tục để trường đại học hoạt động đào tạo
Điều 93. Điều kiện, thủ tục để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo
Điều 94. Sáp nhập, chia, tách trường đại học
Điều 99. Điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 100. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục