Chương II : Nghị định 46/2017/NĐ-CP Cơ sở giáo dục mầm non
Số hiệu: | 46/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 21/04/2017 |
Ngày công báo: | 01/05/2017 | Số công báo: | Từ số 303 đến số 304 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư giáo dục trong các chương trình đào tạo mầm non, phổ thông, đại học; điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
1. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo
Ttrường mẫu giáo, mầm non khi hoạt động giáo dục phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Nghị định 46/2017:
- Có quyết định thành lập trường mầm non, mẫu giáo;
- Diện tích đất tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em ở đồng bằng, trung du; 8 m2 cho một trẻ em ở thành phố và vùng cao;
- Cơ cấu công trình trường gồm có khu nhà ăn, khu sinh hoạt chung, khu học tập, sân chơi và khu phòng hành chính.
2. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
a, Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định 46/CP/2017:
- Có quyết định thành lập trường tiểu học;
- Diện tích đất tối thiểu là 10 m2 cho một học sinh miền núi,nông thôn; 6 m2 cho một học sinh ở thành phố;
- Cơ cấu công trình trường phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 46, phải có khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên; có phòng y tế, thư viện,...
b, Điều kiện để trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định 46/NĐ-CP là:
- Có quyết định thành lập trường trung học phổ thông, trung học cơ sở;
- Cơ sở vật chất được xây dựng đạt chuẩn, có thư viện, phòng Đoàn Hội; ngoài ra còn có khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất 25% tổng diện tích của ngôi trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
3. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
Điều kiện để trường đại học hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định số 46 năm 2017 là:
- Có quyết định thành lập trường đại học;
- Có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo quy định tại Nghị định số 46/CP;
- Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu;
- Có chương trình đào tạo và giáo trình dạy học.
4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Theo đó, Nghị định số 46/2017 của Chính phủ quy định tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập hợp pháp;
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Đội ngũ tư vấn đạt trình độ đại học trở lên, có năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học.
Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn pháp luật; điều kiện đầu tư xây dựng và điều kiện hoạt động giáo dục tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học có hiệu lực từ ngày 21/4/2017; bãi bỏ Quyết định 64/2013/TTg và quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Quyết định 05/2013/TTg.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) quyết định thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập; của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục cần nêu rõ sự cần thiết thành lập; tên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; địa điểm dự kiến làm trụ sở tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
b) Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ: Xác định sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy hoạt động, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; nguồn lực và tài chính; quy hoạch, kế hoạch và các giải pháp xây dựng, phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn.
Trong đề án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong 03 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo, có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong từng giai đoạn;
c) Có văn bản về chủ trương giao đất hoặc hợp đồng nguyên tắc cho thuê đất, thuê nhà làm trụ sở xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn dự kiến thuê tối thiểu 05 năm;
d) Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoặc thiết kế các công trình kiến trúc (nếu đã có trường sở), bảo đảm phù hợp với quy mô giáo dục và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu đề nghị thành lập trường mẫu giáo trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ theo những nội dung và điều kiện theo quy định;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Sau thời hạn 02 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không được cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập bị hủy bỏ.
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
b) Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích khu đất xây dựng bình quân tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du; 08 m2 cho một trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.
Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích xây dựng bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định;
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê một phần hoặc toàn bộ quỹ nhà và cơ sở hạ tầng của Nhà nước để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp. Trường hợp thuê trang thiết bị giáo dục chưa sử dụng hết công suất của cơ sở sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
c) Khuôn viên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
d) Cơ cấu khối công trình gồm:
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
- Khối phòng phục vụ học tập: Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
- Khối phòng tổ chức ăn: Khu vực nhà bếp và kho;
- Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng hành chính quản trị, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên;
- Sân vườn gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh.
đ) Có thiết bị, đồ chơi, đồ dùng, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
4. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
5. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục;
b) Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (sau đây gọi chung là bản sao có chứng thực) quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện: Các điều kiện đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý;
d) Danh sách đội ngũ giáo viên trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng giáo viên;
đ) Danh sách cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo chủ chốt gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, trưởng các phòng, ban, tổ chuyên môn trong đó ghi rõ trình độ chuyên môn được đào tạo; hợp đồng làm việc đã được ký giữa trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với từng cán bộ quản lý;
e) Chương trình giáo dục mầm non, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non;
g) Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng các điều kiện theo quy định;
h) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê trụ sở trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ với thời hạn tối thiểu 05 năm;
i) Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đang quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng và chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ sau khi được cho phép hoạt động giáo dục; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để bảo đảm duy trì ổn định hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong giai đoạn 05 năm, bắt đầu từ khi được tuyển sinh;
k) Quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; nếu hồ sơ đúng quy định thì thông báo kế hoạch thẩm định thực tế tại trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo kế hoạch thẩm định thực tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức thẩm định thực tế;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép hoạt động giáo dục; nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ nêu rõ lý do.
1. Việc sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương;
b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Hồ sơ gồm:
a) Đề án sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
b) Tờ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
4. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ công lập); tổ chức, cá nhân (nếu sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế các điều kiện sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định sáp nhập, chia, tách; nếu không đáp ứng các điều kiện theo quy định thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được phép hoạt động giáo dục quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Trình tự thực hiện:
a) Khi phát hiện trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế và thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về hành vi vi phạm;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ về việc phát hiện hành vi vi phạm, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định đình chỉ hay không đình chỉ hoạt động giáo dục;
c) Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
d) Sau thời hạn đình chỉ, nếu trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ thì Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định cho phép hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trường biết rõ lý do và hướng giải quyết;
đ) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
e) Trình tự cho phép trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.
1. Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động của trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
b) Hết thời gian đình chỉ hoạt động giáo dục ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
3. Hồ sơ gồm:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Biên bản kiểm tra;
c) Tờ trình đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Phòng Giáo dục và Đào tạo trong đó xác định rõ lý do đề nghị giải thể kèm theo các chứng cứ chứng minh trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này hoặc tờ trình đề nghị giải thể của tổ chức, cá nhân thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, trong đó nêu rõ lý do giải thể, các biện pháp giải quyết quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; phương án giải quyết các tài sản của trường.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân đã đề nghị thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể tới Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Trong trường hợp phát hiện hoặc có báo cáo của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân về việc trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan trong thời hạn 20 ngày làm việc, tiến hành kiểm tra xác minh, lập hồ sơ giải thể trong đó phải nêu rõ lý do giải thể, thông báo cho trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét quyết định giải thể hay không giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ;
d) Quyết định giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ cần nêu rõ lý do giải thể, quy định biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên trong trường; phương án giải quyết các tài sản của trường, bảo đảm tính công khai, minh bạch và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1. Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ em của các gia đình.
2. Có giáo viên đạt trình độ chuẩn theo quy định tại Điều 77 của Luật giáo dục.
3. Có phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, đủ ánh sáng tự nhiên, thoáng và sắp xếp gọn gàng; diện tích phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bảo đảm ít nhất 1,5 m2 cho một trẻ em; có chỗ chơi, có hàng rào và cổng bảo vệ an toàn cho trẻ em và phương tiện phù hợp với lứa tuổi; những nơi có tổ chức ăn cho trẻ em phải có bếp riêng, an toàn, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; bảo đảm phòng chống cháy nổ và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và đủ nước uống hàng ngày cho trẻ em theo quy định.
4. Trang thiết bị đối với một nhóm trẻ độc lập:
a) Có chiếu hoặc thảm cho trẻ em ngồi chơi, giường nằm, chăn, gối, màn cho trẻ em ngủ, dụng cụ đựng nước uống, giá để đồ chơi, giá để khăn và ca, cốc cho trẻ em, có đủ bô đi vệ sinh cho trẻ em dùng và một ghế cho giáo viên;
b) Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu phục vụ hoạt động chơi và chơi - tập có chủ đích;
c) Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;
d) Có đồ dùng, tài liệu cho người nuôi dạy trẻ em, gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ; sổ theo dõi tài sản của nhóm trẻ; tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
5. Trang thiết bị đối với một lớp mẫu giáo độc lập:
a) Có bàn, ghế đúng quy cách cho trẻ em ngồi (đặc biệt đối với trẻ em 05 tuổi): Một bàn và hai ghế cho hai trẻ em; một bàn, một ghế và một bảng cho giáo viên; kệ để đồ dùng, đồ chơi; thùng đựng nước uống, nước sinh hoạt. Đối với lớp bán trú: Có ván hoặc giường nằm, chăn, gối, màn, quạt phục vụ trẻ em ngủ;
b) Có đủ thiết bị tối thiểu cho trẻ em bao gồm: Đồ chơi, đồ dùng và tài liệu cho hoạt động chơi và học có chủ đích;
c) Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ em;
d) Có đồ dùng, tài liệu cho giáo viên mẫu giáo gồm: Bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em; sổ theo dõi trẻ em, sổ ghi chép tổ chức các hoạt động giáo dục của trẻ em trong ngày, tài liệu dùng để phổ biến kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ.
6. Đối với những nơi mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non chưa đáp ứng đủ nhu cầu đưa trẻ em tới trường, lớp, các cá nhân có thể tổ chức nhóm trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em của phụ huynh và phải đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân cấp xã, bảo đảm các điều kiện đăng ký hoạt động như sau:
a) Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;
b) Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
c) Cơ sở vật chất phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu như sau: Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em có diện tích tối thiểu là 15 m2; bảo đảm an toàn, thoáng, mát; có đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp lứa tuổi của trẻ em; có đủ đồ dùng cá nhân phục vụ trẻ em ăn, uống, ngủ, sinh hoạt và các thiết bị phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em; có đủ nước uống cho trẻ em hằng ngày; có phòng vệ sinh và thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ em; có đủ nước sạch cho trẻ em dùng; có bản thỏa thuận với phụ huynh về việc nhận nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ em tại nhóm trẻ; có tài liệu hướng dẫn thực hiện chăm sóc, giáo dục trẻ em.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ dân lập, tư thục có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
c) Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của giáo viên.
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
1. Việc sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm quy định về giáo viên, số lượng trẻ em trên một nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, tổ chức lớp học;
b) Bảo đảm an toàn và quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em và giáo viên;
c) Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Văn bằng, chứng chỉ có chứng thực của giáo viên.
4. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra các điều kiện sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, kiểm tra trên thực tế, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng Giáo dục và Đào tạo có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định sáp nhập, chia, tách. Nếu không sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thì có văn bản thông báo đến Phòng Giáo dục và Đào tạo và tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ nêu rõ lý do.
1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một trong các điều kiện thành lập quy định tại các và khoản 2, 3, 4 5 Điều 10 của Nghị định này;
b) Vi phạm các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế. Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định đình chỉ cần ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục, biện pháp khắc phục và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Sau thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu tổ chức, cá nhân đã khắc phục được các vi phạm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do và hướng giải quyết;
c) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
d) Trình tự cho phép nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
1. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức và hoạt động của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
c) Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản;
b) Căn cứ biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chapter II
EARLY CHILDHOOD EDUCATION INSTITUTION
Section 1. KINDERGARTEN, PRESCHOOL OR NURSERY SCHOOL (hereinafter sometimes referred to as school)
Article 3. Regulatory requirements for establishment of public kindergartens, preschools or nursery schools; permission for establishment of non-public or private kindergartens, preschools or nursery schools
1. The proposal for establishment of a kindergarten, preschool or nursery school must be consistent with the local socio-economic and educational network development plan approved by the state regulatory authority.
2. The proposal for establishment of a kindergarten, preschool or nursery school must clearly define preschool objectives, missions, curriculum framework and outline; land, facilities, equipment and intended construction site; organization and personnel structure, financial and other resources; guidelines and strategies for construction and development.
Article 4. Procedures and documentation requirements for establishment of public kindergartens, preschools and nursery schools; permission for establishment of non-public or private kindergartens, preschools and nursery schools
1. The President of the People’s Committee of an urban/rural district or provincially-controlled town (hereinafter referred to as district-level People’s Committee) shall be accorded authority to grant the decision on establishment of a public kindergarten, preschool and nursery school, or permission for establishment of a non-public or private kindergarten, preschool and nursery school.
2. Submitted documentation, including:
a) The application form for approval of establishment of a public kindergarten, preschool and nursery school prepared by a host entity, or permission for establishment of a non-public or private kindergarten, preschool and nursery school prepared by an organization or individual in which necessity for establishment, proposed name and location intended for construction of the premises for child care, parenting and education activities must be clearly specified;
b) The proposal for establishment of a kindergarten, preschool or nursery school that must clearly describe consistency with the socio-economic development plan and the plan for development of local educational network; objectives, missions, educational curriculum framework and program; land, facilities and equipment; organizational system and structure of teachers and administrative officers; financial and other resources; guidelines and strategies for construction and development, solutions to construction and development of the kindergarten, preschool or nursery school over periods of time.
The proposal should specify total proposed capital necessary for execution of plans, provide assurance that child care, parenting and education activities will be performed in a normal manner during 03 first years of establishment and subsequent years, and give a clear explanation for feasibility and legitimacy of finances for construction and development of a kindergarten, preschool or nursery school over periods of time;
c) The written document stating the policy for land allotment, or the agreement in principle on lease and rental of land and affixed building or facilities for construction of a kindergarten, preschool or nursery school of which the minimum term is 05 years;
d) The draft general floor plan and preliminary design of architectural facilities built on the land plot intended for construction of a kindergarten, preschool or nursery school, or architectural design (in case the school head office already exists), which must ensure consistency with educational scales and standards of usable floor area used for performing child care, parenting and education activities.
3. Implementation procedures:
a) The People’s Committee of a commune, ward or town (hereinafter referred to as commune-level People’s Committee; in case of application for approval of establishment of a public kindergarten, preschool or nursery school); organization or individual (in case of application for approval of establishment of a non-public or private kindergarten, preschool or nursery school) shall submit an application package specified in Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the district-level People’s Committee;
b) Within the duration of 20 business days of receipt of all required valid documents, the district-level People’s Committee shall be responsible for commanding the Subdepartment of Education and Training and relevant specialized divisions to give their assessment opinions on submitted documents and their assessment of realistic conditions concerning establishment of a kindergarten, preschool or nursery school according to the prescribed subject matters and requirements;
c) Within the duration of 15 business days of receipt of written assessment opinions from the Subdepartment of Education and Training and other relevant specialized divisions, if all regulatory requirements have been met, the President of district-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or approval of establishment; in case of failure to meet stated requirements, the President of the district-level People’s Committee shall send a written response in which reasons for refusal to issue the decision on establishment or approval of establishment should be clearly specified.
4. Within the duration of 02 years after the date of entry into force of the decision on establishment or approval of establishment, if the requesting kindergarten, preschool or nursery school fails to obtain permission to perform its educational activities, that decision shall be annulled.
Article 5. Licensing requirements for educational operations of a kindergarten, preschool and nursery school
1. Obtain the decision on establishment or the decision on approval of establishment, issued by the President of district-level People’s Committee.
2. Own land, school head office, facilities and equipment that meet requirements, help maintain and develop educational activities as well as satisfy the following specific requirements:
a) The kindergarten, preschool or nursery school must be located within the precincts of a residential zone in conformity with the general planning and at a place convenient for children to reach; ensure compliance with regulations on safety and environmental sanitation;
b) The total area of project site is divided into multiple spaces used for building infrastructural facilities, playgrounds, roads and growing landscaping plants. The average area of project site must be at least 12 m2 per a child in lowland, delta and midland regions; 08 m2 per a child in municipal, urban and mountainous regions.
As for administrative subdivisions short of unoccupied land, it shall be possible that the building area is replaced by the floor area and the stipulated area of vacant land must be adequate;
The non-public and private kindergarten, preschool and nursery school may rent unused head offices, facilities and equipment which are state-controlled or owned by public educational institutions for the purpose of organization of educational activities as per applicable laws and regulations.
The non-public and private kindergarten, preschool and nursery school may rent a part or the whole of the available reserves of state-owned houses and infrastructure facilities for use in educational activities in accordance with the Government’s regulations on incentives for private sector involvement in the sector of education, vocational education, healthcare, culture, sports, environment and judicial assessment. Rental of educational equipment and facilities which have not yet been operated at the maximum capacity by public service entities in the education sector shall be subject to applicable legislation on management and use of state-owned assets.
c) The kindergarten, preschool or nursery school must build walls to separate its space from the outside;
d) The construction project is divided into the following blocks:
- Block of child care and nursery education classrooms, e.g. general activity gathering classrooms, sleeping classrooms, toilets and play grounds, which must ensure conformity with the specified regulations;
- Block of learning classrooms, e.g. physical education classrooms, art education classrooms or multifunctional classrooms;
- Block of dining rooms, e.g. kitchen spaces and warehouses;
- Block of administrative rooms, e.g. school offices, rector’s offices, vice rector’s offices, administrative management offices, healthcare rooms, security rooms, staff rooms, toilets intended for teachers, officers, employees, and parking lots for teachers, officers and employees;
- Play grounds, e.g. play grounds for child groups or classes; commonly-shared play spaces, play spaces with landscaping plants.
dd) Equipment, toys, supplies, instructional materials on child care and education must be available in accordance with regulations laid down by the Ministry of Education and Training.
3. Employ an adequate staff of administrative officers, teachers and employees that are structured in a proper manner and meet stipulated standards for provision of early childhood education programs and organization of educational activities.
4. Maintain an sufficient amount of financial resources as required by laws in order to ensure continued operation and development of educational activities.
5. Have the statutes of organization and operations of the kindergarten, preschool or nursery school.
Article 6. Procedures and documentation requirements for educational operations of a kindergarten, preschool or nursery school
1. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall be accorded authority to grant the kindergarten, preschool or nursery school the license to carry out educational operations.
2. Documentation must be submitted to apply for such license, including:
a) The request form for the license to carry out educational operations;
b) The duplicate copy derived from the original register, the certified duplicate copy derived from the original copy or the duplicate copy with the original copy for verification purposes (hereinafter referred to as certified duplicate copy) of the decision on establishment or the decision on approval of establishment of the kindergarten, preschool or nursery school;
c) The detailed review report on development of the Proposal for investment in establishment of the kindergarten, preschool and nursery school. The report should specify specific works which have been completed or are in progress, including land, infrastructure, equipment and financial conditions for child care, parenting and education activities; staff of teachers and administrative officers;
d) The list of teachers with their professional qualifications; employment contracts signed between a kindergarten, preschool or nursery school and each teacher;
dd) The list of officers holding important positions, such as the rector, vice rectors, heads of divisions, departments or specialized groups, with their professional qualifications; employment contracts signed between a kindergarten, preschool or nursery school and each administrative officer;
e) Early childhood education curriculum and syllabus for offer of early childhood education program;
g) The inventory of classrooms, working rooms, facilities and equipment items meeting stipulated requirements;
h) The legal confirmation document on the title to land or the agreement on rental of a kindergarten, preschool or nursery school of which the minimum term is 05 years;
i) The legal confirmation document on the available amount of money currently managed by a kindergarten, preschool or nursery school to ensure legitimacy and compliance with the commitment that such amount is only used for paying construction and other recurrent costs incurred by the kindergarten, preschool or nursery school upon receipt of permission for educational operations; the plan for capital mobilization and allocation which assures stable operations of the kindergarten, preschool or nursery school for the next period of 05 years that starts from the date of receipt of permission for enrolment;
k) The statutes of organization and operation, and rules and regulations on internal expenditure, of the kindergarten, preschool or nursery school.
3. Implementation procedures:
a) The kindergarten, preschool or nursery school shall send the Subdepartment of Education and Training 01 set of documents prescribed by Clause 2 of this Article, whether directly or by post;
b) The Subdepartment of Education and Training shall receive and arrange to assess the submitted set of documents. If the submitted set of documents is invalid, a written notification of contents that require modification must be sent to the kindergarten, preschool or nursery school within the duration of 05 business days of receipt of these documents; if such submitted documents are valid, the plan to carry out the field inspection at the office of kindergarten, preschool or nursery school must be given;
c) Within the duration of 20 business days from the date of notice of the plan to carry out the field inspection, the Subdepartment of Education and Training shall play the leading role and cooperate with other relevant specialized subdepartments in organizing field inspection activities;
d) Within the duration of 10 business days, if all regulatory requirements have been met, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall issue a decision on permission for educational operations; in case of failure to meet stipulated requirements, the written notification must be sent to the kindergarten, preschool or nursery school and clearly define reasons for refusal to give approval.
Article 7. Merger, division or split-up of a kindergarten, preschool and nursery school
1. Merger, division or split-up of a kindergarten, preschool and nursery school shall conform to the following requirements:
a) Match the planning for development of local educational network;
b) Satisfy the socio-economic demands of the local area within its scope of operation;
c) Ensure that legal rights and benefits of children, teachers, administrative officers and employees are maintained;
d) Play a significant role in improving the child care, parenting and education quality and effectiveness.
2. The President of the district-level People’s Committee shall be vested with authority to issue a decision on merger, division or split-up of a kindergarten, preschool or nursery school.
3. Documentation submitted to apply for approval of merger, division or split-up, including:
a) The proposal for merger, division or split-up of a kindergarten, preschool and nursery school;
b) The request form for merger, division or split-up of a kindergarten, preschool or nursery school submitted to the district-level People’s Committee.
4. Implementation procedures:
a) The commune-level People’s Committee (in case of application for approval of merger, division or split-up of a public kindergarten, preschool or nursery school), or an organization or individual (in case of application for approval of merger, division or split-up of a non-public or private kindergarten, preschool or nursery school), shall send 01 set of documents referred to in Clause 3 of this Article, whether directly or by post, to the district-level People’s Committee;
b) Within the duration of 20 business days of receipt of all required valid documents, the district-level People’s Committee shall be responsible for commanding the Subdepartment of Education and Training and other relevant specialized subdepartments to give their assessment opinions on submitted documents and carry out the field inspection of merger, division or split-up of the kindergarten, preschool or nursery school;
c) Within the duration of 15 business days of receipt of the written assessment opinions from the Subdepartment of Education and Training and other relevant specialized subdepartments, if all regulatory requirements have been met, the President of district-level People’s Committee shall issue a decision on approval of merger, division or split-up; in case of failure to meet stated requirements, a written response in which clear reasons for refusal to approve merger, division or split-up are given must be sent.
Article 8. Suspension of educational operations of a kindergarten, preschool or nursery school
1. A kindergarten, preschool or nursery school shall be subject to suspension of its educational operations if:
a) it commits any fraudulent act in order to obtain a license for educational operations;
b) it fails to meet one of the stipulated eligibility requirements for permission for educational operations in accordance with Clause 2 and Clause 3 Article 5 hereof;
c) The license for its educational operations has been granted ultra vires;
d) Its educational activities have not been carried out within the duration of 01 year from the licensing date;
dd) it has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative offences arising from educational activities to the extent that the decision on suspension thereof is granted;
e) otherwise prescribed by applicable laws and regulations.
2. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall be accorded authority to grant the decision to suspend educational operations of the kindergarten, preschool or nursery school.
3. Implementation procedures:
a) Where it is established that the kindergarten, preschool or nursery school has committed one of the violations prescribed by Clause 1 of this Article, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall decide to establish the inspection team, organize inspection activities and make a report on the field inspection as well as warn the kindergarten, preschool or nursery school about any violation;
b) Within the duration of 10 business days from the date of issue of the warning about its violation which has been detected, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall decide whether or not its educational operations are suspended;
c) The decision to suspend educational operations of the kindergarten, preschool or nursery school must specify reasons for such suspension, duration of suspension, approaches to assuring legal rights and benefits of school children, teachers, officers and employees and must be made known to the public through mass media;
d) Upon expiration of the duration of suspension, if the defaulting kindergarten, preschool or nursery school has succeeded in mitigating causes resulting in such suspension, the Head of the Subdepartment of Education and Training shall consider granting a decision on permission for restoration of educational operations which must be made known to the public through mass media. In case of refusal to grant permission for restoration of educational operations, a written notice must be sent to the defaulting school, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution;
dd) Documents submitted to apply for restoration of educational operations shall include:
- The request form for permission for restoration of educational operations;
- The decision on establishment of the inspection team;
- Inspection report.
e) Processes for grant of permission for restoration of educational operations of a kindergarten, preschool or nursery school shall be subject to Clause 3 Article 6 hereof.
Article 9. Dissolution of a kindergarten, preschool and nursery school
1. A kindergarten, preschool or nursery school shall be closed when one of the following situations occurs:
a) The school has committed serious violations against applicable regulations on organization or operation of a kindergarten, preschool or nursery school.
b) Upon expiration of the duration of suspension of educational operations specified in the suspension decision, causes of such suspension have not yet been corrected;
c) Educational objectives and contents specified in the establishment decision or the decision on permission for establishment of a kindergarten, preschool or nursery school have no longer matched socio-economic development demands;
d) The school is dissolved at the request of the organization or individual that submitted application for establishment of a kindergarten, preschool or nursery school.
2. The President of the district-level People’s Committee shall be vested with authority to issue a decision on dissolution of a kindergarten, preschool or nursery school.
3. Documentation submitted to request approval of dissolution of a kindergarten, preschool or nursery school shall be composed of the following:
a) The decision on establishment of the inspection team issued by the district-level People’s Committee;
b) The inspection report;
c) The request form for the school dissolution made by the Subdepartment of Education and Training which clearly defines reasons for request for dissolution and present evidences that the school has violated regulations laid down in Point a, b and c Clause 1 of this Article, or the request form for dissolution made by the organization or individual as the school founder that clarifies reasons for such dissolution and approaches to dealing with legal rights and benefits of children, teachers, officers and employees of the school; plans to deal with assets of the dissolved school.
4. Implementation procedures:
a) The organization or individual that submitted the application for establishment of a kindergarten, preschool or nursery school shall send 01 set of documents to request dissolution, whether directly or by post, to the district-level People’s Committee;
b) When discovering, or receiving any report from an authority, organization or individual on, the school’s commission of any violation against regulations laid down in Point a, b and c Clause 1 of this Article, the district-level People’s Committee shall be responsible for commanding the Subdepartment of Education and Training to undertake and cooperate with relevant subdepartments in verification and completion of preparation of the dissolution documentation which must clarify reasons for such dissolution, and notify the school requesting for dissolution and report to the district-level People’s Committee within the permitted duration of 20 business days;
c) Within the maximum duration of 10 business days of receipt of the request documentation for such dissolution, the President of the district-level People’s Committee shall consider whether or not a decision on dissolution of the kindergarten, preschool or nursery school is granted;
d) The decision to dissolve a kindergarten, preschool or nursery school must clearly specify reasons for such dissolution, provide approaches to assuring legal rights and benefits of school children, teachers, officers and employees, or plans to deal with the school's property, and ensure public disclosure, transparency as well as must be made known to the public through mass media.
Section 2. INDEPENDENTLY-RUN NURSERY GROUP OR PRESCHOOL CLASS (hereinafter sometimes referred to as group or class)
Article 10. Eligibility requirements for establishment of independently-run nursery groups or preschool classes
1. Meet child daycare demands of families.
2. Have a staff of teachers satisfying qualification standards referred to in Article 77 of the Law on Education.
3. Provide child care, fostering and education rooms that are built in a rigid or semi-rigid manner, ensure safety, sufficient natural illumination, good ventilation and tidiness, and of which the area for child care, fostering and education activities must be at least 1.5 m2 per a child; play spaces, fences and guard doors used for protecting safety for children and amenities suitable for children of various ages; spaces for serving meals to children which are required to have kitchens that have separate kitchens away from nursery centers and meet regulatory safety standards as well as comply with fire prevention and food hygiene regulations. Provide a clean and adequate amount of drinking water for children as prescribed by laws.
4. Amenities necessary for an independent nursery group:
a) Activity and play mattresses or carpets, nap beds, blankets, pillows, mosquito nets, drinking water containers, toy storage racks, child towel racks and cup holders, infant potty chairs and teacher's chairs;
b) Basic amenities for children such as toys, supplies and materials used for play and deliberate play and practice activities;
c) A sufficient amount of personal care supplies for children;
d) Necessary supplies and materials for child carers, including instructional kits for child care and education activities; child progress monitoring record-books; record-books for monitoring of assets of the nursery group; materials used for promotion of parents’ knowledge about child care and education.
5. Amenities necessary for an independent preschool class:
a) Desks and chairs meeting stipulated standards for children, especially those under 5 years: Sets of one desk and two chairs for two children; one desk, one chair and one whiteboard for teachers; shelves for storage of supplies and toys; drinking and tap water tanks. There must be wooden sleeping boards or beds, blankets, pillows, mosquito nets and fans for children’s nap;
b) Basic amenities for children such as toys, supplies and materials used for play and deliberate play and practice activities;
c) A sufficient amount of personal care supplies for children;
d) Necessary supplies and materials for kindergarten teachers, including instructional kits for child care and education activities; child progress monitoring record-books; journals for monitoring of child education activities; materials used for promotion of parents’ knowledge about child care and education.
6. As for areas where the network of early childhood education schools or classes has yet to match preschooling demands, individuals may organize child groups in order to meet parents' demands for child care, fostering and education activities and register such activities with the commune-level People's Committees as well as conform to eligibility requirements for registration of their operations, including:
a) The maximum number of children per a group is 07 children;
b) Carers of preschoolers must have good health, be tested negative for any infectious disease, have full capacity for civil conducts and have obtained the certificate of completion of the further improvement course in child care and parenting practices in accordance with applicable regulations;
c) The nursery group must satisfy the minimum facility requirements as follows: It must have the child care and parenting room that covers a minimum area of 15 m2; ensure safety, well-ventilated space and fresh air; be furnished with safe supplies and toys suitable for children of particular ages; provide an adequate amount of personal supplies for children’s meals, naps and activities as well as equipment used for child care and parenting activities; provide sufficient drinking water daily for children; have toilet rooms and appliances intended for children; provide adequate clean water for children; enter into an agreement with parents on child care, fostering and safety guarantee activities; provide instructional materials for child care and education practices.
Article 11. Procedures and documentation requirements for establishment of an independently-run nursery group or preschool class
1. The President of the commune-level People’s Committee shall be vested with authority to grant the decision to approve establishment of an independent nursery group and preschool class.
2. Documentation submitted to request approval of establishment of a nursery group and preschool class shall be composed of the following:
a) The request form for permission for establishment of an independently-run nursery group or preschool class;
b) The non-public or private kindergarten, preschool and nursery school may rent unused head offices, facilities and equipment which are state-controlled or owned by public educational institutions for the purpose of organization of educational activities as per applicable laws and regulations;
c) The certified duplicate copy of teacher’s degree or certificate.
3. Implementation procedures:
a) The organization or individual shall send 01 set of documents referred to in Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the commune-level People’s Committee;
b) The commune-level People’s Committee shall handle and assess the submitted set of documents. If the submitted set of documents has been found illicit, a written notification of contents that require modification must be sent to the applicant within the permitted duration of 05 business days of receipt of these documents; if such submitted documents have been judged valid, the written request for field inspection of eligibility requirements for establishment of an independent nursery group or preschool class must be sent to the Subdepartment of Education and Training;
c) Within the maximum period of 10 business days, the Subdepartment of Education and Training shall conduct the requested field inspection and submit its written opinions to the commune-level People’s Committee to define whether or not the independent nursery group or preschool class satisfies regulatory requirements for establishment;
d) Within the duration of 10 business days of receipt of the written response from the Subdepartment of Education and Training, the President of commune-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or approval of establishment; in case of refusal to issue the decision, a written notification in which reasons for refusal to issue the decision on establishment or approval of establishment should be clearly specified shall be sent to the applicant and the Subdepartment of Education and Training.
Article 12. Merger, division and split-up of independently-run nursery groups or preschool classes
1. Merger, division or split-up of an independent nursery group or preschool class shall conform to the following requirements:
a) Conform to regulations on teachers, the number of children per a nursery group or preschool class, and classroom organization activities;
b) Assure safety, legal rights and benefits for children and teachers;
c) Contribute to improving the child care, parenting and education quality.
2. The President of the commune-level People’s Committee shall be vested with authority to grant the decision to approve merger, division or split-up of an independent nursery group and preschool class.
3. Documentation submitted to request approval of merger, division or split-up of a nursery group and preschool class shall be composed of the following:
a) The request form for merger, division or split-up of an independently-run nursery group or preschool class;
b) The certified duplicate copy of teacher’s degree or certificate.
4. Implementation procedures:
a) The organization or individual shall send 01 set of documents referred to in Clause 3 of this Article, whether directly or by post, to the commune-level People’s Committee. Within the maximum period of 05 business days of receipt of all legally required documents, the commune-level People’s Committee shall send the Subdepartment of Education and Training the written request for inspection of eligibility requirements for merger, division or split-up of an independent nursery group or preschool class;
b) Within the maximum period of 10 business days, the Subdepartment of Education and Training shall consider conducting the requested field inspection and, if all regulatory requirements have been met, submit its written opinions to the commune-level People’s Committee;
c) Within the permissible duration of 10 business days of receipt of the written response from the Subdepartment of Education and Training, the President of commune-level People’s Committee shall decide whether merger, division or split-up is approved. In case of refusal to grant a decision to approve merger, division or split-up of a nursery group or preschool class, a written notification in which reasons for such refusal should be clearly stated shall be sent to the Subdepartment of Education and Training and the applicant.
Article 13. Suspension of educational operations of independent nursery groups or preschool classes
1. An independent nursery group or preschool class shall be subject to suspension of its educational operations when one of the following cases occurs:
a) It fails to meet one of the stipulated eligibility requirements for establishment referred to in Clause 2, 3, 4 and 5 Article 10 hereof;
b) It has committed any violation against regulations on imposition of penalties for administrative offences arising in the education industry to the extent that the decision on suspension thereof is granted.
2. The President of the commune-level People’s Committee shall be vested with authority to grant the decision to suspend educational operations of an independent nursery group and preschool class.
3. Implementation procedures:
a) The commune-level People’s Committee shall cooperate with the Subdepartment of Education and Training in establishment of the inspection team, organization of inspection activities and preparation of the assessment report on field inspection of realistic conditions of the group or class. Based on the inspection review report, the President of the commune-level People’s Committee shall decide whether or not the group or class is suspended. The decision on suspension of the group or class should clearly specify the reasons for, the duration of educational operations, corrective measures and must be published through mass media;
b) Upon expiration of the duration of suspension of educational operations, if the defaulting group or class has succeeded in correct violations, the President of the commune-level People’s Committee shall consider granting a decision on permission for restoration of educational operations of the group or class and publish this decision through mass media. In case of refusal to grant the decision on permission for restoration of educational operations, a written notice must be sent to the defaulting organization or individual, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution;
c) Documents submitted to apply for restoration of educational operations shall be composed of the followings:
- The request form for permission for restoration of educational operations;
- The decision on establishment of the inspection team;
- Inspection report.
d) Processes for grant of permission for restoration of educational operations of an independent nursery group or preschool class shall be subject to Clause 3 Article 11 hereof.
Article 14. Dissolution of independently-run nursery groups or preschool classes
1. An independent nursery group or preschool class shall be dissolved when one of the following cases occurs:
a) Upon expiration of the duration of suspension of educational operations specified in the suspension decision, causes of such suspension have not been corrected yet;
b) The group or class has committed serious violations against applicable regulations on organization or operation of independent nursery groups or preschool classes;
c) The group or class is dissolved at the request of the organization or individual that submitted application for establishment of that group or class.
2. The President of the commune-level People’s Committee shall be vested with authority to decide whether or not an independent nursery group and preschool class is dissolved.
3. Implementation procedures:
a) The commune-level People's Committee shall cooperate with the Subdepartment of Education and Training in conduct of inspection activities and preparation of the inspection review report;
b) Based on the inspection review report, the President of the commune-level People’s Committee shall grant his/her decision on revocation of the establishment permit and on dissolution of the independent nursery group or preschool class. The dissolution decision must clearly specify reasons for such dissolution, provide approaches to assuring legal rights and benefits of school children, teachers, officers and employees and must be made known to the public through mass media.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Điều kiện để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
Điều 6. Thủ tục để trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ hoạt động giáo dục
Điều 7. Sáp nhập, chia, tách trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ
Điều 10. Điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Điều 11. Thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Điều 12. Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
Điều 16. Thủ tục thành lập trường tiểu học công lập hoặc cho phép thành lập trường tiểu học tư thục
Điều 17. Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục
Điều 18. Thủ tục để trường tiểu học hoạt động giáo dục
Điều 19. Sáp nhập, chia, tách trường tiểu học
Điều 20. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường tiểu học
Điều 21. Giải thể trường tiểu học
Điều 22. Điều kiện để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
Điều 23. Thủ tục để cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học
Điều 26. Thủ tục thành lập trường trung học công lập; cho phép thành lập trường trung học tư thục
Điều 27. Điều kiện để trường trung học hoạt động giáo dục
Điều 28. Thủ tục để trường trung học hoạt động giáo dục
Điều 29. Sáp nhập, chia, tách trường trung học
Điều 30. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học
Điều 31. Giải thể trường trung học
Điều 32. Điều kiện thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 33. Thủ tục thành lập trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 34. Sáp nhập, chia, tách trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 35. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 36. Giải thể trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp
Điều 37. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều 40. Đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều 41. Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên
Điều 42. Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng
Điều 43. Thủ tục thành lập trung tâm học tập cộng đồng
Điều 44. Đình chỉ hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng
Điều 45. Giải thể trung tâm học tập cộng đồng
Điều 46. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 47. Thủ tục thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 48. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
Điều 49. Thủ tục để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục
Điều 50. Sáp nhập, chia, tách trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 51. Đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 52. Giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học
Điều 62. Điều kiện để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
Điều 63. Thủ tục để trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục
Điều 64. Tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
Điều 65. Đình chỉ hoạt động trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập
Điều 73. Thủ tục thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú
Điều 82. Sáp nhập, chia, tách trường trung cấp sư phạm, trường cao đẳng sư phạm
Điều 87. Điều kiện thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục
Điều 88. Thủ tục thành lập trường đại học công lập hoặc cho phép thành lập trường đại học tư thục
Điều 89. Điều kiện để trường đại học hoạt động đào tạo
Điều 90. Thủ tục để trường đại học hoạt động đào tạo
Điều 93. Điều kiện, thủ tục để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo
Điều 94. Sáp nhập, chia, tách trường đại học
Điều 99. Điều kiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
Điều 100. Thủ tục cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục