Chương V: Nghị định 46/2017/NĐ-CP Trường chuyên biệt
Số hiệu: | 46/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 21/04/2017 |
Ngày công báo: | 01/05/2017 | Số công báo: | Từ số 303 đến số 304 |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư giáo dục trong các chương trình đào tạo mầm non, phổ thông, đại học; điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.
1. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non, mẫu giáo
Ttrường mẫu giáo, mầm non khi hoạt động giáo dục phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Nghị định 46/2017:
- Có quyết định thành lập trường mầm non, mẫu giáo;
- Diện tích đất tối thiểu 12 m2 cho một trẻ em ở đồng bằng, trung du; 8 m2 cho một trẻ em ở thành phố và vùng cao;
- Cơ cấu công trình trường gồm có khu nhà ăn, khu sinh hoạt chung, khu học tập, sân chơi và khu phòng hành chính.
2. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông
a, Điều kiện để trường tiểu học hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định 46/CP/2017:
- Có quyết định thành lập trường tiểu học;
- Diện tích đất tối thiểu là 10 m2 cho một học sinh miền núi,nông thôn; 6 m2 cho một học sinh ở thành phố;
- Cơ cấu công trình trường phải đáp ứng quy định tại Nghị định số 46, phải có khu vệ sinh riêng cho nam, nữ, giáo viên; có phòng y tế, thư viện,...
b, Điều kiện để trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định 46/NĐ-CP là:
- Có quyết định thành lập trường trung học phổ thông, trung học cơ sở;
- Cơ sở vật chất được xây dựng đạt chuẩn, có thư viện, phòng Đoàn Hội; ngoài ra còn có khu sân chơi, bãi tập có diện tích ít nhất 25% tổng diện tích của ngôi trường trung học cơ sở, trung học phổ thông.
3. Điều kiện đầu tư và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học
Điều kiện để trường đại học hoạt động giáo dục được quy định tại Nghị định số 46 năm 2017 là:
- Có quyết định thành lập trường đại học;
- Có cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu giảng dạy theo quy định tại Nghị định số 46/CP;
- Có đủ số lượng giảng viên cơ hữu;
- Có chương trình đào tạo và giáo trình dạy học.
4. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học
Theo đó, Nghị định số 46/2017 của Chính phủ quy định tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được thành lập hợp pháp;
- Có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học;
- Đội ngũ tư vấn đạt trình độ đại học trở lên, có năng lực ngoại ngữ bậc 4 trở lên và có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn du học.
Nghị định 46/2017/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn pháp luật; điều kiện đầu tư xây dựng và điều kiện hoạt động giáo dục tại trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường đại học có hiệu lực từ ngày 21/4/2017; bãi bỏ Quyết định 64/2013/TTg và quy định về đăng ký cấp giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh dịch vụ tư vấn du học tại Quyết định 05/2013/TTg.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ điều kiện và tiêu chuẩn bảo đảm để dạy kiến thức phổ thông ở các cấp học tương ứng. Có đội ngũ huấn luyện viên đủ trình độ để huấn luyện các môn thể dục thể thao: Huấn luyện lớp năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ cao đẳng thể dục thể thao trở lên, huấn luyện ở trường năng khiếu thể dục thể thao phải có trình độ đại học thể dục thể thao trở lên, nếu là vận động viên có đẳng cấp từ cấp 01 đến kiện tướng thì phải có trình độ từ cao đẳng thể dục thể thao trở lên.
2. Có đủ cơ sở vật chất bảo đảm việc học kiến thức phổ thông và tập luyện các môn năng khiếu thể dục thể thao cho học sinh. Trường năng khiếu thể dục thể thao có chỗ ở nội trú cho học sinh ở xa.
1. Lớp năng khiếu thể dục thể thao trong các trường phổ thông do hiệu trưởng nhà trường đề nghị; Phòng Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý thể dục thể thao cấp huyện hiệp y trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập (đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở); Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao) hiệp y trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập (đối với trường trung học phổ thông).
2. Trường năng khiếu thể dục thể thao thuộc địa phương do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa và Thể thao) đề nghị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Trường năng khiếu thể dục thể thao thuộc các bộ, ngành do các đơn vị chức năng đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định cho phép hoạt động sau khi đã thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển trường nhằm đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của trường chuyên.
1. Thẩm quyền thành lập:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường chuyên công lập thuộc tỉnh hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở quyết định thành lập trường chuyên công lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên tư thục thuộc cơ sở giáo dục đại học theo đề nghị của Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học.
2. Hồ sơ, trình tự thành lập hoặc cho phép thành lập trường chuyên được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Nghị định này.
Đáp ứng các điều kiện hoạt động như đối với trường trung học phổ thông quy định tại Điều 27 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
1. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định đối với trường chuyên.
2. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đủ số lượng, phẩm chất, năng lực và trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của trường chuyên.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo nơi đặt trụ sở trường chuyên ra quyết định cho phép trường chuyên được hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ và trình tự, thủ tục cho phép trường trung học phổ thông chuyên hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Điều 28 của Nghị định này.
Việc sáp nhập, chia, tách, giải thể; đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông chuyên được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 của Nghị định này.
1. Có đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ.
2. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương.
3. Có trụ sở làm việc hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng trụ sở; trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trung tâm.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập tư thục
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Đề án thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực).
3. Trình tự thực hiện:
a) Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nội vụ để thẩm định;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan có tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định gồm: Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm; mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn; cơ cấu tổ chức; cơ chế tài chính của trung tâm; điều kiện bảo đảm hoạt động khi được thành lập; tính khả thi của việc thành lập trung tâm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm;
c) Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì Sở Nội vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập có văn bản giải trình bổ sung làm rõ và báo cáo Sở Nội vụ;
d) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày Sở Nội vụ có văn bản thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm; nếu không đồng ý thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ lý do.
1. Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm người khuyết tật, gồm:
a) Trụ sở, phòng làm việc của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;
b) Phòng học, phòng chức năng tương ứng để thực hiện các hoạt động của trung tâm;
c) Khu nhà ở cho học sinh đối với trung tâm có người khuyết tật nội trú;
d) Phương tiện, thiết bị, công cụ sử dụng để đánh giá, can thiệp, dạy học, hướng nghiệp, dạy nghề;
đ) Tài liệu chuyên môn, tài liệu hỗ trợ bảo đảm thực hiện các hoạt động của trung tâm.
3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục có trình độ chuyên môn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật. Nhân viên hỗ trợ giáo dục được tập huấn về giáo dục người khuyết tật theo quy định.
4. Nội dung chương trình giáo dục và tài liệu bồi dưỡng, tư vấn phù hợp với các phương thức giáo dục người khuyết tật, gồm:
a) Nội dung chương trình, tài liệu về giáo dục cá nhân đối với người khuyết tật thuộc các dạng tật;
b) Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng về giáo dục người khuyết tật thuộc các dạng tật;
c) Tài liệu tư vấn về việc lựa chọn các phương thức giáo dục phù hợp với dạng và mức độ tật của người khuyết tật.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị cho phép hoạt động giáo dục, trong đó nêu rõ điều kiện đáp ứng hoạt động tương ứng với các nhiệm vụ;
b) Bản sao có chứng thực quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trung tâm.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trung tâm gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đúng quy định, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành thẩm định. Trường hợp hồ sơ không bảo đảm theo quy định, thì trả lại hồ sơ hoặc gửi văn bản yêu cầu trung tâm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
c) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tổ chức thẩm định các điều kiện hoạt động và quyết định cho phép trung tâm hoạt động giáo dục. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
1. Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập được tổ chức lại, cho phép tổ chức lại khi bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có sự điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
c) Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
3. Hồ sơ gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc tổ chức lại trung tâm;
b) Phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có);
d) Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trung tâm và các cá nhân có liên quan đối với việc thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập và thời hạn xử lý.
4. Trình tự tổ chức lại, cho phép tổ chức lại trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập thực hiện như đối với việc thành lập trung tâm theo quy định tại Điều 61 của Nghị định này.
1. Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập bị đình chỉ hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 62 của Nghị định này;
b) Có hành vi gian lận để được thành lập, hoạt động giáo dục;
c) Người cho phép thành lập hoặc cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ bị đình chỉ;
e) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
3. Trình tự thực hiện:
a) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm;
b) Quyết định đình chỉ hoạt động phải nêu rõ lý do, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp đối với người học, cán bộ, giáo viên, nhân viên của trung tâm và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trung tâm nêu rõ lý do và hướng giải quyết;
d) Hồ sơ đề nghị hoạt động giáo dục trở lại gồm:
- Tờ trình cho phép hoạt động giáo dục trở lại;
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Biên bản kiểm tra.
đ) Trình tự cho phép trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập hoạt động giáo dục trở lại được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 63 của Nghị định này;
e) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ chưa được khắc phục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trung tâm lần thứ 2; thời hạn đình chỉ lần thứ 2 không quá 12 tháng. Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục lần thứ 2 mà trung tâm vẫn không khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
1. Trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn chức năng, nhiệm vụ;
b) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập;
c) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức, hoạt động;
d) Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập; theo yêu cầu sắp xếp về tổ chức trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập để phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập.
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Đề án giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập;
c) Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
4. Trình tự giải thể trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập được thực hiện như quy định đối với việc thành lập trung tâm hỗ trợ và phát triển giáo dục hòa nhập theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Nghị định này.
1. Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú gồm các văn bản như đối với hồ sơ đề nghị thành lập trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định này.
3. Trình tự thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng đề án và phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định đề án thành lập trường quy định tại Điều 67 của Nghị định này và lập hồ sơ đề nghị thành lập trường trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận hồ sơ, xem xét điều kiện thành lập trường theo quy định. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú. Trường hợp chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho các cơ quan có liên quan nêu rõ lý do.
1. Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và bảo đảm tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có thêm các điều kiện sau đây:
a) Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh;
b) Phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo;
c) Nhà công vụ cho giáo viên;
d) Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo;
đ) Phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.
3. Địa điểm của trường bảo đảm môi trường giáo dục, an toàn cho học sinh, giáo viên, cán bộ và nhân viên.
4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập phù hợp với mỗi cấp học theo quy định.
5. Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định phù hợp đối với cấp học; đủ về số lượng theo cơ cấu về loại hình giáo viên bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục.
6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
7. Có quy chế tổ chức và hoạt động của trường.
1. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện (có cấp trung học phổ thông) hoạt động giáo dục. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện (có cấp trung học cơ sở) hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ để trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trường phổ thông dân tộc nội trú gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này nhận hồ sơ, xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Nếu hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho nhà trường trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho nhà trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
1. Người có thẩm quyền quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể trường phổ thông dân tộc nội trú.
2. Người có thẩm quyền cho phép trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc nội trú.
3. Việc sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc nội trú được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.
1. Có đề án phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng xây dựng và phát triển trường. Trong phương hướng xây dựng và phát triển trường cần bảo đảm ổn định tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số và tỷ lệ học sinh bán trú theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú.
2. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình đề nghị thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;
b) Đề án thành lập trường quy định tại Điều 72 của Nghị định này.
3. Trình tự thực hiện:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú thành lập mới), nhà trường (đối với trường phổ thông dân tộc bán trú được thành lập trên cơ sở trường phổ thông) gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập trường theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Phòng Giáo dục và Đào tạo;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện tổ chức thẩm định theo nội dung của đề án thành lập trường; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú;
c) Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập trường. Nếu chưa quyết định thành lập trường thì có văn bản thông báo cho Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
1. Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và có thêm các điều kiện sau đây:
a) Cơ sở vật chất bảo đảm cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày;
b) Có các công trình phục vụ cho quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng học sinh bán trú: Phòng trực nội trú, nhà ở nội trú; nhà bếp, nhà ăn, nhà tắm; công trình vệ sinh, nước sạch và các trang thiết bị kèm theo công trình;
c) Các dụng cụ, thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa dân tộc, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí cho học sinh bán trú.
3. Địa điểm xây dựng trường bảo đảm môi trường giáo dục an toàn và thuận lợi cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên.
4. Có chương trình giáo dục và tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định phù hợp với mỗi cấp học tương ứng.
5. Có đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông dân tộc bán trú.
6. Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú.
7. Có quy định về tổ chức hoạt động bán trú của trường.
1. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục.
2. Hồ sơ gồm tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trường phổ thông dân tộc bán trú gửi tờ trình đề nghị cho phép hoạt động giáo dục đến Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét điều kiện cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 74 của Nghị định này. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định cho phép hoạt động giáo dục. Nếu chưa quyết định cho phép hoạt động giáo dục thì có văn bản thông báo cho nhà trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
1. Trường phổ thông dân tộc bán trú không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 74 của Nghị định này thì bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
2. Trường phổ thông dân tộc bán trú không bảo đảm tỷ lệ học sinh dân tộc và tỷ lệ học sinh bán trú theo quy định trong 03 năm liền thì chuyển thành trường phổ thông công lập.
3. Trình tự thực hiện:
a) Trường phổ thông dân tộc bán trú gửi tờ trình đề nghị cho phép chuyển đổi đến Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trong tờ trình cần nêu rõ phương án sử dụng cơ sở vật chất của trường, chế độ chính sách đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên sau khi trường chuyển đổi;
b) Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan ở cấp huyện thẩm định và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định chuyển đổi trường phổ thông dân tộc bán trú thành trường phổ thông công lập.
1. Người có thẩm quyền quyết định thành lập trường phổ thông dân tộc bán trú thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể trường phổ thông dân tộc bán trú.
2. Người có thẩm quyền cho phép trường phổ thông dân tộc bán trú hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú.
3. Việc sáp nhập, chia, tách, giải thể, đình chỉ hoạt động giáo dục trường phổ thông dân tộc bán trú được thực hiện như đối với trường trung học theo quy định tại các Điều 29, 30 và 31 Nghị định này.
Chapter V
SPECIALIZED SCHOOL
Section 1. SCHOOL OR CLASS FOR GIFTED STUDENTS IN SPORT AND PHYSICAL ACTIVITIES
Article 53. Eligibility requirements for establishment of a school or class for gifted students in sport and physical activities
1. Employ a staff of qualified administrative officers and teachers conforming to the regulatory standards in order to provide general knowledge at respective educational levels. Have a staff of coaches qualified to provide sport and physical education programs that satisfy the following specific requirements, i.e. they must hold at least a three-year bachelor's degree in sport and physical education to be qualified to provide training for classes for gifted students in sport and physical activities, and at least a bachelor's degree in sport and physical education for schools for gifted students in sport and physical activities; with respect to athletes awarded the title ranging from first class to master, in order to be qualified to provide training they are required to obtain at least a three-year bachelor's degree in sport and physical education.
2. Provide an adequate number of facilities to support students in learning general knowledge and engaging in sport and physical training subjects. The school must also provide boarding facilities to accommodate students who live far away from the school.
Article 54. Procedures for establishment of a school or class for gifted students in sport and physical activities
1. A class for gifted students in sport and physical activities shall be established within the precincts of a general education institution at the request of the school headmaster; established within the precincts of a primary school or lower secondary school under the establishment decision issued by the President of the district-level People’s Committee upon receipt of the request jointly submitted by the Subdepartment of Education and Training and the regulatory authority over sports and physical activities at the district level; established within the precincts of an upper secondary school under the establishment decision issued by the President of the provincial-level People’s Committee upon receipt of the request jointly submitted by the Department of Education and Training and the Department of Culture, Sports and Tourism (or simply the Department of Culture and Sports).
2. A school for gifted students in sport and physical activities of a local jurisdiction shall be established at the request of the Director of the Department of Education and Training, and the Director of the Department of Culture, Sports and Tourism (or the Department of Culture and Sports); established under the establishment decision issued by the President of the provincial-level People's Committee upon receipt of an agreement from the Ministry of Education and Training, and the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
3. A school for gifted students in sport and physical activities of a ministry or department shall be established according to the procedure wherein a functional affiliation requests the Minister or the Head of a Ministry-level authority to make a decision on approval of its educational operations after receipt of an agreement from the Ministry of Education and Training and the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
Section 2. UPPER SECONDARY SCHOOL FOR THE GIFTED
Article 55. Regulatory eligibility requirements for establishment of public upper secondary school for the gifted, and approval of establishment of private upper secondary school for the gifted
1. It must ensure that the proposal for its establishment is consistent with the local socio-economic development and education network plan approved by the state regulatory authority.
2. The proposal for establishment of a school must clearly define objectives, missions, curriculum framework and outline; facilities, equipment, intended construction site and land coverage; organization and personnel structure, financial and other resources; guidelines and strategies for school construction and development for the purpose of completion of objectives and missions as a school for the gifted.
Article 56. Procedures and documentation requirements for establishment of public upper secondary school for the gifted, and approval of establishment of private upper secondary school for the gifted
1. Authority to decide to establish the school:
a) The President of the provincial-level People’s Committee shall be accorded authority to issue the decision to establish a provincially-governed public school for the gifted or to approve establishment of a provincially-controlled private school for the gifted after considering the request of the Director of the Department of Education and Training;
b) The President of the People’s Committee of the province where the requesting school is based shall be accorded authority to issue the decision to establish a public school for the gifted or to approve establishment of a private school for the gifted which is affiliated to a higher education institution upon the request of the Head of that higher education institution.
2. Procedures and documentation requirements for establishment or approval of establishment of a school for the gifted shall be similar to those applied to secondary schools in accordance with regulations laid down herein.
Article 57. Licensing requirements for educational operations of an upper secondary school for the gifted
The school must meet licensing requirements for educational operations of an upper secondary school as prescribed by Article 27 hereof and the following requirements:
1. The school’s curriculum and syllabus must be provided in accordance with applicable laws and regulations on schools for the gifted.
2. The school must hire a staff of administrative officers, teachers and employees that are adequate, meet qualification, competency and conduct standards to be able to complete missions of a school for the gifted.
Article 58. Procedures and documentation requirements for educational operations of an upper secondary school for the gifted
1. The Director of the Department of Education and Training of a local jurisdiction where a school for the gifted is based shall be accorded authority to license educational operations of the school for the gifted.
2. Documentation requirements and processes for grant of a license for educational operations of a school for the gifted shall be similar to those applied to a secondary school as provided in Article 28 hereof.
Article 59. Merger, division, split-up, dissolution or suspension of educational operations of an upper secondary school for the gifted
Procedures and documentation requirements for merger, division, split-up, dissolution or suspension of educational operations of an upper secondary school for the gifted shall be similar to those applied to secondary schools as prescribed by Article 29, 30 and 31 hereof.
Section 3. CENTER FOR INCLUSIVE EDUCATION SUPPORT AND DEVELOPMENT
Article 60. Regulatory eligibility requirements for establishment of a public center for inclusive education support and development, and approval of establishment of a private center for inclusive education support and development
1. The requesting center must establish the proposal for establishment of a center for inclusive education support and development wherein its operational objectives, functions and missions should be clearly specified.
2. Establishment of the center shall correspond to the local educational network development plan approved by the state regulatory authority and match local demands for educational support for the disabled.
3. The requesting center must reserve a place used as its main office or hold the decision on allocation or leasing of land for center construction, issued by the regulatory authority; must be furnished with initial necessary equipment; must have fund for its operations in accordance with applicable laws and regulations.
4. The requesting center must recruit a staff of administrative officers, teachers and employees that meet requirements concerning the center’s operations.
Article 61. Procedures and documentation requirements for establishment of a public center for inclusive education support and development, and approval of establishment of a private center for inclusive education support and development
1. The President of the provincial-level People’s Committee shall be vested with authority to grant the decision on establishment of a public center for inclusive education support and development, or approval of establishment of a private center for inclusive education support and development.
2. The application package shall be composed of the followings:
a) The written request for establishment of a center for inclusive education support and development;
b) The proposal for establishment of a center for inclusive education support and development which is formulated in accordance with applicable laws and regulations on establishment, re-organization and dissolution of public service organizations;
c) The draft statutes of organization and operation of the center for inclusive education support and development and other relevant documents (e.g. documents related to land, fund and human resources).
3. Implementation procedures:
a) The requesting organization or individual sends 01 set of application documents referred to in Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the Department of Home Affairs for its evaluation;
b) Within the permissible duration of 15 business days of receipt of all legally required application documents, the Department of Home Affairs conducts or collaborates with relevant authorities in carrying out evaluation. Subject matters of the evaluation shall include necessity and legal bases for establishment of the center, objectives, scope, target students, name, legal status, functions, missions and powers, organizational structure and financial mechanism of the center; conditions necessary for the center’s normal operations; feasibility of the project for establishment of the center; draft statutes of organization and operation of the center;
c) If there exist any ambiguous or contentious issues, the Department of Home Affairs will request the organization or individual applying for establishment of the center to provide the written explanation that helps clarify such issues and report to the Department of Home Affairs;
d) Within the permissible duration of 20 business days of receipt of the written document on evaluation from the Department of Home Affairs, the President of provincial-level People’s Committee shall issue a decision on establishment or approval of establishment of the center; in case of refusal to issue that decision, a written notification in which reasons for refusal should be clearly specified shall be sent to the requesting organization or individual.
Article 62. Licensing requirements for educational operations of the center for inclusive education support and development
1. The requesting center has obtained the decision on establishment or the decision on approval of establishment, issued by the President of provincial-level People’s Committee.
2. The requesting center has owned its facilities, equipment, accessories and amenities which are custom-made to meet the needs of the disabled, including:
a) Offices of administrative officers, teachers and employees of the center;
b) Classrooms and functional rooms which are suitably designed to meet the demands for the center’s operations;
c) Accommodations that meet the boarding demands of students with disabilities;
d) Equipment, devices or instruments used for assessment, intervention, teaching, career counseling and vocational education purposes;
dd) Specialized or auxiliary materials that help the center operate in a normal manner.
3. The center’s staff of administrative officers, teachers and employees providing necessary educational services must obtain qualifications relevant to the approaches to education of students with disabilities. Employees providing educational supports must be trained in education of students with disabilities in accordance with applicable laws and regulations.
4. Contents of the educational program, teaching and advisory materials must fit into the modalities of education of students with disabilities, including:
a) Contents of the educational program and materials relating to education of personal care for the disabled students relative to their disability type;
b) Contents of the educational program and teaching materials relating to education of personal care for the disabled students relative to their disability type;
c) Advisory materials relating to selection of the modalities of education that match the disability type and degree of specific disabled students.
Article 63. Licensing requirements for educational operations of the center for inclusive education support and development
1. The Director of the Department of Education and Training shall be vested with authority to license educational operations of the center for inclusive education support and development.
2. The application package shall be composed of the followings:
a) The written request for approval of educational operation of the center in which a requirement that the center's operations relative to the center's stated missions must be specified;
b) Certified duplicate copy of the establishment decision or the decision on approval of establishment of the center.
3. Implementation procedures:
a) The requesting center sends 01 set of application documents referred to in Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the Department of Education and Training;
b) The Subdepartment of Education and Training shall handle submitted application documents. Within the duration of 15 business days of receipt of the valid submitted documentation, the Subdepartment of Education and Training carries out evaluation. If the submitted documentation fails to meet regulations, the submitted documentation shall be returned and the center shall be requested in writing to make any necessary revision or modification of its submitted application documentation.
c) Within the maximum duration of 25 business days of receipt of all valid application documents, the Department of Education and Training shall be responsible for carrying out evaluation of eligibility requirements for educational operations of the center and issuing the decision on approval of educational operations of the center. In case of refusal to grant that decision, a written notice must be sent to the requesting center, give clear reasons for such refusal and recommended solutions.
Article 64. Re-organization and approval of re-organization of the center for inclusive education support and development
1. Re-organization of the center for inclusive education support and development shall be allowed or approved when the following requirements are met:
a) There is a need for revision or modification of the center’s functions, missions or powers;
b) Re-organization of the center shall correspond to the local educational network development plan and demands concerning educational support for the disabled students within a local jurisdiction approved by the state regulatory authority (if any);
c) Re-organization of the center shall aim at improving the quality and effectiveness of operations of the center for inclusive education support and development.
2. The President of the provincial-level People’s Committee shall be vested with authority to grant the decision on re-organization or approval of re-organization of a center for inclusive education support and development.
3. The request documentation shall be composed of the followings:
a) The written evidence of necessity and legal bases for re-organization of the center;
b) The plan to deal with issues regarding personnel, organizational structure, finance, assets, land and other related issues;
c) Written documents of competent authorities on confirmation of finance, assets, land, loans, liabilities and other related issues (if any);
d) Regulations on responsibilities assumed by the center’s head and other relevant persons relating to execution of the plan for re-organization and dissolution of the center for inclusive education support and development, and execution duration.
4. Procedures for re-organization or approval of re-organization of the center for inclusive education support and development shall be the same as those applied to establishment of the center as prescribed by Article 61 hereof.
Article 65. Suspension of educational operations of the center for inclusive education support and development
1. The center for inclusive education support and development shall be suspended when one of the following situations occurs:
a) The center fails to meet any requirements specified in Article 62 hereof;
b) The center has committed any fraudulent act in order to obtain a license for its educational operations;
c) The license for the center’s educational operations has been granted ultra vires;
d) Its educational activities have not been carried out within the duration of 01 year from the licensing date;
dd) The center has committed any offence against laws and regulations to the extent that it is subject to suspension imposed as an administrative penalty;
e) Any other violation is committed as prescribed by applicable laws and regulations.
2. The Director of the Department of Education and Training shall issue the decision on suspension of educational operations of the center for inclusive education support and development.
3. Implementation procedures:
a) The Director of the Department of Education and Training establishes the inspection team, carries out inspection and makes an assessment report on reality of the center;
b) The decision to suspend educational operations of the center must specify reasons for such suspension, duration of suspension, approaches to assuring legal rights and benefits of the center’s students, teachers, administrative officers and employees and must be made known to the public through mass media;
c) Upon expiration of the duration of suspension, if the defaulting center has succeeded in mitigating causes resulting in such suspension, the Director of the Department of Education and Training shall issue a decision on permission for restoration of the center’s educational operations which must be made known to the public through mass media. In case of refusal to grant that decision, a written notice must be sent to the requesting center, give clear reasons for such refusal and recommended solutions;
d) Documents submitted to apply for restoration of educational operations shall be composed of the followings:
- The request form for permission for restoration of educational operations;
- The decision on establishment of the inspection team;
- The inspection report.
dd) Processes for grant of permission for restoration of educational operations of the center shall be subject to Clause 3 Article 63 hereof;
e) Upon expiration of the duration of suspension, unless the defaulting center has succeeded in mitigating causes resulting in such suspension, the Director of the Department of Education and Training shall, based on realistic conditions, issue the second decision on suspension of the center’s educational operations of which the duration is restricted to 12 months. Upon expiration of the duration of the second decision on suspension, unless the defaulting center has succeeded in mitigating causes resulting in such suspension, the Director of the Department of Education and Training shall request in writing the President of the provincial-level People’s Committee to issue the decision on dissolution of the center for inclusive education support and development.
Article 66. Dissolution of the center for inclusive education support and development
1. The center for inclusive education support and development shall be subject to dissolution when one of the following situations occurs:
a) The center’s functions and missions no longer exist;
b) The center has not fulfilled its missions or has operated in an inefficient manner for last 3 years according to the evaluation conducted by the competent person having authority to establish or approve establishment of the center;
c) The center has committed serious violations against applicable laws and regulations on organization or operation of a center for inclusive education support and development;
d) Upon expiration of the duration of suspension of educational operations specified in the suspension decision, causes for such suspension have not been corrected yet;
dd) The center is dissolved at the request of the founding organization or individual, or in conformity with the requirement concerning organizational arrangement of the center for inclusive education support and development in order to ensure that the center’s operations correspond to the plan for development of network of centers for inclusive education support and development which has been approved by the respective competent authority.
2. The President of the provincial-level People’s Committee shall be vested with authority to issue the decision on dissolution of the center for inclusive education support and development.
3. The request documentation shall be composed of the followings:
a) The request form for dissolution of the center for inclusive education support and development;
b) The proposal for dissolution of the center for inclusive education support and development;
c) Written documents of competent authorities on confirmation of discharge of obligations regarding finance, assets, land, loans, liabilities and other related issues (if any).
4. Processes for dissolution of the center for inclusive education support and development shall be the same as those stipulated in the regulations on establishment of the center for inclusive education support and development as referred to in Clause 3 Article 61 hereof.
Section 4. BOARDING GENERAL EDUCATION SCHOOL FOR MINORITIES
Article 67. Eligibility requirements for establishment of a boarding general education school for minorities
1. It must ensure that the proposal for its establishment is consistent with the local socio-economic development and education network plan approved by the state regulatory authority.
2. The proposal for establishment of a boarding general education school for minorities must clearly define objectives, missions, curriculum or syllabus; facilities, equipment, intended construction site and land coverage; organization and personnel structure, financial and other resources; guidelines and strategies for school construction and development.
Article 68. Procedures for establishment of boarding general education school for minorities
1. The President of the provincial-level People’s Committee shall be vested with authority to issue the decision on establishment of the provincial- and district-level boarding general education school for minorities.
2. Documentation requirements for establishment of a boarding general education school for minorities shall be the same as those applied to a lower, upper secondary school and multi-level general education school as prescribed by Clause 2 Article 26 hereof.
3. Processes for establishment of a boarding general education school for minorities:
a) The Department of Education and Training takes charge of formulating and collaborate with relevant authorities in evaluation of, the proposal for establishment of the school as prescribed by Article 67 hereof and sends the application documents to the President of the provincial-level People’s Committee to seek his/her decision on establishment of the school;
b) The provincial-level People’s Committee handles the submitted application and verifies whether the requesting school has conformed to eligibility requirements for establishment stated by applicable laws and regulations. Within the permissible duration of 20 business days of receipt of all valid documents, the President of the provincial-level People’s Committee shall issue the decision on establishment of the school. In case of refusal to grant that decision, a written notice in which reasons for such refusal should be clearly defined must be sent to entities concerned.
Article 69. Licensing requirements for educational operations of a boarding general education school for minorities
1. The requesting school has obtained the decision on establishment of the school, issued by the President of the provincial-level People’s Committee.
2. The requesting school must prepare land, facilities and equipment available for use at respective educational levels in accordance with this Decree and ensure conformance to criteria set out for a nationally accredited school, and must additionally provide:
a) The boarding building that has capacity of at least 06 m2/student;
b) Student's boarding rooms, canteens and other associated equipment;
c) Accommodations for teachers on duty;
d) Minority cultural activity and education halls associated with other equipment;
dd) Classrooms and equipment used for career education, education of general and traditional trades of minorities, depending on particular characteristics of each locality.
3. The requesting school must be located at an area that helps provide a good and safe educational environment for students, teachers, administrative officers and employees.
4. The school’s curriculum and syllabus must be custom-made to respective educational levels in accordance with applicable laws and regulations.
5. The requesting school must employ a staff of teachers and administrative officers that satisfy stipulated moral standards and gain educational qualifications relative to specific educational levels, and are adequate according to the classification structure of teachers and meet stipulated requirements regarding provision of educational programs and organization of educational activities.
6. The requesting school must maintain a sufficient amount of financial resources as required by laws in order to ensure continued operation and development of its educational activities.
7. The requesting school must adopt the statutes of its organization and operations.
Article 70. Procedures and documentation requirements for a license for educational operations of a boarding general education school for minorities
1. The Director of the Department of Education and Training shall be vested with authority to issue the decision to license educational operations of the provincial- and district-level boarding general education school for minorities (including the school providing the upper secondary education program). The Head of the Subdepartment of Education and Training shall be vested with authority to issue the decision to license educational operations of the district-level boarding general education school for minorities (including the school providing the lower secondary education program).
2. Documentation requirements for a license for educational operations of a boarding general education school for minorities shall be similar to those applied to a secondary school as provided in Clause 2 Article 28 hereof.
3. Implementation procedures:
a) The requesting school sends 01 set of application documents stipulated by Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the competent person referred to in Clause 1 of this Article;
b) The competent person referred to in Clause 1 of this Article handles the submitted application documents and checks licensing requirements for educational operations in the same manner as applied to a secondary school in accordance with Article 27 hereof. Within the permitted duration of 05 business days of receipt of such documentation, if the submitted set of documents has been found illicit, a written notification of contents that require correction or modification must be sent to the requesting school;
c) Within the maximum duration of 20 business days of receipt of all valid application documents, the competent person referred to in Clause 1 of this Article grants the decision on approval of educational operations of the requesting school. In case of refusal to grant that decision, a written notice must be sent to the requesting school, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution.
Article 71. Merger, division, split-up, dissolution or suspension of educational operations of a boarding general education school for minorities
1. The competent person vested with authority to grant the decision on establishment of the boarding general education school for minorities shall have authority to issue the decision on merger, division, split-up or dissolution of the school.
2. The competent person having authority to license operational operations of the boarding general education school for minorities shall be accorded authority to issue a decision on suspension of educational operations of the school.
3. Procedures and documentation requirements for merger, division, split-up, dissolution or suspension of educational operations of a boarding general education school for minorities shall be similar to those applied to a secondary school as prescribed by Article 29, 30 and 31 hereof.
Section 5. SEMI-BOARDING GENERAL EDUCATION SCHOOL FOR MINORITIES
Article 72. Eligibility requirements for establishment of a semi-boarding general education school for minorities
1. The requesting school’s proposal must correspond to the socio-economic development and local educational network plan approved by the state regulatory authority.
2. The proposal for establishment of a semi-boarding general education school for minorities must clearly define objectives, missions, curriculum or syllabus; facilities, equipment, intended construction site and land coverage; organization and personnel structure, financial and other resources; guidelines and strategies for school construction and development. The requesting school must, based on its directions for school construction and development, ensure stable percentage of minority students and semi-boarders under the guidelines of the Ministry of Education and Training.
Article 73. Procedures and documentation requirements for establishment of a semi-boarding general education school for minorities
1. The President of the district-level People's Committee shall be vested with authority to make a decision on establishment of the semi-boarding general education school for minorities.
2. The request documentation shall be composed of the followings:
a) The request form for establishment of a semi-boarding general education school for minorities;
b) The proposal for establishment of the school as provided for by Article 72 hereof.
3. Implementation procedures:
a) The commune-level People’s Committee (in case of establishment of a new semi-boarding general education school for minorities), or the requesting school (in case of a semi-boarding general education school for minorities that is established from another general education school), sends 01 set of application documents prescribed by Clause 2 of this Article, whether directly or by post, to the Subdepartment of Education and Training;
b) The Subdepartment of Education and Training handles the submitted documentation, conducts and collaborates with relevant authorities in carrying out evaluation of subject matters of the proposal for establishment of the school; requests the President of the district-level People’s Committee to consider issuing the decision on establishment of the semi-boarding general education school for minorities;
c) Within the permissible duration of 45 business days of receipt of all legally required documents, the President of the district-level People’s Committee issues his/her decision. In case of refusal to grant approval of educational operations, a written notice must be sent to the Subdepartment of Education and Training, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution.
Article 74. Licensing requirements for educational operations of a semi-boarding general education school for minorities
1. The requesting school has obtained the decision on establishment of the school, issued by the President of the district-level People’s Committee.
2. The requesting school must prepare land, facilities and equipment available for use at respective educational levels in accordance with this Decree and must additionally provide:
a) Facilities that have capacity of 2 shifts/day;
b) Facilities used for management, care and nurturing of semi-boarders, e.g. offices for student’s contact during their stay at the school, boarding accommodations, kitchens, canteens, bathrooms, facilities for sanitation, clean water supply and other associated equipment;
c) Instruments and devices used for minority cultural, sports, physical training, entertainment and recreational activities of students.
3. The requesting school must be located within a safe and convenient environment for students, teachers, administrative officers and employees.
4. The school’s curriculum and syllabus must be provided in accordance with applicable laws provided they match the teaching and learning demands at respective educational levels.
5. The requesting school must employ an adequate staff of administrative officers, teachers and employees that are structured in a proper manner and meet stipulated standards for provision of educational program of a semi-boarding general education school for minorities.
6. The requesting school must maintain a sufficient amount of financial resources as required by laws in order to ensure continued operation and development of its educational activities.
7. The requesting school must adopt the statutes of its organization and operations.
Article 75. Procedures and documentation requirements for educational operations of a semi-boarding general education school for minorities
1. The Head of the Subdepartment of Education and Training shall be vested with authority to issue the decision to license educational operations of the semi-boarding general education school for minorities.
2. The request form for the license to carry out educational operations.
3. Implementation procedures:
a) The requesting school sends the request form for the license to carry out its educational operations to the Subdepartment of Education and Training for its consideration and issuance of its decision;
b) The Subdepartment of Education and Training checks licensing requirements for its educational operations as prescribed by Article 74 hereof. Within the permissible duration of 20 business days of receipt of all valid application documents, the competent person referred to in Clause 1 of this Article grants the decision to license educational operations of the requesting school. In case of refusal to grant that decision, a written notice must be sent to the requesting school, give clear reasons for such refusal and provide any possible solution.
Article 76. Suspension of educational operations of a semi-boarding general education school for minorities
1. The semi-boarding general education school for minorities that fails to meet one of the requirements set out in Article 74 hereof shall be subject to suspension of its educational operations.
2. The semi-boarding general education school for minorities that has not enrolled a stipulated percentage of minority students and semi-boarder over last 3 years shall be changed to a public general education school.
3. Implementation procedures:
a) The semi-boarding general education school for minorities sends the request form for approval of such change to the Subdepartment of Education and Training. The request form must specify the plan for use of the school’s facilities and policies applied to students, teachers, administrative officers and employees upon completion of the change;
b) The Subdepartment of Education and Training handles the submitted request documentation, conducts and collaborates with relevant district-level authorities in carrying out evaluation and requests the President of the district-level People’s Committee to issue the decision on change of the semi-boarding general education school for minorities into the public general education school.
Article 77. Merger, division, split-up, dissolution or suspension of educational operations of a semi-boarding general education school for minorities
1. The competent person vested with authority to grant the decision on establishment of the semi-boarding general education school for minorities shall have authority to issue the decision on merger, division, split-up or dissolution of the school.
2. The competent person having authority to license operational operations of the semi-boarding general education school for minorities shall be accorded authority to issue a decision on suspension of educational operations of the school.
3. Procedures and documentation requirements for merger, division, split-up, dissolution or suspension of educational operations of a semi-boarding general education school for minorities shall be similar to those applied to a secondary school as prescribed by Article 29, 30 and 31 hereof.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực