Chương II: Nghị định 42/2015/NĐ-CP Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh
Số hiệu: | 42/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 18/05/2015 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các loại chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoán 2006 và Luật Chứng khoán sửa đổi 2010, bao gồm:
- Hợp đồng tương lai;
- Quyền chọn;
- Hợp đồng kỳ hạn;
- Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đó là nội dung được đề cập tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán.
b) Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:
- Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh: Là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ sáu trăm (600) tỷ đồng trở lên;
- Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: Là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên và được phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh;
- Đối với hoạt động tư vấn chứng khoán phái sinh: Là tổ chức kinh doanh chứng khoán có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật về chứng khoán;
- Trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động tư vấn, môi giới và tự doanh chứng khoán phái sinh, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán phải đạt tối thiểu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên.
c) Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu năm (05) nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
d) Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
b) Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; hoặc công ty chứng khoán đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh.
c) Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:
- Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ năm nghìn (5.000) tỷ đồng trở lên; hoặc là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ chín trăm (900) tỷ đồng trở lên;
- Đối với thành viên bù trừ chung: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ bảy nghìn (7.000) tỷ đồng trở lên; hoặc là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ một nghìn hai trăm (1.200) tỷ đồng trở lên.
d) Đáp ứng yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng (đối với công ty chứng khoán) hoặc tỷ lệ an toàn vốn, vốn cấp cho chi nhánh (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ) Đáp ứng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa mười hai (12) tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh có tài liệu giả mạo, hoặc có thông tin sai sự thật.
b) Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.
c) Không đáp ứng một hoặc một số quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này trong vòng sáu (06) tháng liên tiếp.
d) Bị kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt và các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Chứng khoán.
2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện chấm dứt hoạt động.
b) Bị buộc phải chấm dứt hoạt động.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh phải nộp hồ sơ và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động đó trước khi thực hiện.
4. Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
5. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ hoạt động, chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động, yêu cầu chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm:
a) Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại Điểm b, c, d Khoản này.
b) Chuyển tài sản ký quỹ và vị thế mở của nhà đầu tư sang tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thay thế theo yêu cầu của nhà đầu tư; thực hiện các giao dịch để thanh lý, đóng vị thế theo yêu cầu của nhà đầu tư.
c) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của nhà đầu tư trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình.
d) Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
6. Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đình chỉ, thu hồi, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh; hướng dẫn việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.
Chapter II
DERIVATIVE SECURITIES TRADING ORGANIZATION
Article 4. Conditions for trading or rendering of derivative clearing and settlement service
1. In order to trade derivative securities, a securities trading organization must be issued the Certificate of competence in trading derivative securities by the State Securities Commission. Conditions for issuance of the Certificate of competence in trading derivative securities shall include:
a) The applicant for this Certificate must be the securities trading organization sufficiently licensed to perform the practice of derivative securities transactions under the provision of the Law on Securities.
b) The applicant must fulfill the following financial requirements:
- With regard to derivative proprietary trading operations, the applicant must be a securities company with its charter capital or owner’s equity that equals six hundred (600) billion dongs or more;
- With regard to derivative brokerage operations, the applicant must be a securities company that has its charter capital or owner’s equity equal to more than eight hundred (800) billion dongs, and carries out derivative proprietary trading operations;
- With regard to derivative consultancy services, the applicant must be a securities organization with its owner’s equity or charter capital which is not less than the authorized capital in accordance with regulations laid down in the law on securities;
- If derivative securities consultancy, brokerage and proprietary trading are included in the business registration, the charter capital or the owner’s equity of a securities company must equal to at least eight hundred (800) billion dongs or more.
c) The applicant must conform to requirements of the operating outcome, working capital ratio and professional procedure under the instructions of the Ministry of Finance. The Director or Director General, or the Deputy Director or the Deputy Director General in charge of derivative securities trade, and a minimum of five (05) officers carrying out each derivative securities trading to be registered must hold the securities practicing certificate and the professional certificate in derivatives and derivative securities market.
d) The applicant is not subject to any acquisition, merger or dissolution, or any supervision, special control, operational suspension or temporary cessation under the decision granted by competent authorities.
2. In order to provide the clearing and settlement service for derivative securities transactions, a securities company, commercial bank and foreign bank branch must be issued the Certificate of competence in providing clearing and settlement services for derivative securities transactions by the State Securities Commission. Conditions for issuance of the Certificate of competence in providing clearing and settlement services for derivative securities transactions shall include:
a) The applicant must be a depository member of the Vietnam Security Depository.
b) The applicant must be the commercial bank and foreign bank branch obtaining the written consent to their providing clearing and settlement services for derivative securities transactions by the State Bank; or the securities company issued the Certificate of competence in carrying out derivatives brokerage operations.
c) The applicant must fulfill the following financial requirements:
- As a direct clearing member, the commercial bank must have its charter capital or owner’s equity that equals five thousand (5,000) billion dongs or more; or the securities company must have its charter capital or owner's equity that equals nine hundred (900) billion dongs or more;
- As a joint clearing member, the commercial bank must have its charter capital or owner’s equity that equals seven thousand (7,000) billion dongs or more; or the securities company must have its charter capital or owner's equity that one thousand and two hundred (1,200) billion dongs or more.
d) The applicant must meet requirements of the operating outcome, working capital ratio (applicable to securities companies) or capital adequacy ratio, financing for branches (applicable to commercial banks, foreign bank branches) and professional procedures for clearing and settlement operations for derivative securities transactions under the instructions of the Ministry of Finance.
dd) The applicant must meet regulations laid down in Point d Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on documentation submitted to apply, process and procedure for issuance of the Certificate of competence in trading and rendering the clearing and settlement service for derivative securities transactions.
Article 5. Suspension or termination of derivative securities trading, or supply of derivative clearing and settlement service
1. The State Securities Commission shall make its decision on the suspension of one or several derivatives trade(s) within a maximum duration of twelve (12) months under the following circumstances:
a) Documentation submitted to apply for issuance of the Certificate of competence in trading derivative securities may be composed of counterfeit materials or those containing misleading information.
b) Trading operations serve the wrong purpose, and are not consistent with those defined in the Certificate.
c) Derivatives trading operations fail to follow one or several regulation(s) laid down in Point a, b, c Clause 1 Article 4 hereof within six (06) consecutive months.
d) Derivatives trading operations are subject to the operational supervision, special control and other operational suspension as stipulated in Clause 1 Article 70 of the Law on Securities.
2. A securities organization shall be subjected to the revocation of its Certificate of competence in trading derivative securities under the following circumstances:
a) They are voluntarily terminating their operations.
b) They are compulsorily terminating their operations.
3. The derivative securities trading organization that voluntarily terminates its derivative securities trading shall be obliged to submit their application to obtain the written permission to terminate its operations from the State Securities Commission prior to the commencement of such termination.
4. The derivative securities trading organization shall compulsorily terminates its derivative securities trading under the following circumstances:
a) After the suspension of derivative securities trading operations comes to an end, they keep failing to take remedial actions against violations leading to such termination.
b) They are subjected to dissolution, bankruptcy or temporary suspension or revocation of the Certificate of establishment and operation; or splitting or division after which the newly-founded organization has failed to meet one of business requirements stipulated in Clause 1 Article 4 hereof.
5. Within a maximum duration of 24 hours from receipt of the decision on operational suspension, consent to operational termination or request for operational termination, the securities trading organization shall be responsible for publicly providing information about such suspension or termination of derivative securities trading operations. Within the effective duration of operational suspension or termination, the securities trading organization shall assume the following responsibilities:
a) Send periodic reports or those requested by the State Securities Commission, and disseminate information on their current status and related operations; terminate all derivative securities operations, except for circumstances stipulated in Point b, c, d of this Clause.
b) Transfer a margin and an open position of the investor to the derivative securities trading organization as a replacement as requested by investors; perform transactions to liquidate or close a position as requested by investors.
c) Liquidate or close a position on a proprietary trading or market-making account (whenever available), and ensure the priority in performing other investors' transactions over their own position-closing transactions.
d) Carry out other operations as requested by the State Securities Commission.
6. The Ministry of Finance shall provide guidance on documentation submitted to apply, process and procedure for suspension, revocation or termination of derivatives trading operations, or revocation of the Certificate of competence in trading derivative securities; provide instructions on suspension or termination of the clearing and settlement service for derivative securities transactions, or revocation of the Certificate of competence in providing the clearing and settlement service.