Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh
Số hiệu: | 42/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 18/05/2015 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các loại chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoán 2006 và Luật Chứng khoán sửa đổi 2010, bao gồm:
- Hợp đồng tương lai;
- Quyền chọn;
- Hợp đồng kỳ hạn;
- Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đó là nội dung được đề cập tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2015 |
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Chính phủ ban hành Nghị định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Nghị định này quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh và hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
2. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, bao gồm:
a) Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.
b) Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
- Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
c) Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
d) Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Tài sản cơ sở là chứng khoán và các tài sản khác được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.
3. Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh (gọi tắt là thị trường chứng khoán phái sinh) là địa điểm, hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoán phái sinh.
4. Đầu tư chứng khoán phái sinh là việc mua, bán chứng khoán phái sinh niêm yết hoặc thỏa thuận giao dịch hợp đồng chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh.
5. Kinh doanh chứng khoán phái sinh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sau:
a) Môi giới chứng khoán phái sinh.
b) Tự doanh chứng khoán phái sinh.
c) Tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh là tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
7. Vị thế một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tính tới thời điểm đó. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoán phái sinh, được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoán phái sinh đó.
8. Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, chưa được thanh lý hoặc tất toán.
9. Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng một thời điểm.
10. Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là vị thế ròng tối đa của chứng khoán phái sinh đó, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.
11. Giới hạn lệnh giao dịch một chứng khoán phái sinh là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa có thể đặt trên một lệnh giao dịch.
12. Giới hạn lệnh tích lũy một chứng khoán phái sinh là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa trên các lệnh giao dịch đang chờ thực hiện có thể đặt từ một tài khoản giao dịch.
13. Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch) là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ tự doanh và môi giới chứng khoán phái sinh.
14. Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại và là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán được đầu tư chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ.
15. Thành viên tạo lập thị trường là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho một hoặc một số chứng khoán phái sinh.
16. Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
17. Thành viên bù trừ chung là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, các khách hàng môi giới của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho các thành viên không bù trừ và khách hàng của các thành viên không bù trừ đó.
18. Thành viên bù trừ trực tiếp là thành viên bù trừ chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình và các khách hàng môi giới của mình.
19. Thành viên giao dịch không bù trừ (sau đây gọi tắt là thành viên không bù trừ) là thành viên giao dịch không được làm thành viên bù trừ.
20. Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán là hợp đồng trong đó thành viên không bù trừ ủy thác cho một thành viên bù trừ chung thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình và khách hàng của mình.
21. Quỹ bù trừ là quỹ hình thành từ các khoản đóng góp của thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
1. Việc kinh doanh chứng khoán phái sinh của tổ chức kinh doanh chứng khoán phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Là tổ chức kinh doanh chứng khoán được cấp phép đầy đủ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán theo quy định tại Luật Chứng khoán.
b) Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:
- Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh: Là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ sáu trăm (600) tỷ đồng trở lên;
- Đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh: Là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên và được phép thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh;
- Đối với hoạt động tư vấn chứng khoán phái sinh: Là tổ chức kinh doanh chứng khoán có vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định theo quy định pháp luật về chứng khoán;
- Trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động tư vấn, môi giới và tự doanh chứng khoán phái sinh, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán phải đạt tối thiểu từ tám trăm (800) tỷ đồng trở lên.
c) Đáp ứng các yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng, quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó (tổng) giám đốc phụ trách nghiệp vụ và tối thiểu năm (05) nhân viên cho mỗi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh dự kiến đăng ký có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
d) Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể hoặc đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Là thành viên lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
b) Là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; hoặc công ty chứng khoán đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh.
c) Đáp ứng các điều kiện tài chính sau:
- Đối với thành viên bù trừ trực tiếp: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ năm nghìn (5.000) tỷ đồng trở lên; hoặc là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu từ chín trăm (900) tỷ đồng trở lên;
- Đối với thành viên bù trừ chung: Là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ bảy nghìn (7.000) tỷ đồng trở lên; hoặc là công ty chứng khoán có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu đạt từ một nghìn hai trăm (1.200) tỷ đồng trở lên.
d) Đáp ứng yêu cầu về kết quả kinh doanh, tỷ lệ vốn khả dụng (đối với công ty chứng khoán) hoặc tỷ lệ an toàn vốn, vốn cấp cho chi nhánh (đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và quy trình nghiệp vụ cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ) Đáp ứng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ tối đa mười hai (12) tháng đối với một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh có tài liệu giả mạo, hoặc có thông tin sai sự thật.
b) Hoạt động kinh doanh sai mục đích, không đúng với hoạt động kinh doanh đã được cấp Giấy chứng nhận.
c) Không đáp ứng một hoặc một số quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 4 Nghị định này trong vòng sáu (06) tháng liên tiếp.
d) Bị kiểm soát hoạt động, kiểm soát đặc biệt và các trường hợp bị đình chỉ hoạt động khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Luật Chứng khoán.
2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện chấm dứt hoạt động.
b) Bị buộc phải chấm dứt hoạt động.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh phải nộp hồ sơ và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động đó trước khi thực hiện.
4. Tổ chức kinh doanh chứng khoán bị buộc phải chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Sau thời hạn đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh mà vẫn không khắc phục được các vi phạm dẫn tới bị đình chỉ hoạt động.
b) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động; bị chia, tách mà tổ chức hình thành sau khi chia, tách không đáp ứng một trong các điều kiện kinh doanh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
5. Trong vòng 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định đình chỉ hoạt động, chấp thuận cho phép chấm dứt hoạt động, yêu cầu chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm công bố thông tin về việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh. Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, chấm dứt hoạt động, tổ chức kinh doanh chứng khoán có trách nhiệm:
a) Định kỳ hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo, công bố thông tin về tình trạng của mình và các hoạt động có liên quan; chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp quy định tại Điểm b, c, d Khoản này.
b) Chuyển tài sản ký quỹ và vị thế mở của nhà đầu tư sang tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh thay thế theo yêu cầu của nhà đầu tư; thực hiện các giao dịch để thanh lý, đóng vị thế theo yêu cầu của nhà đầu tư.
c) Thanh lý, đóng vị thế trên tài khoản tự doanh, tài khoản tạo lập thị trường (nếu có), bảo đảm ưu tiên thực hiện các giao dịch của nhà đầu tư trước các giao dịch đóng vị thế của chính mình.
d) Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
6. Bộ Tài chính hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đình chỉ, thu hồi, chấm dứt hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh; hướng dẫn việc đình chỉ, chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.
1. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Hợp đồng tương lai.
b) Quyền chọn niêm yết.
c) Hợp đồng kỳ hạn dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
d) Chứng khoán phái sinh niêm yết khác, chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận khác dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
2. Chứng khoán phái sinh giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Thông tin về tài sản cơ sở bao gồm: Tên, mã và các thông tin khác về tài sản cơ sở.
b) Thông tin về chứng khoán phái sinh bao gồm: Quy mô hợp đồng; phương thức giao dịch; giới hạn vị thế; thời hạn giao dịch, tháng đáo hạn, ngày thanh toán cuối cùng, ngày giao dịch cuối cùng, ngày niêm yết, phương thức thực hiện thanh toán; bước giá, đơn vị yết giá, biên độ dao động giá; phương thức xác định giá thanh toán cuối ngày, giá tham chiếu, giá thanh toán, mức ký quỹ.
c) Trường hợp chứng khoán phái sinh là quyền chọn phải có thêm thông tin về loại quyền chọn (mua hoặc bán), kiểu quyền chọn (châu Âu hoặc Mỹ), giá thực hiện, thời gian thực hiện.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn việc niêm yết, tổ chức giao dịch chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là chứng khoán.
4. Tùy vào nhu cầu và điều kiện phát triển của thị trường, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc niêm yết các chứng khoán phái sinh dựa trên các tài sản cơ sở không phải là chứng khoán.
1. Sở giao dịch chứng khoán hủy niêm yết chứng khoán phái sinh trong các trường hợp sau:
a) Chứng khoán phái sinh đáo hạn.
b) Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh bị hủy niêm yết hoặc không còn được sử dụng làm tài sản cơ sở và các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán.
c) Theo yêu cầu của tổ chức phát hành.
2. Việc hủy niêm yết chứng khoán phái sinh quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Tổ chức, cá nhân được tự do đầu tư vào các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh, trừ các trường hợp đầu tư có điều kiện cụ thể dưới đây:
a) Công ty chứng khoán chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện tự doanh chứng khoán phái sinh.
b) Công ty quản lý quỹ chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán trong trường hợp hợp đồng quản lý danh mục đầu tư, điều lệ quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán có điều khoản cho phép sử dụng nguồn vốn ủy thác, vốn của quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư chứng khoán để đầu tư chứng khoán phái sinh; công ty quản lý quỹ không được đầu tư chứng khoán phái sinh từ nguồn vốn của mình, kể cả nguồn vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
c) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
d) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận theo quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
đ) Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn của doanh nghiệp nhà nước chỉ được đầu tư chứng khoán phái sinh sau khi đã được cơ quan quản lý có thẩm quyền, chủ sở hữu cho phép thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
2. Trong quá trình đầu tư chứng khoán phái sinh, kinh doanh chứng khoán phái sinh, tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về rủi ro và phải tuân thủ quy định pháp luật, không được thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Chứng khoán.
3. Việc đầu tư, giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết thực hiện theo quy định tại Nghị định này. Đối với các chứng khoán phái sinh không niêm yết quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này, trước và sau khi giao kết, thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Việc giao dịch, bù trừ, thanh toán, thực thi hợp đồng chứng khoán phái sinh không niêm yết thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên tham gia giao dịch và phù hợp với quy định pháp luật liên quan. Trường hợp Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam tổ chức giao dịch, bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh không niêm yết thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
1. Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh. Ngoài Sở giao dịch chứng khoán, không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức thị trường giao dịch các chứng khoán phái sinh niêm yết quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Sở giao dịch chứng khoán chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh theo quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định này, các văn bản pháp luật liên quan và Điều lệ của Sở giao dịch chứng khoán.
1. Thiết kế sản phẩm, niêm yết, tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này và ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ thỏa thuận, xác lập thành viên giao dịch thay thế. Trường hợp không thể thực hiện được, Sở giao dịch chứng khoán có quyền chỉ định thành viên giao dịch thay thế để tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên. Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin cần thiết về nhà đầu tư cho thành viên giao dịch thay thế và tiếp tục thực hiện mọi nghĩa vụ của mình cho tới khi hoàn tất việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho thành viên giao dịch thay thế.
3. Yêu cầu Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cung cấp kịp thời và đầy đủ các thông tin cần thiết nhằm thực hiện công tác giám sát và tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định pháp luật.
4. Các quyền khác theo quy định tại Điều 37 Luật Chứng khoán và quy định pháp luật liên quan.
1. Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật phù hợp cho hoạt động thị trường; tổ chức hoạt động thị trường, giám sát và công bố thông tin về giao dịch chứng khoán phái sinh theo quy định pháp luật.
2. Kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện hoạt động, việc tuân thủ quy chế của Sở giao dịch chứng khoán và quy định pháp luật liên quan của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động thị trường, hoạt động của các thành viên cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định, khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm.
3. Phối hợp với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bảo đảm hoạt động giao dịch trên thị trường, hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh an toàn, hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan khác.
4. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 38 Luật Chứng khoán và quy định pháp luật liên quan.
1. Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức giao dịch các chứng khoán phái sinh tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này theo phương thức giao dịch khớp lệnh và phương thức giao dịch thỏa thuận.
2. Hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết được thực hiện thông qua các thành viên giao dịch và Sở giao dịch chứng khoán. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết thực hiện thông qua thành viên bù trừ và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư.
1. Sở giao dịch chứng khoán được áp dụng một hoặc một số biện pháp dưới đây để ổn định thị trường và bảo vệ nhà đầu tư:
a) Thay đổi số phiên giao dịch, thời gian giao dịch.
b) Áp dụng, điều chỉnh giới hạn lệnh, giới hạn lệnh tích lũy.
c) Hạn chế mở vị thế mới.
d) Dừng hoặc hủy bỏ các lệnh giao dịch.
2. Các biện pháp ổn định thị trường của Sở giao dịch chứng khoán tại Khoản 1 Điều này phải được hướng dẫn tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
1. Công ty chứng khoán đăng ký làm thành viên giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện môi giới chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và đáp ứng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
b) Đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ cho giao dịch chứng khoán phái sinh.
2. Ngân hàng thương mại đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên Sở giao dịch chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Là thành viên giao dịch trên thị trường trái phiếu Chính phủ của Sở giao dịch chứng khoán.
b) Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép đầu tư chứng khoán phái sinh.
c) Đáp ứng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này và Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt đồng thời là thành viên bù trừ được đăng ký làm thành viên tạo lập thị trường trên cơ sở hợp đồng ký với Sở giao dịch chứng khoán.
4. Sở giao dịch chứng khoán có quyền điều chỉnh số lượng thành viên tạo lập thị trường, có quyền từ chối đăng ký thành viên tạo lập thị trường, từ chối gia hạn hợp đồng tạo lập thị trường.
5. Sở giao dịch chứng khoán hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký làm thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường.
1. Quyền, nghĩa vụ của thành viên giao dịch:
a) Được tự doanh chứng khoán phái sinh, cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và môi giới chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư. Thành viên giao dịch đặc biệt được đầu tư chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ.
b) Nhận, thực hiện lệnh giao dịch của nhà đầu tư; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản giao dịch;
Trường hợp thành viên giao dịch là thành viên không bù trừ, thành viên giao dịch có nghĩa vụ ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh với thành viên bù trừ chung trước khi cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán phái sinh.
c) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều 39 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tạo lập thị trường:
a) Được hưởng các ưu đãi theo thỏa thuận với Sở giao dịch chứng khoán.
b) Mở tài khoản tạo lập thị trường tách biệt với tài khoản tự doanh và các tài khoản giao dịch của nhà đầu tư;
c) Thực hiện báo giá theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán;
d) Quyền và nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với Sở giao dịch chứng khoán và quy định pháp luật liên quan.
1. Thành viên giao dịch phải yêu cầu nhà đầu tư cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin nhận biết và xác định tư cách khách hàng trước khi ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho khách hàng.
2. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh phải bao hàm các nội dung cơ bản về hoạt động ủy thác bù trừ, thanh toán sau:
a) Thành viên bù trừ có quyền sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để ký quỹ cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với vị thế mở của nhà đầu tư.
b) Trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ có quyền đóng vị thế, sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
c) Các rủi ro phát sinh trong trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, hoặc bị đình chỉ, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư.
1. Thành viên giao dịch chỉ được phép nhận lệnh giao dịch của nhà đầu tư sau khi đã bảo đảm nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch và ký quỹ ban đầu, ký quỹ duy trì đầy đủ theo yêu cầu của thành viên bù trừ.
2. Để duy trì vị thế, thành viên giao dịch phải bảo đảm nhà đầu tư có đủ mức ký quỹ duy trì theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng đủ mức ký quỹ duy trì và không bổ sung ký quỹ kịp thời theo yêu cầu của thành viên bù trừ thì nhà đầu tư, thành viên bù trừ phải thực hiện theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.
1. Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm chỉ được thực hiện thông qua Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, trong đó Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam là một đối tác giao dịch, thành viên bù trừ là đối tác còn lại của giao dịch, kể cả giao dịch do bên thứ ba thực hiện.
2. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoán phái sinh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này theo nguyên tắc sau:
a) Hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này phải được thực hiện theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm thông qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
b) Hoạt động bù trừ, thanh toán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm đối với giao dịch chứng khoán phái sinh không niêm yết quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với các bên tham gia giao dịch.
1. Bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này; ban hành các quy chế nghiệp vụ sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Chấp thuận đăng ký, từ chối đăng ký, đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ theo quy chế của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ thỏa thuận, xác lập thành viên bù trừ thay thế. Trường hợp không thể thực hiện được, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có quyền chỉ định thành viên bù trừ thay thế tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên. Thành viên bù trừ bị đình chỉ hoặc chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ chuyển giao toàn bộ tài sản ký quỹ, vị thế mở của khách hàng, cung cấp mọi thông tin cần thiết về khách hàng cho thành viên bù trừ thay thế và tiếp tục thực hiện mọi nghĩa vụ của mình cho tới khi hoàn tất việc bàn giao quyền, nghĩa vụ cho thành viên bù trừ thay thế.
3. Quyền của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với thành viên bù trừ:
a) Yêu cầu thành viên bù trừ ký quỹ và đóng góp vào quỹ bù trừ.
b) Yêu cầu thành viên bù trừ báo cáo đầy đủ, kịp thời, chi tiết về hoạt động giao dịch, tài khoản và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư.
c) Xác định, điều chỉnh mức ký quỹ ban đầu tối thiểu, mức ký quỹ duy trì tối thiểu, danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ.
d) Xác định, điều chỉnh giới hạn vị thế đối với thành viên bù trừ, nhà đầu tư.
đ) Thực hiện các giao dịch đối ứng để đóng vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản.
4. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được thực hiện các hoạt động dưới đây nhằm bảo vệ nhà đầu tư và an toàn của thị trường:
a) Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán:
- Được đóng vị thế, thanh lý vị thế của chính thành viên bù trừ; được sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ để thực hiện các nghĩa vụ của thành viên bù trừ; được sử dụng khoản đóng góp vào quỹ bù trừ của thành viên bù trừ để bù đắp các thiệt hại tài chính (nêu có);
- Được chuyển tài sản ký quỹ và các vị thế mở của khách hàng tới thành viên bù trừ thay thế theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không thể thực hiện được, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được đóng vị thế, thanh lý vị thế; sử dụng, bán, chuyển giao tài sản của khách hàng mà thành viên bù trừ ký quỹ để thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng hoặc bù đắp các thiệt hại tài chính phát sinh từ vị thế mở của khách hàng. Tài sản ký quỹ của khách hàng chỉ được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ giao dịch chứng khoán phái sinh của khách hàng.
b) Trường hợp thành viên bù trừ bị phá sản: Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam là chủ nợ đối với các khoản phải thu của thành viên bù trừ, được ưu tiên phân chia tài sản theo quy định pháp luật về phá sản. Trình tự, thủ tục tiếp nhận phân chia tài sản thực hiện theo quy định pháp luật liên quan.
c) Được yêu cầu các thành viên bù trừ khác thực hiện các giao dịch đối ứng để đóng vị thế đứng tên thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán hoặc phá sản, không phân biệt đó là vị thế mở của thành viên bù trừ đó hay của nhà đầu tư.
5. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được cung cấp dịch vụ quản lý tài khoản và tài sản ký quỹ cho thành viên bù trừ, thành viên không bù trừ, khách hàng của thành viên không bù trừ bảo đảm quản lý tách biệt tới tài khoản của từng khách hàng, tách biệt tới từng danh mục đầu tư của khách hàng.
6. Được yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán, thành viên bù trừ cung cấp kịp thời, đầy đủ mọi thông tin về giao dịch của thành viên và của nhà đầu tư.
7. Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Điều 45 Luật Chứng khoán và quy định pháp luật liên quan.
1. Bảo đảm hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng kỹ thuật phù hợp cho hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh; tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, công bằng và khách quan.
2. Thiết lập và vận hành hệ thống quản trị rủi ro cho hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh. Xây dựng cơ chế bảo đảm thanh toán trong hoạt động thanh toán, bù trừ chứng khoán phái sinh.
3. Kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện hoạt động, việc tuân thủ quy chế của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và quy định pháp luật của các thành viên bù trừ; kịp thời báo cáo đầy đủ, chính xác về hoạt động bù trừ, thanh toán, giao dịch chứng khoán phái sinh, hoạt động của các thành viên bù trừ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định hoặc khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện vi phạm.
4. Trong hoạt động thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoán phái sinh, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, cam kết của mình chỉ đối với thành viên bù trừ, không chịu trách nhiệm với bên thứ ba.
5. Thiết lập hệ thống bảo đảm quản lý tách biệt tài khoản, tài sản của thành viên bù trừ với tài khoản, tài sản của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; tách biệt tài khoản, tài sản của từng thành viên bù trừ; tách biệt tài khoản, tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ và các khách hàng của chính thành viên bù trừ đó.
6. Trích lập không quá 15% doanh thu hàng năm từ nghiệp vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh để lập quỹ dự phòng rủi ro thanh toán để bù đắp thiệt hại tài chính (nếu có). Khoản trích lập này được tính vào chi phí hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam khi xác định thu nhập chịu thuế.
7. Quản lý và sử dụng quỹ bù trừ, quỹ dự phòng rủi ro thanh toán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
8. Các nghĩa vụ khác quy định tại Điều 46 Luật Chứng khoán và quy định pháp luật liên quan.
1. Điều kiện đăng ký thành viên bù trừ bao gồm:
a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp và đáp ứng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 4 Nghị định này. Trường hợp là công ty chứng khoán thì phải đồng thời là thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh của Sở giao dịch chứng khoán.
b) Đáp ứng yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam về hạ tầng công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ và nhân sự cho hoạt động bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh.
2. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký làm thành viên bù trừ.
1. Quyền của thành viên bù trừ:
a) Thành viên bù trừ trực tiếp được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, giao dịch chứng khoán phái sinh của các khách hàng của mình. Thành viên bù trừ chung còn được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của các nhà đầu tư khác, bao gồm giao dịch của thành viên không bù trừ và cả khách hàng của các thành viên đó.
b) Được yêu cầu nhà đầu tư đóng góp đầy đủ, kịp thời các khoản ký quỹ trước khi đặt lệnh và trong quá trình duy trì vị thế; được xác định các mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ duy trì tùy thuộc vào tính chất, quy mô giao dịch của khách hàng, bảo đảm không thấp hơn mức ký quỹ ban đầu và ký quỹ duy trì tối thiểu theo quy định; được lựa chọn loại chứng khoán để ký quỹ trong danh mục tài sản được chấp nhận ký quỹ; được xác định phương thức và thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoán ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ phù hợp với quy định pháp luật.
c) Trong trường hợp nhà đầu tư mất khả năng thanh toán, thành viên bù trừ có quyền:
- Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện, hoặc thành viên bù trừ thực hiện việc đóng vị thế, thanh lý vị thế bắt buộc đối với các vị thế mở của nhà đầu tư;
- Được sử dụng, bán, chuyển giao tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để mua hoặc làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thực hiện các nghĩa vụ thanh toán đối với các vị thế mở của nhà đầu tư.
d) Được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để thực hiện nghĩa vụ ký quỹ với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cho vị thế của chính nhà đầu tư đó theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định này; được sử dụng tài sản ký quỹ của nhà đầu tư để bảo đảm thanh toán, thực hiện thanh toán đối với các vị thế của nhà đầu tư mà mình đứng tên.
đ) Trường hợp thành viên bù trừ thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thay thế cho thành viên bù trừ bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên quy định tại Khoản 2 Điều 19 Nghị định này, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư cho thành viên bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ phải được chuyển giao cho thành viên bù trừ thay thế để quản lý.
2. Nghĩa vụ của thành viên bù trừ:
a) Thành viên bù trừ là đại diện theo ủy quyền của khách hàng, thay mặt khách hàng chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng đối với Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
b) Ký quỹ đầy đủ, kịp thời cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam đối với các vị thế mở của mình và của khách hàng; đóng góp vào Quỹ bù trừ và trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại Điều 24 Nghị định này. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính, hỗ trợ nghiệp vụ theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong trường hợp có thành viên bù trừ, nhà đầu tư bị mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
c) Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống và quy trình quản lý rủi ro trong từng nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh; thiết lập và vận hành hệ thống tài khoản để quản lý tách biệt tài sản, vị thế giao dịch của từng nhà đầu tư và của nhà đầu tư với thành viên bù trừ.
d) Xác định lãi lỗ vị thế, tính toán mức ký quỹ ban đầu, mức ký quỹ bổ sung và giá trị tài sản ký quỹ cho từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Yêu cầu nhà đầu tư bổ sung ký quỹ kịp thời và đầy đủ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng mức ký quỹ duy trì; hoàn trả phần tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ ban đầu theo yêu cầu của nhà đầu tư; giám sát, quản lý vị thế và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật.
đ) Bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật và gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, mức bồi thường theo thỏa thuận với nhà đầu tư.
e) Cung cấp cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bản sao hợp đồng ủy thác bù trừ; lưu giữ đầy đủ các chứng từ gốc về bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về vị thế mở của nhà đầu tư, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư và các tài liệu liên quan tới hoạt động bù trừ, thanh toán theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
g) Thanh toán cho Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam kịp thời, đầy đủ các khoản phí cung cấp dịch vụ và các chi phí khác theo quy định.
h) Thực hiện công bố thông tin và báo cáo theo quy định; định kỳ hoặc theo yêu cầu của nhà đầu tư cung cấp đầy đủ thông tin về các hoạt động trên tài khoản, số dư tài khoản ký quỹ, sao kê tài khoản ký quỹ cho nhà đầu tư.
3. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bảo đảm khả năng bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên bù trừ thông qua các cơ chế bảo đảm thanh toán và phòng ngừa rủi ro quy định tại Điều 27, 28 Nghị định này.
2. Việc thanh toán, quyết toán giao dịch chứng khoán phái sinh bằng tiền giữa Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và các thành viên bù trừ được thực hiện dưới hình thức chuyển khoản thông qua ngân hàng thanh toán theo quy định pháp luật. Việc chuyển giao tài sản cơ sở là chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán được thực hiện trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
1. Thành viên bù trừ có trách nhiệm đóng góp vào quỹ bù trừ bằng tiền hoặc chứng khoán. Mức đóng góp, hình thức đóng góp, loại tài sản được sử dụng để đóng góp vào quỹ bù trừ thực hiện theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam phù hợp với quy định pháp luật.
2. Thành viên bù trừ có trách nhiệm trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ để bù đắp các tổn thất cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật, do sơ suất của nhân viên trong quá trình hoạt động. Quỹ phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ được trích lập từ các khoản thu nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Thành viên bù trừ phải ký quỹ đầy đủ và kịp thời trên tài khoản đứng tên của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ bao gồm tiền, chứng khoán được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chấp nhận ký quỹ.
2. Việc ký quỹ của thành viên bù trừ được thực hiện đối với tất cả các vị thế mở đứng tên thành viên bù trừ, bao gồm vị thế mở của chính thành viên bù trừ và vị thế mở của nhà đầu tư, theo nguyên tắc sau:
a) Mức ký quỹ được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam tính toán cho vị thế mở trên từng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, thành viên bù trừ để xác định mức ký quỹ yêu cầu đối với từng thành viên bù trừ.
b) Tài sản mà nhà đầu tư ký quỹ với thành viên bù trừ theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 26 Nghị định này được thành viên bù trừ sử dụng để ký quỹ cho vị thế của chính nhà đầu tư đó, không được sử dụng để ký quỹ cho nhà đầu tư khác hoặc cho vị thế của chính thành viên bù trừ.
3. Hàng ngày và trong các phiên giao dịch có giá chứng khoán biến động mạnh, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam tính toán lãi lỗ vị thế, xác định giá trị tài sản ký quỹ duy trì tối thiểu trên từng tài khoản, từng vị thế của nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ và vị thế của chính thành viên bù trừ, xác định tổng giá trị tài sản ký quỹ duy trì tối thiểu mà thành viên bù trừ phải ký quỹ và giá trị tài sản ký quỹ bổ sung của thành viên bù trừ.
4. Theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ có trách nhiệm bổ sung ký quỹ trong trường hợp tổng giá trị tài sản ký quỹ của thành viên xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam. Trường hợp thành viên bù trừ không bổ sung đầy đủ, kịp thời, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có quyền đóng một phần, hoặc toàn bộ vị thế đứng tên thành viên bù trừ.
5. Trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của thành viên lớn hơn mức ký quỹ theo yêu cầu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
6. Mức ký quỹ ban đầu tối thiểu, mức ký quỹ duy trì tối thiểu, loại chứng khoán được chấp nhận ký quỹ, phương thức ký quỹ, thời hạn ký quỹ, bổ sung ký quỹ, thay đổi chứng khoán ký quỹ, chuyển giao tài sản ký quỹ, phương thức định giá tài sản ký quỹ, xác định lãi lỗ vị thế, hoạt động quản lý tài khoản và tài sản ký quỹ của nhà đầu tư và của thành viên bù trừ, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Nhà đầu tư phải ký quỹ đầy đủ và kịp thời cho thành viên bù trừ theo các điều khoản của hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh. Việc ký quỹ của nhà đầu tư được thực hiện bằng tiền, chứng khoán của chính nhà đầu tư. Chứng khoán ký quỹ phải là chứng khoán nằm trong danh mục tài sản được thành viên bù trừ chấp nhận ký quỹ.
2. Hàng ngày và trong các phiên giao dịch có giá chứng khoán biến động mạnh, thành viên bù trừ tính toán lãi lỗ vị thế, đánh giá lại giá trị tài sản ký quỹ, bảo đảm nhà đầu tư luôn duy trì ký quỹ theo thỏa thuận tại hợp đồng và phù hợp với quy định pháp luật.
3. Nhà đầu tư có trách nhiệm bổ sung ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của nhà đầu tư xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì. Mức ký quỹ bổ sung và thời hạn bổ sung ký quỹ thực hiện theo hướng dẫn của thành viên bù trừ nhưng phải đảm bảo mức ký quỹ sau khi bổ sung không thấp hơn mức ký quỹ ban đầu. Trường hợp nhà đầu tư không bổ sung đầy đủ, kịp thời ký quỹ theo yêu cầu, thành viên bù trừ có quyền thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 22 Nghị định này. Trường hợp giá trị tài sản ký quỹ của nhà đầu tư lớn hơn mức ký quỹ ban đầu theo yêu cầu của thành viên bù trừ, nhà đầu tư được rút bớt tài sản ký quỹ.
4. Thành viên bù trừ phải quản lý tách biệt tài khoản và tài sản ký quỹ tới từng nhà đầu tư; tách biệt với tài khoản và tài sản ký quỹ của chính mình, theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp tài sản ký quỹ là tiền, thành viên bù trừ phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng quản lý tài khoản, thiết lập hệ thống tài khoản và theo dõi số dư tiền tới từng nhà đầu tư. Thành viên bù trừ có trách nhiệm phối hợp với ngân hàng quản lý tài khoản và yêu cầu ngân hàng cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về số dư tiền trên tài khoản của nhà đầu tư.
b) Trường hợp tài sản ký quỹ là chứng khoán, thành viên bù trừ quản lý tài sản này ngay trên tài khoản lưu ký của nhà đầu tư tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
5. Trường hợp thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán theo quy định pháp luật về phá sản, tài sản ký quỹ của nhà đầu tư không phải là tài sản của thành viên bù trừ, và không được sử dụng để xử lý theo quy định pháp luật về phá sản, không được phân chia cho các chủ nợ của thành viên bù trừ hoặc phân chia cho các cổ đông, thành viên góp vốn của công ty dưới mọi hình thức. Tài sản này chỉ được sử dụng để thanh toán, bảo đảm thanh toán cho vị thế mở của nhà đầu tư. Phần tài sản còn lại sau khi đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán của nhà đầu tư thì phải được hoàn trả ngay cho nhà đầu tư.
1. Trong trường hợp thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn hỗ trợ dưới đây để bù đắp theo trình tự sau:
a) Ký quỹ của thành viên bù trừ, của khách hàng mất khả năng thanh toán.
b) Khoản đóng góp của thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán trong Quỹ bù trừ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
c) Khoản đóng góp của thành viên bù trừ khác trong Quỹ bù trừ theo một tỷ lệ nhất định do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam xác định, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
d) Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam;
đ) Trường hợp tài sản quỹ dự phòng rủi ro thanh toán không đủ, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của mình và hạch toán vào chi phí hoạt động của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thiết lập và sử dụng các cơ chế bảo đảm thanh toán nêu tại Khoản 1 Điều này.
1. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam được áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa rủi ro cho hệ thống thanh toán và bảo vệ nhà đầu tư:
a) Điều chỉnh các loại mức ký quỹ quy định.
b) Yêu cầu thành viên bù trừ đóng góp bổ sung vào Quỹ bù trừ.
c) Điều chỉnh giới hạn vị thế áp dụng cho thành viên bù trừ, nhà đầu tư.
d) Đóng một phần hoặc toàn bộ vị thế mở của nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán.
đ) Sử dụng Quỹ bù trừ và thực hiện các biện pháp khác theo quy định tại Khoản 3, 4 Điều 19 Nghị định này.
2. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro quy định tại Khoản 1 Điều này phải được hướng dẫn tại quy chế do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Trong phạm vi hoạt động của mình, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam phối hợp thực hiện:
1. Hướng dẫn các nội dung về chứng khoán phái sinh niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này.
2. Cấp mã số định danh cho nhà đầu tư, mã giao dịch, mã ISIN cho chứng khoán phái sinh.
3. Phối hợp xử lý trong trường hợp công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán hoặc bị đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên bù trừ tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
4. Thiết lập, quản lý giới hạn vị thế.
5. Xác định các loại giá thanh toán.
6. Chia sẻ thông tin và thực hiện công tác giám sát.
7. Các hoạt động khác khi cần thiết.
Các tổ chức, cá nhân sau là đối tượng phải thực hiện công bố thông tin về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh:
1. Sở giao dịch chứng khoán.
2. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
3. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh.
4. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ, thành viên tạo lập thị trường.
5. Các tổ chức và cá nhân liên quan.
1. Việc công bố thông tin phải do người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Thông tin công bố phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật.
2. Các tài liệu, báo cáo gửi cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện dưới hình thức văn bản, dữ liệu điện tử theo hướng dẫn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
1. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ phải lưu giữ mọi chứng từ về giao dịch và hoạt động kinh doanh của mình.
2. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ thực hiện báo cáo giao dịch, báo cáo hoạt động bù trừ, thanh toán, báo cáo hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, định kỳ, bất thường hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, giải trình theo yêu cầu và chịu sự kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên bù trừ phải thực hiện báo cáo cho Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
5. Nội dung, thời hạn báo cáo, lưu giữ chứng từ quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh, chấp thuận, chấm dứt, đình chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh và hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh; ban hành các quy trình nghiệp vụ hướng dẫn về quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán phái sinh.
2. Giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường nhằm phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm quy định pháp luật về chứng khoán phái sinh, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư và duy trì trật tự thị trường.
3. Chủ trì, phối hợp với các tổ chức liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm đối với những tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm các quy định pháp luật về chứng khoán phái sinh theo thẩm quyền.
4. Chấp thuận cho Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam ban hành các quy chế nghiệp vụ; giám sát việc tổ chức thực hiện theo các quy chế đó và việc tuân thủ quy định pháp luật của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ.
5. Yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh, thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường, thành viên bù trừ thực hiện chế độ báo cáo, công bố thông tin, thực hiện thống kê, tổng hợp, dữ liệu về hoạt động của thị trường. Yêu cầu các tổ chức này thực hiện các biện pháp phù hợp với quy định tại Nghị định này và văn bản hướng dẫn, bảo đảm lợi ích nhà đầu tư và an toàn của thị trường.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán phái sinh bao gồm:
a) Giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh.
b) Giám sát các hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn hoạt động giám sát giao dịch chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán khi tổ chức kinh doanh chứng khoán, thành viên giao dịch, thành viên bù trừ cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư và tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.
2. Giám sát việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy trình, quy chế, quy định nội bộ liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ trong kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư tại tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh.
3. Giám sát việc duy trì các điều kiện hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên bù trừ; việc tuân thủ các quy định về hạn chế hoạt động, bảo vệ quyền và lợi ích nhà đầu tư theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật chứng khoán.
4. Giám sát việc quản lý tách bạch tài khoản, tài sản của nhà đầu tư và tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan.
5. Giám sát việc lưu trữ, quản lý dữ liệu giao dịch; tuân thủ nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin theo quy định.
1. Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm giám sát các hoạt động sau:
a) Giám sát các thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán và các quy định pháp luật liên quan.
b) Giám sát hoạt động giao dịch của tổ chức, cá nhân trên Sở giao dịch chứng khoán nhằm phát hiện, ngăn ngừa các giao dịch có dấu hiệu bất thường, các giao dịch có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về chứng khoán.
2. Sở giao dịch chứng khoán xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chí giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
1. Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm giám sát các hoạt động sau:
a) Giám sát thành viên bù trừ trong việc tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán và các quy định pháp luật liên quan khác; quản lý và giám sát việc duy trì các mức ký quỹ theo quy định.
b) Giám sát nhà đầu tư tuân thủ quy định về giới hạn vị thế của nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.
2. Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường trong thanh toán giao dịch hoặc có dấu hiệu nhà đầu tư, thành viên bù trừ mất khả năng thanh toán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam cảnh báo, yêu cầu thành viên bù trừ giải trình, cung cấp tài liệu và thông tin liên quan và kịp thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam trong việc thực hiện công tác giám sát giao dịch chứng khoán phái sinh khi được yêu cầu.
2. Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin về nhà đầu tư và hoạt động giao dịch của nhà đầu tư theo quy định pháp luật.
3. Phối hợp với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong việc mời nhà đầu tư đến làm việc với các đoàn kiểm tra của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán liên quan đến các giao dịch chứng khoán phái sinh có dấu hiệu bất thường. Trường hợp phát hiện giao dịch vi phạm các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
1. Tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh, cung cấp dịch vụ giao dịch, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh có nghĩa vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu liên quan đến giao dịch chứng khoán phái sinh và giải trình các sự việc liên quan theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch chứng khoán, cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán không phối hợp, hợp tác với các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này bị xử lý theo quy định pháp luật.
Tùy theo yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong nước hoặc nước ngoài để thiết lập cơ chế quản lý, giám sát thị trường an toàn và ổn định.
Việc giải quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hoạt động chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện theo các quy định từ Điều 131 tới Điều 133 Luật Chứng khoán và các quy định khác của pháp luật liên quan.
1. Hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm liên quan đến niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư và dịch vụ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh được thực hiện theo các quy định từ Điều 108 đến Điều 130 Luật Chứng khoán, Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Các hành vi vi phạm của thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh được xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán áp dụng cho công ty chứng khoán. Các hành vi vi phạm của thành viên bù trừ được xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán áp dụng cho công ty chứng khoán, thành viên lưu ký và ngân hàng lưu ký.
1. Chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định này đã giao kết trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo hợp đồng giữa hai bên. Các giao dịch, hợp đồng về chứng khoán phái sinh giao kết sau thời điểm Nghị định này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
2. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
1. Bộ Tài chính thực hiện hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 42/2015/NĐ-CP |
Hanoi, May 5, 2015 |
DECREE
DERIVATIVE SECURITIES AND DERIVATIVE SECURITIES MARKET
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Enterprise dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Securities dated June 29, 2006; the Law on Amending and Supplementing several articles of the Law on Securities dated November 24, 2010;
After considering the request of the Minister of Finance,
The Government hereby promulgates the Decree on derivative securities and derivative securities market.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of application
This Decree provides regulations on derivative securities and derivative securities market.
Article 2. Applicable entities
1. Vietnamese and foreign organizations or individuals investing in derivative securities and operating on the derivative securities market in Vietnam.
2. Other Vietnamese and foreign organizations or individuals involved in investments in derivative securities and the derivative securities market in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Derivative security refers to the securities stipulated by the Law on Securities and the Law on Amending, Supplementing several articles of the Law on Securities (sometimes shortly called derivative), including:
a) Futures contract refers to the listed derivative security whereby the mutual arrangement is made between parties to carry out one of the following transactions:
- Buying or selling a certain amount of underlying assets at the agreed-upon price on a predetermined future date; or
- Paying the difference between the value of the underlying asset defined on the start date of the contract and the value of the underlying asset defined on the predetermined future date.
b) Option refers to the derivative security which establishes the buyer’s rights and the seller’s obligations to carry out one of the following transactions:
- Buying or selling a certain amount of underlying assets at the specified exercise price before or on a predetermined future date; or paying the difference between the value of the underlying asset defined on the start date of the contract and the value of the underlying asset defined before or on a predetermined future date; or
- Buying or selling a certain amount of futures contracts at a specific exercise price before or on a predetermined future date.
c) Forward contract refers to the derivative security whereby the transaction is negotiated or the arrangement is made to buy or sell a certain amount of underlying assets at a stated price on a predetermined future date.
d) Other derivative securities governed under the instructions of the Ministry of Finance.
2. Underlying asset refers to the security and other asset used as a basis for determining the value of derivative securities.
3. Derivative securities exchange market (hereinafter referred to as derivative securities market) refers to the venue or form of exchanging information to collect orders to buy, sell and exchange derivative securities, or to settle or clear derivative securities transactions.
4. Derivative investment refers to the purchase or sale of listed derivative securities or the contractual agreement to trade derivative securities contracts in the derivative securities market.
5. Trading of derivative securities refers to the conduct of one, several or all of the following operation(s):
a) Derivative securities brokerage.
b) Derivative securities proprietary trading.
c) Derivative securities consultancy.
6. Derivative securities trading organization refers to the organization carrying out one or several derivative securities trading operation(s).
7. Position of a derivative security within a specific time period refers to the trading status and volume of unexpired derivative securities that investors are holding till that period. When an investor buys or sells a derivative security, (s)he is said to be opening a long or short position.
8. Open position in a derivative security means that an investor is holding derivative securities which are still available to be traded, and have not been settled or cleared.
9. Net position in a derivative security within a specific time period is determined by the difference between open long and open short positions in that derivative security within that period.
10. Position limit for a derivative security refers to the maximum net position in that derivative security, or in that derivative security and others on the basis of the same underlying asset that an investor has the right to hold in a given period.
11. Limit to orders to trade a derivative security refers to the maximum amount of derivative securities to be traded by placing an order.
12. Limit on orders to accumulate a derivative security refers to the maximum amount of derivative securities defined in pending orders which may be placed from a securities trading account.
13. Derivative securities trading member (hereinafter referred to as trading member) refers to a member of the Stock Exchange licensed to practise derivative securities proprietary trading operations and render brokerage service.
14. Special trading member refers to a commercial bank and a member of the Stock Exchange licensed to make its investment in government bond derivative securities.
15. Market-making member refers to a trading member or a special trading member licensed to execute the market-making operations for one or several derivative(s).
16. Clearing member refers to a securities company, commercial bank or foreign bank branch licensed to make clearing and settlement for derivative securities transactions.
17. Joint clearing member refers to a clearing member licensed to implement the clearing and settlement for their derivative transactions, securities trades performed by their brokerage customers, and provide the derivative clearing and settlement service for non-clearing members and customers of such non-clearing members.
18. Direct clearing member refers to a clearing member only licensed to implement the clearing and settlement for their own derivative transactions and securities trades performed by their brokerage customers.
19. Non-clearing member refers to any trading member which is not entitled to be a clearing member.
20. Contract for clearing and settlement entrustment refers to the binding contract under which a clearing member entrusts a joint clearing member to perform fiduciary duties to implement the clearing and settlement for their own securities transactions or securities trades performed by their customers.
21. Clearing fund refers to the fund derived from clearing members' contributions to serve the purpose of paying reimbursement and completing derivative securities transactions on which names of clearing members are signed in the event that non-clearing members or investors are incapable of fulfilling their obligations to make payments.
Chapter II
DERIVATIVE SECURITIES TRADING ORGANIZATION
Article 4. Conditions for trading or rendering of derivative clearing and settlement service
1. In order to trade derivative securities, a securities trading organization must be issued the Certificate of competence in trading derivative securities by the State Securities Commission. Conditions for issuance of the Certificate of competence in trading derivative securities shall include:
a) The applicant for this Certificate must be the securities trading organization sufficiently licensed to perform the practice of derivative securities transactions under the provision of the Law on Securities.
b) The applicant must fulfill the following financial requirements:
- With regard to derivative proprietary trading operations, the applicant must be a securities company with its charter capital or owner’s equity that equals six hundred (600) billion dongs or more;
- With regard to derivative brokerage operations, the applicant must be a securities company that has its charter capital or owner’s equity equal to more than eight hundred (800) billion dongs, and carries out derivative proprietary trading operations;
- With regard to derivative consultancy services, the applicant must be a securities organization with its owner’s equity or charter capital which is not less than the authorized capital in accordance with regulations laid down in the law on securities;
- If derivative securities consultancy, brokerage and proprietary trading are included in the business registration, the charter capital or the owner’s equity of a securities company must equal to at least eight hundred (800) billion dongs or more.
c) The applicant must conform to requirements of the operating outcome, working capital ratio and professional procedure under the instructions of the Ministry of Finance. The Director or Director General, or the Deputy Director or the Deputy Director General in charge of derivative securities trade, and a minimum of five (05) officers carrying out each derivative securities trading to be registered must hold the securities practicing certificate and the professional certificate in derivatives and derivative securities market.
d) The applicant is not subject to any acquisition, merger or dissolution, or any supervision, special control, operational suspension or temporary cessation under the decision granted by competent authorities.
2. In order to provide the clearing and settlement service for derivative securities transactions, a securities company, commercial bank and foreign bank branch must be issued the Certificate of competence in providing clearing and settlement services for derivative securities transactions by the State Securities Commission. Conditions for issuance of the Certificate of competence in providing clearing and settlement services for derivative securities transactions shall include:
a) The applicant must be a depository member of the Vietnam Security Depository.
b) The applicant must be the commercial bank and foreign bank branch obtaining the written consent to their providing clearing and settlement services for derivative securities transactions by the State Bank; or the securities company issued the Certificate of competence in carrying out derivatives brokerage operations.
c) The applicant must fulfill the following financial requirements:
- As a direct clearing member, the commercial bank must have its charter capital or owner’s equity that equals five thousand (5,000) billion dongs or more; or the securities company must have its charter capital or owner's equity that equals nine hundred (900) billion dongs or more;
- As a joint clearing member, the commercial bank must have its charter capital or owner’s equity that equals seven thousand (7,000) billion dongs or more; or the securities company must have its charter capital or owner's equity that one thousand and two hundred (1,200) billion dongs or more.
d) The applicant must meet requirements of the operating outcome, working capital ratio (applicable to securities companies) or capital adequacy ratio, financing for branches (applicable to commercial banks, foreign bank branches) and professional procedures for clearing and settlement operations for derivative securities transactions under the instructions of the Ministry of Finance.
dd) The applicant must meet regulations laid down in Point d Clause 1 of this Article.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on documentation submitted to apply, process and procedure for issuance of the Certificate of competence in trading and rendering the clearing and settlement service for derivative securities transactions.
Article 5. Suspension or termination of derivative securities trading, or supply of derivative clearing and settlement service
1. The State Securities Commission shall make its decision on the suspension of one or several derivatives trade(s) within a maximum duration of twelve (12) months under the following circumstances:
a) Documentation submitted to apply for issuance of the Certificate of competence in trading derivative securities may be composed of counterfeit materials or those containing misleading information.
b) Trading operations serve the wrong purpose, and are not consistent with those defined in the Certificate.
c) Derivatives trading operations fail to follow one or several regulation(s) laid down in Point a, b, c Clause 1 Article 4 hereof within six (06) consecutive months.
d) Derivatives trading operations are subject to the operational supervision, special control and other operational suspension as stipulated in Clause 1 Article 70 of the Law on Securities.
2. A securities organization shall be subjected to the revocation of its Certificate of competence in trading derivative securities under the following circumstances:
a) They are voluntarily terminating their operations.
b) They are compulsorily terminating their operations.
3. The derivative securities trading organization that voluntarily terminates its derivative securities trading shall be obliged to submit their application to obtain the written permission to terminate its operations from the State Securities Commission prior to the commencement of such termination.
4. The derivative securities trading organization shall compulsorily terminates its derivative securities trading under the following circumstances:
a) After the suspension of derivative securities trading operations comes to an end, they keep failing to take remedial actions against violations leading to such termination.
b) They are subjected to dissolution, bankruptcy or temporary suspension or revocation of the Certificate of establishment and operation; or splitting or division after which the newly-founded organization has failed to meet one of business requirements stipulated in Clause 1 Article 4 hereof.
5. Within a maximum duration of 24 hours from receipt of the decision on operational suspension, consent to operational termination or request for operational termination, the securities trading organization shall be responsible for publicly providing information about such suspension or termination of derivative securities trading operations. Within the effective duration of operational suspension or termination, the securities trading organization shall assume the following responsibilities:
a) Send periodic reports or those requested by the State Securities Commission, and disseminate information on their current status and related operations; terminate all derivative securities operations, except for circumstances stipulated in Point b, c, d of this Clause.
b) Transfer a margin and an open position of the investor to the derivative securities trading organization as a replacement as requested by investors; perform transactions to liquidate or close a position as requested by investors.
c) Liquidate or close a position on a proprietary trading or market-making account (whenever available), and ensure the priority in performing other investors' transactions over their own position-closing transactions.
d) Carry out other operations as requested by the State Securities Commission.
6. The Ministry of Finance shall provide guidance on documentation submitted to apply, process and procedure for suspension, revocation or termination of derivatives trading operations, or revocation of the Certificate of competence in trading derivative securities; provide instructions on suspension or termination of the clearing and settlement service for derivative securities transactions, or revocation of the Certificate of competence in providing the clearing and settlement service.
Chapter III
DERIVATIVE SECURITIES MARKET
Section 1. DERIVATIVE SECURITIES
Article 6. Derivative securities traded on the derivative securities market
1. Derivative securities traded on the derivative securities market shall comprise:
a) Futures contracts.
b) Listed options.
c) Forward contracts based on the underlying securities traded on the Stock Exchange.
d) Other listed derivative securities or put-through derivative securities based on the underlying securities traded on the Stock Exchange.
2. Derivative securities traded on the derivative securities market must provide the following information:
a) Information about the underlying asset such as name, code and other relevant information.
b) Information about the derivative security including the extent of the contract; trading method; position limit; trading deadline, maturity month, last settlement date, last trading date, listing date, mode of payment; price step, quotation unit, price band; method of determining end-of-day price, reference price, settlement price and margin level.
c) With regard to options, additional information about types of options (call or put), styles of options (European or American style), strike price and exercise date must be provided.
3. The Ministry of Finance shall provide guidance on the listing and trading of derivative securities based on underlying securities.
4. Depending on the demand and conditions for the market growth and upon the request of the Minister of Finance, the Prime Minister shall consider making a decision to list derivative securities based on underlying assets which are non-securities.
Section 7. Delisting of derivative securities
1. The Stock Exchange will decide to delist derivative securities under the following circumstances:
a) Such derivative securities have reached the final maturity date.
b) The underlying of such derivative securities has been delisted or has not been used as the underlying asset, and affected by other circumstances stipulated by the charter and guidelines for operations of the Stock Exchange.
c) Delisting is requested by the issuing organization.
2. The delisting of derivative securities as stipulated in Point b, c Clause 1 of this Article should be approved by the State Securities Commission.
Article 8. Provision on derivative securities investment
1. Organizations or individuals shall be permitted to freely invest in derivative securities traded on the exchange market, except for specific conditional investments as follows:
a) Securities companies shall be permitted to invest in derivative securities only after they have been issued the Certificate of competence in the proprietary trading of derivative securities.
b) Fund management companies shall be permitted to invest trusted funds or capital sources of the investment fund or the securities investment company in derivative securities on condition that the investment portfolio management contract, or the charter of the investment fund or the investment company contain provisions to allow the use of the abovementioned capital to invest in derivative securities; the fund management company shall not be permitted to invest its assets including loans and other legally-mobilized capital sources in derivative securities.
c) Credit institutions, or foreign bank branches, shall be entitled to invest in derivative securities only after obtaining the written approval from the State Bank.
d) Insurance companies, or foreign insurance agents, shall be permitted to invest in derivative securities only after obtaining the written approval under the provisions of the law on insurance business.
dd) State-owned economic corporations, state-owned general companies, state-owned enterprises, or those of which the whole capital is owned by state-owned enterprises, shall be permitted to invest in derivative securities only after obtaining permission from competent authorities or the owner under the provisions of the law on management and use of state-owned capital for these enterprises' business operations.
2. In the course of investing in or trading derivative securities, organizations or individuals shall be solely responsible for risks and comply with legal regulations, and avoid committing prohibited acts under the provisions of Article 9 enshrined in the Law on Securities.
3. Investing in and trading listed derivative securities must meet the regulations laid down in this Decree. In terms of unlisted derivative securities stipulated in Clause 1 Article 6 hereof, before and after entering into and executing the contract, investors are obliged to send a written notification to the Vietnam Securities Depository. Transacting, clearing, settling and implementing the contract for derivative securities shall be agreed upon between contractual trading parties and conform to relevant legal regulations. The regulations laid down herein shall govern the circumstance under which the Stock Exchange, or the Vietnam Securities Depository, manages trading, clearing and settlement of unlisted derivative securities.
Section 2. ORGANIZATION OF DERIVATIVE SECURITIES TRADING
Article 9. Organization of derivative securities trading activities
1. The Stock Exchange shall be entitled to organize derivative securities trading activities. Apart from the Stock Exchange, none of organizations or individuals shall be authorized to organize the activities of listed derivative securities as stipulated in Clause 1 Article 6 hereof.
2. The Stock Exchange shall assume its responsibility to organize, manage operations of the derivative securities market as stipulated by the Law on Securities, this Decree, relevant legal documents as well as rules and regulations adopted by the Stock Exchange.
Article 10. Rights of the Stock Exchange to derivative securities trading activities
1. Conduct the product design, listing and organization of trading activities for derivative securities as stipulated in Clause 1 Article 6 hereof, and introduce professional practices after obtaining the consent from the State Securities Commission.
2. Agree to the registration, refuse the registration, or suspend or withhold the trading, special trading or market trading membership in conformity with the charter and guidelines for operations of the Stock Exchange or as requested by the State Securities Commission.
The trading member subjected to the suspension or withholding of its membership shall be obliged to agree and decide on the substitute trading member. In case of failure to do so, the Stock Exchange shall exercise its rights to appoint the substitute to receive rights and obligations transferred from that trading member. The trading member subjected to the suspension or withholding of its membership shall be obligated to provide all necessary information about investors for the substitute trading member and continue to fulfill all of its obligations until the transfer of rights and obligations to the substitute trading member is completed.
3. Request the Vietnam Securities Depository to provide a sufficient amount of necessary information on the timely basis in order to perform their tasks of monitoring and organizing the market of derivative securities trades in accordance with laws.
4. Exercise other rights under the provisions of Article 37 enshrined in the Law on Securities and other relevant legal regulations.
Article 11. Obligations of the Stock Exchange arising from derivative securities trading activities
1. Ensure that information technology and technical infrastructural systems are relevant to market operations; organize market-related and supervisory activities and publicize information about derivative securities trading activities in accordance with legal regulations.
2. Examine and supervise the maintenance of operational conditions, the compliance of trading, special trading and market-making members with the charter and guidelines for operations of the Stock Exchange and relevant legal regulations; promptly send a comprehensive and accurate report on market-related operations and members’ activities to the State Securities Commission in accordance with applicable regulations, or upon request, or whenever violations are discovered.
3. Collaborate with the Vietnam Securities Depository to ensure the safety and efficiency of trading activities on the market, clearing and settlement operations as stipulated in this Decree and other relevant legal documents.
4. Fulfill other obligations under the provisions of Article 38 enshrined in the Law on Securities and other relevant legal regulations.
Article 12. Derivative securities trading
1. The Stock Exchange shall be entitled to organize derivative securities trading activities as stipulated in Clause 1 Article 6 hereof by employing the trading methods like matching and put-through.
2. The trading of listed derivative securities shall be carried out by trading members and Stock Exchanges. The clearing and settlement of listed derivatives trades shall be carried out by clearing members and the Vietnam Securities Depository.
3. The Ministry of Finance shall provide instructions on investors’ trading of derivative securities.
Article 13. Market stabilization methods
1. The Stock Exchange shall be allowed to apply one or several following measures to stabilize the market and protect investors:
a) Change the number of trading sessions, or trading time.
b) Apply or adjust the limit on trading orders or the limit on accumulation orders.
c) Limit the opening of a new position.
d) Stop or cancel trading orders.
2. Market stabilization methods applied by the Stock Exchange in Clause 1 of this Article must be included in the instructions given in the charter and guidelines for operations of the Stock Exchange after being approved by the State Securities Commission.
Section 3. TRADING AND SPECIAL TRADING MEMBERS
Article 14. Registration of trading, special trading and market-making members
1. Securities companies registered as trading members on the Stock Exchange must meet the following requirements:
a) Achieving the Certificate of competence in derivative securities brokerage issued by the State Securities Commission, and meeting the regulations laid down in Point d Clause 1 Article 4 hereof.
b) Complying with requirements imposed by the Stock Exchange pertaining to information technology infrastructure and professional procedure for derivative securities trading.
2. Commercial banks registered as special trading members on the Stock Exchange must meet the following requirements:
a) Representing that they are trading members on the government bond market held by the Stock Exchange.
b) Obtaining the State Bank’s permission for derivative securities investment.
c) Complying with regulations laid down in Point d Clause 1 of this Article and Point d Clause 1 Article 4 hereof.
3. Trading, special trading and clearing members shall be allowed to be registered as market-making members on the basis of a contract entered into with the Stock Exchange.
4. The Stock Exchange shall have the right to adjust the number of market-making members, refuse to accept the registration as market-making members, and refuse to extend the term of the market making contract.
5. The Stock Exchange shall provide guidance on documentation submitted to apply, process and procedure for registration as trading, special trading and market-making members.
Article 15. Rights and obligations of trading, special trading and market-making members
1. Rights and obligations of trading members:
a) Be entitled to the proprietary trading of derivative securities, and supply derivatives investment consultancy and brokerage to investors. Special trading members shall be allowed to invest in derivative securities based on the underlying Government bonds.
b) Receive and execute trading orders placed by investors; provide all necessary information about operations carried out on the trading account on a periodic basis or as requested by investors;
If trading members are non-clearing members, they are obligated to enter into the contract for derivative securities clearing and settlement with joint clearing members before providing derivative securities brokerage Service.
c) Exercise other rights and fulfill other obligations under the provisions of Article 39 enshrined in the Law on Securities and other relevant legal regulations.
2. Rights and obligations of market-making members:
a) Be entitled to preferences agreed upon with the Stock Exchange.
b) Open the market-making account which is separate from the proprietary trading account and other trading account of investors;
c) Provide the quotation as stipulated in the charter and guidelines for operations of the Stock Exchange;
d) Exercise other rights and fulfill other obligations as agreed upon with the Stock Exchange and other relevant legal regulations.
Article 16. Contract to open a derivative securities trading account
1. Trading members must request investors to provide an adequate amount of accurate information to assess and determine the customer's suitability before entering into the contract to open a derivative securities trading account with customers.
2. The contract to open a derivative securities trading account must contain basic information about the clearing, settlement entrustment operations as follows:
a) Clearing members have the right to use margins of investors as margins provided for the Vietnam Securities Depository for open positions of investors.
b) In the event that investors are incapable of fulfilling settlement obligations, clearing members have the right to close positions and use margins provided by investors as stipulated in Point c Clause 1 Article 22 hereof.
c) Risks are incurred in the event that clearing members are faced with incapability of fulfilling settlement obligations, or suspension, temporary cessation, dissolution and bankruptcy.
3. The Ministry of Finance shall provide instructions on the sample contract to open derivative securities trading account of investors.
Article 17. Exercise of trades
1. Trading members shall be permitted to receive trading orders placed by investors only after they ensure that these investors have already held trading accounts, and provided initial or maintenance margins as requested by clearing members.
2. In order to maintain positions, trading members must ensure that investors achieve the acceptable maintenance margin level as requested by clearing members. Unless investors achieve the acceptable maintenance margin level and provide additional margins as requested by clearing members, investors and clearing members shall be obliged to comply with regulations laid down in Point c Clause 1 Article 22 hereof.
Chapter IV
DERIVATIVE SECURITIES CLEARING AND SETTLEMENT
Section 1. ORGANIZATION OF DERIVATIVE SECURITIES CLEARING AND SETTLEMENT ACTIVITIES
Article 18. Organization of derivative securities clearing and settlement activities
1. The clearing and settlement of derivative securities trades by applying the central counterparty clearing principle shall only be implemented through the Vietnam Securities Depository in which the Vietnam Securities Depository plays its role as a trading party, and clearing members are the opposing party executing such trades, including those executed by the third party.
2. The Vietnam Securities Depository shall perform the clearing and settlement of derivative securities trades as stipulated in Clause 1 Article 6 hereof by applying the following rules:
a) The clearing and settlement of derivative securities listed on the Stock Exchange as stipulated in Clause 1 Article 6 hereof must adhere to the central counterparty clearing principle with the help of the Vietnam Securities Depository.
b) The clearing and settlement of unlisted derivative securities trades by applying the central counterparty clearing principle as stipulated in Clause 1 Article 6 hereof shall be carried out by the Vietnam Securities Depository on the basis of agreements between parties involved in such trades.
Article 19. Rights of the Vietnam Securities Depository to the clearing and settlement of derivative securities trades
1. Clear and settle derivative securities trades as stipulated in Clause 1 Article 6 hereof; introduce professional practices after obtaining the approval from the State Securities Commission.
2. Agree to the registration, refuse the registration, or suspend or withhold the clearing membership in accordance with the charter and guidelines for operations of the Stock Exchange or as requested by the State Securities Commission.
Clearing members subjected to the suspension or withholding of membership shall be obliged to agree and decide on substitute clearing members. In case of failure to do so, the Vietnam Securities Depository shall have the right to appoint substitute clearing members to receive rights and obligations transferred by clearing members subjected to the suspension or withholding of their membership. Clearing members subjected to the suspension or withholding of their membership shall be obliged to transfer all of margins and open positions of customers, supply all necessary information about customers to substitute clearing members, and continue to fulfill their contractual obligations until the transfer of rights and obligations to substitute clearing members is completed.
3. Powers of the Vietnam Security Depository over clearing members:
a) Request clearing members to provide margins and make their contributions towards the clearing fund.
b) Request clearing members to provide them with a comprehensive, timely and detailed report on trades, accounts and margins of investors.
c) Determine and adjust the minimum level of initial and maintenance margins, and the list of assets accepted as margins.
d) Determine and adjust limits to positions of clearing members and investors.
dd) Execute corresponding trades to close positions of holders who are clearing members incapable of fulfilling their settlement obligations or going bankrupt.
4. When necessary, or being requested by the State Securities Commission, the Vietnam Securities Depository shall be entitled to carry out the following operations so as to protect investors and the safety for the market:
a) Where clearing members are incapable of fulfilling their settlement obligations:
- Close and liquidate positions of clearing members; use, sell and transfer margins of clearing members in order to fulfill obligations of clearing members; use amounts contributed to the clearing fund by clearing members for making up for financial losses (if any);
- Transfer margins and open positions of customers to substitute clearing members under the provisions of Clause 2 of this Article. In case of failure to do so, the Vietnam Securities Depository shall be allowed to close and liquidate positions; use, sell and transfer assets of customers that clearing members have provided as margins to fulfill customers’ obligations or compensate for any financial loss incurred from open positions of customers. Margins of customers shall only be used to fulfill financial obligations arising from derivative securities trades of customers.
b) Where clearing members go bankrupt, the Vietnam Securities Depository shall be the creditor receiving accounts of money owed by these clearing members and shall be given the priority to obtain divided assets under the provisions of the law on bankruptcy. Process and procedure for receipt of divided assets shall conform to relevant legal regulations.
c) Request other clearing members to execute corresponding trades to close positions of holders who are incapable of fulfilling settlement obligations or going bankrupt, irrespective of whether these are open positions of these clearing members or investors.
5. The Vietnam Securities Depository shall be entitled to provide account and margin management service for clearing members, non-clearing members and customers of non-clearing members with assurance that accounts and investment portfolios of each customer are managed in a separate manner.
6. Request the Stock Exchange and clearing members to provide all necessary information about trades of members and investors in a timely manner.
7. Exercise other rights under the provisions of Article 45 enshrined in the Law on Securities and other relevant legal regulations.
Article 20. Obligations of the Vietnam Securities Depository in relation to the clearing and settlement of derivative securities trades
1. Ensure that information technology and technical infrastructural systems are relevant to the practice of clearing and settlement of derivative securities trades; manage and supervise the clearing and settlement of derivative securities trades to ensure the safety, efficiency, fairness and objectivity.
2. Establish and operate the risk management system used for supporting the practice of clearing and settlement. Establish the mechanism for ensuring the fulfillment of payment obligations during the clearing and settlement process.
3. Examine and monitor the maintenance of operational conditions, the compliance of the Vietnam Securities Depository with the charter and guidelines for operations of the Stock Exchange, and of clearing members with relevant legal regulations; send timely, comprehensive and accurate reports on the clearing, settlement, derivative securities trades and operations of clearing members to the State Securities Commission in accordance with applicable regulations, or as requested, or whenever violations are discovered.
4. During the execution of clearing and settlement of derivative securities trades, the Vietnam Securities Depository shall assume its responsibility to fulfill its obligations and commitments to clearing members but take on none of responsibilities to the third party.
5. Develop the helpful system for ensuring that accounts and assets of clearing members are managed separately from those of the Vietnam Securities Depository; separating accounts and assets of each clearing member, and accounts and margins of clearing members and customers of these clearing members.
6. Set aside no more than 15% of annual revenue gained from clearing and settlement operation to establish the fund of provisions for settlement risks in order to compensate for any financial loss. This set-aside amount shall be accounted for in the operating expense of the Vietnam Securities Depository to calculate the taxable income.
7. Manage and use the clearing fund and the fund of provisions for settlement risks under the instructions of the Ministry of Finance.
8. Fulfill other obligations under the provisions of Article 46 enshrined in the Law on Securities and other relevant legal regulations.
Section 2. CLEARING MEMBERS
Article 21. Clearing member registration
1. Requirements for registration as clearing members shall include the followings:
a) Obtain the Certificate of competence in providing the service of clearing and settlement of derivative securities trades from the State Securities Commission, and meet the regulations laid down in Point d Clause 1 Article 4 hereof. As for securities companies, they must be derivatives trading members of the Stock Exchange.
b) Comply with requirements imposed by the Vietnam Securities Depository pertaining to information technology infrastructure, professional procedure and workforce for the clearing and settlement of derivative securities deals.
2. The Vietnam Security Depository shall provide instructions on documentation submitted to apply, process and procedure for registration as clearing members.
Article 22. Rights and obligations of clearing members
1. Rights of clearing members:
a) Direct clearing members shall be permitted to perform the clearing and settlement of their own derivative securities trades and those of their customers. Joint clearing members shall also be permitted to provide the service of clearing and settlement of derivative securities trades executed by other investors, including trades executed by both non-clearing members and customs of these clearing members.
b) Request investors to provide an adequate amount of margins on a timely manner before order placement and in the course of position maintenance; regulate the amount of initial and maintenance margins depending on the nature and scale of customers’ trades with assurance that this level is not lower than the minimum level of initial and maintenance margins in accordance with regulations; decide on types of securities put up as margins in the list of assets accepted as margins; regulate the method and permitted duration of providing margins, supplementing margins, changing securities used as margins, transferring margins in conformity with legal regulations.
c) Where investors are incapable of fulfilling their settlement obligations, clearing members shall exercise the following rights:
- Request investors, or use their discretion to perform the closing or compulsory liquidation of open positions of investors;
- Use, sell and transfer margins of investors to buy or use them as pledged assets for loans to fulfill obligations to make payments for open positions of investors.
d) Use margins of investors to fulfill obligations to provide the Vietnam Securities Depository with margins for these investors’ positions according to the rules stipulated in Clause 2 Article 25 hereof; use margins of investors for securing settlement obligations and make payments for positions of investors that they are holding under their names.
dd) In case clearing members fulfill contractual obligations in favor of those subjected to the suspension or withholding of clearing membership as stipulated in Clause 2 Article 19 hereof, margins provided by investors for clearing members subjected to the suspension or withholding of clearing membership shall be transferred and put under the control of substitute clearing members.
2. Obligations of clearing members:
a) Act as representatives authorized by customers, or act on behalf of customers, to take on responsibilities for fulfilling obligations of customers to the Vietnam Securities Depository.
b) Punctually provide the Vietnam Securities Depository with an adequate amount of margins for their open positions and those of customers; make contributions to the clearing fund and set aside the fund to prevent professional risks in accordance with Article 24 hereof. Take financial and professional assistance measures under the instructions of the Vietnam Securities Depository in the event that any clearing member or investor is incapable of fulfilling settlement obligations or goes bankrupt.
c) Establish and maintain the internal control system, processes and procedures for management of risks incurred by each professional practice or business operation; establish and operate the account system to separate assets and trading positions of each investor and of investors from those of clearing members.
d) Make income statements in which position-based gain or loss is defined, and calculate the level of initial and supplementary margins and the value of margins for specific trading accounts of investors. Request investors to supplement margins on a timely and adequate manner unless the value of such margins is corresponding to the accepted level of maintenance margins; refund the excess amount of margins compared with the level of initial margins as requested by investors; supervise and manage positions and margins of investors so as to ensure the compliance with legal regulations.
dd) Reimburse investors for any loss incurred by their failure to fulfill their contractual obligations in accordance with legal regulations, and their infringement of investors' legal benefits, and agree with investors on reimbursement.
e) Provide the Vietnam Securities Depository with the duplicate contract for clearing entrustment; store all of original documents on the practice of clearing and settlement of derivative securities trades; provide timely, adequate and accurate information about open positions and margins of investors as well as other documents related to clearing and settlement operations as requested by the Vietnam Securities Depository.
g) Pay a full amount of service charges and other expenses to the Vietnam Securities Depository on a timely manner in accordance with applicable regulations.
h) Carry out the spread of information and reporting in accordance with regulations; on a periodic basis, or upon the request of investors, provide investors with all required information about operations occurring on accounts, margin account balances and statements.
3. Exercise other rights and fulfill other obligations under the instructions of the Ministry of Finance.
Section 3. DERIVATIVE SECURITIES CLEARING AND SETTLEMENT
Article 23. Principles of derivative securities clearing and settlement
1. The Vietnam Securities Depository shall ensure their clearing members’ capability of clearing and settlement of derivative securities deals through the mechanism of payment security, and risk prevention as stipulated in Article 27 and 28 hereof.
2. The cash payment and settlement of derivative securities trades between the Vietnam Securities Depository and clearing members shall be performed in the form of a fund transfer to be carried out through settlement banks in accordance with legal regulations. Transfer of underlying stocks traded on the Stock Exchange shall be carried out through depository accounts managed by the Vietnam Securities Depository.
Article 24. Contributions made to the clearing fund, setting aside the fund of provisions for professional risks to clearing members
1. Clearing members shall be responsible for contributing cash or securities to the clearing fund. The amount and method of contribution, and types of assets used for contributions made to the clearing fund, shall be subject to requirements set out by the Vietnam Securities Depository in conformity with legal regulations.
2. Clearing members shall be responsible for setting aside the fund of provisions for professional risks to compensate for any loss suffered by investors due to technical breakdowns or employee errors during the operating process. The fund of provisions for professional risks shall be set aside from professional earnings under the instructions of the Ministry of Finance.
Article 25. Clearing members’ margins
1. Clearing members must deposit a full amount of margins in a timely manner in accounts opened under the name of the Vietnam Securities Depository. Margins of clearing members may take the form of cash sums or securities accepted by the Vietnam Securities Depository.
2. Providing margins by clearing members shall apply to all of open positions held under the name of clearing members, including open positions of these clearing members and investors according to the following rules:
a) The margin level shall be calculated by the Vietnam Securities Depository for open positions in each transaction account of investors and clearing members so as to determine the margin level that each clearing member must reach.
b) Assets that investors provide as margins for clearing members as stipulated in Clause 1, 2, 3 Article 26 hereof shall be used as margins for positions of these investors but not for positions of other investors or these clearing members.
3. On a daily basis and in trading sessions with a wide fluctuation in the price of securities, the Vietnam Securities Depository shall calculate position-based loss or profit, determine the minimum value of maintenance margins in specific accounts, positions of investors held under the name of clearing members, and positions of clearing members, and determine total minimum value of maintenance margins that clearing members must provide and the value of supplementary margins of clearing members.
4. As requested by the Vietnam Securities Depository, clearing members shall be responsible for supplementing margins in the event that total value of margins provided by clearing members falls below the maintenance margin level required by the Vietnam Securities Depository. If clearing members fail to provide a full amount of supplementary margins in a timely manner, the Vietnam Securities Depository shall have the right to close part or all of positions held under the name of clearing members.
5. If the value of margins provided by clearing members is in excess of the margin level required by the Vietnam Securities Depository, clearing members shall be allowed to withdraw excess margin deposits under the instructions of the Vietnam Securities Depository.
6. The minimum level of initial and maintenance margins, types of securities accepted as margins, margin method, permitted duration of providing margins, supplementing margins, changing securities used as margins, transferring margins, method of valuating margins, determining position-based profit or loss, account management operations, and margins of investors and clearing members, shall be consistent with instructions of the Ministry of Finance.
Article 26. Management of accounts and margins of investors
1. Investors must provide a full amount of margins in a timely manner for clearing members under the terms and conditions of the contract to open derivative securities trading accounts. Investors shall use their own cash sums or securities as margins. Securities used as margins must be those defined in the list of assets accepted as margins by clearing members.
2. On a daily basis and in trading session with a wide fluctuation in the price of securities, clearing members shall calculate position-based profit or loss, and revaluate margins and ensure that investors maintain their margins as agreed upon in the contract and in conformity with legal regulations.
3. Investors shall be responsible for providing supplementary margins as requested by clearing members in the event that the value of margins of investors falls below the maintenance margin level. The level and permitted duration of provision of supplementary margins shall be aligned with instructions of clearing members and the supplementary margin level is not lower than the initial margin level. If investors fail to provide a full amount of supplementary margins in a timely manner upon request, clearing members shall have the right to carry out operations as stipulated in Point c Clause 1 Article 22 hereof. If the value of margins of investors is in excess of the initial margin level as requested by clearing members, investors shall be entitled to withdraw excess margin deposits.
4. Clearing members shall be obliged to separately manage accounts and margins of each investor; keep them separate from their own accounts and margins according to the following rules:
a) If margins take the form of cash sums, clearing members are required to open deposit accounts at the account management banks, establish the account system and monitor balances reported to each investor. Clearing members shall be charged with collaborating with the account management banks and requesting these banks to provide timely, comprehensive and accurate reports on balances in accounts of investors.
b) If margins take the form of securities, clearing members shall manage these assets directly in depository accounts of investors opened at the Vietnam Securities Depository.
5. In the event that clearing members are incapable of fulfilling their payment obligations in accordance with legal regulations on bankruptcy, margins of investors shall not be deemed as assets of clearing members, and shall not be handled in accordance with legal regulations on bankruptcy, and shall not be distributed to creditors of clearing members or shareholders and capital-contributing members in any form. These assets shall only be used as payments or security for obligations to make payments for open positions of investors. Assets that remain after investors have discharged their payment obligations shall be immediately returned to investors.
Article 27. Payment security measures
1. In the event that clearing members, or customers of clearing members, are incapable of fulfilling their payment obligations, the Vietnam Securities Depository shall be allowed to use finances arranged in the following order as compensations:
a) Margins of clearing members, customers incapable of fulfilling payment obligations
b) Contributed deposits of clearing members incapable of fulfilling payment obligations in the clearing fund managed by the Vietnam Securities Depository.
c) Contributed deposits of other clearing members in the clearing fund in a certain ratio defined by the Vietnam Securities Depository after being approved by the State Securities Commission.
d) The fund of provisions for payment risks managed by the Vietnam Security Depository;
dd) Where the fund of provisions for payment risks is not adequate, the Vietnam Securities Depository shall be allowed to use its legal capital sources and record them in the operating expense in its accounting records.
2. The Ministry of Finance shall provide instructions for formulation and application of payment security mechanism as mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 28. Risk prevention mechanism of the Vietnam Securities Depository
1. The Vietnam Securities Depository shall be entitled to apply the following measures to prevent risks to the payment system and protect investors:
a) Adjusting statutory margin levels.
b) Requesting clearing members to make contributions to the clearing fund.
c) Adjusting position limits applicable to clearing members and investors.
d) Closing part or all of open positions held by investors, clearing members incapable of fulfilling payment obligations.
dd) Using the clearing fund and applying other measures as stipulated in Clause 3, 4 Article 19 hereof.
2. Risk prevention measures stipulated in Clause 1 of this Article must be specified in instructions given in the rules and regulations issued by the Vietnam Securities Depository after being adopted by the State Securities Commission.
Article 29. Cooperation between the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository
Within their scope of operations, the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository shall collaborate in:
1. Providing guidance on issues relating to derivative securities listed on the Stock Exchange in accordance with regulations laid down in Clause 1 Article 6 hereof.
2. Issuing identification numbers to investors, transaction codes and ISIN for derivative securities.
3. Taking measures to deal with circumstances under which securities companies or commercial banks are subject to the suspension or withholding of trading membership at the Stock Exchange, or of clearing members at the Vietnam Securities Depository.
4. Setting and managing position limits.
5. Determining settlement prices.
6. Sharing information and performing supervisory tasks.
7. Carrying out other necessary operations.
Chapter V
OBLIGATIONS TO DISCLOSE INFORMATION AND MAKING REPORTS
Article 30. Information-disclosing entities
The following entities shall be obliged to disclose information about derivative securities and derivative securities market, including:
1. Stock Exchanges.
2. The Vietnam Security Depository.
3. Derivative securities trading organizations
4. Trading, special trading clearing and market-making members.
5. Other related organizations or individuals.
Article 31. Requirements for information disclosure
1. The information disclosure must be implemented by the company’s legal representative or authorized persons in charge of information disclosure. Information must be disclosed in full, on time and accurately as prescribed by laws.
2. Materials or reports sent to the State Securities Commission, the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository shall take the form of written documents or electronic data according to these organizations' instructions.
Article 32. Reporting requirements
1. The Stock Exchange, the Vietnam Securities Depository, derivative securities trading organizations, and trading, special trading and clearing members, shall be required to store all documents on their transactions and business operations.
2. The Stock Exchange, the Vietnam Securities Depository, derivative securities trading organizations, and trading, special trading and clearing members, shall be required to make reports on derivative securities transactions, clearing and settlement operations, and trading operations, or periodic, occasional ones, or those requested by the State Securities Commission.
3. The Stock Exchange, the Vietnam Securities Depository, derivative securities trading organizations, and trading, special trading and clearing members, shall be obliged to provide accurate information and materials in full and on time, and give explanations upon request, and shall be subjected to inspection of the State Securities Commission.
4. Trading, special trading and clearing members shall be required to report to the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository according to the rules and regulations issued by the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository.
5. Contents and permitted duration of reporting and storing documents stipulated in Clause 1, 2 and 3 of this Article shall be governed under the instructions of the Ministry of Finance.
Chapter VI
MANAGEMENT AND SUPERVISION
Article 33. Responsibilities and powers of the State Securities Commission
1. Issue and revoke the Certificate of competence in trading derivative securities, the Certificate of competence in providing derivatives clearing and settlement service, and approve, terminate and suspend derivative securities trading operations and rendering of derivative securities clearing and settlement service; introduce professional procedures for providing guidance on management and supervision of operations of derivative securities market.
2. Supervise the compliance of organizations or individuals participating in the securities market with legal regulations in order to discover, prevent or control violations against legal regulations on derivative securities, and protect investors’ benefits and maintain orderly market conditions.
3. Preside over, collaborate with relevant organizations in examining, inspecting and imposing proper penalties on organizations or individuals for their suspicious activities or violations against legal regulations on derivative securities within their jurisdiction.
4. Grant permission to the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository to introduce professional rules and regulations; supervise the implementation of such rules and regulations, and the compliance of the Stock Exchange, the Vietnam Securities Depository and derivative securities trading organizations, trading, special trading, market-making and clearing members with legal regulations.
5. Request the Stock Exchange, the Vietnam Securities Depository, derivative securities trading organizations, and trading, special trading, market-making and clearing members to implement regulations on reporting, information disclosure, and enumerate, aggregate data on market-related operations. Request these organizations to take measures relevant to regulations laid down in this Decree and instructional documents, and protect investors' benefits and ensure the market safety.
Article 34. Derivatives trading supervision of the State Securities Commission
1. Derivatives trading supervision of the State Securities Commission shall involve the followings:
a) Supervision of derivative securities trades.
b) Supervision of operations of the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository.
2. The Ministry of Finance shall provide instructions for securities trading supervision activities of the State Securities Commission.
Article 35. The State Securities Commission's management and supervision of derivative securities trading organizations
1. Supervise the compliance of securities trading organizations, trading and clearing members with legal regulations on securities during their supply of services to investors and participation in derivative securities trades.
2. Supervise the introduction and implementation of procedures, rules and regulations concerning risk management, internal control practices in business operations and service supply to investors that occurs at derivative securities trading organizations.
3. Supervise the maintenance of operational conditions of trading and clearing members; the compliance with applicable regulations on operation limit, protection of rights and benefits of investors under the provisions of this Decree and other regulations enshrined in the securities legislation.
4. Supervise the separate management of accounts and assets of investors and assets of derivative securities trading organizations as stipulated herein and other relevant legal documents.
5. Supervise the storage and administration of transaction data; comply with statutory obligations to report and disclose information.
Article 36. The Stock Exchange's supervision of derivative securities deals
1. The Stock Exchange's supervision of derivative securities deals shall be specified as follows:
a) Supervise trading, special trading and market-making members to ensure that they comply with legal regulations on securities and relevant regulations.
b) Supervise trading operations of organizations and individuals that take place on the Stock Exchange in order to detect and prevent transactions with signs of abnormality or those containing signs of violations against legal regulations on securities.
2. The Stock Exchange shall establish and adopt the system of criteria for supervision of derivative securities transactions after obtaining the approval from the State Securities Commission.
Article 37. Supervisory operations of the Vietnam Securities Depository
1. The Vietnam Securities Depository’s supervisory responsibilities shall include:
a) Supervise the compliance of clearing members with legal regulations on securities and other relevant regulations; manage and supervise the maintenance of statutory margin levels.
b) Supervise the compliance of investors with regulations on limits on positions that investors hold during their participation in derivative securities transactions.
2. In case there is any sign of abnormality in the settlement of transactions, investors or clearing members show signs of incapability of fulfilling their settlement obligations, the Vietnam Securities Depository shall warn and request clearing members to give their explanations, and provide relevant materials and information as well as report to the State Securities Commission on a timely basis.
Article 38. Transaction supervisory activities of trading and clearing members
1. Collaborate with the State Securities Commission, the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository in performing derivatives trading supervisory duties upon request.
2. Provide accurate information about investors and investors’ transactions in full and on time as stipulated by laws.
3. Collaborate with the State Securities Commission in inviting investors to come to work with the inspectorate of the State Securities Commission and the Stock Exchange on issues related to derivative securities trades that show signs of abnormality. In case any violation against regulations on securities and securities market is detected, they shall be responsible for reporting to the State Securities Commission on time.
Article 39. Obligations to provide requested information and explanation
1. Organizations or individuals that transact derivative securities and supply derivatives transaction and transaction settlement services, shall be obliged to provide a full amount of accurate information, materials and data relating to derivative securities trades on time, and explain related issues as requested by the State Securities Commission, the Stock Exchange and the Vietnam Securities Depository.
2. In case organizations or individuals that trade derivative securities, supply securities transaction services, fail to collaborate with those stipulated in Clause 1 of this Article, they shall be subject to proper penalties stipulated by laws.
Article 40. Procedure for cooperation amongst relevant Ministries and departments
Depending on the demand for the derivatives market growth, the Ministry of Finance and the State Securities Commission shall provide the mechanism for sharing information, cooperating with relevant domestic or foreign agencies to form the mechanism for managing and supervising the market to ensure its safety and stability.
Chapter VII
INSPECTION, HANDLING OF VIOLATIONS, RESOLUTION OF DISPUTES, COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, COMPENSATION FOR DAMAGE
Article 41. Resolution of disputes, complaints and denunciations, compensation for damage
Resolution of disputes, complaints and denunciations, compensation for damage, or commencement of legal proceedings for operations of derivative securities and derivative securities market shall be governed under regulations laid down in Article 133 of the Law on Securities and other relevant laws.
Article 42. Inspection and handling of violations
1. Inspection and handling of violations concerning the listing, transaction, trading, speculation and service that relate to derivative securities and derivative securities market shall be governed under the regulations laid down in Article 108 through Article 130 enshrined in the Law on Securities, the Government’s Decree No. 108/2013/NĐ-CP dated September 23, 2013 on imposition of penalties for administrative violations committed in the field of securities and securities exchange market as well as laws on penalties for administrative violations.
2. Any violation committed by derivative securities trading members shall be subject to penalties stipulated by the Government’s Decree No. 108/2013/NĐ-CP on penalties for administrative violations committed in the field of securities and securities exchange market applicable to securities companies. Any violation committed by clearing members shall be subject to penalties stipulated by the Government’s Decree No. 108/2013/NĐ-CP on penalties for administrative violations committed in the field of securities and securities exchange market applicable to securities companies, depository members and depository banks.
Chapter VIII
IMPLEMENTARY PROVISIONS
Article 43. Effect
1. The transaction of derivative securities stipulated in Clause 1 Article 6 hereof upon which has been agreed upon before the effective date of this Decree shall continue its validity under the mutual contract. Derivatives transactions, contracts entered into after the effective date of this Decree shall be governed by this Decree.
2. This Decree shall come into force since July 1, 2015.
Article 44. Implementation
1. The Ministry of Finance shall provide guidance on implementation of this Decree.
2. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, and Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, shall be responsible for enforcing this Decree./.
|
PP. THE GOVERNMENT |