Chương I: Nghị định 42/2015/NĐ-CP Quy định chung
Số hiệu: | 42/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/05/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2015 |
Ngày công báo: | 18/05/2015 | Số công báo: | Từ số 551 đến số 552 |
Lĩnh vực: | Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các loại chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoán 2006 và Luật Chứng khoán sửa đổi 2010, bao gồm:
- Hợp đồng tương lai;
- Quyền chọn;
- Hợp đồng kỳ hạn;
- Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Đó là nội dung được đề cập tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2015/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán phái sinh và hoạt động trên thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
2. Tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng khoán phái sinh là chứng khoán quy định tại Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, bao gồm:
a) Hợp đồng tương lai là chứng khoán phái sinh niêm yết, trong đó xác nhận cam kết giữa các bên để thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
- Thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại một ngày được ấn định trước trong tương lai.
b) Quyền chọn là chứng khoán phái sinh, trong đó xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán thực hiện một trong các giao dịch sau:
- Mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản cơ sở đã xác định trước tại thời điểm giao kết hợp đồng và giá trị tài sản cơ sở tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai; hoặc
- Mua hoặc bán một số lượng hợp đồng tương lai nhất định theo mức giá thực hiện đã được xác định, tại thời điểm trước hoặc vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
c) Hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết mua hoặc bán một số lượng tài sản cơ sở nhất định theo một mức giá đã được xác định vào một ngày đã được ấn định trước trong tương lai.
d) Các chứng khoán phái sinh khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
2. Tài sản cơ sở là chứng khoán và các tài sản khác được sử dụng làm cơ sở để xác định giá trị chứng khoán phái sinh.
3. Thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh (gọi tắt là thị trường chứng khoán phái sinh) là địa điểm, hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc để thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch các chứng khoán phái sinh.
4. Đầu tư chứng khoán phái sinh là việc mua, bán chứng khoán phái sinh niêm yết hoặc thỏa thuận giao dịch hợp đồng chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán phái sinh.
5. Kinh doanh chứng khoán phái sinh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sau:
a) Môi giới chứng khoán phái sinh.
b) Tự doanh chứng khoán phái sinh.
c) Tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
6. Tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh là tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện một hoặc một số hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.
7. Vị thế một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm là trạng thái giao dịch và khối lượng chứng khoán phái sinh còn hiệu lực mà nhà đầu tư đang nắm giữ tính tới thời điểm đó. Nhà đầu tư mua hoặc bán một chứng khoán phái sinh, được gọi là mở vị thế mua hoặc mở vị thế bán chứng khoán phái sinh đó.
8. Vị thế mở một chứng khoán phái sinh thể hiện việc nhà đầu tư đang nắm giữ chứng khoán phái sinh còn hiệu lực, chưa được thanh lý hoặc tất toán.
9. Vị thế ròng một chứng khoán phái sinh tại một thời điểm được xác định bằng chênh lệch giữa vị thế mua đã mở và vị thế bán đã mở của chứng khoán phái sinh đó tại cùng một thời điểm.
10. Giới hạn vị thế một chứng khoán phái sinh là vị thế ròng tối đa của chứng khoán phái sinh đó, hoặc của chứng khoán phái sinh đó và các chứng khoán phái sinh khác dựa trên cùng một tài sản cơ sở mà nhà đầu tư được quyền nắm giữ tại một thời điểm.
11. Giới hạn lệnh giao dịch một chứng khoán phái sinh là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa có thể đặt trên một lệnh giao dịch.
12. Giới hạn lệnh tích lũy một chứng khoán phái sinh là số lượng chứng khoán phái sinh tối đa trên các lệnh giao dịch đang chờ thực hiện có thể đặt từ một tài khoản giao dịch.
13. Thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch) là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ tự doanh và môi giới chứng khoán phái sinh.
14. Thành viên giao dịch đặc biệt là ngân hàng thương mại và là thành viên của Sở giao dịch chứng khoán được đầu tư chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ.
15. Thành viên tạo lập thị trường là thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt được thực hiện hoạt động tạo lập thị trường cho một hoặc một số chứng khoán phái sinh.
16. Thành viên bù trừ là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.
17. Thành viên bù trừ chung là thành viên bù trừ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, các khách hàng môi giới của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho các thành viên không bù trừ và khách hàng của các thành viên không bù trừ đó.
18. Thành viên bù trừ trực tiếp là thành viên bù trừ chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình và các khách hàng môi giới của mình.
19. Thành viên giao dịch không bù trừ (sau đây gọi tắt là thành viên không bù trừ) là thành viên giao dịch không được làm thành viên bù trừ.
20. Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán là hợp đồng trong đó thành viên không bù trừ ủy thác cho một thành viên bù trừ chung thực hiện hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình và khách hàng của mình.
21. Quỹ bù trừ là quỹ hình thành từ các khoản đóng góp của thành viên bù trừ với mục đích bồi thường thiệt hại và hoàn tất các giao dịch chứng khoán phái sinh đứng tên thành viên bù trừ trong trường hợp thành viên bù trừ, nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of application
This Decree provides regulations on derivative securities and derivative securities market.
Article 2. Applicable entities
1. Vietnamese and foreign organizations or individuals investing in derivative securities and operating on the derivative securities market in Vietnam.
2. Other Vietnamese and foreign organizations or individuals involved in investments in derivative securities and the derivative securities market in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Derivative security refers to the securities stipulated by the Law on Securities and the Law on Amending, Supplementing several articles of the Law on Securities (sometimes shortly called derivative), including:
a) Futures contract refers to the listed derivative security whereby the mutual arrangement is made between parties to carry out one of the following transactions:
- Buying or selling a certain amount of underlying assets at the agreed-upon price on a predetermined future date; or
- Paying the difference between the value of the underlying asset defined on the start date of the contract and the value of the underlying asset defined on the predetermined future date.
b) Option refers to the derivative security which establishes the buyer’s rights and the seller’s obligations to carry out one of the following transactions:
- Buying or selling a certain amount of underlying assets at the specified exercise price before or on a predetermined future date; or paying the difference between the value of the underlying asset defined on the start date of the contract and the value of the underlying asset defined before or on a predetermined future date; or
- Buying or selling a certain amount of futures contracts at a specific exercise price before or on a predetermined future date.
c) Forward contract refers to the derivative security whereby the transaction is negotiated or the arrangement is made to buy or sell a certain amount of underlying assets at a stated price on a predetermined future date.
d) Other derivative securities governed under the instructions of the Ministry of Finance.
2. Underlying asset refers to the security and other asset used as a basis for determining the value of derivative securities.
3. Derivative securities exchange market (hereinafter referred to as derivative securities market) refers to the venue or form of exchanging information to collect orders to buy, sell and exchange derivative securities, or to settle or clear derivative securities transactions.
4. Derivative investment refers to the purchase or sale of listed derivative securities or the contractual agreement to trade derivative securities contracts in the derivative securities market.
5. Trading of derivative securities refers to the conduct of one, several or all of the following operation(s):
a) Derivative securities brokerage.
b) Derivative securities proprietary trading.
c) Derivative securities consultancy.
6. Derivative securities trading organization refers to the organization carrying out one or several derivative securities trading operation(s).
7. Position of a derivative security within a specific time period refers to the trading status and volume of unexpired derivative securities that investors are holding till that period. When an investor buys or sells a derivative security, (s)he is said to be opening a long or short position.
8. Open position in a derivative security means that an investor is holding derivative securities which are still available to be traded, and have not been settled or cleared.
9. Net position in a derivative security within a specific time period is determined by the difference between open long and open short positions in that derivative security within that period.
10. Position limit for a derivative security refers to the maximum net position in that derivative security, or in that derivative security and others on the basis of the same underlying asset that an investor has the right to hold in a given period.
11. Limit to orders to trade a derivative security refers to the maximum amount of derivative securities to be traded by placing an order.
12. Limit on orders to accumulate a derivative security refers to the maximum amount of derivative securities defined in pending orders which may be placed from a securities trading account.
13. Derivative securities trading member (hereinafter referred to as trading member) refers to a member of the Stock Exchange licensed to practise derivative securities proprietary trading operations and render brokerage service.
14. Special trading member refers to a commercial bank and a member of the Stock Exchange licensed to make its investment in government bond derivative securities.
15. Market-making member refers to a trading member or a special trading member licensed to execute the market-making operations for one or several derivative(s).
16. Clearing member refers to a securities company, commercial bank or foreign bank branch licensed to make clearing and settlement for derivative securities transactions.
17. Joint clearing member refers to a clearing member licensed to implement the clearing and settlement for their derivative transactions, securities trades performed by their brokerage customers, and provide the derivative clearing and settlement service for non-clearing members and customers of such non-clearing members.
18. Direct clearing member refers to a clearing member only licensed to implement the clearing and settlement for their own derivative transactions and securities trades performed by their brokerage customers.
19. Non-clearing member refers to any trading member which is not entitled to be a clearing member.
20. Contract for clearing and settlement entrustment refers to the binding contract under which a clearing member entrusts a joint clearing member to perform fiduciary duties to implement the clearing and settlement for their own securities transactions or securities trades performed by their customers.
21. Clearing fund refers to the fund derived from clearing members' contributions to serve the purpose of paying reimbursement and completing derivative securities transactions on which names of clearing members are signed in the event that non-clearing members or investors are incapable of fulfilling their obligations to make payments.