Chương IV Nghị định 37/2019/NĐ-CP: Hội đồng thẩm định quy hoạch
Số hiệu: | 37/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 07/05/2019 | Ngày hiệu lực: | 07/05/2019 |
Ngày công báo: | 17/05/2019 | Số công báo: | Từ số 441 đến số 442 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 37/2019/NĐ-CP: Hướng dẫn Luật quy hoạch 2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.
Trong đó, quy định về điều kiện đối với các chuyên gia tại tổ chức tư vấn lập quy hoạch như sau:
- Có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch, có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành và đã chủ trì lập từ 01 quy hoạch hoặc trực tiếp tham gia lập từ 02 quy hoạch cùng cấp trở lên;
- Có ít nhất 05 chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành hợp phần quy hoạch và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng cấp.
Trường hợp quy hoạch quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia phải đảm bảo:
+ Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch cần lập;
+ Đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cấp vùng hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.
Nghị định 37/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 07/5/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Chịu trách nhiệm về hoạt động của Hội đồng thẩm định quy hoạch; tổ chức, điều hành các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Phân công nhiệm vụ cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch;
c) Phê duyệt báo cáo thẩm định quy hoạch.
2. Thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến góp ý bằng văn bản tại cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch về lĩnh vực chuyên môn và các vấn đề chung; gửi ý kiến góp ý bằng văn bản về dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp; phối hợp với cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định trong hồ sơ, tài liệu quy hoạch trước khi hồ sơ, tài liệu quy hoạch được đóng dấu xác nhận;
c) Được quyền bảo lưu ý kiến của mình;
d) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phân công.Bổ sung
1. Tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, tài liệu trình thẩm định do cơ quan lập quy hoạch gửi tới Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định quy hoạch hoặc thẩm định lại quy hoạch trong trường hợp quy hoạch chưa đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
3. Cung cấp hồ sơ, tài liệu cho thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch nghiên cứu tham gia ý kiến đối với quy hoạch.
4. Đề nghị Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch cho phép tổ chức họp, hội nghị, hội thảo đánh giá các chuyên đề liên quan đến quy hoạch trước khi họp Hội đồng thẩm định quy hoạch.
5. Tổng hợp các ý kiến nhận xét, đánh giá của ủy viên phản biện, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), ý kiến của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và các ý kiến khác, báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
6. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Hội đồng thẩm định tiến hành phiên họp thẩm định quy hoạch.
7. Lập Biên bản họp thẩm định quy hoạch.
8. Yêu cầu cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và các tài liệu liên quan theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch.
9. Chủ trì, phối hợp với cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch rà soát các nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, lập báo cáo thẩm định quy hoạch bao gồm cả nội dung thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch; lấy ý kiến bằng văn bản của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch đối với dự thảo báo cáo thẩm định quy hoạch; hoàn thiện báo cáo thẩm định quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt.
10. Chủ trì, phối hợp với thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch rà soát hồ sơ, tài liệu quy hoạch đã được bổ sung, hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định quy hoạch; đóng dấu; xác nhận vào hồ sơ, tài liệu quy hoạch.
11. Sử dụng kinh phí, bộ máy, phương tiện và con dấu của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 03 thành viên là ủy viên phản biện.
2. Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải có ít nhất 15 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch; ít nhất 08 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến quy hoạch.
3. Ủy viên phản biện có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng thẩm định quy hoạch;
b) Nghiên cứu hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, chuẩn bị ý kiến phản biện bằng văn bản gửi cho cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp;
c) Được nhận thù lao phản biện quy hoạch theo quy định;
d) Ủy viên phản biện không được tiếp xúc với tổ chức, cá nhân tư vấn lập quy hoạch cho đến khi công việc phản biện hoàn tất.
1. Tư vấn phản biện độc lập quy hoạch là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện:
a) Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng tiến sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch; có ít nhất 15 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng thạc sỹ chuyên ngành liên quan đến quy hoạch; có ít nhất 20 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn quy hoạch hoặc quản lý nhà nước về quy hoạch đối với người có bằng đại học chuyên ngành liên quan đến quy hoạch;
b) Không tham gia lập quy hoạch được phản biện.
2. Tổ chức tư vấn phản biện độc lập quy hoạch phải đáp ứng các điều kiện:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có ít nhất 05 chuyên gia đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định này;
c) Không tham gia lập quy hoạch được phản biện.
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch để lấy ý kiến.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định quy hoạch, các ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.
3. Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch lựa chọn tư vấn phản biện độc lập để phản biện một hoặc một số nội dung của quy hoạch. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu phản biện quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập phải gửi ý kiến bằng văn bản tới cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.
4. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức khác có liên quan về nội dung quy hoạch bằng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm chuyên đề và tổng hợp ý kiến báo cáo Hội đồng thẩm định quy hoạch.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đủ ý kiến tham gia của các thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch là ủy viên phản biện, văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và ý kiến của tư vấn phản biện độc lập (nếu có), cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định tổng hợp ý kiến gửi các thành viên của Hội đồng thẩm định quy hoạch và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch về việc tổ chức họp Hội đồng thẩm định quy hoạch
2. Phiên họp thẩm định quy hoạch được tiến hành khi có văn bản của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch, hai phần ba (2/3) số ủy viên phản biện, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp; có mặt đại diện cơ quan lập quy hoạch và đại diện tổ chức tư vấn lập quy hoạch.
3. Cơ chế ra quyết định của Hội đồng thẩm định quy hoạch:
a) Hội đồng thẩm định quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để nghiệm thu quy hoạch và thông qua biên bản họp thẩm định quy hoạch;
b) Quy hoạch đủ điều kiện trình quyết định hoặc phê duyệt khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch đã được cơ quan có trách nhiệm thẩm định thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược và có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch dự họp bỏ phiếu đồng ý nghiệm thu quy hoạch.Bổ sung
Article 33. Responsibilities and rights of the Planning Appraisal Council’s Chair and members
1. The Chair of the Planning Appraisal Council has the following responsibilities and rights:
a) Take responsibility for activities of the Planning Appraisal Council; organize and chair meetings of the Planning Appraisal Council;
b) Assign tasks to members of the Planning Appraisal Council;
c) Approve planning appraisal reports.
2. Members of the Planning Appraisal Council have the following responsibilities and rights:
a) Attend all meetings of the Planning Appraisal Council;
b) Consider applications for appraisal of planning, express their written opinions at meetings of the Planning Appraisal Council about specialized field and common issues; send their written opinions about drafts of planning appraisal reports to the standing body of the Planning Appraisal Council (hereinafter referred to as “the standing body”) for consolidation; cooperate with the standing body of the Planning Appraisal Council in reviewing responses to appraisal opinions in the planning documentation before the planning documentation bears seals.
c) Be entitled to have their opinions recorded;
d) Perform tasks assigned by the Chair of the Planning Appraisal Council.
Article 34. Responsibilities and rights of the standing body
1. Receive, consider and process applications for appraisal submitted by a planning authority to the Planning Appraisal Council.
2. Prepare and submit a planning appraisal plan to the Planning Appraisal Council for approval or re-appraise the planning in case it is ineligible to be submitted for decision or approval according to the conclusion given by the Planning Appraisal Council.
3. Provide documents to members of the Planning Appraisal Council in order for them to contribute their opinions about planning.
4. Request the Chair of the Planning Appraisal Council to allow for organization of a meeting, conference or workshop on assessment of themes related to the planning prior to the Planning Appraisal Council's meeting.
5. Consolidate remarks and assessments of reviewers, opinions of members of the Planning Appraisal Council, independent consultant/consultancy (if any) and authority appraising strategic environmental assessment reports and other opinions, and notify them to the Planning Appraisal Council.
6. Make necessary preparations so that the Planning Appraisal Council can organize a planning appraisal meeting.
7. Make minutes of the planning appraisal meeting.
8. Request the planning authority to adjust and complete planning report, strategic environmental assessment report and relevant documents according to the conclusion given by the Planning Appraisal Council.
9. Take charge and cooperate with the authority appraising strategic environmental assessment reports in reviewing responses to appraisal opinions, prepare a planning appraisal report, including appraisal of contents of the strategic environmental assessment report; seek written opinions of the Planning Appraisal Council’s members about the draft of the planning appraisal report; complete the planning appraisal report and submit it to the Chair of the Planning Appraisal Council for approval.
10. Take charge and cooperate with Planning Appraisal Council’s members in reviewing planning documents completed according to the Planning Appraisal Council’s conclusion; append a seal; sign the documents.
11. Use its funding, human resources, vehicles and seals.
Article 35. Reviewers of the Planning Appraisal Council
1. The Planning Appraisal Council should have at least 03 members acting as reviewers.
2. A reviewer must have at least 15 years’ experience and 08 years’ experience in planning consulting or state management of planning if he/she possesses a bachelor’s degree and at least a master’s degree in planning-related discipline respectively.
3. Reviewers have the following responsibilities and rights:
a) Attend all meetings of the Planning Appraisal Council;
b) Consider applications for appraisal of planning and send their written opinions to the standing body for consolidation;
c) Be entitled to remuneration according to regulations;
d) Do not contact planning consultants and consultancies until their review tasks are done.
Article 36. Independent consultants and consultancies
1. An independent consultant must satisfy the following conditions:
a) The consultant has at least 10 years’ experience, 15 years’ experience and 20 years’ experience in planning consulting or state management of planning if he/she possesses a doctoral degree, a master’s degree and a bachelor’s degree in planning-related discipline respectively;
b) He/she has not participated in formulating the planning he/she reviews.
2. An independent consultancy must satisfy the following conditions:
a) It has legal status;
b) It has at least 05 experts that comply with the regulation specified in Clause 2 Article 35 of this Decree;
c) He/she has not participated in formulating the planning he/she reviews.
Article 37. Seeking opinions during planning appraisal
1. Within 05 days from the receipt of the application for appraisal of planning specified in Clause 1 Article 31 of the Law on Planning, the standing body shall send enquiries to the Council’s members.
2. Within 30 days from the receipt of the application for appraisal of planning, the reviewers shall send their written opinions to the standing body for consolidation.
3. Where necessary, the Planning Appraisal Council shall select an independent consultant/consultancy to review one or some contents of the planning. Within 30 days from the receipt of the application for planning review, the independent consultant/consultancy shall send its/his/her written opinions to the standing body for consolidation.
4. The standing body shall seek opinions of experts, socio-professional organizations and other relevant organizations about planning contents or organize a thematic conference, workshop or seminar, consolidate and report opinions to the Planning Appraisal Council.
Article 38. Meetings of the Planning Appraisal Council
1. Within 10 days from the receipt of sufficient opinions contributed by reviewers of the Planning Appraisal Council, appraisal result notification of the authority appraising the strategic environmental assessment report and counsels of the independent consultant/consultancy (if any), the standing body shall consolidate and send such opinions to members of the Planning Appraisal Council and request the Chair of the Planning Appraisal Council to allow for organization of a meeting.
2. Regarding the planning required to undergo strategic environmental assessment, a planning appraisal meeting shall be conducted if it is requested in writing by the authority appraising the strategic environmental assessment report and attended by at least three quarters (3/4) of the Planning Appraisal Council’s members, including the Chair and two thirds (2/3) of reviewers and standing body’s representative, and by representatives of the planning authority and planning consultancy.
3. Planning Appraisal Council’s regulations on making decisions:
a) The council shall operate on a collective basis, discuss openly and make decisions according to majority rule to commission the planning and approve the minutes of the planning appraisal meeting;
b) The planning required to undergo strategic environmental assessment and allowed to be commissioned by at least three quarters (3/4) of the Planning Appraisal Council’s members attending the meeting is eligible to be submitted for decision or approval if the strategic environmental assessment report (and revisions thereto, if any) has been approved by a competent authority.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Các hình thức công bố quy hoạch
Điều 6. Đánh giá thực hiện quy hoạch
Điều 20. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 21. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia
Điều 27. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 28. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 37. Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
Điều 40. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 65. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo
Điều 7. Tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch và cơ quan lập hợp phần quy hoạch
Điều 17. Thời hạn lập quy hoạch
Điều 20. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 21. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 22. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia
Điều 25. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Điều 26. Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
Điều 27. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 28. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 30. Lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia
Điều 34. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 35. Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 37. Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
Điều 38. Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 40. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 41. Cập nhật, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 42. Chi phí xây dựng, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch