Chương I Nghị định 37/2019/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 37/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 07/05/2019 | Ngày hiệu lực: | 07/05/2019 |
Ngày công báo: | 17/05/2019 | Số công báo: | Từ số 441 đến số 442 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 37/2019/NĐ-CP: Hướng dẫn Luật quy hoạch 2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.
Trong đó, quy định về điều kiện đối với các chuyên gia tại tổ chức tư vấn lập quy hoạch như sau:
- Có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch, có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành và đã chủ trì lập từ 01 quy hoạch hoặc trực tiếp tham gia lập từ 02 quy hoạch cùng cấp trở lên;
- Có ít nhất 05 chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành hợp phần quy hoạch và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng cấp.
Trường hợp quy hoạch quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia phải đảm bảo:
+ Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch cần lập;
+ Đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cấp vùng hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.
Nghị định 37/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 07/5/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, đánh giá thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hợp phần quy hoạch là một nội dung của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng được lập để thực hiện việc tích hợp quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch là bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao trách nhiệm hoặc được phân công tổ chức lập hợp phần quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng.
3. Cơ quan lập hợp phần quy hoạch là cơ quan được giao trách nhiệm hoặc được phân công lập hợp phần quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng.
4. Không gian biển quốc gia là khoảng không gian bao gồm vùng đất ven biển, đảo, quần đảo, mặt nước, khối nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển thuộc phạm vi vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.Bổ sung
1. Tổ chức tư vấn lập quy hoạch phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này và ít nhất 05 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này. Tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh phải có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập, đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch cùng cấp quy hoạch cần lập hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cùng cấp quy hoạch cần lập.
Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến quy hoạch cần lập và đã chủ trì lập ít nhất 02 quy hoạch cấp vùng hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.
3. Chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch cần lập và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng cấp quy hoạch cần lập.
Trường hợp quy hoạch cấp quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch cần lập và đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cấp vùng hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.
1. Ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Quy hoạch, quy hoạch còn được công bố theo các hình thức quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Công bố quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng theo các hình thức:
a) Thông báo trên kênh, chương trình thời sự của đài phát thanh, truyền hình quốc gia đối với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng hoặc đài phát thanh, truyền hình tỉnh đối với quy hoạch tỉnh về tóm tắt nội dung quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch;
b) Đăng tải tóm tắt nội dung quy hoạch ít nhất một lần trên trang nhất một tờ báo in hoặc trang chủ của báo điện tử trong thời gian ít nhất 30 ngày.
3. Công bố quy hoạch thông qua trưng bày mô hình, hệ thống sơ đồ, bản đồ quy hoạch, hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch theo các hình thức:
a) Tổ chức triển lãm giới thiệu quy hoạch;
b) Trưng bày sơ đồ, bản đồ quy hoạch, văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch, mô hình và cơ sở dữ liệu về quy hoạch tại cơ quan tổ chức lập quy hoạch hoặc cơ quan lập quy hoạch.
4. Tổ chức hội nghị, hội thảo phổ biến nội dung quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch.
5. Phát hành ấn phẩm gồm sách, át-lát, video giới thiệu nội dung quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch, các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch.
1. Đánh giá thực hiện quy hoạch được thực hiện định kỳ hàng năm, năm năm hoặc đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 49, Điều 50 Luật Quy hoạch và Nghị định này.
2. Cơ quan đánh giá thực hiện quy hoạch có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá đến cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Luật Quy hoạch.
3. Báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch định kỳ là một nội dung của báo cáo về hoạt động quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Quy hoạch.
4. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch căn cứ báo cáo đánh giá thực hiện quy hoạch trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch xem xét, quyết định hoặc phê duyệt việc điều chỉnh quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.
1. Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện mục tiêu quy hoạch theo các tiêu chí:
a) Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế;
b) Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển xã hội;
c) Kết quả thực hiện các mục tiêu sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
d) Kết quả thực hiện các mục tiêu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Đánh giá tình hình thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch theo các tiêu chí:
a) Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án đầu tư công đã triển khai thực hiện;
b) Danh mục và kế hoạch, tiến độ đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công đã triển khai thực hiện;
c) Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch chưa triển khai thực hiện, lý do chưa triển khai;
d) Danh mục các dự án đã đi vào hoạt động và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án.
3. Đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên trong quá trình thực hiện quy hoạch theo các tiêu chí:
a) Tình hình sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất so với kỳ quy hoạch trước và so với mục tiêu quy hoạch; các giải pháp tiết kiệm đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất đã áp dụng trong quá trình thực hiện quy hoạch;
b) Tình hình sử dụng tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và các tài nguyên khác; hiệu quả sử dụng tài nguyên so với kỳ quy hoạch trước và so với mục tiêu quy hoạch; các giải pháp tiết kiệm tài nguyên và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đã áp dụng trong quá trình thực hiện quy hoạch;
c) Các giải pháp về kỹ thuật và quản lý đã thực hiện nhằm giảm thiểu tác động xấu đến môi trường do sử dụng đất và tài nguyên thiên nhiên khác trong quá trình thực hiện quy hoạch.
4. Đánh giá chính sách, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch theo các tiêu chí:
a) Chính sách và giải pháp về thu hút đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn lực tài chính, bảo đảm quốc phòng, an ninh đã được ban hành để thực hiện quy hoạch;
b) Hiệu lực và hiệu quả của các chính sách, giải pháp được ban hành để thực hiện quy hoạch;
c) Sự phù hợp của các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn có liên quan với quy hoạch được đánh giá thực hiện theo quy định của Luật Quy hoạch;
d) Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện và điều chỉnh quy hoạch trong quá trình thực hiện quy hoạch;
đ) Tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch và đề xuất phương hướng giải quyết.Bổ sung
This Decree elaborates some contents specified in Articles 15, 17, 19, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 30, 40, 41 and 49 of the Law on Planning.
This Decree applies to organizations and individuals involved in formulation, appraisal, decision or approval, announcement and assessment of implementation of national planning, regional planning and provincial planning and other relevant organizations and individuals.
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “planning component” means an aspect of the national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional planning and is formulated to serve the integration of planning.
2. “authority organizing formulation of planning components” is the Ministry, ministerial agency or People’s Committee of the province assigned to organize formulation of planning components to integrate them into the national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional planning.
3. “authority formulating planning components” is an authority assigned to formulate planning components to integrate them into the national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional planning.
4. “national marine space” means a space that is composed of coastal areas, islands, archipelagoes, water surface, water mass, seabed and subsoil within the inland area, territorial sea, contiguous zones, exclusive economic zones, continental shelf and airspace within the sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam.
Article 4. Requirements on qualifications of planning consultancies
1. A planning consultancy shall have at least 01 consultant satisfying the conditions specified in Clause 2 of this Article and at least 05 consultants satisfying the conditions specified in Clause 3 of this Article. The consultancy that gives advice on formulation of planning components or contents of the national sector planning or provincial planning shall have at least 01 consultant satisfying the conditions specified in Clause 3 of this Article.
2. The consultant who is the head of a planning project must obtain at least a bachelor’s degree in the discipline related to the planning to be formulated, has presided over formulation of at least 01 planning whose level is the same as that of the planning to be formulated or has directly participated in formulating at least 02 plannings whose level is the same as that of the planning to be formulated.
In case the national planning is formulated in Vietnam for the first time, the consultant who is the head of the planning project must obtain at least a bachelor’s degree in the discipline related to the planning to be formulated and has presided over formulation of at least 02 regional plannings or planning tailored for inter-provincial river basins.
3. The consultant who presided over formulation of planning components or contents of the national sector planning or provincial planning must obtain at least a bachelor’s degree in the discipline related to the planning components or contents to be formulated and has directly participated in formulating at least 02 plannings whose level is the same as that of the planning to be formulated.
In case the national planning is formulated in Vietnam for the first time, the consultant who presided over formulation of planning components or contents of the national planning or provincial planning must obtain at least a bachelor’s degree in the discipline related to the planning components or contents to be formulated and has directly participated in formulating at least 02 regional plannings or planning tailored for inter-provincial river basins.
Article 5. Methods for announcing planning
1. In addition to complying with Clause 1 Article 40 of the Law on Planning, planning is announced according to the methods specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article and regulations of law on protection of state secrets.
2. Announce planning via mass media by adopting the following methods:
a) Publish national planning and regional planning on the channels and news of national television and radio station or provincial planning on those of the provincial television and radio stations regarding summary of the written decision or approval for planning and list of prioritized projects during the planning period;
b) Publish summary of the planning at least one time on the front page of a printed newspaper or home page of an online newspaper for at least 30 days.
3. Announce planning by presenting planning models, diagrams, maps and database according to the following methods:
a) Organize exhibitions to introduce planning;
b) Present planning diagrams and maps, planning decision or written approval, and planning models and database at the authority organizing formulation of the planning or planning authority.
4. Organize conferences and seminars to disseminate planning contents and planning implementation plans.
5. Release publications including books, atlases and videos that introduce planning contents, planning implementation plans and list of prioritized projects during the planning period.
Article 6. Assessment of planning implementation
1. Assessment of planning implementation shall be made annually, every five years or upon request according to Clause 2 Article 49, and Article 50 of the Law on Planning and this Decree.
2. The authority assessing planning implementation shall submit assessment reports to the competent authority as prescribed in Clause 3 Article 49 of the Law on Planning.
3. The report on periodic assessment of planning is one of the contents of the planning report set forth in Clause 1 Article 48 of the Law on Planning.
4. The authority organizing formulation of planning shall, according to the assessment report, request the authority that decides or approves planning to promptly consider, decide or approve adjustments to planning in response to current situation and condition.
Article 7. Criteria for assessment of planning implementation
1. Carry out overall assessment of fulfillment of planning objectives according to the following criteria:
a) Fulfillment of economic development objectives;
b) Fulfillment of social development objectives;
c) Fulfillment of objectives for sustainable use of resources, environmental protection, natural disaster management and resilience to climate change;
d) Fulfillment of objectives for national defense and security assurance;
2. Carry out assessment of execution of prioritized projects during the planning period according to the following criteria:
a) List of, plans for and progress in investment in public investment projects that have been executed;
b) List of, plans for and progress in investment in executed projects funded by sources other than public investments;
c) List of prioritized projects during the planning period, which have not yet been executed, reasons for failure to execute;
d) List of projects that have been put into operation and economic, social and environmental effectiveness they achieve.
3. Carry out assessment of use of resources during implementation of planning according to the following criteria:
a) Land use; land use efficiency compared to that during the previous planning period and that in the planning objective; solutions for economizing on land and increasing land use efficiency that have been adopted during implementation of planning;
b) Use of water resources, mineral resources, forest resources, marine resources and other resources; resource use efficiency compared to that during the previous planning period and that in the planning objective; solutions for economizing on resources and increasing resource use efficiency that have been adopted during implementation of planning;
c) Technical and managerial solutions that have been adopted to reduce adverse effects on environment that are produced from use of land and other natural resources during implementation of planning.
4. Carry out assessment of policies and solutions for organizing the implementation of planning according to the following criteria:
a) Policies and solutions for investment attraction, human resource development, science and technology development, social security assurance, environmental protection, financial resource distribution and defense and security assurance that have been introduced to implement planning;
b) Effect and effectiveness of policies and solutions that have been introduced to implement planning;
c) Conformity of detailed planning, urban planning and rural planning pertaining to the planning whose implementation is assessed according to the Law on Planning;
d) Settlement of complaints and denunciations and actions against violations related to the process of formulating, appraising, approving, implementing and adjusting planning during its implementation;
dd) Difficulties that arise during the process of organizing implementation of planning and proposed remedial measures.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Các hình thức công bố quy hoạch
Điều 6. Đánh giá thực hiện quy hoạch
Điều 20. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 21. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia
Điều 27. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 28. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 37. Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
Điều 40. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 65. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo
Điều 7. Tiêu chí đánh giá thực hiện quy hoạch
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập quy hoạch
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh
Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch và cơ quan lập hợp phần quy hoạch
Điều 17. Thời hạn lập quy hoạch
Điều 20. Nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia
Điều 21. Nội dung quy hoạch không gian biển quốc gia
Điều 22. Nội dung quy hoạch sử dụng đất quốc gia
Điều 23. Nội dung quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia
Điều 24. Nội dung quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia
Điều 25. Nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Điều 26. Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia
Điều 27. Nội dung quy hoạch vùng
Điều 28. Nội dung quy hoạch tỉnh
Điều 30. Lấy ý kiến về quy hoạch ngành quốc gia
Điều 34. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 35. Ủy viên phản biện trong Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 37. Lấy ý kiến trong quá trình thẩm định quy hoạch
Điều 38. Họp Hội đồng thẩm định quy hoạch
Điều 40. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 41. Cập nhật, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch
Điều 42. Chi phí xây dựng, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch