Chương II Nghị định 37/2019/NĐ-CP: Lập quy hoạch
Số hiệu: | 37/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 07/05/2019 | Ngày hiệu lực: | 07/05/2019 |
Ngày công báo: | 17/05/2019 | Số công báo: | Từ số 441 đến số 442 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 37/2019/NĐ-CP: Hướng dẫn Luật quy hoạch 2017
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.
Trong đó, quy định về điều kiện đối với các chuyên gia tại tổ chức tư vấn lập quy hoạch như sau:
- Có ít nhất 01 chuyên gia tư vấn là chủ nhiệm dự án quy hoạch, có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành và đã chủ trì lập từ 01 quy hoạch hoặc trực tiếp tham gia lập từ 02 quy hoạch cùng cấp trở lên;
- Có ít nhất 05 chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành hợp phần quy hoạch và đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 01 quy hoạch cùng cấp.
Trường hợp quy hoạch quốc gia lần đầu tiên được lập tại Việt Nam, chuyên gia tư vấn chủ trì lập hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia phải đảm bảo:
+ Có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành liên quan đến hợp phần quy hoạch hoặc nội dung quy hoạch cần lập;
+ Đã chủ trì lập ít nhất 01 quy hoạch hoặc đã trực tiếp tham gia lập ít nhất 02 quy hoạch cấp vùng hoặc quy hoạch được lập cho phạm vi lưu vực sông liên tỉnh.
Nghị định 37/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 07/5/2019.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch;
b) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng; xem xét, quyết định xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch giữa cơ quan lập quy hoạch và các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
d) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch ngành quốc gia;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tổ chức xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
c) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về mặt năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này;
đ) Phân công cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy hoạch ngành quốc gia theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;
e) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch ngành quốc gia;
g) Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch ngành quốc gia;
h) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia;
i) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch ngành quốc gia.
3. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tỉnh có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập quy hoạch tỉnh;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh;
c) Phân công cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng các nội dung quy hoạch tỉnh theo nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt;
d) Xem xét, quyết định lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng vào quy hoạch tỉnh;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh;
e) Đôn đốc, theo dõi và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lập quy hoạch tỉnh.
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác định các hợp phần quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cần lập; xác định phạm vi nghiên cứu và nội dung cụ thể từng hợp phần quy hoạch phù hợp với nội dung quy hoạch cần lập; đề xuất phân công cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch và chi phí lập các hợp phần quy hoạch theo quy định của pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định và trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc lập quy hoạch và các hợp phần quy hoạch; định hướng nghiên cứu và giới hạn nội dung, phạm vi nghiên cứu đối với hợp phần quy hoạch để cơ quan lập hợp phần quy hoạch thực hiện.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch thực hiện việc tích hợp hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Rà soát nội dung các hợp phần quy hoạch; xác định nguyên tắc và cách thức tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập; xác định các nội dung quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn, các đề xuất không hợp lý và thiếu khả thi trong thời kỳ quy hoạch; việc kết hợp và lồng ghép nội dung các hợp phần quy hoạch;
b) Xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; xác định các khu vực ưu tiên, khuyến khích và hạn chế phát triển về kinh tế, xã hội, hạ tầng, đô thị hóa; xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch, luận chứng xây dựng danh mục các dự án quan trọng và thứ tự ưu tiên thực hiện;
c) Xây dựng và lựa chọn phương án tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập; yêu cầu cơ quan lập hợp phần quy hoạch điều chỉnh, bổ sung nội dung hợp phần quy hoạch nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch cần lập;
d) Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc tích hợp quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất lựa chọn phương án tích hợp quy hoạch báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết định; thực hiện điều chỉnh phương án tích hợp quy hoạch và hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến kết luận của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
7. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch.
8. Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định đối với quy hoạch tổng thể quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với quy hoạch vùng.Bổ sung
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác định phạm vi nghiên cứu và yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; đề xuất phân công trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan đối với nội dung quy hoạch; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch theo quy định pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định và trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng quy hoạch. Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất phương án, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết định; hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến kết luận của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
6. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch.
7. Trình thẩm định quy hoạch; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trình Quốc hội quyết định.Bổ sung
1. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Xác định các yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch; xác định phạm vi nghiên cứu và yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch; đề xuất phân công cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng các nội dung của quy hoạch cần lập; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; dự toán chi phí lập quy hoạch theo quy định của pháp luật; xây dựng báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch sau khi báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
c) Cơ quan lập quy hoạch được thuê tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện kế hoạch lập quy hoạch theo nhiệm vụ lập quy hoạch đã được phê duyệt.
3. Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia trong trường hợp không có tổ chức tư vấn đáp ứng điều kiện về năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, khai thác hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch phục vụ việc lập quy hoạch.
5. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc lập quy hoạch; định hướng nghiên cứu và giới hạn nội dung, phạm vi nghiên cứu đối với nội dung quy hoạch phân công cho cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện.
6. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện việc tích hợp các nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất vào quy hoạch cần lập, bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Rà soát nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất; xác định nguyên tắc và cách thức tích hợp các nội dung quy hoạch vào quy hoạch cần lập; xác định các nội dung quy hoạch chồng chéo, mâu thuẫn, các đề xuất không hợp lý và thiếu khả thi trong thời kỳ quy hoạch; việc kết hợp và lồng ghép nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất;
b) Xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên vùng; xác định các khu vực ưu tiên, khuyến khích và hạn chế phát triển về kinh tế, xã hội, hạ tầng, đô thị hóa; xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch, luận chứng xây dựng danh mục các dự án quan trọng và thứ tự ưu tiên thực hiện;
c) Xây dựng và lựa chọn phương án tích hợp nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức liên quan đề xuất vào quy hoạch cần lập; yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch cần lập;
d) Trường hợp còn có ý kiến khác nhau về việc tích hợp nội dung quy hoạch vào quy hoạch cần lập, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, đề xuất lựa chọn phương án, báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét quyết định; thực hiện điều chỉnh phương án tích hợp nội dung quy hoạch vào quy hoạch cần lập và hoàn thiện quy hoạch theo ý kiến kết luận của cơ quan tổ chức lập quy hoạch.
7. Chịu trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch đối với quy hoạch tỉnh.
8. Trình thẩm định quy hoạch sau khi báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch; báo cáo cơ quan tổ chức lập quy hoạch xem xét trình phê duyệt quy hoạch.Bổ sung
1. Cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm:
a) Quyết định cơ quan lập hợp phần quy hoạch;
b) Lựa chọn tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch; tổ chức thẩm định hợp phần quy hoạch trước khi gửi cơ quan lập quy hoạch;
c) Phối hợp với cơ quan lập quy hoạch thực hiện việc tích hợp hợp phần quy hoạch vào quy hoạch.
2. Cơ quan lập hợp phần quy hoạch có trách nhiệm:
a) Lập hợp phần quy hoạch theo chỉ đạo của cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch và yêu cầu của cơ quan lập quy hoạch;
b) Điều chỉnh, bổ sung nội dung hợp phần quy hoạch được phân công lập khi có yêu cầu của cơ quan lập quy hoạch.
1. Phối hợp với cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện, nguồn lực, bối cảnh phát triển, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đề xuất các quan điểm chỉ đạo và mục tiêu, các định hướng ưu tiên phát triển làm cơ sở lập quy hoạch.
2. Đề xuất nội dung đưa vào quy hoạch thuộc lĩnh vực phụ trách và gửi cơ quan lập quy hoạch.
3. Trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng nội dung quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh lựa chọn tư vấn đáp ứng điều kiện về mặt năng lực chuyên môn quy định tại Điều 4 Nghị định này để xây dựng nội dung quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh được phân công theo nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
4. Phối hợp với cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và hiệu quả của quy hoạch.
5. Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện nội dung quy hoạch được phân công xây dựng khi có yêu cầu của cơ quan lập quy hoạch.
6. Chịu trách nhiệm trước cơ quan tổ chức lập quy hoạch về chất lượng và thời gian thực hiện nội dung quy hoạch được phân công xây dựng và được tích hợp vào quy hoạch cần lập.
1. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan lập quy hoạch về số lượng, thời gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với các cơ quan lập hợp phần quy hoạch và tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch trong quá trình lập và tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập;
c) Nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc, cách thức tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập.
2. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch sử dụng đất quốc gia:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan lập quy hoạch về số lượng, thời gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch.
3. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan lập quy hoạch về số lượng, thời gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong quá trình lập quy hoạch;
c) Nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc, cách thức tích hợp các nội dung quy hoạch vào quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh.
4. Trách nhiệm của tổ chức tư vấn lập hợp phần quy hoạch:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch về số lượng, thời gian thực hiện và chất lượng của sản phẩm quy hoạch;
b) Phối hợp với cơ quan lập hợp phần quy hoạch thực hiện lập hợp phần quy hoạch;
c) Phối hợp với tổ chức tư vấn lập quy hoạch nghiên cứu, đề xuất nguyên tắc, cách thức tích hợp các hợp phần quy hoạch vào quy hoạch cần lập.
1. Các văn bản quy phạm pháp luật và các căn cứ có liên quan.
2. Báo cáo rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch thời kỳ trước.
1. Yêu cầu đối với các nội dung lập quy hoạch sau đây:
a) Tên quy hoạch; phạm vi ranh giới, thời kỳ quy hoạch;
b) Quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
c) Dự báo triển vọng và nhu cầu phát triển trong thời kỳ quy hoạch;
d) Nội dung chính của quy hoạch;
đ) Nội dung chính của các hợp phần quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng;
e) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với quy hoạch phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Thành phần, số lượng, tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch.
2. Yêu cầu về tính khoa học, tính thực tiễn, độ tin cậy của phương pháp tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch.
3. Yêu cầu về kế hoạch, tiến độ lập quy hoạch.
1. Thời hạn lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng không quá 30 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt, trong đó thời hạn lập hợp phần quy hoạch không quá 18 tháng đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng.
2. Thời hạn lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh không quá 24 tháng tính từ ngày nhiệm vụ lập quy hoạch được phê duyệt.
1. Thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ được phân công tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định và phân công cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia.
2. Thành phần của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Thành phần Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch vùng gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ; thành viên Hội đồng bao gồm đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và chuyên gia về quy hoạch;
b) Thành phần Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bộ quản lý ngành; thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và chuyên gia về quy hoạch;
c) Thành phần Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; thành viên Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và chuyên gia về quy hoạch.
3. Hoạt động của Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
b) Phiên họp thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch được tiến hành khi có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định dự họp, trong đó có Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định và có mặt đại diện cơ quan lập quy hoạch;
c) Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận công khai, biểu quyết theo đa số để thông qua nhiệm vụ lập quy hoạch;
d) Nhiệm vụ lập quy hoạch đủ điều kiện trình phê duyệt khi có ít nhất ba phần tư (3/4) số thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đồng ý thông qua hoặc thông qua có chỉnh sửa;
đ) Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận, nghiên cứu và xử lý hồ sơ, cung cấp hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch cho các thành viên của Hội đồng thẩm định nghiên cứu tham gia ý kiến, tổ chức họp Hội đồng thẩm định, lập biên bản cuộc họp Hội đồng thẩm định; yêu cầu cơ quan lập quy hoạch chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng lại nhiệm vụ lập quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định; tổ chức thẩm định lại nhiệm vụ lập quy hoạch trong trường hợp nhiệm vụ lập quy hoạch không được thông qua; dự thảo Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định phê duyệt.
4. Hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình về thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch;
d) Tài liệu khác (nếu có).
5. Nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý;
b) Sự phù hợp, tính khoa học, độ tin cậy của nội dung và phương pháp lập quy hoạch;
c) Sự tương thích giữa các hợp phần quy hoạch với nội dung quy hoạch cần lập đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng;
d) Sự phù hợp giữa nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch với dự toán chi phí và nguồn vốn để lập quy hoạch;
đ) Tính khả thi của kế hoạch lập quy hoạch.
6. Thời gian thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch không quá 45 ngày tính từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhận đủ hồ sơ trình thẩm định.
7. Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch:
a) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch phải thể hiện rõ ý kiến của Hội đồng thẩm định về nội dung thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch quy định tại khoản 5 Điều này và kết luận về việc nhiệm vụ lập quy hoạch đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện trình phê duyệt;
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định, cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định gửi Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tới cơ quan lập quy hoạch;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm nghiên cứu, giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch.
1. Hồ sơ trình phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm các tài liệu sau đây:
a) Tờ trình về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch;
b) Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với nhiệm vụ lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
c) Báo cáo thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch;
d) Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch;
đ) Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ lập quy hoạch đã chỉnh lý, hoàn thiện;
e) Tài liệu khác (nếu có).
2. Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch;
b) Yêu cầu về quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lập quy hoạch;
c) Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch;
d) Thời hạn lập quy hoạch;
đ) Quy định về thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch;
e) Chi phí lập quy hoạch;
g) Xác định các hợp phần quy hoạch và chi phí lập từng hợp phần quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia và quy hoạch vùng, hoặc nội dung quy hoạch do cơ quan, tổ chức tham gia xây dựng đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh;
h) Giao nhiệm vụ cho cơ quan lập quy hoạch và cơ quan tổ chức lập hợp phần quy hoạch đối với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch vùng, cơ quan lập quy hoạch đối với quy hoạch sử dụng đất quốc gia hoặc cơ quan tổ chức lập quy hoạch đối với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch tỉnh.
Quy hoạch tổng thể quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy định tại điểm a khoản 2 Điều 22 Luật Quy hoạch.
2. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển:
a) Quan điểm về phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
b) Quan điểm về tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường;
c) Xây dựng mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm.
3. Dự báo xu thế phát triển và xây dựng kịch bản phát triển:
a) Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, biến đổi khí hậu có tác động đến sự phát triển của quốc gia;
b) Dự báo các tình huống có thể xảy ra do tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới sự phát triển của quốc gia;
c) Phân tích lợi thế so sánh và cơ hội phát triển, khó khăn và thách thức đối với sự phát triển của quốc gia;
d) Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;
đ) Xây dựng và lựa chọn kịch bản phát triển quốc gia trong thời kỳ quy hoạch.
4. Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội:
a) Xác định vùng trọng điểm đầu tư, vùng khuyến khích phát triển và vùng hạn chế phát triển; các khu vực lãnh thổ cần bảo tồn, cấm khai thác, sử dụng;
b) Định hướng phân bố không gian phát triển các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực ưu tiên phát triển trong thời kỳ quy hoạch.
5. Định hướng phát triển không gian biển:
a) Xác định không gian biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam có thể đưa vào khai thác, sử dụng trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định vùng cấm khai thác, vùng khai thác, sử dụng có điều kiện trong phạm vi không gian biển trong thời kỳ quy hoạch;
c) Định hướng sử dụng không gian biển cho các ngành, lĩnh vực có nhu cầu sử dụng không gian biển.
6. Định hướng sử dụng đất quốc gia:
a) Xây dựng nguyên tắc định hướng sử dụng đất;
b) Định hướng sử dụng đất đến từng vùng theo các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu kinh tế, đất đô thị, đất phát triển cơ sở hạ tầng.
7. Định hướng khai thác và sử dụng vùng trời:
a) Xác định các vùng thông báo bay;
b) Xác định vùng trời khai thác có điều kiện;
c) Xác định vùng trời cấm khai thác và vùng trời cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh.
8. Định hướng phân vùng và liên kết vùng:
a) Xác định các điều kiện, tiêu chí phân vùng và xây dựng phương án phân vùng;
b) Xác định lợi thế so sánh của từng vùng và định hướng phát triển vùng;
c) Đề xuất phương án liên kết về kết cấu hạ tầng và các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
9. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia:
a) Xác định quan điểm, nguyên tắc phát triển đô thị và nông thôn trong thời kỳ quy hoạch;
b) Định hướng phát triển tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn;
c) Định hướng phân bố các vùng đô thị lớn và mối liên kết giữa các vùng đô thị lớn trong toàn quốc;
d) Định hướng phân bố dân cư các vùng lãnh thổ.
10. Định hướng phát triển ngành hạ tầng xã hội cấp quốc gia:
Xác định phương hướng phát triển, phân bố không gian, nguồn lực trong thời kỳ quy hoạch đối với mạng lưới cơ sở báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử; mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao; mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập; mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm; hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội và hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng; mạng lưới cơ sở y tế; hệ thống du lịch; hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh; hệ thống kho dự trữ quốc gia.
11. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia:
Xác định phương hướng phát triển, phân bố không gian, nguồn lực trong thời kỳ quy hoạch đối với mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; kết cấu hạ tầng năng lượng, điện lực, dự trữ, cung ứng xăng dầu khí đốt; hạ tầng thông tin và truyền thông; hệ thống công trình phòng, chống thiên tai và hệ thống thủy lợi; hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; mạng lưới trạm khí tượng thủy văn và quan trắc môi trường; hệ thống hạ tầng phòng cháy và chữa cháy; hệ thống công trình quốc phòng, khu quân sự, kho đạn dược, công nghiệp quốc phòng.
12. Định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia:
a) Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ; khai thác, sử dụng tài nguyên nước; bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; quản lý, bảo vệ và phát triển rừng;
b) Định hướng điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản công nghiệp, quặng phóng xạ và khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
13. Định hướng bảo vệ môi trường:
a) Phân vùng môi trường trên địa bàn cả nước;
b) Xác định mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; định hướng các khu vực thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Định hướng quản lý chất thải cấp quốc gia;
d) Phân bố và tổ chức không gian phát triển các trạm quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia.
14. Định hướng phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu:
a) Xác định các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng;
b) Phân vùng rủi ro thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất đá, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn.
15. Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia thời kỳ quy hoạch; đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
16. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
17. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tổng thể quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch tổng thể quốc gia quy định tại mục I Phụ lục I của Nghị định này.
Quy hoạch không gian biển quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 23 Luật Quy hoạch.
2. Dự báo bối cảnh và các kịch bản phát triển; đánh giá các cơ hội và thách thức cho hoạt động sử dụng không gian biển:
a) Dự báo xu thế phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, quan hệ quốc tế trên thế giới và khu vực tác động tới các hoạt động sử dụng không gian biển;
b) Dự báo các kịch bản phát triển liên quan đến khai thác, sử dụng không gian biển;
c) Phân tích, đánh giá lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với quốc gia trong việc khai thác, sử dụng không gian biển.
3. Xác định quan điểm và mục tiêu phát triển:
a) Xây dựng quan điểm sử dụng không gian biển, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên biển, bảo vệ môi trường vùng bờ;
b) Xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể về sử dụng không gian biển và khai thác, sử dụng tài nguyên trong phạm vi không gian biển trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định những vấn đề trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá trong việc khai thác, sử dụng không gian biển cho các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường trong thời kỳ quy hoạch.
4. Định hướng bố trí sử dụng không gian các hoạt động trong vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam:
a) Xác định các xung đột giữa các ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc sử dụng không gian biển;
b) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội trong phạm vi không gian biển;
c) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển hệ thống đô thị và nông thôn trên vùng đất ven biển và trên các đảo;
d) Sắp xếp và tổ chức không gian bảo tồn di sản văn hóa và phát triển các khu du lịch, thể thao trong phạm vi không gian biển;
đ) Sắp xếp và tổ chức không gian nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản trong phạm vi không gian biển;
e) Định hướng tổ chức không gian khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên khoáng sản trong phạm vi không gian biển;
g) Định hướng bảo vệ môi trường, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển, bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi không gian biển.
5. Phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, các đảo, quần đảo, vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam:
a) Xác định các khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái, đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình trên biển;
b) Xác định các vùng dễ bị tổn thương thuộc phạm vi không gian biển và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ;
c) Phân vùng sử dụng không gian biển và phân loại các vùng khai thác, sử dụng tài nguyên thuộc phạm vi không gian biển;
d) Phân vùng sử dụng vùng đất ven biển, các đảo và quần đảo.
6. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý không gian biển;
b) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
c) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
7. Danh mục dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong phạm vi không gian biển thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia trong phạm vi không gian biển; đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
8. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch không gian biển quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch không gian biển quốc gia quy định tại mục II Phụ lục I của Nghị định này.
Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích đánh giá về các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực, bối cảnh trực tiếp tác động và thực trạng sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực:
a) Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường;
b) Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội; thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực; tình hình dân số, lao động, việc làm và thu nhập, tập quán có liên quan đến sử dụng đất; thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn;
c) Phân tích, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến việc sử dụng đất;
d) Phân tích đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai liên quan đến việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, gồm hiện trạng sử dụng đất theo từng loại đất, biến động sử dụng đất theo từng loại đất trong kỳ quy hoạch trước, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong việc sử dụng đất;
đ) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước trên cơ sở các chỉ tiêu quy hoạch;
e) Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực phi nông nghiệp và tiềm năng của nhóm đất chưa sử dụng.
2. Dự báo xu thế biến động của việc sử dụng đất:
a) Biến động sử dụng đất nông nghiệp;
b) Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp;
c) Biến động đất chưa sử dụng.
3. Xác định các quan điểm và mục tiêu sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch:
a) Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia;
b) Mục tiêu sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Định hướng sử dụng đất trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm.
5. Xây dựng phương án sử dụng đất đáp ứng mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Xác định và khoanh định cụ thể diện tích các chỉ tiêu sử dụng đất cấp quốc gia, bao gồm:
a) Đất trồng lúa (trong đó có đất chuyên trồng lúa nước cần bảo vệ nghiêm ngặt); đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất (trong đó có đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên);
b) Đất khu công nghiệp; đất khu kinh tế; đất khu công nghệ cao; đất đô thị; đất quốc phòng; đất an ninh; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia gồm đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở y tế, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông; đất xây dựng kho dự trữ quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất bãi thải, xử lý chất thải;
c) Đất chưa sử dụng, gồm đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch và đất chưa sử dụng còn lại.
7. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia và các vùng.
8. Đánh giá tác động của phương án phân bổ và tổ chức không gian sử dụng đất đến kinh tế, xã hội, môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
9. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
b) Xác định các nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất;
c) Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất
10. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch sử dụng đất quốc gia quy định tại mục III Phụ lục I của Nghị định này.
Quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch.
2. Đánh giá về liên kết liên ngành, liên vùng; xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành; những cơ hội và thách thức phát triển của ngành kết cấu hạ tầng:
a) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ của ngành kết cấu hạ tầng trong phạm vi cả nước; sự liên kết, đồng bộ giữa kết cấu hạ tầng trong nước với khu vực và quốc tế;
b) Đánh giá sự liên kết giữa kết cấu hạ tầng của ngành với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực khác có liên quan trong phạm vi vùng lãnh thổ;
c) Xác định yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành kết cấu hạ tầng về quy mô, công nghệ và địa bàn phân bố;
d) Phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức phát triển của ngành trong thời kỳ quy hoạch.
3. Phương án phát triển ngành kết cấu hạ tầng trên phạm vi cả nước và các vùng lãnh thổ:
a) Định hướng phân bố không gian phát triển ngành trên phạm vi cả nước và trong từng vùng lãnh thổ;
b) Xác định loại hình, vai trò, vị trí, quy mô, định hướng khai thác, sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, công nghệ gắn với phân cấp, phân loại theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các công trình quan trọng của ngành.
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư của ngành và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của ngành kết cấu hạ tầng trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan trọng của ngành; đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách theo nhóm ngành;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
đ) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
6. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia quy định tại mục IV Phụ lục I của Nghị định này.
7. Nội dung chi tiết từng quy hoạch ngành kết cấu hạ tầng quốc gia quy định tại Phụ lục II của Nghị định này.
Quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quy định tại các điểm a và c khoản 4 Điều 25 Luật Quy hoạch.
2. Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.
3. Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới việc bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên quốc gia trong thời kỳ quy hoạch:
a) Dự báo tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, tuyển chọn và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên và khôi phục môi trường sau khi khai thác tài nguyên;
b) Tác động của phát triển kinh tế - xã hội tới nhận thức của cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên.
4. Quan điểm, mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu:
a) Xây dựng quan điểm về kết hợp thăm dò, khai thác tài nguyên với phát triển công nghiệp chế biến, sử dụng tài nguyên tiết kiệm hiệu quả và bền vững;
b) Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về thăm dò, khai thác và sử dụng đối với từng loại, nhóm tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm.
5. Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên:
a) Khoanh vùng các khu vực cấm khai thác tài nguyên trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các khu vực hạn chế khai thác tài nguyên; đề xuất các điều kiện cho phép khai thác và giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên;
c) Khoanh vùng các khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên; xác định quy mô, công suất khai thác, chế biến; yêu cầu về công nghệ khai thác, chế biến tài nguyên; đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tác động xấu của việc khai thác, sử dụng tài nguyên đến môi trường.
6. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu khi thực hiện quy hoạch:
a) Xác định trách nhiệm bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên;
b) Dự báo và đề xuất biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái môi trường do khai thác, sử dụng tài nguyên trong điều kiện biến đổi khí hậu;
c) Đề xuất các biện pháp phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác, sử dụng tài nguyên.
7. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
b) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
8. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia quy định tại mục V Phụ lục I của Nghị định này.
9. Nội dung chi tiết từng quy hoạch ngành sử dụng tài nguyên quốc gia quy định tại Phụ lục III của Nghị định này.
Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường:
a) Điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội đầu kỳ quy hoạch;
b) Hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến chất lượng môi trường trong kỳ quy hoạch trước, gồm chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khu vực có các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời, khu vực khai thác khoáng sản độc hại hoặc có sử dụng hóa chất độc hại đã kết thúc khai thác, vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất trên địa bàn quy hoạch; chất lượng môi trường nước tại các vùng biển, vùng biển ven bờ, dòng sông, đoạn sông, hồ, ao, kênh, mương, đặc biệt tại các khu vực tập trung nhiều nguồn nước thải, khu vực có nguồn nước thải lớn, khu vực nhạy cảm về môi trường; chất lượng không khí tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, khu vực có nhiều nguồn khí thải công nghiệp hoặc có nguồn khí thải công nghiệp lớn;
c) Đánh giá tổng quan hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước gồm cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật và các nguồn gen;
d) Đánh giá tình hình phát sinh các loại chất thải trong kỳ quy hoạch trước và dự báo về quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh trong kỳ quy hoạch gồm nước thải công nghiệp, sinh hoạt và các loại nước thải khác; khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, khí thải khác; chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp; rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn, làng nghề; chất thải nguy hại; các loại chất thải đặc thù khác;
đ) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch trước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong kỳ quy hoạch;
e) Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ môi trường gồm công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các bộ, ngành và địa phương; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cộng đồng và sự tham gia của các tổ chức xã hội, người dân; tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường; tình hình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép về môi trường, thanh tra, kiểm tra về môi trường; tình hình phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch trước; các vấn đề môi trường chính và thách thức đối với môi trường trong kỳ quy hoạch.
2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường:
a) Xây dựng quan điểm về bảo vệ môi trường trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường gồm giảm thiểu tác động đến môi trường từ phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải; quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;
d) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện định hướng, giải pháp xử lý các loại chất thải phát sinh, bao gồm chất thải rắn thông thường, chất thải xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, y tế, chất thải nhiễm phóng xạ và chất thải khác.
3. Định hướng phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải; quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch:
a) Định hướng về phân vùng môi trường trên phạm vi cả nước theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác;
b) Chỉ tiêu và định hướng xác lập các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
c) Định hướng về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh;
d) Định hướng về điểm, thông số, tần suất quan trắc của mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh.
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo vệ môi trường và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
6. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia quy định tại mục VI Phụ lục I của Nghị định này.
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Đánh giá hiện trạng, diễn biến, tình hình quản lý bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước;
b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học nói chung và các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; tình hình thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ trước;
c) Đánh giá tình hình quản lý đa dạng sinh học nói chung và tình hình quản lý các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
d) Phân tích, đánh giá, dự báo các áp lực và xu hướng tác động từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu lên đa dạng sinh học;
đ) Phân tích, đánh giá nhu cầu bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học:
a) Xây dựng quan điểm bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về bảo tồn đa dạng sinh học nói chung, bảo tồn các khu vực có đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;
c) Xác định nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong thời kỳ quy hoạch.
3. Xác định tên gọi, vị trí địa lý, quy mô diện tích, loại hình, mục tiêu, chế độ và phân cấp quản lý đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan trọng trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
5. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng;
b) Giải pháp về cơ chế, chính sách;
c) Giải pháp về khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về tài chính, đầu tư;
đ) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực;
e) Giải pháp về hợp tác quốc tế;
g) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
6. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia quy định tại mục VII Phụ lục I của Nghị định này.
Quy hoạch vùng bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích, đánh giá thực trạng các yếu tố, điều kiện tự nhiên, nguồn lực đặc thù của vùng:
a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng;
b) Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; tài nguyên thiên nhiên, môi trường; hệ thống đô thị, nông thôn; kết cấu hạ tầng; liên kết nội vùng, liên kết vùng với khu vực và quốc tế; các nguồn lực của vùng đã và đang được khai thác, các tiềm năng chưa được khai thác; các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn vùng;
c) Vị thế, vai trò của vùng đối với quốc gia;
đ) Các vấn đề trọng tâm cần giải quyết trong quy hoạch vùng.
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển vùng:
a) Quan điểm về phát triển vùng, tổ chức không gian phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng trong thời kỳ quy hoạch;
b) Mục tiêu tổng quát phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm;
c) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức không gian phát triển vùng trong thời kỳ quy hoạch.
3. Phương hướng phát triển ngành có lợi thế của vùng:
a) Xác định ngành có lợi thế và mục tiêu phát triển;
b) Tổ chức không gian phát triển ngành có lợi thế;
c) Đề xuất giải pháp phát triển ngành có lợi thế.
4. Phương án phát triển, sắp xếp, lựa chọn và phân bố nguồn lực phát triển trên lãnh thổ vùng:
a) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển các dự án quan trọng cấp quốc gia đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia trên lãnh thổ vùng;
b) Xây dựng và lựa chọn phương án phát triển không gian vùng gồm các hành lang phát triển, các khu vực khuyến khích phát triển; xác định nguyên tắc tổ chức, quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn trong vùng;
c) Xác định những nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của vùng trong thời kỳ quy hoạch;
d) Định hướng phân bổ nguồn lực trên lãnh thổ vùng phù hợp với phương án phát triển không gian vùng;
đ) Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian vùng, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên tỉnh.
5. Quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 Luật Quy hoạch.
6. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng vùng:
a) Xây dựng phương án liên kết hệ thống đô thị cấp vùng, liên kết đô thị và nông thôn, liên kết các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp và vùng sản xuất tập trung trên lãnh thổ vùng;
b) Xác định yêu cầu đối với hệ thống kết cấu hạ tầng vùng; xây dựng phương hướng phân bố và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên lãnh thổ vùng đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, phương án liên kết hệ thống kết cấu hạ tầng vùng và liên tỉnh gồm mạng lưới giao thông, mạng lưới cấp điện, cung cấp năng lượng, mạng lưới thủy lợi, cấp nước, thoát nước và xử lý nước thải, chuẩn bị kỹ thuật, mạng lưới viễn thông, các khu xử lý chất thải nguy hại và các công trình hạ tầng xã hội cấp vùng.
7. Phương hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên lãnh thổ vùng:
a) Phương hướng liên kết bảo vệ môi trường vùng và liên tỉnh, các lưu vực sông liên tỉnh, các khu vực ven biển liên tỉnh;
b) Phương hướng xác lập các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, các khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, các hành lang đa dạng sinh học liên tỉnh;
c) Phương hướng phát triển hệ thống đê điều, kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên lãnh thổ vùng;
d) Phương hướng tổ chức không gian các khu xử lý chất thải tập trung cấp vùng và liên tỉnh, bao gồm vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý;
đ) Phương hướng phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất liên tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp;
e) Xây dựng cơ chế phối hợp thăm dò, khai thác cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; phối hợp khai thác nguồn tài nguyên nước và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông; phối hợp phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu;
g) Xây dựng cơ chế phối hợp thực hiện các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ vùng.
8. Phương hướng khai thác, bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông trên lãnh thổ vùng:
a) Định hướng phân vùng chức năng của nguồn nước; định hướng ưu tiên phân bổ trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; định hướng nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; định hướng hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; định hướng công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;
b) Định hướng các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; định hướng hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
c) Định hướng các giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
9. Danh mục dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của vùng trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của vùng, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
10. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về cơ chế, chính sách đảm bảo liên kết vùng;
b) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
c) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
d) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
đ) Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
11. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch vùng. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch vùng quy định tại mục VIII Phụ lục I của Nghị định này.
Quy hoạch tỉnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương:
a) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường;
b) Vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia;
c) Các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh;
d) Các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:
a) Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn lực;
b) Đánh giá thực trạng các ngành và lĩnh vực xã hội của tỉnh gồm dân số, lao động, việc làm, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, khoa học và công nghệ;
c) Đánh giá tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của tỉnh, tính hợp lý và hiệu quả sử dụng đất của tỉnh;
d) Đánh giá thực trạng phát triển và sự phù hợp về phân bố phát triển không gian của hệ thống đô thị và nông thôn, các khu chức năng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh;
đ) Xác định những tồn tại, hạn chế cần giải quyết; phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
3. Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh:
a) Xây dựng quan điểm về phát triển tỉnh, tổ chức, sắp xếp không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xây dựng các kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển tỉnh;
c) Mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 20 đến 30 năm;
d) Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với tổ chức, sắp xếp không gian phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
đ) Xác định các nhiệm vụ trọng tâm cần giải quyết và các khâu đột phá của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.
4. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn tỉnh:
a) Xác định ngành quan trọng của tỉnh và mục tiêu phát triển;
b) Sắp xếp và tổ chức không gian phát triển ngành quan trọng của tỉnh;
c) Đề xuất giải pháp phát triển ngành quan trọng của tỉnh.
5. Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội:
a) Bố trí không gian các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh;
b) Xây dựng phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và vùng;
c) Xây dựng phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, xác định khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển;
d) Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên huyện;
đ) Lựa chọn phương án sắp xếp không gian phát triển và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện.
6. Quy định tại các điểm d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch.
7. Lập phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện:
a) Định hướng sử dụng đất của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất, bao gồm chỉ tiêu sử dụng đất do quy hoạch sử dụng đất quốc gia phân bổ và chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất cấp tỉnh gồm: đất trồng cây lâu năm; đất ở tại nông thôn; đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở ngoại giao; đất cụm công nghiệp; đất thương mại - dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh gồm đất xây dựng cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và đào tạo, cơ sở thể dục thể thao, đất giao thông, đất thủy lợi, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính viễn thông; cơ sở tôn giáo; đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng gồm khu sản xuất nông nghiệp, khu lâm nghiệp, khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, khu phát triển công nghiệp, khu đô thị, khu thương mại - dịch vụ, khu dân cư nông thôn;
d) Tổng hợp, cân đối nhu cầu sử dụng đất, phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
đ) Xác định diện tích các loại đất cần thu hồi để thực hiện các công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai số 45/2013/QH13 thực hiện trong thời kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện.
e) Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
g) Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp huyện;
h) Lập bản đồ phương án quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
8. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện:a) Xác định phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của từng vùng liên huyện, vùng huyện;
b) Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư tại từng vùng liên huyện, vùng huyện;
c) Định hướng hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo từng vùng liên huyện, vùng huyện.
9. Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh:
a) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh;
b) Phương án về phân vùng môi trường theo vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải và vùng khác đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia;
c) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh; xác định tên gọi, vị trí địa lý, quy mô diện tích, mục tiêu, tổ chức và biện pháp quản lý đối với các khu vực đa dạng sinh học cao, vùng đất ngập nước quan trọng, khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;
d) Phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên địa bàn tỉnh;
đ) Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh đã được định hướng trong quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia;
e) Phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
g) Sắp xếp, phân bố không gian các khu nghĩa trang, khu xử lý chất thải liên huyện.
10. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh:
a) Phân vùng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh;
b) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác; khu vực thăm dò khai thác được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.
11. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:
a) Phân vùng chức năng của nguồn nước; xác định tỷ lệ, thứ tự ưu tiên phân bổ trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; xác định công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;
b) Xác định các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;
c) Đánh giá tổng quát hiệu quả và tác động của biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra hiện có; xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống, khắc phục, cảnh báo, dự báo và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.
12. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh:
a) Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn;
b) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý rủi ro thiên tai;
c) Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;
d) Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.
13. Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện:
a) Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của tỉnh, sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.
14. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:
a) Giải pháp về huy động vốn đầu tư;
b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;
c) Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;
d) Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển;
đ) Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn;
e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch.
15. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch tỉnh quy định tại mục IX Phụ lục I của Nghị định này.Bổ sung
Section 1: RESPONSIBILITIES OF PLANNING ORGANIZATIONS
Article 8. Responsibilities of authorities organizing formulation of planning
1. An authority organizing formulation of national comprehensive planning, national marine spatial planning, national land use planning or regional planning shall:
a) decide to select a planning authority;
b) consider deciding to select a plan to integrate planning components into the planning to be formulated, regarding national comprehensive planning, national marine spatial planning or regional planning; consider deciding to resolve issues concerning different comments on the planning, which are given by the planning authority and relevant organizations during the formulation of the national land use planning;
c) request the National Assembly to decide on the national comprehensive planning, national marine spatial planning or national land use planning;
d) expedite, supervise and resolve issues that arise during formulation of planning.
2. An authority organizing formulation of national sector planning shall:
a) decide to select an authority to formulate national sector planning;
b) take charge and cooperate with Ministries and ministerial agencies concerned in determining tasks of formulating the national sector planning;
c) submit planning tasks to the Prime Minister for approval;
d) request the Prime Minister to consider deciding to select a consultancy to give advice on formulation of the national sector planning if there is no consultancy that satisfies qualification requirements specified in Article 4 of this Decree;
dd) assign an organization to participate in developing contents of the national sector planning according to the approved planning tasks;
e) consider deciding to select a plan to integrate planning contents into the national sector planning;
g) seek opinions about the national sector planning from relevant organizations and individuals;
h) Submit the national sector planning to the Prime Minister for approval;
i) expedite, supervise and resolve issues that arise during formulation of the national sector planning.
3. An authority organizing formulation of provincial planning shall:
a) decide to select an authority to formulate provincial planning;
b) submit planning tasks to the Prime Minister for approval;
c) assign an organization and People’s Committee of the district to develop contents of the provincial planning according to the approved planning tasks;
d) consider deciding to select a plan to integrate planning contents into the provincial planning;
dd) submit the provincial planning to the Prime Minister for approval;
e) expedite, supervise and resolve issues that arise during formulation of the provincial planning.
Article 9. Responsibilities of authorities formulating national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional planning
1. Take charge and cooperate with relevant organizations in determining planning tasks. To be specific:
a) Determine requirements on viewpoints, objectives and rules for formulating planning; determine planning components integrated into the planning to be formulated; determine the scope of research and specific contents of each planning component appropriate to the planning contents to be formulated; propose an authority organizing formulation of the planning components; make an estimate of costs of formulating planning and planning components in accordance with regulations of law; prepare a description of planning tasks;
b) Submit planning tasks for appraisal and approval;
c) The planning authority that is hired to give advice shall satisfy qualification requirements specified in Article 4 of this Decree to determine planning tasks.
2. Take charge and cooperate with relevant organizations in implementing the planning formulation plan according to the approved planning tasks.
3. Select a planning consultancy that satisfies qualification requirements specified in Article 4 of this Decree; if such consultancy is not available, request the Prime Minister to consider deciding to select a consultancy to give advice on formulation of the national comprehensive planning or national marine spatial planning.
4. Take charge and cooperate with relevant authorities investigating, surveying and collecting information, operating information system and national database of planning to serve formulation of planning.
5. Take charge and cooperate with relevant organizations in researching, analyzing, assessing and forecasting factors, conditions, resources and context for development, and proposing viewpoints and objectives, and the priorities serving as a basis for formulation of planning and planning components; provide the authority formulating planning components with research directions and restrict contents and scope of research into planning components.
6. Take charge and cooperate with the authority organizing formulation of planning components in integrating such components into the planning to be formulated. To be specific:
a) Review contents of planning components; determine rules and methods for integrating planning components into the planning to be formulated; determine planning contents that are inconsistent with each other, and inappropriate and unfeasible proposals during the planning period; combine and integrate contents of planning components;
b) Consider and resolve common, inter-regional and inter-provincial issues; determine areas where economic, social and infrastructural development and urbanization are prioritized, encouraged and restricted; establish criteria for determining prioritized projects during the planning period, justification for making a list of important projects and their execution in order of priority;
c) Develop and select a plan to integrate planning components into the planning to be formulated; request the authority organizing formulation of planning components to adjust the planning components to ensure uniformity, congruence and effectiveness of the planning to be formulated;
d) If there are still different opinions about integration of planning, the planning authority shall consolidate opinions, propose a plan to integrate planning components and request the authority organizing formulation of planning for to consider it; adjust the plan to integrate planning components and complete the planning according to the conclusion given by the authority organizing formulation of planning.
7. Seek opinions about the planning from relevant organizations and individuals.
8. Submit the planning for appraisal; request the Government to consider and submit national comprehensive planning or national marine spatial planning to the National Assembly for decision; submit regional planning to the Prime Minister for approval.
Article 10. Responsibilities of authorities formulating national land use planning
1. Take charge and cooperate with relevant organizations in determining planning tasks. To be specific:
a) Determine requirements on viewpoints, objectives and rules for formulating planning; determine scope of research and requirements on planning contents and planning formulation methods; propose responsibilities of relevant organizations for planning contents; develop a planning formulation plan; make an estimate of costs of formulating planning in accordance with regulations of law; prepare a description of planning tasks;
b) Submit planning tasks for appraisal and approval;
c) The planning authority that is hired to give advice shall satisfy qualification requirements specified in Article 4 of this Decree to determine planning tasks.
2. Take charge and cooperate with relevant organizations in implementing the planning formulation plan according to the approved planning tasks.
3. Select a planning consultancy that satisfies qualification requirements specified in Article 4 of this Decree.
4. Take charge and cooperate with relevant authorities investigating, surveying and collecting information, operating information system and national database of planning to serve formulation of planning.
5. Take charge and cooperate with relevant organizations in formulating planning. If there are still different opinions about the planning, the planning authority shall consolidate opinions, propose a plan and request the authority organizing formulation of planning to consider it; complete the planning according to the conclusion given by the authority organizing formulation of planning.
6. Seek opinions about the planning from relevant organizations and individuals.
7. Submit the planning for appraisal; request the authority organizing formulation of planning to consider and submit it to the National Assembly for decision.
Article 11. Responsibilities of authorities formulating national sector planning and provincial planning
1. Take charge and cooperate with relevant organizations in determining planning tasks. To be specific:
a) Determine requirements on viewpoints, objectives and rules for formulating planning; determine scope of research and requirements on planning contents and planning formulation methods; propose an organization that should participate in developing contents of the planning to be formulated; prepare a planning formulation plan; make an estimate of costs of formulating planning in accordance with regulations of law; prepare a description of planning tasks;
b) Submit the planning tasks for appraisal after notifying the authority organizing formulation of planning; request the authority organizing formulation of planning to consider and submit planning tasks for approval;
c) The planning authority that is hired to give advice shall satisfy qualification requirements specified in Article 4 of this Decree to determine planning tasks.
2. Take charge and cooperate with relevant organizations in implementing the planning formulation plan according to the approved planning tasks.
3. Select a planning consultancy that satisfies qualification requirements specified in Article 4 of this Decree; if such consultancy is not available, notify the authority organizing formulation of planning, which will request Prime Minister to consider deciding to select a consultancy to give advice on formulation of the national sector planning.
4. Take charge and cooperate with relevant authorities investigating, surveying and collecting information, operating information system and national database of planning to serve formulation of planning.
5. Take charge and cooperate with relevant organizations in researching, analyzing, assessing and forecasting factors, conditions, resources and context for development, and proposing viewpoints and objectives, and the priorities serving as a basis for formulation of planning; provide research directions and restrict contents and scope of the research into planning contents provided by relevant organizations.
6. Take charge and cooperate with relevant organizations in integrating planning contents proposed by such relevant authorities into the planning to be formulated. To be specific:
a) Review planning contents proposed by relevant organizations; determine rules and methods for integrating planning contents into the planning to be formulated; determine planning contents that are inconsistent with each other, and inappropriate and unfeasible proposals during the planning period; combine and integrate proposed planning contents;
b) Consider and resolve common and inter-regional issues; determine areas where economic, social and infrastructural development and urbanization are prioritized, encouraged and restricted; establish criteria for determining prioritized projects during the planning period, justification for making a list of important projects and their execution in order of priority;
c) Develop and select a plan to integrate planning contents proposed by relevant organizations into the planning to be formulated; request relevant organizations to adjust and complete the planning contents in order to ensure uniformity, congruence and effectiveness of the planning to be formulated;
d) If there are still different opinions about integration of planning contents into the planning to be formulated, the planning authority shall consolidate opinions, propose a plan and submit it to the authority organizing formulation of planning for consideration; adjust the plan to integrate planning contents into the planning to be formulated and complete the planning according to the conclusion given by the authority organizing formulation of planning.
7. Seek opinions about the regional planning from relevant organizations and individuals.
8. Submit the planning for appraisal after notifying the authority organizing formulation of planning; request the authority organizing formulation of planning to consider and submit the planning for approval.
Article 12. Responsibilities of authorities organizing formulation of planning components and authorities formulating planning components
1. An authority organizing formulation of planning components shall:
a) decide to select an authority to formulate planning components;
b) Select a consultancy to give advice on formulation of planning components; appraise planning components before sending them to the planning authority;
c) Cooperate with the planning authority in integrating planning components into the planning.
2. An authority formulating planning components shall:
a) formulate planning components under the direction of the authority organizing formulation of planning components and at the request of the planning authority;
b) adjust the planning components at the request of the planning authority.
Article 13. Responsibilities of organizations participating in developing contents of national sector planning and provincial planning
1. Cooperate with the planning authority and authority organizing formulation of planning in analyzing, assessing and forecasting factors, conditions, resources and context for development, assessing local socio - economic development, and proposing viewpoints and objectives, and the priorities serving as a basis for formulation of planning.
2. Propose contents to be included in the planning under their management and send them to the planning authority.
3. Where necessary, organizations participating in developing contents of the national sector planning and provincial planning shall select a consultancy that satisfies qualification requirements specified in Article 4 of this Decree to develop contents according to the approved planning tasks.
4. Cooperate with the planning authority and planning consultancy in considering and resolving common and inter-district issues in order to ensure uniformity, congruence and effectiveness of the planning.
5. Adjust and complete planning contents at the request of the planning authority.
6. Be responsible to the authority organizing formulation of planning for quality and time limit for implementation of planning contents assigned to be developed and integrated into the planning to be formulated.
Article 14. Responsibilities of planning consultancies and planning component consultancies
1. A consultancy that gives advice on formulation of the national comprehensive planning, national marine spatial planning or regional planning shall:
a) be responsible to the law and planning authority for the number, time limit for production and quality of planning products;
b) cooperate with the authority formulating planning components and consultancy that gives advice on formulation of planning components during the formulation and integration of planning components into the planning to be formulated;
c) consider and propose rules and methods for integrating planning components into the planning to be formulated.
2. A consultancy that gives advice on formulation of national land use planning shall:
a) be responsible to the law and planning authority for the number, time limit for production and quality of planning products;
b) cooperate with relevant organizations during formulation of planning.
3. A consultancy that gives advice on formulation of national sector planning or provincial planning shall:
a) be responsible to the law and planning authority for the number, time limit for production and quality of planning products;
b) cooperate with relevant organizations during formulation of planning;
c) consider and propose rules and methods for integrating planning components into the national sector planning or provincial planning.
4. A consultancy that gives advice on formulation of planning components shall:
a) be responsible to the law and authority organizing formulation of planning components for the number, time limit for production and quality of planning products;
b) cooperate with the authority formulating planning components in formulation of planning components;
c) cooperate with the planning consultancy in considering and proposing rules and methods for integrating planning components into the planning to be formulated.
Article 15. Bases for determining planning tasks
1. Legislative documents and relevant bases.
2. Reports on review and assessment of implementation of planning in the previous period.
Article 16. Requirements on planning contents and planning formulation methods
1. Requirements on issues concerning planning formulation:
a) Name of the planning; planning boundary and period;
b) Viewpoints, objectives and rules for formulating planning;
c) Forecasting of development prospect and demand during the planning period;
d) Main contents of the planning;
dd) Main contents of components of national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional planning.
e) Strategic environmental assessment report, regarding the planning required to undergo strategic environmental assessment in accordance with regulations on environmental protection;
g) Composition, number, standard and format of planning documentation.
2. Requirements on scientism, practicality and reliability of methods for approaching and formulating planning.
3. Requirements on planning formulation plan and progress.
Article 17. Time limit for formulating planning
1. The time limit for formulating the national comprehensive planning, national marine spatial planning, national land use planning or regional planning is no more than 30 months from the date on which the planning tasks are approved, including 18 months within which components of the national comprehensive planning, national marine spatial planning or regional planning are formulated.
2. The time limit for formulating national sector planning or provincial planning is no more than 24 months from the date on which the planning tasks are approved.
Article 18. Organization of appraisal of planning tasks
1. Establishment of a planning task appraisal council:
a) The Ministry of Planning and Investment shall request the Government to establish an appraisal council and assign a body to act as the standing body of the national comprehensive planning task appraisal council; request the Government to establish an appraisal council and assign a body to act as the standing body of the regional and provincial planning task appraisal council;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall request the Government to establish an appraisal council and assign a body to act as the standing body of the national marine spatial planning and national land use planning task appraisal council;
c) The Ministry and ministerial agency assigned to formulate the national sector planning shall request the Government to establish an appraisal council and assign a body to act as the standing body of the national sector planning task appraisal council.
2. Composition of a planning task appraisal council:
a) The national comprehensive planning, national marine spatial planning, national land use planning and regional planning task appraisal council is composed of a Chair and members; the Chair is the Prime Minister or Deputy Prime Minister; the members include senior representatives of the Ministry of Construction, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Natural Resources and Environment, other Ministries, ministerial agencies concerned and planning experts;
b) The national sector planning task appraisal council is composed of a Chair and members; the Chair is the head of the regulatory Ministry; the members include representatives of the Ministry of Construction, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Natural Resources and Environment, other Ministries, ministerial agencies concerned and planning experts;
c) The provincial planning task appraisal council is composed of a Chair and members; the Chair is the head of the Ministry of Planning and Investment; the members include representatives of the Ministry of Construction, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Natural Resources and Environment, other Ministries, ministerial agencies concerned and planning experts.
3. Activities of a planning task appraisal council:
a) The council shall appraise planning tasks and dissolve after completing its tasks;
b) A planning task appraisal meeting shall be held if it is attended by at least three quarters (3/4) of council members, including the Chair and representative of the council’s standing body, and by representative of the planning authority;
c) The council shall operate on a collective basis, discuss openly and make decisions according to majority rule so as to approve planning tasks;
d) Planning tasks (and revisions thereto, if any) that are approved by at least three quarters (3/4) of council members are eligible to be submitted for approval;
dd) The council’s standing body shall receive, consider and process applications, provide applications for appraisal of planning tasks to council members so that they can consider and make comments, hold council meetings, make minutes of council meetings; request the planning authority to amend, complete or re-determine planning tasks according to the conclusion given by the council; re-appraise planning tasks in case they are not approved; draft a report on planning task appraisal and submit it to the council’s Chair for approval.
4. An application for appraisal of planning tasks includes:
a) An application form;
b) A Government’s draft Resolution, regarding national comprehensive planning, national marine spatial planning and national land use planning tasks; Prime Minister’s draft Decision, regarding national sector planning, regional planning and provincial planning tasks.
c) A description of planning tasks;
d) Other documents (if any).
5. The following issues need appraising:
a) Conformity of legal bases;
b) Conformity, scientism and reliability of planning contents and methods;
c) Compatibility between planning components and contents of the planning to be formulated, regarding national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional planning;
d) Conformity of contents of planning tasks with the estimate of costs and capital sources for planning formulation;
dd) Feasibility of the planning formulation plan.
6. The time limit for appraising planning tasks is no more than 45 days from date on which the council’s standing body receives the satisfactory application.
7. Reporting of planning task appraisal:
a) A planning task appraisal report shall specify the council’s opinions about the issues specified in Clause 5 of this Article and decide whether to submit the planning tasks for approval;
b) Within 10 days from the end of the appraisal, the council’s standing body shall send the planning task appraisal report to the planning authority;
c) Within 15 days from the receipt of the report, the planning authority shall consider and respond to the council’s opinions to modify and complete the application for approval for planning tasks.
Article 19. Approval for planning tasks
1. An application for approval for planning tasks includes:
a) An application form;
b) A Government’s draft Resolution, regarding national comprehensive planning, national marine spatial planning and national land use planning tasks; Prime Minister’s draft Decision, regarding national sector planning, regional planning and provincial planning tasks.
c) A planning task appraisal report;
d) A report on response to council’s opinions about contents of planning tasks;
dd) A description of modified and completed planning tasks;
e) Other documents (if any).
2. The Government’s Resolution and Prime Minister’s Decision on approval for planning tasks shall contain at least:
a) Name of the planning; planning boundary and period;
b) Requirements on viewpoints, objectives and rules for formulating planning;
c) Requirements on planning contents and planning formulation methods;
d) Time limit for formulating planning;
dd) Regulations on composition, number, standard and format of planning documentation;
e) Costs of formulating planning;
g) Planning components and costs of formulating each planning component, regarding national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional planning or planning contents developed by organizations, regarding national sector planning and provincial planning;
h) Tasks of planning authorities and authorities organizing formulation of planning components, regarding national comprehensive planning, national marine spatial planning and regional, and planning authorities, regarding national land use plan or authorities organizing formulation of planning, regarding national sector planning and provincial planning.
Article 20. Contents of national comprehensive planning
National comprehensive planning shall contain at least:
1. The contents specified in Point a Clause 2 Article 22 of the Law on Planning.
2. Viewpoints and objectives for development:
a) Viewpoints on national development during the planning period;
b) Viewpoints on arrangement of space for socio - economic activities, defense and security activities, infrastructure development, resource use and environmental protection;
c) Overall and specific viewpoints on national development for the planning that covers a period of 10 years with 30 - 50 year orientations.
3. Forecasting of development trends and construction of development scenarios:
a) Forecasting of social, economic, scientific and technological development and climate change trends that affect national development;
b) Forecasting of situations that may happen due to effects of external factors, thereby affecting national development;
c) Analysis of comparative advantages and development opportunities, difficulties and challenges for national development;
d) Determination of key issues that need addressing and national breakthroughs made during the planning period;
dd) Construction and selection of national development scenarios during the planning period.
4. Orientations for socio - economic spatial development:
a) Determination of key regions that need investment, regions in which investment is encouraged and regions in which investment is restricted; areas that need conserving and are prohibited from exploitation and use;
b) Orientations for distribution of space for development of key industries and prioritized fields during the planning period.
5. Orientations for marine spatial development:
a) Determination of marine space that is within sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam and thus exploitation therein is allowed during the planning period;
b) Determination of areas prohibited from exploitation, areas allowed for exploitation and use under certain conditions and within marine space during the planning period;
c) Orientations for use of marine space by various sectors and fields.
6. Orientations for national land use:
a) Principles of orientation for land use;
b) Orientations for use of land by each region according to quotas for use of agricultural land, forestry land, land for national defense purpose (hereinafter referred to as “national defense land”), land for security purpose (hereinafter referred to as “security land”), land used by industrial parks, land used by economic zones, urban land and land for infrastructure development.
7. Orientations for exploitation and use of airspace:
a) Determination of flight information regions;
b) Determination of airspace where the exploitation is under certain conditions;
c) Determination of airspace prohibited from exploitation and airspace that need special protection for national defense and security purposes.
8. Orientations for zoning and regional connection:
a) Determination of conditions and criteria for zoning and zoning plan;
b) Determination of comparative advantages of each region and orientations for regional development;
c) Proposed connection plans regarding infrastructure and activities pertaining to economy, society, environment, national defense, security, natural disaster management and resilience to climate change.
9. Orientations for development of national urban and rural system:
a) Viewpoints and principles of urban and rural development during the planning period;
b) Orientations for overall development of national urban and rural system:
c) Orientations for distribution of large urban areas and connections between large urban areas nationwide;
d) Orientations for distribution of population of territories.
10. Orientations for development of national social infrastructure:
Orientations for spatial and resource arrangement and development during the planning period with regard to the network of press agencies, broadcasting and electronic information establishments and publishers; network of culture and sports facilities; network of public science and technology organizations; network of higher education institutions and pedagogical institutions; system of specialized educational institutions for disabled people and system of inclusive education development support centers; network of vocational education institutions; network of social support centers and system of sanatoriums taking care of people with meritorious services to the revolution; system of health facilities; tourism system; system of centers for national defense and security education; system of national reserve warehouses.
11. Orientations for development of national engineering infrastructure:
Orientations for development and distribution of space and resources during the planning period with regard to the network of transport infrastructure; energy, electric power, petroleum and gas reserve and supply infrastructure; information and communications infrastructure; systems of works serving natural disaster management and irrigation system; system of fishing ports and anchorage for fishing vessels; network of hydrometeorological stations and environmental monitoring stations; system of fire prevention and fighting infrastructure; system of national defense works, military zones, ammunition depots and national defense industry.
12. Orientations for use of national resources:
a) Orientations for extraction and use of resources in coastal areas; extraction and use of water resources; protection and extraction of aquatic resources; forest management, protection and development;
b) Orientations for geological baseline surveys of minerals; exploration, extraction, processing and use of industrial minerals, radioactive ores and minerals used as building materials.
13. Orientations for environmental protection:
a) Nationwide environmental zoning;
b) Nature and biodiversity conservation targets; expected protected areas, high biodiversity areas, important wetlands, important ecological landscapes, biodiversity corridors, biodiversity conservation facilities;
c) Orientations for national waste management;
d) Distribution and arrangement of space for development of national environmental monitoring and warning stations.
14. Orientations for natural disaster management and resilience to climate change:
a) Determination of areas vulnerable to natural disasters, climate change and sea level rise;
b) Zoning of risks of natural disasters, especially those related to storm, water level rise due to storms, floods, flash floods, landslides, coastal and riverbank erosion, drought, salinity intrusion.
15. A list of nationally important projects and their execution in order of priority;
a) Criteria for determining prioritized projects during the planning period:
b) Justification for making a list of nationally important projects during the planning period; their execution in proposed order of priority and proposed execution phases.
16. Solutions and resources for planning implementation:
a) Solutions for raising investment;
b) Mechanisms and policies;
c) Environmental, scientific and technological solutions;
d) Human resource development solutions;
dd) International cooperation solutions;
e) Solutions for organizing and supervising planning implementation;
17. Planning reports, including consolidated and brief reports, national comprehensive planning diagrams, maps and database.
A list and scale of national comprehensive planning maps specified in Section I Appendix I hereof.
Article 21. Contents of national marine spatial planning
National marine spatial planning shall contain at least:
1. The contents specified in Points a, b and c Clause 2 Article 23 of the Law on Planning.
2. Forecasting of development context and scenarios; opportunities and challenges for use of marine space:
a) Forecasting of trends in social, economic, scientific and technological development and global international relations and regions, which affect the use of marine space;
b) Forecasting of development scenarios related to exploitation and use of marine space;
c) Comparative advantages, strengths, weaknesses, opportunities and challenges facing the country in exploiting and using marine space.
3. Viewpoints and objectives for development:
a) Viewpoints on use of marine space, sustainable extraction and use of marine resources, and coastal environmental protection;
b) Overall and specific viewpoints on marine space use and extraction and use of resources within marine space for the planning that covers a period of 10 years with 30 - 50 year orientations;
c) Key issues that need addressing and breakthroughs in exploitation and use of marine space for economic, social and environmental activities during the planning period.
4. Orientations for use of space for activities conducted in coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that are within sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam:
a) Determination of conflicts between sectors and fields related to infrastructure, resource use and environmental protection upon use of marine space;
b) Arrangement of space for development of technical and social infrastructure within marine space;
c) Arrangement of space for urban and rural development in coastal areas and islands;
d) Arrangement of space for cultural heritage conservation and development of tourism and sports areas within marine space;
dd) Arrangement of space for aquaculture and fishing within marine space;
e) Orientations for arrangement of space for sustainable extraction and use of resources in coastal areas; exploration, extraction and processing of mineral resources within marine space;
g) Orientations for environmental protection, management, protection and development of coastal protection forests, and biodiversity conservation within marine space.
5. Zoning of land within coastal areas, islands, archipelagoes, territorial waters and airspace that are within sovereignty, sovereign rights and national jurisdiction of Vietnam:
a) Determination of areas that need special protection for the purposes of national defense and security assurance, environmental protection, conservation of ecosystem and artificial islands, and protection of offshore equipment and installations;
b) Determination of vulnerable areas within marine space and proposed solutions for management and protection thereof;
c) Zoning of areas where marine space is used and zoning of areas where resources are extracted and use within marine space;
d) Zoning of land within coastal areas, islands and archipelagoes.
6. Solutions and resources for planning implementation:
a) Marine space mechanisms and policies;
b) Environmental, scientific and technological solutions;
c) Dissemination and awareness raising solutions;
d) Human resource development solutions;
dd) Solutions for raising investment;
e) International cooperation solutions;
g) Solutions for organizing and supervising planning implementation.
7. A list of nationally important projects and their execution in order of priority:
a) Criteria for determining prioritized projects within marine space during the planning period:
b) Justification for making a list of nationally important projects within marine space; their execution in proposed order of priority and proposed execution phases.
8. Planning reports, including consolidated report and brief reports, national marine spatial planning diagrams, maps and database.
A list and scale of national marine spatial planning maps specified in Section II Appendix I hereof.
Article 22. Contents of national land use planning
National land use planning shall contain at least:
1. Analysis and assessment of factors, natural conditions, resources and context that have direct effects and current use of land by sectors and fields:
a) Natural conditions, resources and environment;
b) Socio - economic development; field and sector development; population, employment, income and customs related to land use; urban and rural development;
c) Effects of climate change on land use;
d) State management of land related to the implementation of land use planning, including current use of land by each type of land, land use change by each type of land during the previous planning, economic, social and environmental effectiveness in using land;
dd) Results of implementation of land use planning during the previous period according to planning norms;
e) Potential of land used in agricultural and non-agricultural fields and potential of unused land.
2. Forecasting of trends in land use change:
a) Agricultural land use change;
b) Non-agricultural land use change;
c) Unused land use change.
3. Viewpoints and objectives for land use during the planning period:
a) Viewpoints on use of agricultural land and non-agricultural land appropriate to the socio - economic development strategy and national comprehensive planning;
b) Objectives for use of agricultural and non-agricultural land satisfying requirements for socio - economic development, national defense and security assurance, environmental protection, natural disaster management and resilience to climate change.
4. Orientations for use of land for the planning that covers a period of 10 years with 30 - 50 year orientations.
5. Plan for use of land achieving national objectives for socio - economic development, national defense and security assurance, environmental protection, natural disaster management and resilience to climate change.
6. Area of national land used for specific purposes:
a) Paddy land (including wet rice agricultural land that needs strict protection); protection forest land; special-use forest land; production forest land (including land for production forests that are natural forests);
b) Land used by industrial parks; land used by economic zones; land used by hi-tech zones; urban land; national defense land; security land; land for development of national infrastructure, including land for transport, land for construction of cultural facilities, land for construction of health facilities, land for construction of educational and training institutions, land for construction of physical training and sports facilities, land for construction of energy facilities, land for construction of post and telecommunications facilities; land for construction of national reserve warehouses, land where historical and cultural sites/monuments exist; land for waste dumping and treatment;
c) Unused land, including unused land that has been used during the planning period and remaining unused land.
7. National and regional land use planning maps.
8. Effects of the plan for spatial distribution and arrangement for land use on economy, society, environment, national defense and security.
9. Solutions and resources for planning implementation:
a) Solutions for land protection and improvement and environmental protection;
b) Resources for land use planning implementation;
c) Solutions for organizing and supervising planning implementation
10. Planning reports, including consolidated report and brief reports, national land use planning diagrams, maps and database.
A list and scale of national land use planning maps specified in Section III Appendix I hereof.
Article 23. Contents of national infrastructure planning
National infrastructure planning shall contain at least:
1. The contents specified in Points a, b, d and e Clause 3 Article 25 of the Law on Planning.
2. Assessment of inter-agency and inter-regional connection; determination of socio - economic development requirements on infrastructure sector; opportunities and challenges for infrastructure sector development:
a) Assessment of connection and uniformity of infrastructure sector nationwide; connection and uniformity between domestic infrastructure and regional and international infrastructure;
b) Assessment of connection between national infrastructure sector and infrastructure systems of other fields/sectors concerned within a territory;
c) Requirements imposed on the infrastructure sector for socio - economic development in terms of scale, technology and areas of distribution;
d) Analysis and assessment of opportunities and challenges for infrastructure sector development during the planning period.
3. Plan for development of infrastructure sector nationwide and in territories:
a) Orientations for distribution of space for development of infrastructure sector nationwide and in territories;
b) Determination of type, role, location, scale, orientations operation and use, and economic, technical and technological indicators associated with classification of important works of the national infrastructure sector in accordance with regulations of specialized law.
4. A list of nationally important projects and prioritized projects of the sector and their execution in order of priority:
a) Criteria for determining prioritized projects of the infrastructure sector during the planning period;
b) Justification for making a list of nationally important projects and important projects of the national infrastructure sector; their execution in proposed order of priority and proposed execution phases.
5. Solutions and resources for planning implementation:
a) Solutions for raising investment;
b) Mechanisms and policies by sector;
c) Environmental, scientific and technological solutions;
d) Human resource development solutions;
dd) International cooperation solutions;
e) Solutions for organizing and supervising planning implementation.
6. Planning reports, including consolidated report and brief reports, national infrastructure planning diagrams, maps and database.
A list and scale of national infrastructure planning maps specified in Section IV Appendix I hereof.
7. Detailed contents of each national infrastructure planning specified in Appendix II hereof.
Article 24. Contents of national resource use planning
National resource use planning shall contain at least:
1. The contents specified in Points a and c Clause 4 Article 25 of the Law on Planning.
2. Effects of exploration, extraction and use of resources on economy, society, national defense, security, environment, biodiversity and ecosystem services.
3. Forecasting of scientific and technological advances and effects of socio - economic development on protection, exploration, extraction and use of national resources during the planning period:
a) Forecasting of scientific and technological advances in exploration, extraction, selection and processing with a view to increasing effectiveness in exploration, extraction and use of resources and restoration of environment after resource extraction;
b) Effects of socio - economic development on community’s awareness of resource protection and reasonable and economical use of resources.
4. Viewpoints and objectives for exploration, extraction and use of resources serving socio - economic development, national defense and security assurance, environmental protection, natural disaster management and resilience to climate change:
a) Viewpoints on combination of resource exploration and extraction and processing industry development and economical, effective and sustainable use of resources;
b) Overall and specific objectives for exploration, extraction and use of each type and group of resource for the planning that covers a period of 10 years with 30 - 50 year orientations.
5. Determination of areas where resource extraction is prohibited or restricted, and areas where resource extraction and use are encouraged:
a) Zoning of areas where resource extraction is prohibited during the planning period;
b) Determination of areas where resource extraction is restricted; proposed eligibility requirements for extraction and resource management and protection solutions;
c) Zoning of areas where resources are extracted and used; extraction and processing scale and capacity; requirements on resource extraction and processing technology; proposed solutions for increasing effectiveness in resource extraction and use and reducing adverse effects of resource extraction and use on the environment.
6. Orientations for environmental protection, natural disaster management and resilience to climate change upon planning implementation:
a) Responsibilities for environmental protection, natural disaster management and resilience to climate change upon extraction and use of resources;
b) Forecasting of and proposed solutions for preventing environmental degradation risks posed by the extraction and use of resources under climate change;
c) Proposed solutions for remedying environment during and after extraction and use of resources.
7. Solutions and resources for planning implementation:
a) Mechanisms and policies;
b) Financial solutions and investment solutions;
c) Scientific and technological solutions;
d) Dissemination and awareness raising solutions;
dd) Training and capacity improvement solutions;
e) International cooperation solutions;
g) Planning implementation supervision and organization solutions;
8. Planning reports, including consolidated report and brief reports, national resource use planning diagrams, maps and database.
A list and scale of national resource use planning maps specified in Section V Appendix I hereof.
9. Detailed contents of each national resource use planning specified in Appendix III hereof.
Article 25. Contents of national environmental protection planning
National environmental protection planning shall contain at least:
1. Assessment of status and changes in the quality of environment, natural landscapes and biodiversity; waste generation; effects of climate change; environmental management and protection:
a) Natural conditions, current economy and society at the beginning of the planning period;
b) Status at the beginning of the planning, changes in quality of the environment during the previous planning, including quality of soil in areas contaminated with toxic chemicals during the war, areas with industrial parks, factories, chemical and agrochemical warehouses, landfills, traditional villages that have been shut down or moved, areas where toxic minerals are extracted or toxic chemicals are used to carry out extraction but the extraction has been done, farming areas where plenty of chemicals are used in the areas under planning; quality of water in territorial waters, coastal areas, rivers, river sections, lakes, ponds, channels, ditches, especially in areas with wastewater from different sources or large amounts of wastewater, environmentally sensitive area; quality of air in urban areas, densely populated areas, industrial production areas, traditional villages, areas with industrial emissions from different sources or large amounts of industrial emissions;
c) Status at the beginning of the planning period, changes in natural landscapes and biodiversity nationwide, including natural landscapes, natural ecosystems, animal and plant species and genetic resources;
d) Generation of waste during the previous planning and forecasting of scale and nature of waste generated during the planning period, including industrial wastewater, domestic wastewater and other types of waste; industrial emissions, emissions from vehicles, other emissions; ordinary industrial solid waste, construction solid waste, solid waste generated from agricultural production and production of agricultural by-products; domestic waste in urban areas, rural areas and traditional villages; hazardous waste; other special waste;
dd) Effect of climate change during the previous planning and forecasting of effects of climate change on environmental quality and biodiversity during the planning period;
e) Environmental management and protection, including state management of environment by ministries and local authorities; environmental management and protection by enterprises, communities and participation of social organizations and people; promulgation of legislative documents, technical regulations, standards, procedures and economic - technical norms for environment; approval for environmental impact assessment reports, environmental licensing, environmental inspections; environmental zoning; nature and biodiversity conservation; waste management; environmental monitoring and warning during the previous planning; main issues concerning the environment and challenges to the environment during the planning period.
2. Environmental protection viewpoints, objectives, tasks and solutions:
a) Viewpoints on environmental protection during the planning period;
b) Overall and specific viewpoints on environmental protection for the planning that covers a period of 10 years with 30 - 50 year orientations;
c) Environmental protection tasks and solutions, including minimization of effects of socio - economic development on the environment, pollution source control, waste management; environmental quality management and improvement, nature and biodiversity conservation;
d) Principles and regulations on cooperate in implementing orientations, solutions for treating waste, including ordinary industrial waste, construction waste, industrial waste, agricultural waste, traffic waste, medical waste, radioactive waste and other waste.
3. Orientations for environmental zoning; nature and biodiversity conservation; waste management; environmental monitoring and warning during the planning period:
a) Orientations for nationwide environmental zoning by areas that need strict protection, areas where emission is restricted and other areas;
b) Targets and orientations for establishment of high biodiversity areas, important natural landscapes, biodiversity corridors, protected areas, biodiversity conservation facilities;
c) Orientations about locations, scale, types of waste, expected technologies and operational areas of national, regional and provincial centralized waste treatment complexes;
d) Orientations about monitoring points, parameters and frequency of the national, inter-provincial and provincial soil, water and air monitoring and warning networks.
4. A list of nationally important projects and prioritized projects on environmental protection and their execution in order of priority:
a) Criteria for determining prioritized projects on environmental protection during the planning period;
b) Justification for making a list of nationally important projects and important projects on environmental protection; their execution in proposed order of priority and proposed execution phases.
5. Solutions and resources for planning implementation:
a) Dissemination and awareness raising solutions;
b) Mechanisms and policies;
c) Scientific and technological solutions;
d) Financial solutions and investment solutions;
dd) Training and capacity improvement solutions;
e) International cooperation solutions;
g) Planning implementation supervision and organization solutions.
6. Planning reports, including consolidated report and brief reports, national environmental protection planning diagrams, maps and database.
A list and scale of national environmental protection planning maps specified in Section VI Appendix I hereof.
Article 26. Contents of national biodiversity conservation planning
National biodiversity conservation planning shall contain at least:
1. Assessment of status, changes and management of biodiversity conservation:
a) An overview of natural conditions, economy, society and environment nationwide;
b) Assessment of status and changes in biodiversity in general and high biodiversity areas, important wetlands, important ecological landscapes, biodiversity corridors, protected areas, biodiversity conservation facilities; implementation of biodiversity conservation planning in the previous planning;
c) Assessment of management of biodiversity in general and management of high biodiversity areas, important wetlands, important ecological landscapes, biodiversity corridors, protected areas, biodiversity conservation facilities;
d) Assessment, analysis and forecasting of pressures and effects of socio - economic development, environment and climate change on biodiversity;
dd) Analysis and assessment of biodiversity conservation demand.
2. Biodiversity conservation viewpoints, objectives, tasks and solutions:
a) Viewpoints on biodiversity conservation during the planning period;
b) Overall and specific objectives for conservation of biodiversity in general and high biodiversity areas, important wetlands, important ecological landscapes, biodiversity corridors, protected areas and biodiversity conservation facilities for the planning that covers a period of 10 years with 30 - 50 year orientations;
c) Biodiversity conservation tasks and solutions during the planning period.
3. Determination of names, geographic locations, scale, area, type, objectives and mechanisms and allocation of responsibility for management of high biodiversity areas, important wetlands, important ecological landscapes, biodiversity corridors, protected areas and biodiversity conservation facilities.
4. A list of nationally important projects and prioritized projects on biodiversity conservation and their execution in order of priority:
a) Criteria for determining prioritized projects on biodiversity conservation during the planning period;
b) Justification for making a list of nationally important projects and important projects on biodiversity conservation; their execution in proposed order of priority and proposed execution phases.
5. Solutions and resources for planning implementation:
a) Dissemination and awareness raising solutions;
b) Mechanisms and policies;
c) Scientific and technological solutions;
d) Financial solutions and investment solutions;
dd) Training and capacity improvement solutions;
e) International cooperation solutions;
g) Planning implementation supervision and organization solutions;
6. Planning reports, including consolidated report and brief reports, national biodiversity conservation planning diagrams, maps and database.
A list and scale of national biodiversity conservation planning maps specified in Section VII Appendix I hereof.
Article 27: Contents of regional planning
Regional planning shall contain at least:
1. Analysis and assessment of factors, natural conditions and specific resources of the region:
a) Geographic location and natural conditions of the region;
b) Current socio - economic development; natural resources and environment; urban and rural systems; infrastructure; inner-regional connection, connection between the region with other regional and international countries; regional resources that have been being exploited, potentials that have not yet been exploited; risks and effects of natural disasters and climate change on the region;
c) The importance of the region for the country;
dd) Key issues that need addressing during the planning period.
2. Regional development viewpoints and objectives:
a) Viewpoints on regional development, arrangement of space for socio - economic activities, national defense and security activities, infrastructure development, resource use and environmental protection in the region during the planning period;
b) Overall objectives for regional development for the planning that covers a period of 10 years with 20 - 30 year orientations;
c) Specific objectives and targets for socio - economic development, national defense and security assurance, infrastructure development, resource use and environmental protection associated with arrangement of space for regional development during the planning period.
3. Orientations for development of key sectors of the region:
a) Determination of key sectors and objectives for development thereof;
b) Arrangement of space for key sector development;
c) Proposed solutions for key sector development.
4. Plan for development, deployment, selection and allocation of development resources in the region:
a) Arrangement of space for development of nationally important projects specified in the national planning in the region;
b) Formulation and selection of a plan for regional spatial development, including development corridors and areas where development is encouraged; principles of organizing, managing and controlling urban and rural development in the region;
c) Key tasks that need tackling and breakthroughs made by the region during the planning period;
d) Orientations for distribution of resources in the region appropriate to the regional spatial development plan;
dd) Proposed plan for regional spatial arrangement and connection and regulations on cooperation in inter-provincial spatial arrangement and development.
5. The content specified in Point d Clause 2 Article 26 of the Law on Planning.
6. Orientations for development of regional infrastructure:
a) Formulation of a plan to connect urban system at regional level, connect urban and rural areas, connect financial centers, industrial parks and concentrated production areas in the region;
b) Determination of requirements on the system of regional infrastructure; orientations for distribution and development for the system of regional technical and social infrastructure specified in the national planning, plans to connect regional and inter-provincial infrastructure systems, including traffic network, electricity and energy supply networks, irrigation network, water supply and drainage network, wastewater treatment network, technical preparations, telecommunications network, hazardous waste treatment complexes and regional social infrastructure.
7. Orientations for environmental protection, natural disaster management and resilience to climate change in the region:
a) Orientations for a connection aimed at regional and inter-provincial environmental protection and protection of environment in inter-provincial river basins and inter-provincial coastal areas;
b) Orientations for establishment of high biodiversity areas, important wetlands, important ecological landscapes, protected areas, biodiversity conservation facilities, inter-provincial biodiversity corridors;
c) Orientations for development of dikes and infrastructure serving natural disaster management in the region;
d) Orientations for spatial arrangement of regional and inter-provincial centralized waste treatment complexes, including their locations, scale, types of waste, expected technologies and operational area;
dd) Orientations for sustainable development of inter-provincial special-use forests, protection forests and production forests and development of forestry infrastructure;
e) Regulations on cooperation in riverbed gravel and sand exploration and extraction, river bed, bank and terrace protection; cooperation in water resource extraction and river basin water pollution control; cooperation in natural disaster management and resilience to climate change;
g) Regulations on cooperation in implementing regional environmental protection and management solutions.
8. Orientations for river basin water resource extraction and protection in the region:
a) Orientations for water function zoning; orientations for prioritized distribution of water in normal circumstances and in cases of drought or water shortage; orientations for standby water supply; orientations for water resource monitoring system and water extraction and use system; orientations for works serving regulation, extraction, use and development of water resources;
b) Orientations for solutions for protecting water resources, restoring polluted, degraded or exhaustible water resources to ensure their functions; orientations for system for monitoring water quality and discharge of wastewater into water resources;
c) Orientations for solutions for preventing and remedying damage caused by water.
9. A list of prioritized projects and their execution in order of priority:
a) Criteria for determining prioritized projects of the region during the planning period;
b) Justification for making a list of important projects of the region; their execution in proposed order of priority and proposed execution phases.
10. Solutions and resources for planning implementation:
a) Regional connection mechanisms and policies;
b) Solutions for raising investment;
c) Human resource development solutions;
d) Environmental, scientific and technological solutions;
dd) Solutions for managing and controlling urban and rural area development;
e) Solutions for organizing and supervising planning implementation.
11. Planning reports, including consolidated and brief reports, regional planning diagrams, maps and database.
A list and scale of regional planning maps specified in Section VIII Appendix I hereof.
Article 28. Contents of provincial planning
Provincial planning shall contain at least:
1. Analysis, assessment and forecasting of specific local factors and development conditions:
a) Geographic location, natural and social conditions, natural resources and environment;
b) The importance of the province for the region and country;
c) Region, country and international countries' factors and conditions affecting provincial development;
d) Risks and effects of natural disasters and climate change on the province.
2. Assessment of current socio-economic development, use of land and urban and rural systems:
a) Current economic development and development of agriculture, industry and services within the province; capability for mobilizing resources;
b) Status of social fields and sectors, including population, employment, health, education, culture, sports, science and technology;
c) Land potentials and current use of land by the province, reasonableness and efficiency in land use by the province;
d) Current development and conformity of spatial distribution and development of urban and rural area systems, dedicated areas, technical and social infrastructure within the province;
dd) Determination of deficiencies and limitations that need overcoming; analysis and assessment of strengths, weaknesses, opportunities and challenges.
3. Provincial development viewpoints and objectives and selection of provincial development plan:
a) Viewpoints on provincial development, arrangement of space for socio - economic activities, defense and security activities, infrastructure development, resource use and environmental protection within the province during the planning period;
b) Construction of provincial development scenarios and selection of a provincial development plan;
c) Overall objectives for provincial development for the planning that covers a period of 10 years with 20 - 30 year orientations;
d) Specific objectives and targets for socio - economic development, national defense and security assurance, infrastructure development, resource use and environmental protection associated with arrangement of space for provincial development during the planning period;
dd) Key tasks that need tackling and breakthroughs made by the province during the planning period.
4. Orientations for development of key sectors within the province:
a) Determination of key sectors and objectives for development thereof;
b) Arrangement of space for key sector development;
c) Proposed solutions for key sector development.
5. Selection of a plan to organize socio-economic activities:
a) Spatial arrangement of important works and projects, and protected areas specified in the national and regional planning within the province;
b) Formulation of a plan to connect provincial infrastructure system with national and provincial infrastructure systems;
c) Formulation of a plan for spatial arrangement of provincial socio-economic activities, determination of areas where the development is encouraged and restricted;
d) Proposed plan for spatial arrangement and connection of socio-economic activities within the province, regulations on cooperation in inter-district spatial arrangement and development;
dd) Selection of a plan for arrangement of space for development and allocation of resources to socio - economic activities, defense and security activities and provincial and inter-district environmental protection.
6. The contents specified in Points d, dd, e, g, h, i and k Clause 2 Article 27 of the Law on Planning.
7. Formulation of a plan to allocate and zone land by dedicated areas and type of land up to district level:
a) Orientations for use of land by the province during the planning period;
b) Determination of quotas for use of land by type, including those for use of land allocated by the national land use planning and use of land on demand from the province: land for cultivation of perennial plants; rural residential land; urban residential land; land for construction of office buildings; land for construction of office buildings of service providers; land for construction of diplomatic facilities; land used by industrial clusters; land for trading and service purposes; land used by non-agricultural producers; land for mining activities; land where historical - cultural sites/monuments exist; land where landscapes exist; land for provincial infrastructure development, including land for construction of cultural facilities, health facilities, educational and training institutions, physical training and sports facilities, land for transport, land for irrigation, land for construction of energy facilities, land for construction of posts and telecommunication works; land for construction of religious establishments; land for construction of cemeteries, funeral homes and crematoria;
c) Determination of quotas for use of land by dedicated areas, including agricultural production areas, forestry areas, tourism areas, protected areas, industrial development areas, urban areas, trade and service centers, rural residential areas;
d) Consolidation and balancing of land use demand, allocation and zoning of land specified in Point b of this Clause up to district level;
dd) Determination of area of land that needs appropriating to construct works and execute projects on use of land for the purposes specified in Articles 61 and 62 of the Law on Land No. 45/2013/QH13 during the planning period up to the district level.
e) Determination of area of land that need repurposing during the planning period as prescribed in Points a, b, c, d and e Clause 1 Article 57 of the Law on Land No. 45/2013/QH13 up to the district level;
g) Determination of area of unused land that is used during the planning period up to district level;
h) Creation of a provincial land use planning scheme map.
8. Inter-district and district construction planning scheme:
a) Determination of area, nature and key orientations for development of inter-districts and districts;
b) Arrangement of system of towns and commune center clusters on demand for production and population distribution in each inter-district and district;
c) Orientations about social and technical infrastructure by each inter-district and district.
9. Plan to protect environment, conserve nature and biodiversity within the province:
a) Principles of and regulations on cooperation in implementing provincial environmental protection and management solutions;
b) A plan for environmental zoning by areas that need strict protection, areas where emission is restricted and other areas that have been mentioned in the national environmental protection planning;
c) Determination of objectives and targets for provincial biodiversity conservation; names, geographic locations, scale, area, objectives, organization and solutions for management of high biodiversity areas, important wetlands, important ecological landscapes, biodiversity corridors, protected areas and biodiversity conservation facilities within the province;
d) A plan regarding locations, scale, types of waste, expected technologies and operational areas of national and regional centralized waste treatment complexes that have been mentioned in the national environmental protection planning within the province;
dd) A plan regarding the national, inter-provincial and provincial soil, water and air quality monitoring points, parameters and frequency that have been mentioned in the national comprehensive environmental monitoring planning;
e) A plan for sustainable development of special-use forests, protection forests and production forests and development of forestry infrastructure within the province;
g) Spatial arrangement of inter-district cemeteries and waste treatment complexes.
10. A plan to protect, extract and use resources within the province:
a) Zoning for extraction, use and protection of resources within the province;
b) Detailed delineation of mining areas, type of mineral to be explored and extracted and the progress in exploration and extraction; exploration and extraction areas that are limited by the straight lines connecting the points of closed angles shown on the topographic map of the national coordinate system at an appropriate scale.
11. A plan to extract, use and protect water resources, prevent and remedy damage caused by water:
a) Water function zoning; determination of rate and prioritized distribution of water in normal circumstances and in cases of drought or water shortage; determination of standby water supply; determination of water resource monitoring system and water extraction and use system; determination of works serving regulation, extraction, use and development of water resources;
b) Determination of solutions for protecting water resources, restoring polluted, degraded or exhaustible water resources to ensure their functions; determination of the system for monitoring water quality and discharge of wastewater into water resources;
c) Overall assessment of effectiveness and current effects of the solution for preventing and remedying damage caused by water; determination of solutions for increasing quality and effectiveness of prevention, remediation, warning, forecasting and minimization of damage caused by water.
12. A plan for natural disaster management and resilience to climate change within the province:
a) Zoning of risks of each type of natural disaster within the province;
b) Principles of and regulations on cooperation in implementing the natural disaster risk management solution;
c) Formulation of a plan for natural disaster management and resilience to climate change within the province;
d) Formulation of a plan for flood control on river routes with dikes, plan for development of systems of dikes and infrastructure serving natural disaster management within the province.
13. List of projects of the province and their execution in order of priority:
a) Criteria for determining prioritized projects of the province during the planning period;
b) Justification for making a list of important projects of the province; their execution in proposed order of priority and proposed execution phases.
14. Solutions and resources for planning implementation:
a) Solutions for raising investment;
b) Human resource development solutions;
c) Environmental, scientific and technological solutions;
d) Connection mechanisms and policies;
dd) Urban and rural area development management and control solutions;
e) Planning implementation supervision and organization solutions;
15. Planning reports, including consolidated and brief reports, provincial planning diagrams, maps and database.
A list and scale of provincial planning maps specified in Section IX Appendix I hereof.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực