Chương I: Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản Những quy định chung
Số hiệu: | 36/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/03/2020 | Ngày hiệu lực: | 10/05/2020 |
Ngày công báo: | 05/04/2020 | Số công báo: | Từ số 347 đến số 348 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức phạt xả nước thải chứa hóa chất độc hại vào nguồn nước
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Theo đó, quy định phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 90 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.
(Hiện hành mức phạt tiền là từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng).
Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước nếu gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
Lưu ý: mức phạt tiền trên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân (bao gồm hộ kinh doanh), mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Nghị định 36/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/05/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về hồ chứa và vận hành hồ chứa; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; vi phạm các quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.
4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
d) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu vực thăm dò khoáng sản là khoảng không gian giới hạn bởi diện tích theo bề mặt và chiều sâu được phép thăm dò ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản và phù hợp với đề án thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
2. Khu vực khai thác khoáng sản là khoảng không gian nằm trong biên giới kết thúc khai thác của mỏ được xác định trong Dự án đầu tư/Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc phạm vi ranh giới tọa độ, diện tích, độ sâu ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Mỏ đơn kim được hiểu là mỏ có khoáng sản kim loại trong đó chỉ phê duyệt trữ lượng kim loại của một trong các loại khoáng sản kim loại: sắt; mangan; titan; thiếc; wonfram; cromit; vàng; bạc; mỏ đa kim là mỏ có từ 02 loại khoáng sản kim loại có thể thu hồi trong quá trình khai thác, chế biến được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc công nhận là trữ lượng quy định tại Phụ lục I (nhóm 7 - các loại khoáng sản kim loại khác) của Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (dưới đây gọi chung là Nghị định số 67/2019/NĐ-CP). Các khoáng sản có giá trị và có thể thu hồi trong các mỏ đa kim gồm từ 02 trong số các kim loại sau: sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, wolfram, niken, coban, bismut, antimon, vàng, bạc và bạch kim.
4. Khoáng sản đá ốp lát là các đá có nguồn gốc magma, biến chất, trầm tích có độ nguyên khối ≥ 0,4 m3 bao gồm: granit, gabro, đá hoa, đá vôi trắng, đá hoa trắng; đá cảnh, đá mỹ nghệ có độ nguyên khối ≥ 0,1 m3; khoáng sản làm nguyên liệu xi măng bao gồm các loại đá làm nguyên liệu xi măng: đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá làm phụ gia xi măng và đá vôi, dolomit làm nguyên liệu sản xuất nung vôi công nghiệp được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP.
1. Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thực hiện đầy đủ biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; khắc phục tình trạng hạn hán, lũ lụt, thiếu nước; buộc thực hiện việc trám lấp giếng, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các giải pháp phục hồi môi trường khu vực khai thác;
b) Buộc xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún đất hoặc sự cố bất thường khác;
c) Buộc thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa; các biện pháp vận hành hồ chứa để đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ; các biện pháp vận hành, cắt giảm lũ cho hạ du; các biện pháp vận hành bảo đảm lưu lượng nước sau công trình trong mùa cạn hàng năm; các biện pháp vận hành đảm bảo mực nước tối thiểu của hồ chứa trong mùa cạn; các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ du hồ chứa;
d) Buộc khắc phục các thiệt hại đối với các hành vi vi phạm gây ra lũ, lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa;
đ) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;
e) Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;
g) Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò; phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò; buộc san lấp, cải tạo, phục hồi môi trường;
h) Thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn; phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); đúng trình tự khai thác; đúng hệ thống khai thác; đúng các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; đổ thải đúng vị trí đã xác định trong Thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt; đúng khung thời gian khai thác hoặc đúng số lượng, chủng loại thiết bị khai thác trong giấy phép hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép (đối với cát, sỏi lòng sông, suối, hồ);
k) Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra;
l) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;
m) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
n) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;
o) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;
p) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;
q) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền sử dụng thông tin về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nộp bổ sung phần tiền do chậm nộp;
r) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, cụ thể như sau:
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác nước cho sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác nước cho các mục đích sản xuất phi nông nghiệp khác với sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm bằng (=) tổng lượng nước khai thác nhân (x) giá bán nước sạch cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đối với lĩnh vực khoáng sản là toàn bộ số tiền tương ứng với tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản tính thuế tài nguyên (tấn, m3, kg,…) tại thời điểm xác định mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) đi chi phí trực tiếp để có được khối lượng khoáng sản đó.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước thì các khoản chi phí trên được trừ đi khi tính số lợi bất hợp pháp.
s) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm;
t) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.Bổ sung
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.Bổ sung
Chapter I
GENERAL
Article 1. Scope
1. This Decree provides for administrative violations, penalties, fines, remedial measures against administrative violations, the power to impose penalties against administrative violations and the power to make records of administrative violations against regulations on water resources and minerals.
2. Administrative violations against regulations on water resources prescribed in this Decree include: Violations against regulations on survey, planning, exploration, extraction and use of water resources; violations against regulations on reservoirs and operation of reservoirs; violations against regulations on water resource protection; violations against regulations on prevention and remediation of damage caused by water; violations against regulations on seeking opinions of residential communities and other violations against regulations on water resource management, which are specified in Chapter II of this Decree.
3. Administrative violations against regulations on minerals prescribed in this Decree include: Violations against regulations on mineral exploration and mining; violations against regulations on auctioning of mineral rights; violations against regulations on use of figures and results of geological surveys of minerals, and mineral exploration; violations against regulations on interests of local governments and people at places where minerals are mined; violations against regulations on protection of unmined minerals; violations against regulations on technical safety of mines and other violations pertaining minerals, which are specified in Chapter III of this Decree.
4. Other Government's Decrees on penalties for corresponding administrative violations shall apply to administrative violations pertaining water resources and minerals which are not regulated by this Decree.
Article 2. Regulated entities
1. This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals (hereinafter referred to as “entities”) that commit administrative violations against regulations on water resources and minerals within the territory, contiguous zones, exclusive economic zones and continental shelves of the Socialist Republic of Vietnam; the persons that have the power to record violations and the ones competent to impose penalties for administrative violations against regulations on water resources and minerals and relevant entities.
2. Organizations facing penalties for administrative violations regulated by this Decree include:
a) Business entities that are duly established under the Law on Enterprises and Law on Cooperatives, consisting of: Sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliates (including branches and representative offices), cooperatives, cooperative unions;
b) Foreign investors; foreign-invested business entities; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;
c) Regulatory authorities committing violations which are not within their assigned scope of management;
d) Socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations;
dd) Public service providers and other organizations established as per the law.
Article 3. Definitions
For the purposes of this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. “mineral exploration area” refers to a space limited by permissible surface area and depth which are stated in a mineral exploration license and conformable with the exploration project already appraised by a competent authority.
2. “mineral mining area” refers to a space within the boundary of a mine defined in the investment project/technical- and economic-based mining report suitable for the permissible mineral reserves included in the mining design within the boundaries of coordinates, area and depth stated in the mining license.
3. “single-metallic mine” refers to a mine that has only 01 metallic mineral and only metal reserves of one of the following metallic minerals are approved: iron; manganese; titanium; tin; wolfram; chromite; gold; silver; poly-metallic mine refers to a mine that has at least 02 metallic minerals that may be obtained during the mining and process and approved or recognized as reserves as specified in the Appendix I (group 7 – other metallic minerals) of the Government's Decree No. 67/2019/ND-CP dated July 31, 2019 (hereinafter referred to as “the Decree No. 67/2019/ND-CP”). Valuable minerals that may be obtained from poly-metallic mines include at least 02 of the following metals: iron, copper, lead, zinc, tin, wolfram, nickel, cobalt, bismuth, antimony, gold, silver and platinum.
4. “stone slabs” refer to magmatic, metamorphic and sedimentary rocks with a monolithic recovery of ≥ 0.4 m3, including granite, gabbro, marble, white limestone, white marble; ornamental stones and fine art stones with monolithic recovery of ≥ 0.1 m3; minerals used as cement materials, including all types of stones used as cement raw materials: cement limestone, cement clay, stones used as cement additives and limestone, dolomite used as raw materials for production of industrial lime specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP.
Article 4. Penalties and remedial measures
1. Primary penalties:
Any entity that commits administrative violations against regulations on water resources and minerals shall be liable to any of the following primary penalties:
a) A warning;
b) A fine.
The maximum fine for an administrative violation against regulations on water resources incurred by an individual is VND 250,000,000; that incurred by an organization is VND 500,000,000. The maximum fine for an administrative violation against regulations on minerals incurred by an individual is VND 1,000,000,000; that incurred by an organization is VND 2,000,000,000.
c) Suspension of the license to explore or extract water resources, the license to discharge wastewater into water bodies; the groundwater drilling license; the mineral exploration license or the mining license for 01 – 24 months.
2. Additional penalties:
Depending on the nature and severity of the violation, the entity who commits administrative violations regulated by this Decree may also incur one or several additional penalties below:
a) Suspension of the license to explore or extract water resources, the license to discharge wastewater into water bodies; the groundwater drilling license; the mineral exploration license or the mining license for 01 – 24 months;
b) Suspension of the formulation and/or realization of water resources projects/schemes; suspension of the exploration or extraction of water resources, exploration or mining of minerals for 01 – 12 months;
c) Confiscation of the exhibits and/or specimens which are minerals, and instrumentalities used for committing administrative violations.
Additional penalties shall be only applied in association with primary penalties.
3. Remedial measures:
In addition to primary and additional penalties, an entity that commits administrative violations may be liable to one or some remedial measures mentioned below:
a) Enforced implementation of remedial measures against environmental pollution, degradation and depletion of water resources; enforced implementation of measures to prevent environmental pollution and adverse impacts on human health; enforced implementation of remedial measures against droughts, floods and water scarcity; enforced filling and sealing of boreholes and implementation of measures to protect unmined minerals and measures for environmental remediation of mining areas;
b) Enforced adoption of remedial measures against land subsidence or other emergencies;
c) Enforced compliance with reservoir operation procedures; enforced implementation of measures to lower the water level of reservoir to the water level before flood; measures to operate reservoirs to reduce floods hitting lowlands; measures to operate reservoirs to ensure annual low-water flow after operation of works during dry season; measures to operate reservoirs to maintain the minimum water level of reservoir during dry season; and remedial measures against water scarcity in lower reservoirs;
d) Enforced compensation for damage if violations cause floods influencing production and daily activities of the people in lowland of the reservoir;
dd) Enforced implementation of measures for land restoration and environmental remediation;
e) Enforced leveling of exploration works; implementation of measures for unmined mineral protection and environmental remediation, and transfer of mineral specimens and its related information to mineral authorities;
g) Enforced leveling of exploration works and environmental remediation within explored area beyond the licensed exploration area; enforced remediation of environment in the explored area; enforced performance of leveling, environmental improvement and remediation activities;
h) Enforced implementation of measures to bring mined areas beyond the licensed mining area to safe state; enforced restoration of land in conformity with mine closure project approved by the competent authority;
i) Enforced mining of minerals using the mining methods specified in the mining license; mine opening and preparation systems (for underground mining), opening systems (for open-cast mining); mining procedures; mining systems; parameters of a mining system, including bench height and bench face angle; enforced dumping of waste at designated locations mentioned in the approved mine design/economic and technical report; within mining time frame or in quantity or with mining equipment specified in the license or written permission granted by the competent authority (regarding river, stream and lake bed sand and gravel);
k) Enforced implementation of measures to renovate environmental protection works, remedial measures against environmental pollution and/or infrastructure damage caused by the mining in excess of permitted mining output;
l) Enforced implementation of remedial measures against technical infrastructure damage; enforced upgrading, repair and maintenance, and construction of roads;
m) Enforced restoration of original condition which has been changed by violations;
n) Enforced transfer of mineral specimens and mineral-related information to mineral authorities;
o) Enforced leveling or demolition of illegally built works; enforced demolition or relocation of obstacles to flows; enforced movement of machinery, equipment and/or assets to out of the mineral exploration/mining areas;
p) Enforced correction of falsified information and data because of violations;
q) Enforced payment of fees for using mineral-related information as notified by regulatory authorities, and late payment fines to state budget.
r) Enforced return of illegal benefits obtained from violations. To be specific:
If an entity extracts water for purposes of producing hydroelectric power, and producing and trading domestic water, the illegal benefit obtained from a violation against regulations on water resources equals total value of water extracted minus (-) the extraction cost. If an entity extracts water for purposes of non-agricultural production other than those of production of hydroelectric power and production of and trading in domestic water, the illegal benefit obtained from a violation equals (=) total quantity of water extracted multiplied by (x) prices of domestic water for production and trading in a province minus (-) the extraction cost.
The illegal benefit obtained from a violation against regulations on minerals equals the total value of minerals mined multiplied by (x) the unit price (VND/tonne, m3, kg, etc.) applicable at the extraction time minus (-) the mining cost.
If the entity has paid fees for granting the water extraction right or mining right, severance tax, environmental protection fees and other fees and charges, the abovementioned payments shall be deducted upon calculation of the illegal benefit.
s) Enforced payment of fees for expert examination, inspection and measurement if any violation is committed;
t) Enforced implementation of measures to improve and remediate environment of the mined area, and measures to bring mining areas to the safe state.
Article 5. Maximum fines
1. The fines prescribed in Chapter II and Chapter III hereof are imposed for administrative violations committed by individuals. Fines imposed on household businesses are the same as those imposed on individuals. The fine incurred by an organization is twice as much as the fine incurred by an individual for the same violation.
2. The maximum fines imposed by persons specified in Articles 63, 64, 65, 66, 67 and 68 hereof are incurred by individuals. The maximum fines they may impose upon organizations are twice as much as the fines incurred by individuals.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực