Chương 7 Nghị định 35/2003/NĐ-CP: Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 35/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 16/05/2003 |
Ngày công báo: | 01/05/2003 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình;
2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;
4. Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
5. Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
6. Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy; thống kê, báo cáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
Bộ Công an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc;
2. Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy;
3. Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
4. Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy; giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền;
5. Thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, thiết kế; nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định, cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn phương tiện và đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;
6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;
7. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xây dựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn hàng ngày;
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy;
10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy;
11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
12. Tổ chức và kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
13. Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thực hiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:
a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;
b) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;
d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia;
f) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;
g) Thống kê, báo cáo ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau:
a) Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính các hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;
b) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;
c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố;
d) Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;
đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;
e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;
g) Tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy;
h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, GOVERNMENT-ATTACHED AGENCIES AND PEOPLE’S COMMITTEES AT ALL LEVELS FOR FIRE PREVENTION AND FIGHTING ACTIVITIES
Article 45.- Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies
The ministries, the ministerial-level agencies and the Government-attached agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Public Security in organizing the implementation of the fire prevention and fighting work and have the following specific tasks:
1. To promulgate legal documents and regulations on fire prevention and fighting within the scope of their respective management and powers;
2. To coordinate with the Ministry of Public Security in organizing the implementation of law provisions on fire prevention and fighting;
3. To organize the propagation and education of legislation on, and provide guidance on the knowledge about, fire prevention and fighting; direct the building and maintenance of mass movement for fire prevention and fighting;
4. To direct the investment of funding in fire prevention and fighting activities, equipment of fire prevention and fighting means;
5. To direct the organization of fire fighting and overcoming of fire consequences;
6. To arrange forces for the performance of fire prevention and fighting tasks; to make statistics and reports on fire prevention and fighting to the Government and the Ministry of Public Security.
Article 46.- Responsibilities of the Ministry of Public Security
The Ministry of Public Security shall have the responsibility to exercise the uniform State management over fire prevention and fighting throughout the country and perform the following tasks:
1. To propose and organize the implementation of fire prevention and fighting strategies, plannings and plans nationwide;
2. To propose the promulgation of or to promulgate legal documents on fire prevention and fighting; to guide and organize the implementation of and inspect the observance of fire prevention and fighting regulations;
3. To guide and direct the propagation and education of legislation and knowledge on fire prevention and fighting, build the mass movement for participation in fire prevention and fighting activities;
4. To perform the work of specialized fire prevention and fighting inspection; to settle complaints and denunciations related to the field of fire prevention and fighting, which fall under its jurisdiction.
5. To appraise and approve the fire prevention and fighting for projects, designs; to test and accept construction works regarding the fire prevention and fighting; to expertise, grant and withdraw certificates of means safety and of full qualifications for fire prevention and fighting;
6. To perform the work of investigation and handling of fires and handle violations of regulations on fire prevention and fighting;
7. To guide and direct the organization of fire-fighting standby, to draw up and practice fire fighting plans; to perform the tasks of daily rescue and salvage;
8. To elaborate and organize the implementation of, projects on investment in the equipment of fire prevention and fighting means for the fire prevention and fighting police force; to promulgate and organize the implementation of, regulations on equipment and use of fire prevention and fighting means;
9. To build the fire prevention and fighting police force; to organize the training of fire prevention and fighting professionals;
10. To organize the research into, dissemination and application of scientific and technological advances in the field of fire prevention and fighting;
11. To organize the system of information on management, direction and administration of fire prevention and fighting activities;
12. To organize and inspect the fire and explosion insurance activities in association with fire prevention and fighting activities;
13. To submit to the Government the participation in international organizations, the conclusion of or accession to international treaties on fire prevention and fighting activities; to carry out international activities related to fire prevention and fighting activities according to competence.
Article 47.- Responsibilities of the People’s Committees at all levels
1. The People’s Committees of the provincial or district level shall, within the ambit of their tasks and powers, have to perform the function of State management over fire prevention and fighting in their respective localities, and have the following specific tasks:
a) To promulgate regulations on fire prevention and fighting in their localities;
b) To direct, inspect and organize the implementation of law provisions on fire prevention and fighting in their localities; to administratively handle acts of violating the regulations on fire prevention and fighting according to their competence;
c) To guide and direct the propagation and education of legislation and knowledge on fire prevention and fighting to people, to build mass movement for fire prevention and fighting;
d) To invest budget in fire prevention and fighting activities; to equip fire prevention and fighting means;
e) To plan locations and propose land allocation and build camps for the fire prevention and fighting police force;
f) To direct the elaboration and practice of fire fighting plans requiring the mobilization of large forces and means;
g) To direct the organization of fire fighting and overcoming of fire consequences;
h) To make statistics and reports on fire prevention and fighting to the superior People’s Committees, the Government and the Ministry of Public Security.
2. The commune-level People’s Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, have the responsibility to perform the State management over fire prevention and fighting in their respective localities and have the following specific tasks:
a) To direct, inspect and organize the implementation of law provisions on fire prevention and fighting in their respective localities; to ensure fire prevention and fighting safety conditions for population quarters; to administratively handle acts of violating the regulations on fire prevention and fighting according to competence;
b) To organize the propagation, guidance and education of legislation and knowledge on fire prevention and fighting, to build up the mass movement for fire prevention and fighting;
c) To organize the management of civil defense teams in villages, hamlets, urban population groups;
d) To invest funding in fire prevention and fighting activities; to equip fire prevention and fighting means for civil-defense teams according to regulations;
e) To ensure conditions on fire alarm information, roads and water sources in service of fire fighting;
f) To direct the elaboration and practice of fire-fighting plans;
g) To organize fire fighting and handle the fire consequences;
h) To make statistics and reports on fire prevention and fighting to the district-level People’s Committees.