Chương 2 Nghị định 35/2003/NĐ-CP: Phòng cháy
Số hiệu: | 35/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 16/05/2003 |
Ngày công báo: | 01/05/2003 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Phòng cháy và chữa cháy gồm nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác quy định tại Phụ lục 1 Nghị định này.
1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;
c) Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
d) Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
e) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định;
h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Đối với cơ sở khác thì thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.
3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này trước khi đưa vào hoạt động phải được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy", thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy".
1. Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư.
2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.
3. Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượng theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có giải pháp chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy theo quy định; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
6. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
1. Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
3. Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình và bảo đảm về số lượng, chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Công an.
1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện;
b) Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương tiện; đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền;
d) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng dầu, chất lỏng dễ cháy khác, khí cháy, vật liệu nổ, hoá chất có nguy hiểm cháy, nổ phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải và cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm sau khi Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.
3. Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Phụ lục số 1 Nghị định số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ phải có "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" do Bộ Công an cấp.
Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và thẩm quyền cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ".
Khi lập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, các lô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt, khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư và công trình xung quanh;
2. Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng bảo đảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữa cháy;
3. Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy, thông tin báo cháy;
4. Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảo đảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an;
5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
Khi lập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau:
1. Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh;
2. Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình này với công trình khác;
3. Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trình và bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
4. Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa, lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người, thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy;
5. Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy;
6. Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảo đảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của công trình;
7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.
1. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoản kinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ việc lập dự án, thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quy hoạch, dự án đầu tư và thiết kế công trình.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an quy định định mức kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư và xây dựng.
1. Dự án, công trình hay hạng mục công trình (sau đây gọi chung là công trình) quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này thuộc mọi nguồn vốn đầu tư khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiết kế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công.
Công trình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải có thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mục các dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này cho phù hợp.
2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền chịu trách nhiệm thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án quy hoạch, dự án xây dựng và thiết kế công trình quy định tại khoản 1 Điều này theo nội dung quy định tại Điều 15 Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 13 hoặc Điều 14 của Nghị định này. Văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng. Bộ Công an quy định phân cấp thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo;
b) Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 của Nghị định này.
Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.
4. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành đồng thời với việc thẩm duyệt về xây dựng. Thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a) Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;
b) Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình nhóm A; không quá 20 ngày làm việc đối với công trình thuộc nhóm B, C.
Phân nhóm dự án công trình A, B, C tại điểm này thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
5. Kinh phí cho việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốn đầu tư của dự án, công trình.
Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công an quy định mức phí và lệ phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
1. Cơ quan thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:
a) Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sử dụng công trình;
b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;
c) Tham gia nghiệm thu công trình.
a) Trình hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này;
b) Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trường hợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được thẩm duyệt lại;
c) Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình;
d) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ công trình trong suốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng.
3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:
a) Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt;
b) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ thuộc phạm vi quản lý của mình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình;
c) Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu công trình và tham gia nghiệm thu công trình.
4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:
a) Thẩm duyệt các nội dung, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, quy định của pháp luật và phải bảo đảm thời hạn thẩm duyệt quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định này;
b) Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắp đặt; kiểm tra việc thi công, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo đúng thiết kế đã được duyệt; kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu công trình;
c) Tham gia nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
Công trình xây dựng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình. Nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao công trình; riêng đối với các bộ phận của công trình khi thi công bị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để chủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng.
1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo các nội dung sau đây:
a) Việc thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và các điều có liên quan của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật;
b) Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng quy định tại các Điều 3, 4, 5, các điều có liên quan của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật;
c) Việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo chế độ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.
3. Trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
a) Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiện giao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình theo chế độ kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình;
c) Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối với các đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.
4. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng cháy và chữa cháy được hiểu như sau:
a) Nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ là trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ;
b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là những vi phạm nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khi xảy ra cháy, nổ có thể gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
c) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là vi phạm có thể dẫn đến cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền yêu cầu khắc phục và đã bị xử phạt hành chính mà không khắc phục.
2. Việc tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó. Khi hoạt động của bộ phận hoặc của toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tác động ảnh hưởng mà xuất hiện nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ thì cũng bị tạm đình chỉ hoạt động.
3. Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khả năng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phục vi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày. Hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy chưa được khắc phục thì được xem xét gia hạn tạm đình chỉ tiếp nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt, khi hết thời gian gia hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa được khắc phục vì lý do khách quan thì người ra quyết định tạm đình chỉ báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn tiếp hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được khắc phục thì được phép phục hồi hoạt động.
5. Quyết định tạm đình chỉ hoạt động và quyết định phục hồi hoạt động được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời thì trong thời gian ngắn nhất phải thể hiện quyết định đó bằng văn bản. Trường hợp người có thẩm quyền sau khi ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy được loại trừ hay khắc phục nhanh thì có thể ra quyết định phục hồi hoạt động bằng lời.
Người đứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiển hoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyết định tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.
6. Thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước; trường hợp đặc biệt thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;
b) Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình được quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân;
d) Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp có thẩm quyền;
đ) Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.
7. Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Quyết định tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định phục hồi hoạt động trở lại"; thủ tục tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.
1. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.
2. Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 20 của Nghị định này có quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với đối tượng nào thì được quyền đình chỉ hoạt động đối với đối tượng đó.
3. Bộ Công an quy định mẫu "Quyết định đình chỉ hoạt động" và thủ tục đình chỉ hoạt động.
Article 8.- Establishments prone to fires and explosions
Fire and/or explosion-prone establishments prescribed in Clause 4, Article 3 of the Law on Fire Prevention and Fighting include factories, enterprises, storehouses, working offices, hospitals, schools, theatres, hotels, marketplaces, trade centers, army barracks and other works prescribed in Appendix 1 to this Decree.
Article 9.- Fire prevention and fighting safety conditions for establishments
1. Establishments which are arranged in certain areas, have managers, operate and need independent fire prevention and fighting plans must satisfy the following fire prevention and fighting safety conditions:
a) Having regulations, internal rules, ban signals, signboards, diagrams or instruction boards on fire prevention and fighting, escapes, suitable to the characteristics and nature of their operations;
b) Having regulations on, and assigning responsibilities and tasks for, fire prevention and fighting at the establishments;
c) Having written approval of fire prevention and fighting for projects which require fire prevention and fighting designs and approval;
d) The electric system, electric equipment, lightning-arresting systems, places where flame is used or heat is generated must ensure fire prevention and fighting safety;
e) Having fire prevention and fighting technical process suitable to their production, business or service conditions;
f) Having the grassroots fire prevention and fighting forces trained in fire prevention and fighting operations and organized to be ready for fire fighting, meeting the on-spot fire-fighting demands; having the fire fighting and escape plans already approved by competent authorities;
g) Having fire-alarming, fire-fighting and fire-checking systems, other fire prevention and fighting means, human rescue means, suitable to the nature and characteristics of the establishments, ensuring the quantity, quality and operations thereof as provided for by the Ministry of Public Security as well as fire prevention and fighting standards; having traffic, water supply, communications and information systems in service of fire fighting at the establishments as provided for;
h) Having dossiers on management and monitoring of fire prevention and fighting activities as provided for.
2. For other establishments, the fire prevention and fighting safety conditions prescribed in Clause 1 of this Decree shall be met in conformity with the scale and nature of operation of those establishments.
3. The fire prevention and fighting safety conditions prescribed in Clause 1 of this Article must be met and maintained throughout the process of operation. For establishments prescribed in Appendix 2 to this Decree, before being put into operation, they must be certified by the Fire Prevention and Fighting Police Department or Fire Prevention and Fighting Police Sections of the provincial-level Police Departments as having fully satisfied the fire prevention and fighting conditions.
The Ministry of Public Security shall specify the form of "fire prevention and fighting condition satisfaction certificate" and the procedures for the granting thereof.
Article 10.- Fire prevention and fighting safety conditions for population quarters
1. Having regulations and internal rules on fire prevention and fighting, on the use of electricity, the use of flame, flammables and explosion-prone substances; having ban signals, signboards, diagrams or instruction boards on fire prevention and fighting, escapes, suitable to the characteristics of the population quarters.
2. Having the approved fire prevention and fighting designs, for newly constructed population quarters.
3. The electric system must ensure the fire prevention and fighting safety standards.
4. Having fire prevention and fighting means with quantity and quality prescribed by the Ministry of Public Security and up to the fire prevention and fighting standards; having measures against spread of fires; having traffic systems and water sources in service of fire fighting as provided for; having fire-fighting, escape plans already approved by competent authorities.
5. Having civil-defense forces trained in fire prevention and fighting operations and organized to be ready to fight fires, meeting the on-spot fire-fighting requirements.
6. Having dossiers on management and monitoring of fire prevention and fighting activities as provided for by the Ministry of Public Security.
Article 11.- Fire prevention and fighting safety conditions for family households
1. Cooking places, worshipping places, places of flame or heat sources, flame- or heat-generating equipment, electric systems and electric equipment must ensure fire prevention and fighting safety.
2. Assets, supplies, flammables must be stored, arranged, preserved and used strictly according to regulations on fire prevention and fighting safety.
3. Having anticipations of fire circumstances, escape and fire-fighting measures; having fire-fighting means suitable to the characteristics of activities of the family households and ensuring their quantity and quality under the guidance of the Ministry of Public Security.
Article 12.- Fire prevention and fighting safety conditions for motorized traffic means
1. Motorized traffic means with 4 seats or more, motorized traffic means carrying fire and/or explosion-prone dangerous substances or commodities must ensure and maintain the following fire prevention and fighting safety conditions:
a) Having regulations, internal rules, ban signals, signboards, diagrams or instruction boards on fire prevention and fighting, escapes, suitable to the characteristics and nature of the means’ operations;
b) The means-operating process, the electric systems, the fuel systems, the arrangement of people, supplies and commodities onboard the means must ensure fire prevention and fighting safety;
c) Operators of motorized traffic means must learn about the fire prevention and fighting know-hows in the course of training for being granted the driving licenses; for motorized traffic means operators enjoying responsibility allowances and persons who operate, work onboard and work as attendants on motorized traffic means with 30 seats or more, or on special-use traffic means carrying fire- and/or explosion- prone dangerous substances or commodities must have certificates of training in fire prevention and fighting operations, issued by competent fire-fighting police offices;
d) Having fire-fighting means suitable to the means’ requirements, natures and characteristics, ensuring the quantity, quality and operations thereof under the regulations of the Ministry of Public Security and the fire prevention and fighting standards.
2. Motorized traffic means with special requirements on fire prevention and fighting safety, including special-use ships, trains used for transportation of passengers, petroleum, other flammable liquids, gas, explosive materials, fire- and/or explosion-prone chemicals must be approved in term of fire prevention and fighting when they are newly built or transformed, and the registries shall grant registration and inspection certificates only after the Fire Prevention and Fighting Police Department or Fire Prevention and Fighting Police Sections of the provincial-level Police Departments certify the full satisfaction of fire prevention and fighting conditions.
3. Motorized traffic means, when carrying fire- and/or explosion-prone substances or commodities of types 1, 2, 3, 4 and 9 prescribed in Appendix 1 to Decree No. 13/2003/ND-CP of February 19, 2003 of the Government, must have permits for transportation of fire-and/or explosion-prone substances or commodities, issued by the Ministry of Public Security.
The Ministry of Public Security shall specify the form of, the procedures and competence for granting, "permits for transportation of fire-and/or explosion-prone substances, commodities."
Article 13.- Fire prevention and fighting requirements upon the elaboration of plannings or projects on construction or renovation of urban centers, population quarters, special economic zones, industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks
Upon the elaboration of plannings, projects on construction or transformation of urban centers, population quarters, special economic zones, industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks, there must be fire prevention and fighting designing solutions, ensuring the following contents:
1. Locations for construction of works, work clusters, arrangement of land plots and housing blocks must ensure to combat fire spread, minimize the harms of heat, smoke and noxious gas emitted from the fires for surrounding population quarters and works;
2. Traffic systems and space must be designed with enough sizes and load capacity for motorized fire-fighting means to deploy fire-fighting activities;
3. The water supply systems must ensure the supply of water for fire fighting; the information and communications system, electricity supply system must ensure the service for fire-fighting activities, fire-alarming communications;
4. Arranging locations for building up fire prevention and fighting units at central areas convenient for traffic, information and communications and large enough for activities of combat readiness, drills, preservation, maintenance of fire-fighting means as provided for by the Ministry of Public Security;
5. The projects must contain estimates of funding for fire prevention and fighting work items.
Article 14.- Fire prevention and fighting requirements upon the project elaboration and project construction designs
Upon the elaboration of projects and designs for construction, renovation or changing the utility of projects, there must be fire prevention and fighting designing solutions ensuring the following contents:
1. The locations for construction of projects must ensure fire prevention and fighting safety distance for surrounding works;
2. The fire-resistance degree or extent of projects must conform to the scale and nature of operations of the projects; having solutions to check fires and combat fire spread between project items and between projects;
3. Manufacturing technologies, electric systems, lightning-arresting system, and anti-explosion systems of projects as well as machinery, equipment and supplies must be arranged to ensure the fire prevention and fighting safety requirements;
4. The fire escape system comprises doors, passages, corridors, common elevators, doors, passages and escape stairs, equipment for lighting and directing exits, ventilation and smoke blowing equipment, rescue equipment, signaling equipment, ensuring fast and safe escapes upon fire occurrence;
5. Traffic systems, parking lots in service of the operations of motorized fire-fighting means must ensure prescribed sizes and load capacity; the system of water supply for fire fighting must ensure the requirements of serving the fire fighting;
6. Fire-alarming system, fire-fighting system and other fire-fighting means must be enough, the installation locations and technical parameters must conform with the characteristics and nature of operation of the projects;
7. The projects and designs must contain estimates of funding for fire prevention and fighting project items.
Article 15.- Fire prevention and fighting fundings in investment and construction
1. The fire prevention and fighting fundings in investment and construction shall include fundings for fire prevention and fighting project items prescribed in Articles 13 and 14 of this Decree and other fundings for the elaboration of projects, designs, appraisal and approval, experimentation, testing, construction, test and acceptance of fire prevention and fighting items. The fire prevention and fighting funding in investment and construction must be arranged right at the stage of elaboration of planning projects, investment and work design projects.
2. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Construction and the Ministry of Public Security in prescribing norms for fire prevention and fighting fundings in investment and construction.
Article 16.- Fire prevention and fighting designs, appraisal and approval
1. Projects, works or work items (hereinafter referred collectively to as works) prescribed in Appendix 3 to this Decree belonging to all investment capital sources, when being newly constructed, renovated or utility-related changed, must have fire prevention and fighting designs made by fully capable agencies and must be appraised and approved in term of fire prevention and fighting before the construction thereof.
Works not on the list prescribed in Appendix 3 to this Decree, when being newly constructed, renovated or utility-related changed, must also have designs ensuring the fire prevention and fighting requirements prescribed by law, but shall not be subject to appraisal and approval in term of fire prevention and fighting.
Basing itself on the socio-economic development situation in each period, the Ministry of Public Security shall submit to the Prime Minister for decision appropriate supplements and amendments to the list of projects and works requiring designs and appraisal and approval in term of fire prevention and fighting prescribed in Appendix 3 to this Decree.
2. The competent Fire Prevention and Fighting Police Offices shall be responsible for appraisal and approval of fire prevention and fighting for planning projects, work construction and designing projects prescribed in Clause 1 of this Article according to the contents prescribed in Article 15 of the Law on Fire Prevention and Fighting and Article 13 or 14 of this Decree. The written fire prevention and fighting appraisal and approval shall serve as one of the bases for the competent agencies to approve projects, designs and grant construction permits. The Ministry of Public Security shall prescribe the decentralization of fire prevention and fighting appraisal and approval.
3. A fire prevention and fighting appraisal and approval dossier includes:
a) The written request for fire prevention and fighting appraisal and approval, made by the investor; where the investor authorizes another unit to do it, the letter of authorization must be enclosed therewith;
b) The copies of the investment license and planning certificate or location agreement of the competent State management body;
c) Drawings and explanations expressing contents of fire prevention and fighting requirements prescribed in Article 13 or 14 of this Decree.
A fire prevention and fighting appraisal and approval dossier shall be made in 3 sets; it the dossiers are made in foreign language(s), the Vietnamese translations thereof must be enclosed therewith and the dossiers must be certified by the investors.
4. The fire prevention and fighting appraisal and approval shall be conducted simultaneously with the construction appraisal and approval. The fire prevention and fighting appraisal and approval time limit shall be counted from the time of receiving the complete and valid dossiers and prescribed as follows:
a) Not exceeding 20 working days for planning projects, construction projects;
b) Not exceeding 30 working days for technical designs of Group A projects; not exceeding 20 working days for projects of Group B or C.
The classification of projects in Groups A, B and C at this Point shall comply with the current Regulation on investment and construction management.
5. Fundings for fire prevention and fighting appraisal and approval shall be determined in the investment capital of projects, works.
The Finance Ministry shall consult with the Ministry of Public Security in determining charge and fee levels for fire prevention and fighting appraisal and approval.
Article 17.- Responsibilities of designing agencies, investors, construction contractors and Fire Prevention and Fighting Police Offices in investment and work construction
1. The fire prevention and fighting designing agencies have the responsibilities:
a) To design to ensure the fire prevention and fighting requirements; take responsibility for the designing product quality in the period of work construction and use;
b) To exercise the author’s supervision in the course of work construction and installation;
c) To participate in test and acceptance of works.
2. The investors have the responsibilities:
a) To submit the fire prevention and fighting appraisal and approval dossiers prescribed in Clause 3, Article 16 of this Decree;
b) To organize the construction according to the appraised and approved designs. In case of change in fire prevention and fighting designs and equipment in the course of construction, the investors must explain or make supplementary designs which must be re-appraised and approved;
c) To organize the inspection and supervision of work construction and test as well as acceptance;
d) To ensure safety on work fire prevention and fighting and explosion prevention throughout the process of construction till the works are tested, accepted and put to use.
3. The construction contractors have the responsibilities:
a) To conduct construction according to the appraised and approved designs;
b) To ensure fire prevention and fighting safety, explosion prevention in areas under their management throughout the process of construction and installation till the works are handed over;
c) To compile dossiers on construction completion, to prepare documents in service of the work test and acceptance and to participate in work test and acceptance.
4. The Fire Prevention and Fighting Police Offices have the responsibilities:
a) To appraise and approve fire prevention and fighting contents and requirements for projects and designs strictly according to standards and law provisions and must ensure the appraisal and approval time limits prescribed in Clause 4, Article 16 of this Decree;
b) To expertise fire prevention and fighting equipment and means before they are installed; to inspect the construction and installation of fire prevention and fighting equipment according to the approved designs; to check fire prevention and fighting safety in the process of work construction, test and acceptance;
c) To join in the pre-acceptance tests of works and issue fire prevention and fighting test and acceptance for works which are subject to fire prevention and fighting appraisal and approval.
Article 18.- Fire prevention and fighting test and acceptance
Construction works which have been appraised and approved in term of fire prevention and fighting must be subject to pre-acceptance test of fire prevention and fighting before the investors proceed with the test and acceptance of works. The fire prevention and fighting test and acceptance covers the test and acceptance of each part, each stage, each item and the test, acceptance and hand-over of the entire works; for hidden parts of works, they must be tested and accepted before proceeding to next jobs.
The fire prevention and fighting test and acceptance documents shall serve as one of the bases for the investors to test and accept, settle and put the works to use.
Article 19.- Inspection of fire prevention and fighting safety
1. The inspection of fire prevention and fighting safety shall be carried out with the following contents:
a) The satisfaction of fire prevention and fighting safety conditions by each of the subjects defined in Articles 9, 10, 11, 12 and other relevant articles of this Decree and other law provisions;
b) The fulfillment of fire prevention and fighting responsibility by each of the subjects defined in Articles 3, 4, 5 and relevant articles of this Decree and other law provisions;
c) The observance of standards and law provisions on fire prevention and fighting as well as fire prevention and fighting requests of competent persons or agencies.
2. The fire prevention and fighting safety inspection shall be conducted according to the regime of regular, periodical and unexpected inspections.
3. The responsibilities for fire prevention and fighting safety inspection are prescribed as follows:
a) The establishment heads, the commune-level People’s Committee presidents, motorized traffic means owners, forest owners, family masters shall have to organize the fire prevention and fighting safety inspection in areas under their respective management according to the inspection regime prescribed in Clause 2 of this Article;
b) The heads of agencies or organizations, the presidents of the People’s Committees of the district or higher level have the responsibility to organize the fire prevention and fighting safety inspection according to the regime of periodical and unexpected inspections within areas under their respective management;
c) The fire prevention and fighting police offices have the responsibilities to inspect the fire prevention and fighting safety quarterly, for establishments exposed to fire and explosion dangers and motorized traffic means requiring special fire prevention and fighting safety; biannually or annually for remaining subjects; and unexpectedly upon the appearance of signs of fire prevention and fighting dangers or unsafety or violations of regulations on fire prevention and fighting safety and upon special protection requests.
4. The Ministry of Public Security shall specify the procedures for fire prevention and fighting safety inspection.
Article 20.- Suspension and extended suspension of operations of establishments, motorized traffic means, activities of family households and/or individuals, that fail to ensure fire prevention and fighting safety, and restoration of operations and acitvities
1. Cases of operation suspension prescribed in Clause 1, Article 29 of the Law on Fire Prevention and Fighting are construed as follows:
a) Direct fire and/or explosion dangers means the appearance in the fire and/or explosion danger environment of flame or heat sources or the appearance of fire and/or explosion danger environment when flame or heat sources are available;
b) Particularly serious violations of regulations on fire prevention and fighting mean violations which, if not being stopped in time, may lead to direct fire and/or explosion dangers or may cause particularly serious consequences upon the occurrence of fires or explosions;
c) Serious violations of regulations on fire prevention and fighting means the violations which may lead to fires and/or explosions with serious consequences which are requested by competent State management bodies in charge of fire prevention and fighting to be overcome, but have not yet been overcome though administrative sanctions were imposed.
2. The suspension of operations of establishments, motorized traffic means and/or activities of family households and individuals as prescribed in Clause 1 of this Article is limited within the smallest scope and effected according to the principle that suspension shall be effected only on activities in domains where the direct fire and/or explosion dangers have emerged or where the violations of fire prevention and fighting regulations are committed. When the operations of sections or entire establishments, motorized traffic means and activities of family households and individuals are affected and the direct fire and/or explosion dangers emerge, such operations and activities shall also be suspended.
3. The operation or activities suspension duration is determined on the basis of the conditions and capabilities to eliminate the direct fire and/or explosion dangers, the capabilities to redress the violations of fire prevention and fighting regulations, but must not exceed 30 days. If past the operation or activities suspension time limit the direct fire and/or explosion dangers have not yet been eliminated or the violations of the fire prevention and fighting regulations have not yet been redressed, the extended suspension shall be considered, but must not exceed 30 days. In special cases where the duration of extended suspension of operation has expired while the direct fire and/or explosion dangers have not yet been eliminated or the violations of the fire prevention and fighting regulations have not yet been redressed, the persons who issued the suspension decisions shall report such to the competent superior authorities who shall consider and decide on further extension or handle such cases according to law provisions.
4. During the operation or activities suspension, if the direct fire and/or explosion dangers are eliminated or the violations of the fire prevention and fighting regulations are redressed, the operation shall be restored.
5. The operation or activities suspension decisions and the operation restoration decisions shall be expressed in writing or verbally; where the competent persons make verbal decisions, such decisions must be expressed in writing within the shortest time. In cases where after the competent persons make verbal decisions the direct fire and/or explosion dangers are eliminated or the violations of the fire prevention and fighting regulations are redressed, they may make verbal decisions on operation restoration.
The heads of establishments, agencies, organizations or family households, the motorized traffic means operators or owners and individuals, when receiving the suspension decisions, must strictly abide by them and have the responsibility to eliminate the direct fire and/or explosion dangers or redress the violations of the fire prevention and fighting regulations within the shortest time.
6. Competence to suspend operation, extend operation suspension and restore operation is stipulated as follows:
a) The Minister of Public Security or authorized persons are entitled to decide on suspension of operations of establishment sections or entire establishments or motorized traffic means and activities of family households or individuals nationwide; the special cases shall be reported to the Prime Minister for decision;
b) The People’s Committee presidents at all levels are entitled to decide on suspension of establishment sections, entire establishments, motorized traffic means, activities of family households or individuals falling within the scope of their respective management responsibilities;
c) The director of the Fire Prevention and Fighting Police Department and the heads of Fire Prevention and Fighting Police Sections shall, within the ambit of their respective jurisdiction, be entitled to decide to suspend the operations of parts or whole of establishments, motorized traffic means, or activities of family households or individuals;
d) The fire prevention and fighting safety inspection police shall be entitled to suspend the operations of parts or whole of establishments, motorized traffic means, activities of family households or individuals when there exist direct fire and/or explosion dangers, and must promptly report such to the competent immediate superiors;
e) Persons competent to issue operation or activity suspension decisions shall be entitled to extend the operation or activity suspension and to restore the suspended operation or activities.
7. The Ministry of Public Security shall specify the forms of "operation suspension decisions," "extended operation suspension decisions," "operation restoration decisions"; the procedures for operation suspension, operation suspension extension and operation restoration.
Article 21.- Suspension of operations of establishments, motorized traffic means, activities of family households and individuals, that fail to ensure fire prevention and fighting safety
1. Establishments, motorized traffic means, family housesholds and individuals, that are suspended from operations or activities under the provisions in Clause 1, Article 20 of this Decree, but, upon the expiry of the suspension duration, still fail to or cannot overcome the situation and threaten to cause fires and/or explosions with serious consequences, shall be subject to stoppage of their operations or activities. The operation or activity stoppage may be imposed on part or whole of the activities of establishments, motorized traffic means, family households and/or individuals.
2. Competent persons defined at Points a, b and c, Clause 6, Article 20 of this Decree, who have powers to suspend the operations or activities of any subjects, shall be entitled to stop the operations or activities of such subjects.
3. The Ministry of Public Security shall prescribe the form of "operation stoppage decisions" and the procedures for operation stoppages.