Chương 4 Nghị định 35/2003/NĐ-CP: Tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy
Số hiệu: | 35/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 16/05/2003 |
Ngày công báo: | 01/05/2003 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng dân phố có trách nhiệm đề xuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòng tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố. Đối với thôn, ấp, bản, tổ dân phố có địa bàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.
2. Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm đề xuất thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành Quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
Ban quản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách.
3. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
4. Bộ Công an quy định cụ thể về tổ chức đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, duy trì hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau đây:
a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;
b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;
c) Biện pháp phòng cháy;
d) Phương pháp lập và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;
đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
2. Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể việc cấp và mẫu "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy" và tổ chức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với tính chất hoạt động.
2. Cán bộ, đội viên đội dân phòng được miễn thực hiện nghĩa vụ lao động công ích; mỗi ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được hưởng một khoản tiền tương đương giá trị 1,5 ngày công lao động trung bình ở địa phương.
3. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi trực tiếp tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một nửa ngày công lao động trung bình ở địa phương;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày công lao động trung bình ở địa phương;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày công lao động trung bình ở địa phương.
4. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như đối với công nhân, viên chức nhà nước.
Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đội viên đội dân phòng do ngân sách địa phương bảo đảm.
5. Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng một nửa ngày lương.
6. Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi trực tiếp tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:
a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một nửa ngày lương;
b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày lương;
c) Nếu thời gian chữa cháy từ 4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thì cứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngày lương.
7. Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.
8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chế độ bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.
1. Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được điều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của mình;
b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi địa bàn quản lý của mình;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong phạm vi cả nước.
2. Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.
3. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng "Quyết định điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy" và thủ tục điều động.
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, chỉ đạo gồm:
a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
b) Cơ sở đào tạo về phòng cháy và chữa cháy;
c) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy. Các đội này được thành lập tại các thành phố thuộc tỉnh, quận, thị xã, huyện, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu vực kinh tế trọng điểm khác.
2. Bộ Công an quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này và quy định chi tiết việc thành lập các Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy ngoài việc được hưởng chế độ chính sách theo quy định đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độ định lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởng chế độ theo danh mục ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại theo quy định của Nhà nước. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với công nhân viên Công an.
ORGANIZING FIRE PREVENTION AND FIGHTING FORCES
Article 33.- Organizing and managing the civil-defense forces, the grassroots and specialized fire prevention and fighting forces
1. Village chiefs, hamlet chiefs and urban population group leaders have the responsibility to propose the establishment and directly maintain the operations of civil defense teams in villages, hamlets, urban population groups. For large villages, hamlets or urban population groups, a civil-defense team may consist of may civil-defense groups. The commune-level People’s Committee presidents shall have to decide on the establishment, promulgate the regulations on operation of, the provision of fundings and equipment as well as other conditions for, civil defense teams.
2. The heads of establishments shall have to propose the establishment and directly maintain the operation of grassroots fire prevention and fighting teams. The heads of agencies or organizations directly managing the establishments shall have the responsibility to decide on the establishment, promulgate the regulations on operation of, ensure funding, equipment and conditions for, the grassroots fire prevention and fighting teams.
The Management Boards of special economic zones, industrial parks, export-processing zones or hi-tech parks shall have to set up and directly manage the operation of the grassroots fire prevention and fighting teams on a full time basis.
3. The fire prevention and fighting police offices have the responsibility to professionally direct and inspect the fire prevention and fighting operations of the civil defense forces, the grassroots and specialized fire prevention and fighting forces.
4. The Ministry of Public Security shall specify the organization of civil-defense teams and grassroots fire prevention and fighting teams; guide and inspect the management and maintain the operation of civil defense forces, the grassroots and specialized fire prevention and fighting forces.
Article 34.-Training and fostering in fire prevention and fighting operations for cadres and members of the civil-defense teams, the grassroots and specialized fire prevention and fighting teams
1. Cadres and members of the civil-defense teams, the grassroots and specialized fire prevention and fighting teams shall be trained and fostered in fire prevention and fighting operations according to the following contents:
a) Legal knowledge, fire prevention and fighting know-how, suitable to each kind of subjects;
b) Methods of propagation and building of mass movement for fire prevention and fighting;
c) Fire prevention measures;
d) Methods of elaborating and practicing fire-fighting plans; fire-fighting measures, tactics and techniques;
e) Methods of preserving and using fire prevention and fighting devices;
f) Methods of examining the fire prevention and fighting safety.
2. The Ministry of Public Security shall guide in detail the programs, contents and time of professional training and fostering in fire prevention and fighting operations; specify the granting and form of certificates of professional training in fire prevention and fighting operation, and organize the fostering according to the contents and programs for the subjects defined in Clause 1 of this Article.
Article 35.- Regimes and policies towards cadres and members of civil-defense teams, grassroots and specialized fire prevention and fighting teams.
1. Cadres and members of the civil-defense teams, the grassroots and specialized fire prevention and fighting teams shall be equipped with protection clothing and personal devices suitable to the nature of operations.
2. Cadres and members of the civil-defense teams shall be exempt from public labor obligations; for each day of professional training and fostering in fire prevention and fighting operation, they shall enjoy a money amount equal to the value of 1.5 of an average workday in their localities.
3. The cadres and members of the civil-defense teams, when directly participating in fire fighting, shall enjoy the allowance regime as follows:
a) If the fire fighting lasts for less than 2 hours, they shall each enjoy an allowance amount equal to the value of half of an average workday in their respective localities;
b) If the fire fighting lasts between 2 and under 4 hours, they shall each enjoy an allowance amount equal to two-thirds of an average workday in their respective localities;
c) If the fire fighting lasts for 4 hours or more or many days, for every 4 hours, they shall each enjoy an allowance amount equal to the value of an average workday in their respective localities.
4. Cadres and members of the civil-defense teams, when participating in professional training and fostering in fire prevention and fighting operation and getting accidents, suffering from health damage or death, shall enjoy the social insurance regime like State officials and employees.
The fundings for payment of allowances and social insurance indemnities to members of civil-defense teams shall be provided by the local budgets.
5. Cadres and members of grassroots and specialized fire prevention and fighting teams, during the period of professional training and fostering in fire prevention and fighting operations, shall be entitled to work leaves and enjoy full salaries and other allowances (if any) and an allowance amount being equal to half of the daily pay for each day.
6. Cadres and members of the grassroots and specialized fire prevention and fighting teams, who directly participate in fire fighting, shall enjoy the allowance regime as follows:
a) If the fire fighting lasts for less than 2 hours, they shall each enjoy an allowance amount equal to the value of half of the daily pay;
b) If the fire fighting lasts between 2 and under 4 hours, they shall each enjoy an allowance amount equal to two-thirds of the daily pay;
c) If the fire fighting lasts for 4 hours or more or for many days, for every 4 hours they shall each enjoy an allowance amount equal to the value of the daily pay.
7. Cadres and members of the grassroots and specialized fire prevention and fighting teams, when participating in professional training and fostering in fire prevention and fighting operations and getting accidents thus suffering from health damage or death, shall enjoy the social insurance regime.
The fundings for payment of allowances and social insurance regimes to cadres and members of the grassroots and specialized fire prevention and fighting teams shall be supplied by the managing agencies or organizations.
8. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security, the Finance Ministry and the concerned agencies in guiding in detail the implementation of regimes of allowance and social insurance for cadres and members of the civil defense teams as well as the grassroots and specialized fire prevention and fighting teams.
Article 36.- Mobilizing civil-defense forces, grassroots and specialized fire prevention and fighting forces for participation in fire prevention and fighting
1. Competence to mobilize civil-defense forces, grassroots and specialized fire prevention and fighting forces for participation in fire prevention and fighting is prescribed as follows:
a) The presidents of the People’s Committees at all levels, the heads of agencies or organizations may mobilize civil-defense teams, grassroots and fire prevention and fighting teams under their respective management;
b) Heads of the fire prevention and fighting police sections may mobilize civil defense forces, grassroots and specialized fire prevention and fighting forces in geographical areas under their respective management;
c) The director of the Fire Prevention and Fighting Police Department may mobilize civil-defense forces, grassroots and specialized fire prevention and fighting forces nationwide.
2. Upon receiving decisions on mobilization for participation in fire prevention and fighting, the competent persons managing the civil-defense forces, the grassroots and specialized fire prevention and fighting forces shall have to abide by such decisions.
3. The Ministry of Public Security shall prescribe the form, management and use of decisions on mobilization of civil defense forces and grassroots and specialized fire prevention and fighting forces for participation in fire prevention and fighting as well as the mobilization procedures.
Article 37.- Organizational apparatus of the fire prevention and fighting police force
1. The fire prevention and fighting police force is organized uniformly from the central to local levels under the Public Security Minister’s management and direction, comprising:
a) The Fire Prevention and Fighting Police Department;
b) The fire prevention and fighting training establishments;
c) The fire prevention and fighting police sections under the Police Departments of the provinces and centrally-run cities;
d) Fire prevention and fighting police teams under the fire prevention and fighting police sections. These teams shall be established in provincial cities and towns, urban districts, rural districts, special economic zones, industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks and other key economic regions.
2. The Ministry of Public Security shall specify the functions, tasks and organizational structures of the agencies and units defined in Clause 1 of this Article and specify the establishment of fire prevention and fighting police teams.
Article 38.- Regimes and policies towards officers, non-commissioned officers and men of the fire prevention and fighting police force
The officers, non-commissioned officers and men of the fire prevention and fighting police force shall, apart from the regimes and policies prescribed for the officers, non-commissioned officers and men of the People’s Police, enjoy the regimes of high quantitative food rations, training, drill and fire-fighting allowances; entitlements according to lists of particularly heavy, hard and hazardous jobs under the State’s regulations. Employees and workers of the fire prevention and fighting police force shall enjoy the regimes and policies as those for the Police employees and workers.