Chương 3 Nghị định 35/2003/NĐ-CP: Chữa cháy
Số hiệu: | 35/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 16/05/2003 |
Ngày công báo: | 01/05/2003 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
2. Người đứng đầu cơ sở, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy; trường hợp phương án chữa cháy cần huy động lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc nhiều địa phương tham gia thì đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng phương án.
Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phê duyệt phương án chữa cháy thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;
b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức ở địa phương; trường hợp đặc biệt thì do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;
c) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;
d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữa cháy có sử dụng lực lượng và phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
4. Phương án chữa cháy được quản lý và sử dụng theo chế độ quản lý, sử dụng tài liệu mật. Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm tổ chức lưu giữ phương án và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địa bàn. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phương án được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.
5. Trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy:
a) Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án. Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần và thực tập đột xuất khi có yêu cầu;
b) Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.
6. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.
7. Bộ Công an quy định mẫu "Phương án chữa cháy", thời hạn phê duyệt và chế độ thực tập phương án chữa cháy.
1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:
a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại nơi xảy ra cháy;
b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất;
c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.
2. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b và c của khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên của mình.
3. Người có mặt tại nơi xảy cháy và có sức khoẻ phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chữa cháy.
4. Lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liên quan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.
1. Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huy đơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngay lên cấp có thẩm quyền để tổ chức thực hiện.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc huy động người và phương tiện của quân đội để chữa cháy và phục vụ chữa cháy.
2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:
a) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;
b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
d) Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
đ) Đoàn xe tang;
e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
3. Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy trừ những tổ chức quốc tế, tổ chức cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật.
Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.
1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định như sau:
a) Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trở lên được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cần huy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý của mình thì phải báo cho người có thẩm quyền huy động để quyết định;
b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết;
c) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.
2. Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng "Lệnh huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy" và thủ tục huy động.
Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi chữa cháy; trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng; nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.
Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn chi tiết việc bồi thường.
1. Các phương tiện xe, tàu, máy bay của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệu ưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên qua cầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.
2. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy động thì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặc những người có trách nhiệm liên quan phải giải quyết đi ngay trong thời gian sớm nhất.
1. Tín hiệu ưu tiên dùng cho phương tiện chữa cháy giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy gồm có:
a) Đèn phát sáng nhấp nháy màu đỏ hoặc màu xanh;
b) Còi phát tín hiệu ưu tiên;
c) Cờ hiệu chữa cháy.
2. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy gồm có:
a) Cờ hiệu Ban Chỉ huy chữa cháy;
b) Băng chỉ huy chữa cháy;
c) Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy;
d) Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.
Quy cách tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại phụ lục 4 Nghị định này.
1. Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy chữa cháy phải là người có chức danh từ chỉ huy cấp đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trở lên.
2. Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặc cháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữa cháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trong chỉ huy chữa cháy.
3. Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giao thông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháy sở tại để chỉ huy chữa cháy.
4. Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham gia Ban Chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:
a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;
b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy;
c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;
d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;
đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;
e) Tổ chức công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy;
g) Tổ chức thông tin về vụ cháy;
h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.
2. Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự, thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tư tưởng trong chữa cháy.
3. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này. Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì người chỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều này.
Người chỉ huy chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiết sau đây:
1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người;
2. Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đến môi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khả năng gây tác động ảnh hưởng xấu về chính trị nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời;
3. Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy mà không có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.
1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó:
a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;
b) Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp định lãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó;
c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc;
d) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệ thống Liên hiệp quốc, các đoàn của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ước ký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1 Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan đó.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:
a) Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoại giao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật và thành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam;
b) Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc không phải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó.
4. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của các thành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 của Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.
5. Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và điểm b khoản 3 của Điều này.
Article 22.- Fire-fighting plans
1. Fire-fighting plans must ensure the following basic requirements and contents:
a) Stating the nature and characteristics of fire, explosion and/or toxicity dangers and the conditions related to fire-fighting activities;
b) Anticipating circumstances of the biggest and most complicated fires as well as other typical fires, which may occur, the possibility of fire development at various degrees;
c) Setting out plans on mobilization and use of forces, means as well as organization of fire-fighting command, technical measures, tactics and service work, suitable to each period of each fire circumstance.
2. Heads of establishments, special economic zones, industrial parks, export processing zones or hi-tech parks, chiefs of villages, hamlets, urban population groups, forest owners, and owners of motorized traffic means, which require special fire prevention and fighting safety, shall have to draw up the fire-fighting plans; where their fire-fighting plans require the mobilization of forces and means of many agencies, organizations or localities, they shall request the fire prevention and fighting police agencies to guide and direct the elaboration of such plans.
The fire-fighting plans must be supplemented and adjusted in time when there is any change in the nature and characteristics of the fire, explosion and/or toxicity dangers as well as conditions related to fire-fighting activities.
3. Competence to approve fire-fighting plans:
a) The commune-level People’s Committee presidents, the heads of agencies or organizations shall approve fire-fighting plans falling under the scope of their management responsibilities;
b) The fire prevention and fighting police section heads shall approve fire-fighting plans involving forces and means of many agencies and organizations in the localities; for special cases, the directors of the provincial-level Police Departments shall approve them;
c) The provincial-level People’s Committee presidents shall approve the fire-fighting plans involving forces and means of the army units stationing in their respective localities;
d) The director of the Fire Prevention and Fighting Police Department shall approve the fire-fighting plans involving forces and means of many agencies, organizations and/or localities; in case of necessity, they shall be submitted to the Minister of Public Security or authorized persons for approval; for special cases, they shall be submitted by the Minister of Public Security to the Prime Minister for approval.
4. The fire-fighting plans shall be managed and used according to the regime of management and use of secret documents. Persons responsible for elaborating the fire-fighting plans, defined in Clause 2 of this Article, shall have to organize the archival of such plans and send the copies thereof to the fire prevention and fighting police units, which manage the geographical areas. Agencies and organizations having forces and means involved in the plans shall be informed of the contents related to their tasks.
5. Responsibility to organize drills under the fire-fighting plans:
a) Persons responsible for elaborating the fire-fighting plans, defined in Clause 2 of this Article, shall have to organize drills according to such plans. The fire-fighting plan drills must be organized periodically at least once a year and irregularly when so requested;
b) Forces and means included in plans, when mobilized, must fully participate therein.
6. The fire prevention and fighting police units shall have to guide and inspect the elaboration, practice, management and use of fire-fighting plans.
7. The Ministry of Public Security shall prescribe the form of "fire-fighting plans," the time limits for approval thereof and the regime of practicing the fire-fighting plans.
Article 23.- Responsibility to alarm fires, fight fires and participate in fire fighting
1. The fire detectors must seek all ways and means to alarm fires to people around and to one or all of the following units:
a) The grassroots civil defense teams or fire prevention and fighting teams at places where the fire break out;
b) The nearest fire prevention and fighting police units;
c) The nearest local administration or police offices.
2. The agencies and units prescribed at Points a, b and c, Clause 1 of this Article, upon receiving reports on fires occurring in areas assigned to them for management, shall have to quickly come to organize the fire fighting, and at the same time report such to the necessary agencies and units for their support in fire fighting; where fires occur outside the geographical areas assigned to them for management, after receiving the reports on fires, they must seek ways and means to quickly report them to the agencies or units managing the geographical areas where the fires break out, and at the same time to their superiors.
3. Persons who are present at places where fires break out and physically fit must seek ways and means to rescue people, prevent the fires from spreading and stamp out the fires; the participants in fire fighting must obey the orders of the fire-fighting commanders.
4. The police, army and militia and self-defense forces, the medical, electricity, water supply, urban sanitation, traffic and other relevant agencies have the tasks to fight fires and participate in fire fighting under the provisions in Clauses 2, 3 and 4, Article 33 of the Law on Fire Prevention and Fighting.
Article 24.- Mobilizing priority vehicles, personnel and/or means of the army, of international organizations, foreign organizations and/or individuals in Vietnam for participation in fire fighting
1. Army personnel and means, when not performing urgent tasks, can all be mobilized for fire fighting and/or service of fire fighting. Army unit commanders, upon receiving orders on personnel and means mobilization for fire fighting and/or service of fire fighting, must immediately abide by them or report to the competent authorities for implementation organization.
The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Defense in guiding in detail the mobilization of army personnel and means for fire fighting and/or service of fire fighting.
2. Vehicles of the following types shall not be mobilized for fire fighting and/or service of fire fighting:
a) Army vehicles and police vehicles being on urgent missions;
b) Ambulances on emergency missions;
c) Dyke protection vehicles, vehicles being on missions to overcome consequences of natural calamities or emergency state as provided for by law;
d) Police-led vehicle convoys;
e) Funeral procession vehicles;
f) Other priority vehicles as provided for by law.
3. Personnel and/or means of international organizations, foreign organizations and individuals in Vietnam can all be mobilized for fire fighting and/or service of fire fighting, except for international organizations, foreign organizations and individuals, that enjoy diplomatic privileges and immunities as provided for by law.
The Foreign Ministry shall have the responsibility to notify the Ministry of Public Security of the international organizations as well as foreign organizations and individuals in Vietnam, that enjoy diplomatic privileges and immunities.
Article 25.- Competence to mobilize forces, means and properties for fire fighting
1. The competence to mobilize forces, means and properties for fire fighting is prescribed as follows:
a) The fire fighting commanders being fire prevention and fighting police, heads of agencies and organizations and presidents of the People’s Committees of the commune or higher levels are entitled to mobilize forces, means and properties of agencies, organizations, family households and individuals within the areas under their respective management; where they need to mobilize forces, means and properties outside their management scopes, they must report such to persons with the mobilizing competence for decision;
b) The heads of the fire prevention and fighting police sections are entitled to mobilize forces, means and properties of agencies, organizations, family households and individuals in the provinces and centrally-run cities. After the mobilization, they must notify the competent persons managing such forces, means and properties thereof;
c) The director of the Fire Prevention and Fighting Police Department is entitled to mobilize forces, means and properties of agencies, organizations, family households and individuals nationwide. After such mobilization, he/she shall have to notify the competent persons managing such forces, means and properties thereof.
2. The Ministry of Public Security shall prescribe forms, management and use of " Orders on mobilization of forces, means and properties for fire fighting’ and the mobilization procedures.
Article 26.- Returning and compensating for damage caused to means and properties mobilized for fire fighting
Means and properties of agencies, organizations, family households and individuals, which are mobilized for fire fighting and/or service of fire fighting, must be returned immediately after the fire fighting; in cases where means and/or properties are lost, damaged, houses and/or works are dismantled under the provisions at Points c and d, Clause 1, Article 38 of the Law on Fire Prevention and Fighting, compensations shall be made therefor under the provisions of law.
The compensation fundings shall be allocated from the State budget.
The Finance Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security in providing detailed guidance on compensations.
Article 27.- Priority and ensuring the priority rights for people and means mobilized for fire fighting and participation in fire fighting
1. Vehicles, trains and aircraft of the fire prevention and fighting police force, when being on fire-fighting or fire-fighting service missions may use the priority signals, circulation priority rights and other priority rights as prescribed by law.
Land motorized traffic means of agencies, organizations and individuals, which are mobilized for fire fighting tasks, are entitled to enjoy the priority rights prescribed at Point b, Clause 2, Article 36 of the Law on Fire Prevention and Fighting and are given priority in crossing bridges, ferries and exempt from fees for circulation on roads.
2. Persons who are mobilized for the tasks of fire fighting, when presenting the mobilization orders, must be arranged for their trips as soon as possible by means owners or traffic means operators or relevant responsible persons.
Article 28.- Priority signals, pennants, signboards and banners used in fire fighting
1. The priority signals used for land and waterway motorized traffic fire fighting means shall include:
a) Flickering red or blue lights;
b) Horns blowing priority signals.
c) Fire fighting pennants.
3. Pennants, signboards and banners used in fire fighting include:
a) The fire-fighting command pennant;
b) The fire-fighting command banner;
c) Signboards and bands delimiting boundaries of fire-fighting zones;
d) Signboards banning movement to and from the fire-fighting zones.
The specifications of priority signals, pennants, signboards and banners used in fire fighting are prescribed in Appendix 4 to this Decree (not printed herein).
Article 29.- Fire-fighting commanders
1. For the fire prevention and fighting police forces, the fire-fighting commanders must be the persons holding the rank of fire brigade commanders or higher.
2. In cases where the fire prevention and fighting police forces have not yet arrived at the places where fires broke out and the fires have spread from one establishment to another or from establishments to population quarters or vice versa, the fire-fighting commanders of the establishments and the population quarters shall have to coordinate in commanding the fire fighting.
3. Where motorized traffic means catch fire in areas of establishments, villages, hamlets, urban population groups, forests, where the fire prevention and fighting police forces have not yet arrived, the persons commanding the fire-fighting for the motorized traffic means must coordinate with the persons responsible for commanding the fire fighting at establishments in commanding the fire fighting.
4. When the person with the highest rank in the fire prevention and fighting police unit arrives at the place where a fire breaks out, the fire-fighting commander prescribed in Clause 2, Article 37 of the Law on Fire Prevention and Fighting shall have to join the Fire Fighting Command and submit to the assignment by the fire-fighting commander of the Fire Prevention and Fighting Police Force.
Article 30.- Fire-fighting commanding and directing tasks
1. Fire-fighting commanding tasks:
a) Mobilizing forces, means, properties, water sources and fire-fighting materials for fire fighting;
b) Locating the fire-fighting zones, drawing up and implementing technical measures and tactics for fire fighting;
c) Putting forth the requirements on ensuring traffic and order;
d) Organizing logistics for fire fighting, service of fire fighting and healthcare;
e) Organizing information and communications in service of fire fighting;
f) Organizing political and ideological work in fire fighting;
g) Organizing the information on the fire;
h) Proposing other requirements in service of fire fighting.
2. Fire-fighting directing tasks mean organizing the implementation of the mobilization of forces, means, properties, water sources and fire-fighting materials for fire fighting; ensuring conditions in service of fire fighting such as traffic, order, information and communications, fire fighting logistics, healthcare and political as well as ideological work in fire fighting.
3. When the fire prevention and fighting police forces have not yet arrived at the places where the fires break out, the heads of agencies and organizations and the presidents of the People’s Committees of the commune or higher levels shall have to perform the tasks prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article. When the fire prevention and fighting police forces arrive at the places where the fires break out, the commanders of the fire prevention and fighting police units shall have to perform the tasks prescribed in Clause 1 of this Article; the heads of the agencies and organizations, the presidents of the People’s Committees of the commune or higher levels shall have to participate in commanding the fire fighting and perform the tasks of directing the fire fighting prescribed in Clause 2 of this Article.
Article 31.- Emergency circumstances where the right to decide on dismantlement of houses, works, obstacles and removal of assets upon fire fighting may be exercised
The fire fighting commanders may exercise the right to decide on dismantlement of houses, works, obstacles and removal of assets prescribed at Point d, Clause 1, Article 38 of the Law on Fire Prevention and Fighting in the following emergency circumstances:
1. Where people are trapped in the fires or the fires directly threaten the lives of many people;
2. The fires are in the danger of directly leading to explosion, toxicity; adversely affecting the environment; causing heavy human and material losses; possibly causing bad political impacts if no measures are taken to stop them in time;
3. Houses, works and/or obstacles hindering the deployment of fire fighting, for which there is no other alternative to ensure higher effectiveness of the fire fighting.
Article 32.- Fire fighting at offices of diplomatic missions, consulates, representations of international organizations and residences of staff members thereof
1. The fire prevention and fighting forces of Vietnam may enter the offices of the following agencies for fire fighting when so requested or consented by the heads or the authorized persons of those agencies:
a) Offices of the diplomatic missions;
b) Offices of the consulates of the countries which have signed with Vietnam consular agreements clearly stating that the fire prevention and fighting forces of Vietnam may enter for fire fighting when so requested or consented by the heads or authorized persons of those agencies;
c) Offices of the representations of international organizations within the United Nations system;
d) Offices of the representations of the inter-governmental international organizations outside the United Nations system, missions of international organizations, if the agreements signed between Vietnam and those organizations stipulate that the fire prevention and fighting forces of Vietnam may enter for fire fighting when so requested or consented by the heads or authorized persons of those agencies.
2. The fire prevention and fighting forces of Vietnam may enter the offices of the consulates and representations of international organizations not specified in Clause 1 of this Article for fire fighting without the requests or consents of the heads or authorized persons of those agencies.
3. The fire prevention and fighting forces of Vietnam may enter residences of the following persons for fire fighting when so requested or consented by those persons:
a) Residences of diplomats and their family members being other than Vietnamese citizens; administrative and technical personnel and their family members being other than Vietnamese citizens nor permanent residents in Vietnam;
b) Residences of consuls being other than Vietnamese citizens nor permanent residents in Vietnam, if the consular agreements signed between Vietnam and the countries of those consuls stipulate that the fire prevention and fighting forces of Vietnam may enter for fire fighting when so requested or consented by those persons.
4. The fire prevention and fighting forces of Vietnam may enter residences of staff members of consulates or representations of international organizations other than those specified in Clause 3 of this Article without the requests or consents of those staff members.
5. The Foreign Ministry shall notify the Ministry of Public Security of the subjects defined at Points b, c and d of Clause 1, and Point b of Clause 3 of this Article.