Chương 1 Nghị định 35/2003/NĐ-CP: Những quy định chung
Số hiệu: | 35/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 04/04/2003 | Ngày hiệu lực: | 16/05/2003 |
Ngày công báo: | 01/05/2003 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/09/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy về phòng cháy, chữa cháy, tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định của Nghị định này; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;
2. Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
4. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
5. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy;
6. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
7. Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữa cháy; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức mình;
8. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
9. Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:
1. Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giải pháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
2. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
3. Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy;
4. Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;
5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
1. Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao.
2. Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác được trang bị.
3. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
5. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
6. Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.
1. Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng gồm tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành có liên quan hoặc chuyên về phòng cháy và chữa cháy.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành có liên quan đến phòng cháy chữa cháy hoặc tiêu chuẩn chuyên về phòng cháy và chữa cháy phải có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Công an.
3. Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng ở Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;
b) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòng cháy chữa cháy phù hợp hoặc cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản;
c) Khi Việt Nam chưa có quy định mà tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản.
4. Đối với những yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy mà trong tiêu chuẩn chưa quy định hoặc chưa có tiêu chuẩn quy định thì thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công an.
Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.
This Decree details the implementation of a number of articles of the Law on Fire Prevention and Fighting regarding fire prevention and fighting, the organization of fire prevention and fighting forces, the investment in fire prevention and fighting activities and the responsibilities of the People’s Committees at all levels, of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government in fire prevention and fighting activities.
Article 2.- Application subjects
Agencies, organizations, households and individuals operating or living on the territory of the Socialist Republic of Vietnam must abide by the provisions of the Law on Fire Prevention and Fighting and the provisions of this Decree; in cases where the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain different provisions, the provisions of such international treaties shall apply.
Article 3.- Responsibilities of the heads of agencies or organizations for fire prevention and fighting
The heads of agencies or organizations shall, within the scope of their management, tasks and powers, have the responsibilities:
1. To promulgate regulations, internal rules and measures on fire prevention and fighting;
2. To organize the implementation of regulations, internal rules, safety conditions and measure on fire prevention and fighting and the requirement for ensuring fire prevention and fighting safety according to the provisions of law;
3. To organize the propagation and dissemination of legislation and knowledge on fire prevention and fighting; provide training on fire prevention and fighting operations; build the mass movement for participation in fire prevention and fighting; to manage and maintain the operation of civil defense teams, grassroots fire prevention and fighting teams or specialized fire prevention and fighting teams;
4. To check fire prevention and fighting safety; to handle or propose the handling of, acts of violating the regulations and internal rules on fire prevention and fighting; to rectify in time shortcomings and violations of the regulations on fire prevention and fighting safety;
5. To equip fire prevention and fighting means; to prepare conditions for fire fighting; to work out and practice fire fighting plans; to organize fire fighting and overcome fire consequences;
6. To ensure funding for fire prevention and fighting activities;
7. To organize statistics and periodical reports on fire prevention and fighting situation; to promptly notify the direct managing fire prevention and fighting police offices of big changes related to ensuring fire prevention and fighting safety of their respective agencies or organizations;
8. To coordinate with nearby agencies, organizations and family households in ensuring the fire prevention and fighting safety; not to cause fire and/or explosion dangers to nearby agencies, organizations and family households;
9. To organize the participation in fire prevention and fighting activities upon the requests of competent bodies.
Article 4.- Household masters’ responsibilities for fire prevention and fighting
The household masters have the responsibilities:
1. To implement the regulations, internal rules, safety conditions, measures and solutions on fire prevention and fighting as well as fire prevention and fighting requirements according to the provisions of law.
2. To check fire prevention and fighting safety; to urge their family members to observe the regulations, internal rules and safety conditions on fire prevention and fighting; to rectify in time shortcomings and violations of safety conditions on ensuring fire prevention and fighting safety;
3. To procure fire prevention and fighting means; to prepare conditions for fire fighting; to detect fires, alarm fires, fight fires and participate in overcoming fire consequences;
4. To coordinate with surrounding family households, agencies and organizations in ensuring fire prevention and fighting safety; not to cause fire and/or explosion dangers to nearby family households, agencies and organizations;
5. To participate in fire prevention and fighting activities upon the requests of competent bodies.
Article 5.- Individuals’ responsibilities for fire prevention and fighting
1. To observe the regulations and internal rules on fire prevention and fighting and the fire prevention and fighting requests of competent persons of agencies; to perform fire prevention and fighting tasks according to their respective assigned functions and assigned tasks.
2. To inquire into and study fire prevention and fighting legislation and know-how within the scope of their respective responsibilities; to preserve and expertly operate common fire prevention and fighting means as well as other equipped fire prevention and fighting devices.
3. To ensure fire prevention and fighting safety in the process of using flames, heating sources, sparking equipment and instruments, heat-generating equipment and instruments and in preserving and using flammables; to rectify in time the shortcomings and violations of safety regulations on fire prevention and fighting.
4. To participate in fire prevention and fighting activities in their respective residence places, work places; to join civil defense teams, grassroots fire prevention and fighting teams or specialized fire prevention and fighting teams according to regulations; to give comments or proposals to the local administrations in their residence places, the heads of agencies or organizations where they work on measures to ensure fire prevention and fighting safety.
5. To immediately prevent the direct fire dangers and acts of violating the regulations on fire prevention and fighting safety.
6. To alarm fires and fight fires in time upon the detection of fires; to strictly abide by the orders on mobilization for participation in fire fighting and other fire prevention and fighting activities.
Article 6.- Fire prevention and fighting standards
1. Vietnamese fire prevention and fighting standards are standards to be compulsorily applied, including Vietnamese standards and branch standards which are relevant to or specialized in fire prevention and fighting.
2. The competent State bodies, before promulgating Vietnamese standards, branch standards related to fire prevention and fighting or specialized fire prevention and fighting standards, must obtain the written agreement of the Ministry of Public Security.
3. Foreign standards and international standards on fire prevention and fighting shall be allowed for application in Vietnam in the following cases:
a) The foreign standards and/or the international standards are prescribed in the international treaties which Vietnam has signed or acceded to;
b) The foreign standards and/or the international standards contain provisions on fire prevention and fighting safety compatible with or higher than the provisions of Vietnamese standards, and are approved in writing by the Ministry of Public Security;
c) When Vietnam have no regulations yet while the foreign standards or the international standards are suitable to Vietnam’s practical requirements and approved in writing by the Ministry of Public Security.
4. Where fire prevention and fighting requirements are not yet prescribed in the standards or the prescribed standards are not yet available, the Public Security Ministry’s guidance shall be complied with.
Article 7.- Policies towards persons participating in fire fighting
Persons who directly fight fires or participate in fire fighting and get killed, injured or health damage shall be entitled to regimes and policies as prescribed by law. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security in stipulating and guiding in detail the implementation thereof.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực