Chương III Nghị định 28/2015/NĐ-CP: Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Số hiệu: | 28/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/03/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2015 |
Ngày công báo: | 01/04/2015 | Số công báo: | Còn hiệu lực |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 12/03/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Theo đó:
- Người lao động (NLĐ) đã giao kết hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 đến dưới 12 tháng trước ngày 01/01/2015 và đang thực hiện hợp đồng này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng thì người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải tham gia BHTN cho NLĐ.
- Trường hợp NLĐ giao kết nhiều hợp đồng lao động và đang tham gia BHTN theo hợp đồng có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến NLĐ không thuộc đối tượng tham gia BHTN thì:
NLĐ và NSDLĐ thuộc đối tượng tham gia BHTN của hợp đồng giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia BHTN theo quy định.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/05/2015; các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 01/01/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
2. Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
b) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản này.
c) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
d) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.
1. Ngân sách nhà nước hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo nguyên tắc bảo đảm duy trì số dư quỹ hằng năm bằng 02 lần tổng các khoản chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề nhưng mức hỗ trợ tối đa bằng 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phương thức chuyển kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp:
a) Vào quý IV hằng năm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ dự toán thu, chi bảo hiểm thất nghiệp được cấp có thẩm quyền giao trong năm để xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước theo mức quy định tại Khoản 1 Điều này, gửi Bộ Tài chính để chuyển một lần vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã được Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua, Bộ Tài chính thực hiện thẩm định, xác định số kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm trước. Trường hợp số kinh phí Bộ Tài chính đã cấp theo quy định tại Điểm a Khoản này lớn hơn số phải hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch; trường hợp số đã cấp nhỏ hơn số phải hỗ trợ, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp hỗ trợ bổ sung vào năm sau.
3. Nguồn kinh phí hỗ trợ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều này do ngân sách trung ương bảo đảm từ nguồn chi đảm bảo xã hội đã được Quốc hội quyết định.
1. Nội dung và mức chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
2. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được phân bổ và giao dự toán như sau:
a) Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ thu, chi, quản lý và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp;
b) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giải quyết các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các nhiệm vụ liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp;
c) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ thu bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ dự toán chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp được Thủ tướng Chính phủ giao, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chuyển kinh phí cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân mỗi quý một lần vào trước ngày 10 của tháng đầu trong quý, số tiền chuyển mỗi lần bằng mức bình quân một quý của dự toán được giao. Trường hợp đến ngày 10 tháng 01 chưa được cấp có thẩm quyền giao dự toán, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cấp tạm ứng bằng mức bình quân một quý của dự toán được giao năm trước; số kinh phí này được trừ vào số kinh phí cấp trong năm theo dự toán được giao.
1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ số tiền tạm thời nhàn rỗi. Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được khi cần thiết.
2. Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định việc đầu tư theo các hình thức quy định tại Khoản 2 Điều 59 Luật Việc làm.
3. Tiền sinh lời từ đầu tư, tăng trưởng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp hằng năm được bổ sung vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
1. Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức liên quan lập kế hoạch thu, chi bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
a) Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch thu, chi bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp;
b) Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân lập kế hoạch thu bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho các đơn vị thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội được giao thực hiện các nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm tổng hợp dự toán thu, chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp hằng năm, trình Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua và gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch tài chính hằng năm.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định giao dự toán của Thủ tướng Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện xong việc giao dự toán thu, chi cho các đơn vị trực thuộc, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phân bổ chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp cho các đơn vị thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội được giao thực hiện các nhiệm vụ về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Các đơn vị được giao kế hoạch thu, chi từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng và lập báo cáo quyết toán gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam thẩm định và tổng hợp trình Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông qua.
Article 5. Sources of Unemployment Insurance Fund
1. Contributions and support as defined in Paragraph 1, Article 57 of the Law on Employment.
2. Profits from the unemployment insurance Fund’s investment activities;
3. Other lawful revenues, including:
a) Interest for late payment of unemployment insurance as prescribed;
b) Other lawful revenues as prescribed by law
Article 6. Payment method and source of unemployment insurance premiums from employers
1. Every month, employers shall pay unemployment insurance premiums under the provisions of Point b, Clause 1, Article 57 of the Law on Employment and deduct salary of each employee at the rate specified in clause 1 of Article 57 of the Law on Employment to pay at the same time to the unemployment insurance fund
2. Payment sources of unemployment insurance premium at the rate stipulated in Point b, Clause 1, Article 57 of the Law on Employment of the employer shall be as follows:
a) If employers being agencies, units, organizations are covered all expenses of regular activities by the state budget, the state budget shall cover full unemployment insurance premiums and be arranged in estimates of annual recurrent expenditure of agencies, units and organizations under the provisions of the legislation on decentralization of the state budget.
b) If employers being agencies, units, organizations are covered a part of expenses of regular activities by the state budget, the state budget shall cover full unemployment insurance premiums for persons receiving salary from the State budget and be arranged in estimates of annual recurrent expenditure of agencies, units and organizations under the provisions of the legislation on decentralization of the state budget. Employers shall self-pay the remaining unemployment insurance premium under the provisions of c and d of this paragraph.
c) If employers being enterprises, units and organizations have production, sales and service, the unemployment insurance premiums shall be accounted for in the cost of production, business and services in the period.
d) If employers are agencies, units and other organizations, the unemployment insurance premiums shall be included in operations funds of agencies, units and organizations in accordance with law.
Article 7. Support from the state budget
1. The State budget shall support unemployment insurance Fund in accordance with the principles of maintaining the annual fund balance with 02 times of the total expenditures for unemployment insurance benefits and costs of administrative expenditures of unemployment insurance of the preceding year, but the maximum support is 1% of month salary fund paid for unemployment insurance of the employees participating in unemployment insurance.
2. Transfer method of supportive budget from the State budget to unemployment insurance Fund:
a) In the fourth quarter of each year, Vietnam Social Insurance shall base on estimates of revenues and expenditures for unemployment insurance assigned in year by competent authorities in order to determine the funding for unemployment insurance fund in the previous year according to the provisions of paragraph 1 of this Article, and report to the Ministry of Finance to transfer once to the unemployment insurance fund;
b) Within 10 working days from receipt of the statement of revenues and expenditures for unemployment insurance of the previous year of the Vietnam Social Insurance approved by management board of Vietnam Social Insurance, The Ministry of Finance shall verify and determine the supportive funding for unemployment insurance of the previous year. If the funding of the Ministry of Finance allocated under the provisions of point a, this paragraph is larger than the support funding as defined in Paragraph 1 of this Article, Vietnam Social Insurance shall pay to the state budget the difference; if the allocated fund is smaller than the support fund, the Ministry of Finance shall report to competent authorities for approval of the additional support level for the next year.
3. Supportive budget source for Unemployment Insurance Fund under the provisions of this Article covered by the central budget from social security expenditure source decided by the National Assembly.
Article 8. Administrative expense of unemployment insurance
1. Content and administrative expense level of unemployment insurance shall comply with the provisions of the Law on Social Insurance and the provisions of the legislation on financial management for the Vietnam Social Insurance.
2. Annual administrative expense of unemployment insurance shall be allocated and estimated as follows:
a) Vietnam social insurance shall fulfilled tasks of collection and expenditure, management and use of the unemployment insurance fund;
b) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall receive application for unemployment benefits, settle the unemployment insurance benefits and the tasks related to unemployment insurance;
c) Social insurance organizations of the Ministry of National Defense, social insurance organizations of ON PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCES shall collect unemployment insurance.
3. Transfer method of management fund for unemployment insurance :<0}
Based on cost estimates for unemployment insurance management allocated by the Prime Minister, Vietnam Social Insurance shall transfer funds to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the social insurance of the Ministry of National Defense, the social insurance of on people’s public security forces quarterly on the day before10th of the first month of the quarter, the amount transferred each time shall be the average of a quarter of the allocated estimates. If on January 10, competent authorities have not allocated the estimates, Vietnam Social Insurance shall advance with the average amount of one quarter of allocated estimate of the previous year; such advance shall be deducted from the year funds in accordance with the allocated estimates.
Article 9. Investment from unemployment insurance Fund
1. Vietnam social insurance shall be responsible for implementing measures to preserve and increase the unemployment insurance fund from the temporarily idle amount. Investment from the unemployment insurance fund must ensure safety, efficiency and be recoverable when needed.
2. Management board of Vietnam social insurance shall decide the investment under the forms specified in paragraph 2 of Article 59 of the Law on Employment.
3. Profits from investments, growth of unemployment insurance fund each year shall be added to the unemployment insurance fund.
Article 10. Financial plans, management, use and settlement
1. Each year, the specified time for establishing state budget estimates, agencies and organizations involved shall make plan for revenues and expenditures for unemployment insurance and the administrative expense for unemployment insurance and submit to Vietnam Social Insurance as follows:
a) Social insurance in central-affiliated cities and provinces shall make plan for revenues and expenditures for unemployment insurance and administrative expense for unemployment insurance;
b) Social insurance of the Ministry of National Defense, social insurance of on people’s public security forces shall make plan for collection of unemployment insurance and administrative expense for unemployment insurance in the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security;
c) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall make plan for administrative expense of unemployment insurance for units in Labor, War Invalids and Social Affairs sector - Invalids assigned tasks of unemployment insurance.
2. Vietnam social insurance shall summarize estimates of revenues and expenses on unemployment insurance benefits, annual administrative expense of unemployment insurance request the management board of Vietnam social insurance for approval and submit to the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to consider, summarize and request the Prime Minister for decision on annual financial plans allocation.
3. Within 15 days from the date of receipt of the Decision of estimates allocation of the Prime Minister, Vietnam Social Insurance shall complete allocating estimates of revenues and expenditures for the units under, social insurance of the Ministry of National Defense , social insurance of ON PEOPLE’S PUBLIC SECURITY FORCES and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall allocate administrative expense of unemployment insurance to units in Labor, War Invalids and Social Affairs sector - Invalids assigned tasks of unemployment insurance.
4. The units assigned plans for revenue and expenditure from the unemployment insurance fund shall be responsible for the management, use and settlement reports to submit to Vietnam Social Insurance to verify and summarize to request the management board of Vietnam social insurance for approval.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Điều 6. Phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động
Điều 9. Hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
Điều 11. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 14. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 19. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 20. Tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề
Điều 29. Quyền của người lao động
Điều 8. Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp
Điều 10. Kế hoạch tài chính, quản lý, sử dụng và quyết toán
Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 14. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 22. Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 23. Cấp và thu hồi thẻ bảo hiểm y tế
Điều 24. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề
Điều 30. Nghĩa vụ của người lao động
Điều 34. Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều 36. Trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội
Điều 38. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Điều 11. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Điều 12. Đóng bảo hiểm thất nghiệp
Điều 15. Tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm
Điều 18. Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 21. Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Điều 25. Giải quyết hỗ trợ học nghề
Điều 34. Trách nhiệm của trung tâm dịch vụ việc làm
Điều 38. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội