Chương V Bộ luật Lao động 2019: Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
Số hiệu: | 27/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 06/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 06/03/2024 |
Ngày công báo: | 21/03/2024 | Số công báo: | Từ số 423 đến số 424 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 06/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp 2017.
Bổ sung quy định về tạm sử dụng rừng từ ngày 06/3/2024
Tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực và các pháp luật khác có liên quan nhưng không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích tạm sử dụng rừng.
Điều kiện phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng từ ngày 06/3/2024
Theo đó, việc phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.
- Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng).
- Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
- Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác.
- Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).
- Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.
- Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.
- Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
- Không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật;
- Không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật;
- Không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Xem chi tiết tại Nghị định 27/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/3/2024
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.
Các bên thương lượng lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để tiến hành thương lượng tập thể:
1. Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
2. Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
3. Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
4. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
5. Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
6. Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
7. Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
1. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong doanh nghiệp. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện người lao động có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý.
3. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể nhưng tổng số thành viên của các tổ chức này phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định việc giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể.
1. Số lượng người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do các bên thỏa thuận.
2. Thành phần tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên do bên đó quyết định.
Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì tổ chức đại diện có quyền yêu cầu thương lượng quyết định số lượng đại diện của mỗi tổ chức tham gia thương lượng.
Trường hợp bên người lao động có nhiều tổ chức đại diện tham gia thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 3 Điều 68 của Bộ luật này thì số lượng đại diện của mỗi tổ chức do các tổ chức đó thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận được thì từng tổ chức xác định số lượng đại diện tham gia tương ứng theo số lượng thành viên của tổ chức mình trên tổng số thành viên của các tổ chức.
3. Mỗi bên thương lượng tập thể có quyền mời tổ chức đại diện cấp trên của mình cử người tham gia là đại diện thương lượng và bên kia không được từ chối. Đại diện thương lượng tập thể của mỗi bên không được vượt quá số lượng quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp được bên kia đồng ý.
1. Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.
Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
2. Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thời gian tham gia các phiên họp thương lượng tập thể của đại diện bên người lao động được tính là thời gian làm việc có hưởng lương. Trường hợp người lao động là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tham gia các phiên họp thương lượng tập thể thì thời gian tham gia các phiên họp không tính vào thời gian quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật này.
3. Trong quá trình thương lượng tập thể, nếu có yêu cầu của bên đại diện người lao động thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và nội dung khác liên quan trực tiếp đến nội dung thương lượng trong phạm vi doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương lượng tập thể, trừ thông tin về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức thảo luận, lấy ý kiến người lao động về nội dung, cách thức tiến hành và kết quả của quá trình thương lượng tập thể.
Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở quyết định về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành thảo luận, lấy ý kiến người lao động nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động thảo luận, lấy ý kiến người lao động.
5. Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.
1. Thương lượng tập thể không thành thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 70 của Bộ luật này;
b) Đã hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này mà các bên không đạt được thỏa thuận;
c) Chưa hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 của Bộ luật này nhưng các bên cùng xác định và tuyên bố về việc thương lượng tập thể không đạt được thỏa thuận.
2. Khi thương lượng không thành, các bên thương lượng tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật này. Trong khi đang giải quyết tranh chấp lao động, tổ chức đại diện người lao động không được tổ chức đình công.
1. Nguyên tắc, nội dung thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.
2. Quy trình tiến hành thương lượng tập thể ngành, thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia do các bên thỏa thuận quyết định, bao gồm cả việc thỏa thuận tiến hành thương lượng tập thể thông qua Hội đồng thương lượng tập thể quy định tại Điều 73 của Bộ luật này.
3. Trường hợp thương lượng tập thể ngành thì đại diện thương lượng là tổ chức công đoàn ngành và tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp ngành quyết định.
Trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia thì đại diện thương lượng do các bên thương lượng quyết định trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận.
1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc nơi do các bên lựa chọn trong trường hợp các doanh nghiệp tham gia thương lượng có trụ sở chính tại nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể.
2. Khi nhận được yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tổ chức việc thương lượng tập thể. Thành phần Hội đồng thương lượng tập thể bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng do các bên quyết định và có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể, hỗ trợ cho việc thương lượng tập thể của các bên;
b) Đại diện các bên thương lượng tập thể do mỗi bên cử. Số lượng đại diện mỗi bên thương lượng tham gia Hội đồng do các bên thỏa thuận;
c) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Hội đồng thương lượng tập thể tiến hành thương lượng theo yêu cầu của các bên và tự chấm dứt hoạt động khi thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp tham gia được ký kết hoặc theo thỏa thuận của các bên.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chức năng, nhiệm vụ, hoạt động của Hội đồng thương lượng tập thể.
1. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể.
2. Xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể.
3. Chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp không có yêu cầu, việc chủ động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được tiến hành nếu được các bên đồng ý.
4. Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp theo quy định tại Điều 73 của Bộ luật này.
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
2. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 01 bản thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính.
1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.
1. Người sử dụng lao động, người lao động, bao gồm cả người lao động vào làm việc sau ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực, có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ thỏa ước lao động tập thể đang có hiệu lực.
2. Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
3. Khi một bên cho rằng bên kia thực hiện không đầy đủ hoặc vi phạm thỏa ước lao động tập thể thì có quyền yêu cầu thi hành đúng thỏa ước lao động tập thể và các bên có trách nhiệm cùng xem xét giải quyết; nếu không giải quyết được, mỗi bên đều có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì người sử dụng lao động kế tiếp và tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng theo quy định tại Điều 68 của Bộ luật này căn cứ vào phương án sử dụng lao động để xem xét lựa chọn việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp cũ hoặc thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.
2. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp hết hiệu lực do người sử dụng lao động chấm dứt hoạt động thì quyền lợi của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khác nhau thì thực hiện theo nội dung có lợi nhất cho người lao động.
2. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp nhưng chưa có thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì có thể xây dựng thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với những nội dung có lợi hơn cho người lao động so với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
3. Khuyến khích doanh nghiệp chưa tham gia thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thực hiện nội dung có lợi hơn cho người lao động của thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
1. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.
Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
2. Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
1. Khi một thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có phạm vi áp dụng chiếm trên 75% người lao động hoặc trên 75% doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện của người lao động tại đó đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi áp dụng một phần hoặc toàn bộ thỏa ước đó đối với các doanh nghiệp cùng ngành, nghề, lĩnh vực trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này; quy định trình tự, thủ tục và thẩm quyền quyết định mở rộng phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Doanh nghiệp có thể gia nhập thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Bộ luật này.
2. Doanh nghiệp thành viên của thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được rút khỏi thỏa ước lao động tập thể khi có sự đồng thuận của tất cả người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại doanh nghiệp là thành viên của thỏa ước, trừ trường hợp có khó khăn đặc biệt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Tòa án nhân dân có quyền tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu.
Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể do phía người sử dụng lao động chi trả.
Chapter V
DIALOGUE AT WORKPLACE, COLLECTIVE BARGAINING, COLLECTIVE BARGAINING AGREEMENTS
Section 1. DIALOGUE AT WORKPLACE
Article 63. Organization of dialogue at the workplace
1. Dialogue at the workplace means the sharing of information, discussion between the employer and employees or representative organization of employees regarding the issues relevant to the rights and interests of the parties at the work place in order to strengthen the understanding, cooperation and work out mutually beneficial solutions.
2. Dialogue at the workplace shall be held by the employer:
a) at least once a year;
b) whenever requested by one or both party;
c) in any of the events specified in Point a Clause 1 Article 36, Articles 42, 44, 93, 104, 118 and Clause 1 Article 128 of this Labor Code.
3. Employers, employees and representative organizations of employees are encouraged to hold dialogues in occasions other than those specified in Clause 2 of this Article.
4. The Government shall provide for organization of dialogue and implementation of democracy regulations at the workplace.
Article 64. Contents of dialogue at the workplace
1. Mandatory contents are specified in Point c Clause 2 Article 63 of this Labor Code.
2. Apart from the mandatory contents mentioned in Clause 1 of this Article, the parties may include one or some of the following issues in the dialogue:
a) Business performance of the employer;
b) Performance of the employment contracts, collective bargaining agreement, internal labor regulations, other commitments and agreements at the workplace;
c) Working conditions;
d) Requests of employees and representative organization of employees to the employer;
dd) Requests of employer to the employees and the representative organization of employees;
e) Other issues of concern to either or both parties.
Section 2. COLLECTIVE BARGAINING
Article 65. Collective bargaining
Collective bargaining is a process of negotiation between a party that consists of one or several representative organization of employees and another party that consists of one or several employers or employer representative in order to regulate working conditions, relationship between the parties and develop progressive, harmonious and stable labor relations.
Article 66. Principles of collective bargaining
Collective bargaining shall be carried out on the principles of voluntariness, good faith, equality, cooperativeness, openness to the public and transparency.
Article 67. Issues for collective bargaining
The parties may include one or some of the following issues in the collective bargaining:
1. Salary, bonus, allowances, pay rise, means and other benefits;
2. Labor rates, working hours, rest periods, overtime work, rest breaks at work;
3. Employment security for the workers;
4. Occupational safety and health; implementation of the internal labor regulations;
5. Conditions and equipment of the representative organization of employees; the relationship between the employer and the representative organization of employees;
6. Mechanism and methods for prevention and settlement of labor disputes;
7. Assurance of gender equality, maternity protection, annual leaves; actions against violence and sexual harassment in the workplace;
8. Other issues of concern to either or both parties.
Article 68. The right to request collective bargaining of the internal representative organization of employees
1. The representative organization of employees has the right to request collective bargaining whenever it reaches the minimum number of members as prescribed by the Government.
2. In case an enterprise has more than one internal representative organization of employees that satisfies the requirements in Clause 1 of this Article, the one that has the most members will have the right to request the collective bargaining. Other representative organizations of employees may participate in the collective bargaining if agreed by the requesting organization.
3. If none of the employees‘ representative organizations of an enterprise satisfies the requirements in Clause 1 of this Article, they may request collective bargaining if their total number of members reaches the minimum number specified in Clause 1 of this Article.
4. The Government shall provide for settlement of disputes among the parties over the right to request collective bargaining.
Article 69. Representatives of the parties to the collective bargaining
1. The number of representatives of each party participating in the collective bargaining shall be agreed by the two parties.
2. The participants of each party in the collective bargaining shall be decided by the party.
In case more than one representative organization of employees participate in the collective bargaining as prescribed in Clause 2 Article 68 of this Labor Code, they may negotiate the number of representatives of each organization.
In the case specified in Clause 3 Article 68 of this Labor Code, the number of representatives of each organization shall be negotiated by the organizations. If an agreement cannot be reached, each organization shall decide the number of its representative based on the ratio of its members to the total number of members.
3. Each party to the collective bargaining may invite representatives from its superior organization and this has to be accepted by the other parties. The representatives of each party to the collective bargaining must not exceed the agreed quantity mentioned in Clause 1 of this Article, unless otherwise agreed by the other parties.
Article 70. Collective bargaining procedures
1. Whenever collective bargaining is requested by a representative organization of employees in accordance with Article 68 of this Labor Code, the requested party must not refuse to hold the collective bargaining.
Within 07 working days from the day on which the request and the agenda are received, the parties shall agree upon the location and starting time for the bargaining.
The employer shall prepare time, location and other conditions for holding collective bargaining meetings.
The collective bargaining must be held within 30 days from the day on which the request is received.
2. The duration of a collective bargaining must not exceed 90 days from its starting day, unless otherwise agreed by the parties.
The employees’ representatives shall be fully paid for the time spent participating in the collective bargaining meetings. The time a member of the representative organization of employees spends participating in the collective bargaining meetings shall not be included in the time specified in Clause 2 Article 176 of this Labor Code.
3. During the course of collective bargaining, if the employee’s party requests the employer’s party to provide information on the business performance and other information relevant to the collective bargaining issues, with the exception of business secrets, technological know-how of the employer, such information must be provided within 10 days from the day on which such request is received.
4. Other representative organizations of employees may discuss with the employees about the contents, methods and results of the collective bargaining.
The representative organization of employees may decide the time, location and method of discussion or survey as long as it does not affect the enterprise’s normal business operation.
The employer must not obstruct or interfere with the discussion or survey held by the representative organization of employees.
5. Minutes of the bargaining meeting must be taken and it must specify the issues which have been agreed upon by the parties and issues that remain controversial. The minutes shall bear the signatures of the parties and the record maker. The representative organization of employees shall make the minutes of the collective bargaining available to all employees.
Article 71. Failed collective bargaining
1. A collective bargaining is considered failed in any of the following circumstances:
a) A party refuses to participate in the collective bargaining or the collective bargaining is not held within the time limit specified in Clause 1 Article 70 of this Labor Code;
b) An agreement cannot be reached within the time limit specified in Clause 2 Article 70 of this Labor Code;
c) The parties declare that the collective bargaining has failed before expiration of the time limit specified in Clause 2 Article 70 of this Labor Code.
2. In case the bargaining fails, the parties may initiate labor dispute settlement procedures as prescribed in this Labor Code. During the labor dispute settlement, the representative organization of employees must not call a strike.
Article 72. Sectoral collective bargaining, multi-enterprise collective bargaining
1. The principles and contents of sectoral collective bargaining and multi-enterprise collective bargaining shall comply with Article 66 and Article 67 of this Labor Code.
2. The procedures for holding sectoral collective bargaining and multi-enterprise collective bargaining shall be negotiated by the parties, including collective bargaining via a collective bargaining council specified in Article 73 of this Labor Code.
3. In case of a sectoral collective bargaining, the representatives shall be the sectoral trade union and sectoral employer representative organizations.
In case of a multi-enterprise collective bargaining, the representatives shall be decided by the parties.
Article 73. Multi-enterprise collective bargaining via a collective bargaining council
1. By consensus, the parties to a multi-enterprise collective bargaining may request the People’s Committee of the province where they are headquartered (or a province they choose if they are headquartered in different provinces) to establish a collective bargaining council.
2. Upon receipt of the said request, the People’s Committee of the province shall issue a decision to establish a collective bargaining council. A collective bargaining council consists of:
a) A chairperson who is chosen by the parties and has the responsibility to operate the council and assist in the process of collective bargaining.
b) Representatives appointed by each party. The number of representatives of each party who participate in the council shall be agreed upon by the parties;
c) Representatives of the People’s Committee of the province.
3. The collective bargaining council shall hold the collective bargaining at the request of the parties and shall be dismissed when a multi-enterprise collective bargaining agreement is concluded or when the dismissal is agreed upon by the parties.
4. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide for the functions, duties and operation of collective bargaining councils.
Article 74. Responsibilities of the People’s Committees of provinces in collective bargaining
1. Provide training in collective bargaining skills for the parties to the collective bargaining.
2. Provide information and data about the economy, society, labor market and labor relation in order to facilitate the process of collective bargaining.
3. Assist the parties in reaching an agreement during the collective bargaining on its own initiative or when requested by the parties. If no request is made by the parties, the assistance shall only be provided if it is accepted by the parties.
4. Establish a collective bargaining council when requested by parties to the multi-enterprise collective bargaining in accordance with Article 73 of this Labor Code.
Section 3. COLLECTIVE BARGAINING AGREEMENTS
Article 75. Collective bargaining agreements
1. A collective bargaining agreement means an agreement that is reached through a collective bargaining and concluded in writing by the parties.
Collective bargaining agreements include enterprise-level collective bargaining agreements, sectoral collective bargaining agreements, multi-enterprise collective bargaining agreements and other types of collective bargaining agreements.
2. The contents of a collective bargaining agreement must not be contrary to the law, and should provide for the terms and conditions that are more favorable to the employees than those provided by law.
Article 76. Survey and conclusion of collective bargaining agreements
1. Before an enterprise-level collective bargaining agreement is concluded, its draft must be made available for comment by all employees of the enterprise. An enterprise-level collective bargaining agreement shall only be concluded if it is voted for by more than 50% of the enterprise’s employees.
2. A sectoral collective bargaining agreement shall be available for comment by all members of the management boards of the representative organizations of employees of the enterprises participating in the bargaining. A sectoral collective bargaining agreement shall only be concluded if it is voted for by more than 50% of the voters.
A multi-enterprise collective bargaining agreement shall be available for comment by all employees of the enterprises participating in the bargaining or members of management boards of the representative organizations of employees thereof. Only an enterprise more than 50% of employees of which vote for the multi-enterprise collective bargaining agreement may participate in its conclusion.
3. The time and location for casting votes on a draft collective bargaining agreement shall be decided by the representative organization of employees as long as it does not affect the participating enterprises’ normal business operation. The employers must not obstruct or interfere with process of voting on the draft agreement by the representative organizations of employees.
4. A collective bargaining agreement shall be concluded by legal representatives of the parties.
In case a multi-enterprise collective bargaining agreement is negotiated via a collective bargaining council, it shall be concluded by the chairperson of the council and legal representatives of the parties.
5. A copy of the collective bargaining agreement shall be sent to every party and the provincial labor authority in accordance with Article 77 of this Labor Code.
In case of a sectoral or multi-enterprise collective bargaining agreement, each employer and representative organization of employees of the participating enterprises shall receive 01 copy.
6. After a collective bargaining agreement is concluded, the employer must make publicly available to their employees.
7. The Government shall elaborate this Article.
Article 77. Sending the collective bargaining agreement
Within 10 days from the day on which a collective bargaining agreement is concluded, the employer shall send 01 copy to the provincial labor authority in the same province where the enterprise is headquartered.
Article 78. Effective date and effective period of collective bargaining agreements
1. The effective date of a collective bargaining agreement shall be agreed upon by the parties and specified in the agreement itself. In case the parties do not agree upon an effective date, the collective bargaining agreement shall be effective on its conclusion date.
An effective collective bargaining agreement shall be upheld by the parties.
2. An enterprise-level effective collective bargaining agreement shall be binding on the employer and all employees of the enterprise. An effective sectoral or multi-level collective bargaining agreement shall be binding on all employers and employees of the participating enterprises.
3. The effective period of a collective bargaining agreement shall 01 – 03 years. The specific effective period shall be agreed upon by the parties and specified in the collective bargaining agreement. The parties may agree upon various effective periods for different parts of a collective bargaining agreement.
Article 79. Implementation of enterprise-level collective bargaining agreements
1. The employer and the employees, including new employees who are employed after the collective bargaining agreement has come into effect, shall be responsible for the full implementation of the effective collective bargaining agreement.
2. Where the rights, responsibilities and interests of the parties stipulated in the employment contract which were concluded before the effective date of the collective bargaining agreement are less favorable than those of respective provisions provided in the collective bargaining agreement, the provisions of the collective bargaining agreement shall prevail. Internal labor regulations of the employer which are not conformable with the collective bargaining agreement shall be revised accordingly. Provisions of the collective bargaining agreement shall apply until such revisions are made.
3. Where a party considers that the other party does not perform fully or violates the provisions of the collective bargaining agreement, the former has the right to request the latter to fully comply with the agreement, and both parties must jointly settle the issue. In case of failure to settle the issue, either party has the right to request settlement of the collective labor dispute in accordance with the law.
Article 80. Implementation of an enterprise-level collective bargaining agreement upon full division, partial division, consolidation, merger of the enterprise; sale, lease, conversion of the enterprise; transfer of the right to ownership or right to enjoyment of assets of the enterprise
1. Upon full division, partial division, consolidation, merger of the enterprise; sale, lease, conversion of the enterprise; transfer of the right to ownership or right to enjoyment of assets of an enterprise, the succeeding employer and representative organization of employees mentioned in Article 68 of this Labor Code shall consider revising the existing enterprise-level collective bargaining agreement or concluding a new one, In consideration of the labor utilization plan.
2. In case a collective bargaining agreement expires because the employer ceases its operation, the rights and interests of the employees shall be settled in accordance with the law.
Article 81. Relationship between enterprise-level collective bargaining agreements, sectoral collective bargaining agreements and multi-enterprise collective bargaining agreements
1. In case an enterprise-level collective bargaining agreement, multi-enterprise collective bargaining agreement and sectoral collective bargaining agreement provide for employees’ rights, obligations and interests differently, the most favorable provisions shall apply.
2. An enterprise which is subject to the governance of a sectoral collective bargaining agreement or multi-enterprise collective bargaining agreement but have not established enterprise-level collective bargaining agreements may establish an enterprise-level collective bargaining agreement with more favorable terms and conditions for employees than those stipulated in the sectoral collective bargaining agreement or multi-enterprise collective bargaining agreement.
3. Enterprises that have not participated in any sectoral collective bargaining agreement or multi-enterprise collective bargaining agreement are encouraged to adopt more favorable provisions of a sectoral collective bargaining agreement or multi-enterprise collective bargaining agreement.
Article 82. Revisions of collective bargaining agreements
1. A collective bargaining agreement may only be amended by the parties through collective bargaining on a voluntary basis.
The process of revising a collective bargaining agreement shall be the same as that of the negotiation and conclusion of a collective bargaining agreement.
2. In case a change in law results in the collective bargaining agreement being unsuitable with the new law, the parties must revise the collective bargaining agreement accordingly within 15 days from the date on which the new legal provisions come into effect. During the process of revising the collective bargaining agreement, the rights and interests of the employees will be ensured in accordance with the law.
Article 83. Expiry of collective bargaining agreements
Within 90 days prior to the expiry date of a collective bargaining agreement, the parties may negotiate extension of the collective bargaining agreement or conclusion of a new collective bargaining agreement. In case the parties agree on an extension, a survey shall be carried out in accordance with Article 76 of this Labor Code.
Where the collective bargaining agreement expires while the negotiation process is still on-going, it shall continue to be effective for a maximum duration of 90 days from the expiry date, unless otherwise agreed by the parties.
Article 84. Extension of scope of sectoral collective bargaining agreements or multi-enterprise collective bargaining agreements
1. When a sectoral collective bargaining agreement or multi-enterprise collective bargaining agreement applies to more than 75% of employees or more than 75% of enterprises in the same field or sector in an industrial park, economic zone, export-processing zone or hi-tech zone, the employers or representative organizations of employees therein shall request a competent authority to issue a decision to extend the scope of part or all of the collective bargaining agreement to other enterprises in the same field or sector in that industrial park, economic zone, export-processing zone or hi-tech zone.
2. The Government shall elaborate Clause 1 of this Article; the procedures and competence to decide the scope of collective bargaining agreements mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 85. Joining and withdrawing from a sectoral collective bargaining agreements or multi-enterprise collective bargaining agreement
1. An enterprise may join a sectoral or multi-level collective bargaining agreement when it is agreed by all employers and representative organizations of employees of the participating enterprises, except for the cases specified in Clause 1 Article 84 of this Labor Code.
2. An enterprise that is a member of a sectoral or multi-level collective bargaining agreement may withdraw from it when the withdrawal is agreed by all employers and representative organizations of employees of the participating enterprises, unless it is facing business difficulties.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 86. Invalid collective bargaining agreements
1. A collective bargaining agreement shall be partially invalid if one or some of its contents are contrary to the law.
2. A collective bargaining agreement shall be entirely invalid in any of the following circumstances:
a) The entire contents of the collective bargaining agreement are illegal;
b) The collective bargaining agreement was concluded by a person without due competence;
c) The procedures for negotiation and conclusion of the collective bargaining agreement were not followed.
Article 87. Competence to declare a collective bargaining agreement invalid
People’s Courts shall be entitled to declare a collective bargaining agreement as invalid.
Article 88. Handling of invalid collective bargaining agreements
When a collective bargaining agreement is declared invalid, the rights, obligations and interests of parties specified in the invalid parts shall be handled in accordance with the provisions of the law and other lawful agreements as provided in the employment contract.
Article 89. Costs for negotiation and conclusion of collective bargaining agreements
The costs of negotiation, conclusion revision, sending an announcement of the collective bargaining agreement shall be paid by the employer.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Noi dung cap nhat ...
Điều 12. Trách nhiệm quản lý lao động của người sử dụng lao động
Điều 21. Nội dung hợp đồng lao động
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Điều 51. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu
Điều 54. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 92. Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 130. Xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 131. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 161. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 184. Hòa giải viên lao động
Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động
Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Điều 154. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Điều 155. Thời hạn của giấy phép lao động