Nghị định 25/2014/NĐ-CP về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao
Số hiệu: | 25/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/04/2014 | Ngày hiệu lực: | 22/05/2014 |
Ngày công báo: | 17/04/2014 | Số công báo: | Từ số 449 đến số 450 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Vi phạm hành chính, Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vừa qua, chính phủ đã ban hành Nghị định 25/2014/NĐ-CP để hướng dẫn các nội dung về phòng, chống tội phạm về công nghệ cao.
Theo đó, sắp tới nhà nước sẽ đấy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vấn đề phòng chống tội phạm công nghệ cao, đặc biệt là với DN cung cấp hạ tầng mạng,dịch vụ Internet, viễn thông; tầng lớp thanh thiếu niên…
Nội dung tuyên truyền bao gồm: Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ, tác hại của tội phạm, các kiến thức, kỹ năng, biện pháp, kinh nghiệm tự phòng, chống tội phạm
Bên cạnh đó, các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự như theo dõi, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, tạm vắng, quản lý nhập cảnh, xuất cảnh cũng sẽ được tăng cường sử dụng như một công cụ phòng chống loại tội phạm này.
Các cá nhân sẽ phải có trách nhiệm bảo vệ mật khẩu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình để tham gia với nhà nước phòng chống tội phạm.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 22/5/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/2014/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2014 |
QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC CÓ SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 12 năm 1999; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
1. Nghị định này quy định về hoạt động phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Trong Nghị định này, công nghệ cao bao gồm công nghệ thông tin và viễn thông.
Nghị định này áp dụng đối với cán bộ, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; các cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế đang hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao.
2. Vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao là các đơn vị nghiệp vụ trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ chuyên trách tham mưu, tổ chức, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao (gọi tắt là Cơ quan chuyên trách).
1. Bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Tiến hành thường xuyên, liên tục, lấy phòng ngừa là chính; chủ động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh mọi vi phạm.
3. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền gây ra trong hoạt động phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao phải được bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng hiện đại và huy động tiềm lực khoa học công nghệ cho Cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Ưu tiên tuyển chọn cán bộ, thu hút chuyên gia giỏi về công nghệ thông tin, viễn thông để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kiến thức và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị công nghệ cao, cử người đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ đi học tập, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Đảm bảo kinh phí phục vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ các nguồn sau đây:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước quy định hiện hành;
b) Tài trợ, đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao từ ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
1. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:
a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
b) Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong việc bảo vệ và giữ gìn an ninh, trật tự;
c) Phương thức, thủ đoạn và nguy cơ, tác hại của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
d) Kiến thức, kỹ năng tự phòng, chống các nguy cơ của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; kỹ năng ứng phó khi bị tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu;
đ) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
e) Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Hình thức thông tin, tuyên truyền, giáo dục:
a) Gặp gỡ, trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp;
b) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;
c) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;
d) Thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt cộng đồng;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên trong nhà trường phổ thông và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác liên quan đến công nghệ cao; các hiệp hội, câu lạc bộ trong lĩnh vực công nghệ cao và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.
1. Cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn;
b) Quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
c) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
d) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về tình hình có liên quan tại các địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm phục vụ việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, đề xuất các chủ trương, biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
4. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
1. Tham gia các hoạt động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình.
3. Phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an hoặc chính quyền cơ sở gần nhất; phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách trong quá trình xác minh làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết có liên quan cho Cơ quan chuyên trách khi được yêu cầu theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về thời hạn bảo quản, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu, dữ liệu, đồ vật liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao cho Cơ quan chuyên trách khi có yêu cầu theo quy định tại Điểm c, d, đ Khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.
4. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan chuyên trách, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
1. Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; phản ánh tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; nêu gương các điển hình tiên tiến, mô hình có hiệu quả trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Lồng ghép nội dung phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.
1. Cá nhân có trách nhiệm tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.
2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo về tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo ngay với Cơ quan điều tra, Cơ quan chuyên trách theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện tội phạm, hoặc các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan thanh tra chuyên ngành, Cơ quan chuyên trách thông qua hoạt động thanh tra chủ động phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thanh tra chuyên ngành đề nghị Cơ quan chuyên trách phối hợp tiến hành thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhằm phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
1. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, Cơ quan chuyên trách được tiến hành các biện pháp sau đây:
a) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu, xác minh, làm rõ tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
b) Sử dụng phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để kiểm tra, giám sát, phát hiện, thu thập, phục hồi và phân tích thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử phục vụ phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
c) Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật, phương tiện liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
d) Yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của tài khoản và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật;
đ) Yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối, các điều kiện kỹ thuật cần thiết để Cơ quan chuyên trách triển khai các phương tiện, biện pháp kỹ thuật kiểm tra, giám sát, thu thập dữ liệu điện tử; yêu cầu doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ thông tin, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động của chủ thuê bao và thông tin, tài liệu khác phục vụ công tác phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao;
e) Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, doanh nghiệp viễn thông ngăn chặn, đình chỉ việc truy nhập hệ thống thiết bị, mạng lưới, sử dụng và cung cấp dịch vụ;
g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều này.
Người thực hiện hành vi phạm tội hoặc các vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý hành chính; nếu gây thiệt hại, phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Đề xuất việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế về dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu dẫn độ và tổ chức thi hành quyết định dẫn độ đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao; phối hợp thực hiện các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Ký kết và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin và phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Phối hợp phát hiện, ngăn chặn và điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Phối hợp thực hiện các yêu cầu về điều tra tội phạm liên quan đến lĩnh vực sử dụng công nghệ cao theo nguyên tắc có đi có lại với các nước.
5. Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
6. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
7. Tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
8. Thực hiện tương trợ tư pháp, dẫn độ trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao.
9. Hỗ trợ về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, tăng cường năng lực cho Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan của Việt Nam có quyền từ chối yêu cầu hợp tác khi các yêu cầu đó có nội dung gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước hoặc có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ tổ chức thực hiện và theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Tổ chức, chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hành chính về an ninh, trật tự và phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.
4. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; đề xuất việc ký kết các điều ước quốc tế, chủ động ký kết các thỏa thuận quốc tế về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
5. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các biện pháp tổ chức, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao của Cơ quan chuyên trách; chủ trì, phối hợp với các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung có liên quan đến phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Tổ chức thực hiện công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; chỉ đạo Cơ quan chuyên trách trong Quân đội nhân dân thực hiện công tác phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn thuộc quyền quản lý.
1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong việc trao đổi thông tin, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các điều kiện kỹ thuật cần thiết để Cơ quan chuyên trách triển khai các phương tiện, biện pháp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hướng dẫn chi tiết thi hành về trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin trong việc bảo quản, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu điện tử về người sử dụng dịch vụ công nghệ cao phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; hướng dẫn huy động tiềm lực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan tổ chức phòng, chống tội phạm và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về thương mại điện tử trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về đảm bảo an toàn khi tham gia hoạt động thương mại điện tử.
Phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động tài khoản của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an trong việc trao đổi thông tin, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có sử dụng công nghệ cao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để chế tạo thiết bị, xây dựng giải pháp, hệ thống phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao.
1. Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc quyền quản lý của mình thực hiện các quy định tại Nghị định này.
2. Trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình, kịp thời phối hợp, hỗ trợ Cơ quan chuyên trách trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Phối hợp, hỗ trợ và thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử tội phạm sử dụng công nghệ cao.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai và đôn đốc thực hiện các chính sách, đường lối, chiến lược, kế hoạch phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
3. Cân đối, phân bổ kinh phí địa phương cho công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 5 năm 2014.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 25/2014/ND-CP |
Hanoi, April 7, 2014 |
PRESCRIBING THE PREVENTION AND COMBAT OF CRIMES AND OTHER LAW VIOLATIONS INVOLVING HIGH TECHNOLOGY (*)
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 21, 1999 Penal Code and the June 19, 2009 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Penal Code;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on the People's Public Security Force;
Pursuant to the June 29, 2006 Law on Information Technology;
Pursuant to the November 13, 2008 Law on High Technology;
Pursuant to the November 23, 2009 Law on Telecommunications;
Pursuant to the June 20, 2012 Law on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Public Security,
The Government promulgates the Decree prescribing the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree prescribes activities of preventing, detecting and handling crimes and other law violations involving high technology; international cooperation on the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; and responsibilities of agencies, organizations, enterprises and individuals in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. In this Decree, high technology includes information technology and telecommunications technology.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to officers and agencies specialized in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; Vietnamese agencies, organizations and individuals; foreign agencies, organizations and individuals and international organizations currently operating or residing in the Vietnamese territory.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms and phrases below are construed as follows:
1. Crime involving high technology means a socially dangerous act prescribed in the Penal Code and involving the use of high technology.
2. Other law violations involving high technology means illegal acts that involve the use of high technology but are not serious enough for penal liability examination.
3. Agencies specialized in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology are professional agencies in the People’s Public Security force and the People’s Army that are assigned to advise on, organize, and directly participate in, the performance of the tasks of preventing and combating crimes and other law violations involving high technology (referred to as specialized agencies for short).
Article 4. Principles of prevention and combat of crimes and law violations involving high technology
1. Strictly complying with the conditions, order, procedures, form and competence prescribed by law and conforming with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
2. Being carried out in a regular and continuous basis, regarding prevention as the primary objective; proactively and promptly detecting, preventing and strictly handling all violations.
3. Respecting and protecting the lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals.
4. Agencies, organizations and individuals that suffer damage caused by illegal acts of competent agencies or organizations in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology shall be compensated in accordance with law.
Article 5. State policies on the prevention and combat of crimes and law violations involving high technology
1. To invest special-use modem technical equipment and facilities and mobilize scientific and technological potential for specialized agencies to fulfill the tasks of preventing and combating crimes and other law violations involving high technology.
2. To prioritize the selection of officers and attract specialists excellent at information and telecommunications technologies to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; to provide training and retraining for specialized officers to improve their professional qualifications, legal knowledge, foreign language, knowledge about and skills of using hi-tech means and equipment; to appoint officers who satisfy criteria of political and moral qualities and professional qualifications for domestic and overseas training in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
3. To ensure funds for the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology from the following sources:
a/ The state budget according to the state budget management decentralization under current regulations;
b/ Financial assistance and contributions from agencies, organizations and individuals at home and abroad in accordance with law;
c/ Other funding sources as prescribed by law.
The estimation, use and settlement of state budget funds for the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology must comply with the Law on the State Budget.
PREVENTION OF CRIMES AND OTHER LAW VIOLATIONS INVOLVING HIGH TECHNOLOGY
Article 6. Information, communication and education about prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology
1. Contents of information, communication and education include:
a/ Policies and laws on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology;
b/ The position, role and importance of the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology in the protection and maintenance of security and order;
c/ Methods, tricks, risks and harms of crimes and other law violations involving high technology;
d/ Knowledge about and skills of prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; skills of coping with attacks and unauthorized access to information systems and databases;
dd/ Measures and experiences on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology;
e/ Responsibilities of individuals, agencies, organizations and enterprises in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology;
g/ Other contents related to the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. Forms of information, communication and education:
a/ Direct meeting, exchange, dialogue and discussion;
b/ Via the mass media;
c/ Through activities at education and training institutions;
d/ Through law quizzes and community activities;
dd/ Other lawful forms.
3. Information, communication and education activities should be enhanced for enterprises providing network infrastructure and internet and telecommunications services; enterprises operating in finance, banking, e-payment and e-commerce; youths and teenagers, pupils and students at general schools and other education and training institutions related to high technology; hi-tech associations and clubs and geological areas where many hi-tech law violations occur.
Article 7. Administrative management of security and order
1. Agencies performing the administrative management of security and order shall, through their activities, take the initiative in promptly identifying causes, conditions, methods and tricks of crimes and other law violations involving high technology, and take appropriate handling measures.
2. Measures to prevent crimes and other law violations involving high technology through administrative management of security and order include:
a/ To monitor household members and inhabitants through residence management and examination of permanent residents, temporary residents, sojourners and temporarily absent residents in localities;
b/ To manage records, archives and personal identification data to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology;
c/ To manage immigration and transit;
d/ Other measures of administrative management of security and order as prescribed by law.
Article 8. Preventive activities of specialized agencies
1. To organize and implement professional measures in accordance with law to collect relevant information and documents on the situation in localities and fields under their management to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. To synthesize, analyze, evaluate and anticipate the situation of, and propose policies and measures to prevent and combat, crimes and other law violations involving high technology.
3. To guide related agencies and units in taking measures to prevent and combat crimes and other law violations involving high technology.
4 To communicate and educate about the law on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
Article 9. Individuals participating in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology
1. To participate in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. To protect their own passwords, passcodes, databases, personal information, account information and hi-tech equipment systems.
3. To detect and promptly report crimes and other law violations involving high technology to the nearest police offices or grassroots administrations; to closely coordinate with specialized agencies in verifying crimes and other law violations involving high technology, and provide necessary relevant information and documents to specialized agencies upon request in accordance with law.
Article 10. Agencies, organizations and enterprises participating in the prevention of crimes and other law violations involving high technology
1. To implement the law on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. To comply with regulations on time limit for preservation, storage and supply of information and data to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
3. To provide information, documents, data and objects related to crimes and other law violations involving high technology to specialized agencies upon request in accordance with Points c, d and dd, Clause 1, Article 14 of this Decree.
4. To closely coordinate with specialized agencies and competent state agencies in the detection, prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
Article 11. Mass media agencies participating in the prevention of crimes and other law violations involving high technology
1. To promptly and accurately disseminate policies and laws on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; to report the situation and results of the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; to report typical examples and effective models of prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. To integrate contents of prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology into other information and communication programs.
DETECTION AND HANDLING OF CRIMES AND OTHER LAW VIOLATIONS INVOLVING HIGH TECHNOLOGY
Article 12. Denunciations and reports on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology
1. Individuals shall denounce crimes and other law violations involving high technology to public security offices and commune-level People’s Committees or any agencies and organizations.
2. When detecting or receiving denunciations and reports on crimes and other law violations involving high technology, agencies and organizations shall process them according to their competence or immediately notify them to investigative or specialized agencies in accordance with law.
Article 13. Detection and handling of crimes and other law violations involving high technology through inspection and examination activities
1. Agencies, organizations and enterprises shall regularly examine their own performance of their functions and tasks; if detecting crimes and other law violations involving high technology, they shall handle them according to their competence or propose the handling thereof in accordance with law.
2. Specialized inspectorates and specialized agencies shall, through inspection activities, take the initiative in detecting, handling, or propose the handling of, crimes and other law violations involving high technology.
3. In case of necessity, specialized inspectorates may request specialized agencies to coordinate in inspecting agencies, organizations, enterprises and individuals and handling their violations in order to prevent crimes and other law violations involving high technology.
Article 14. Specialized agencies’ measures to combat crimes and other law violations involving high technology
1. When detecting signs of law violation, specialized agencies may take the following measures:
a/ Applying professional measures as prescribed by law to collect information and documents and verify crimes and other law violations involving high technology;
b/ Using professional equipment and techniques to examine, monitor, detect, collect, recover and analyze information, documents and data to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology;
c/ Requesting individuals, agencies and organizations to provide information, documents, objects and equipment in connection to crimes and other law violations involving high technology;
d/ Requesting banks and credit institutions to provide information and documents on account transactions and other information and documents to serve the detection, investigation and handling of crimes and other law violations involving high technology in accordance with law;
dd/ Requesting telecommunications enterprises and internet service providers to arrange ground areas, connection portals and necessary technical conditions for specialized agencies to use equipment and technical measures to examine, monitor and collect electronic data; requesting telecommunications enterprises, information technology enterprises and information technology-applying enterprises to provide information and documents on subscribers and other information and documents to serve the detection, investigation and handling of crimes and other law violations involving high technology;
e/ Directly requesting, or coordinating with competent state agencies in, requesting internet service providers and telecommunications enterprises to block and stop access to equipment systems and networks, and use and provision of services;
g/ Performing other tasks and exercising other powers in accordance with law.
2. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, providing specific guidance on signs of law violation prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 15. Handling of crimes and other law violations involving high technology
Those who commit crimes or other law violations involving high technology shall, depending on the seriousness and extent of violation, be examined for penal liability or administratively sanctioned; if causing any damage, they shall pay compensation in accordance with law.
INTERNATIONAL COOPERATION ON PREVENTION AND COMBAT OF CRIMES AND OTHER LAW VIOLATIONS INVOLVING HIGH TECHNOLOGY
Article 16. Contents of international cooperation on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology
1. To propose the conclusion of and accession to the treaty on extradition of hi-tech criminals; to receive requests for extradition of, and organize the execution of extradition decisions against, hi-tech criminals; to coordinate in carrying out mutual judicial assistance activities in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. To conclude, and organize the implementation of, treaties and international agreements concerning the exchange of information and prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
3. To coordinate in the detection, prevention, investigation and handling of crimes and other law violations involving high technology in accordance with law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
4. To coordinate in responding to requests of other countries for investigation of crimes related to hi-tech fields on the principle of reciprocity.
5. To collect, study and exchange information and experiences in the prevention and combat of crimes and other law violation involving high technology.
6. To coordinate in professional training and retraining in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
7. To organize conferences and seminars on issues concerning the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
8. To implement mutual judicial assistance and extradition in the investigation, prosecution and trial of, and enforcement of judgments concerning, hi-tech crimes.
9. To provide support in physical foundations, techniques and technologies and capacity building for agencies specialized in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
Article 17. Refusal of international cooperation
Agencies assigned to prevent and combat crimes and other law violations involving high technology and related Vietnamese agencies and organizations may refuse cooperation requests that have contents detrimental to the national sovereignty and security or the State’s interests, or unconformable to Vietnamese law or treaties to with the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, SECTORS AND LOCALITIES IN THE PREVENTION AND COMBAT OF CRIMES AND OTHER LAW VIOLATIONS INVOLVING HIGH TECHNOLOGY
Article 18. Responsibilities of the Ministry of Public Security
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, assisting the Government in organizing, monitoring, directing and guiding the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. To organize and direct the specialized agency of the People’s Public Security force in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
3. To direct the administrative management of security and order and coordinate the inspection and handling of law violations involving high technology committed by agencies, organizations, enterprises or individuals.
4. To carry out international cooperation on the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; to propose the signing of treaties and take the initiative in signing international agreements on the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
5. To provide detailed guidance on the implementation of specialized agencies’ measures to prevent and combat crimes and law violations involving high technology; to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Science and Technology, the State Bank of Vietnam and related ministries and sectors in providing detailed guidance on contents related to the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
Article 19. Responsibilities of the Ministry of National Defense
To organize the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; to direct the specialized agency of the People’s Army in preventing, investigating and handling crimes and other law violations involving high technology in the fields and localities under its management.
Article 20. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications
1. To direct mass media agencies in disseminating policies and laws on prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in, taking measures to prevent, detect and handle law violations involving high technology.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense in, exchanging information about, and inspecting, examining and handling, law violations involving high technology.
4. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security' and the Ministry of National Defense in, guiding telecommunications enterprises and internet service providers to arrange ground areas, connection portals and necessary technical conditions for specialized agencies to use equipment and apply measures to prevent and combat crimes and other law violations involving high technology; to guide in detail responsibilities of telecommunications and information technology enterprises in preserving, storing and supplying information and data about hi-tech service users to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology; to guide the mobilization of the scientific and technological potential of these enterprises in accordance with law to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
Article 21. Responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and related ministries and sectors in, organizing the prevention and combat of crimes and the inspection, examination and handling of administrative violations in e-commerce within the scope of its assigned functions and tasks.
2. To develop programs on public information and raising of community awareness about safety assurance when participating in e-commerce activities.
Article 22. Responsibilities of the State Bank of Vietnam
To coordinate with the Ministry of Public Security in guiding the provision of information and documents relating to account transactions of organizations and individuals showing signs of law violation to serve the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology in banking payment activities.
Article 23. Responsibilities of the Ministry of Culture, Sports and Tourism
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security in, exchanging information about, and organizing the inspection, examination and handling of, violations involving high technology according to its assigned functions, tasks and powers.
Article 24. Responsibilities of the Ministry of Science and Technology
To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and the Ministry of Information and Communications in, scientific research, technological development and application of scientific and technological advances in the manufacture of equipment and development of solutions and systems for the prevention and combat of crimes involving high technology.
Article 25. Responsibilities of other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
1. To guide and examine units under their management in implementing this Decree.
2. Within the scope of their respective powers and responsibilities, to promptly coordinate with and support specialized agencies in the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
3. To coordinate with, support, and respond to requests of, competent agencies of the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Procuracy and the Supreme People’s Court in the investigation, prosecution and trial of crimes involving high technology.
Article 26. Responsibilities of People’s Committees at all levels
1. To direct and guide their attached agencies in organizing the implementation of this Decree according to their assigned functions and tasks.
2. To coordinate with competent state agencies in implementing, and urging the implementation of, policies, lines, strategies and plans on the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
3. To balance and allocate local funds for the prevention and combat of crimes and other law violations involving high technology.
This Decree takes effect on May 22, 2014.
Article 28. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực