Chương III Nghị định 23/2021/NĐ-CP: Điều kiện cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép và hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm
Số hiệu: | 23/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2021 |
Ngày công báo: | 01/04/2021 | Số công báo: | Từ số 489 đến số 490 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm
Ngày 19/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Theo đó, điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm cụ thể như sau:
- Có mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công về việc làm.
- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dịch vụ việc làm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới).
- Có trang thiết bị để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này phù hợp với tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng do cấp có thẩm quyền ban hành.
- Có ít nhất 15 người làm việc là viên.
- Cơ quan có thẩm quyền thành lập đảm bảo kinh phí cho các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công về việc làm theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện theo quy định của Chính phủ về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Nghị định 23/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
2. Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
3. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
a) Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
c) Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp.
1. Nội dung giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Thời hạn của giấy phép được quy định như sau:
a) Thời hạn giấy phép tối đa là 60 tháng;
b) Giấy phép được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa là 60 tháng;
c) Thời hạn giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
1. Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. 01 bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
3. Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
5. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài.
Các văn bản nêu tại khoản này được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
6. 01 bản sao chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu bằng cấp chuyên môn theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 14 hoặc một trong các văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
a) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc đế đối chiếu hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản gốc để đối chiếu quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm).
Các văn bản quy định tại điểm a, điểm b khoản này là văn bản của nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.
1. Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
2. Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại Điều 17 Nghị định này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Doanh nghiệp được gia hạn giấy phép phải bảo đảm các quy định sau:
a) Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Không thuộc trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại Điều 21 Nghị định này;
c) Tuân thủ đầy đủ chế độ báo cáo quy định tại Nghị định này;
d) Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước thời điểm hết hạn của giấy phép ít nhất 20 ngày làm việc.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép, gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
c) Các văn bản quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp doanh nghiệp đề nghị gia hạn giấy phép đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị gia hạn giấy phép;
b) Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, gia hạn giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không gia hạn giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
1. Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi một trong các nội dung của giấy phép đã được cấp, gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy phép bị mất;
c) Giấy phép bị hư hỏng không còn đầy đủ thông tin trên giấy phép;
d) Thay đổi địa chỉ trụ sở chính sang địa bàn cấp tỉnh khác so với nơi đã được cấp giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép như sau:
a) Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính nhưng vẫn trên địa bàn cấp tỉnh đã cấp giấy phép;
c) Các văn bản quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
d) Giấy phép đã được cấp trước đó đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép đối với trường hợp quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp lại giấy phép;
b) Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp lại giấy phép thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép bao gồm: văn bản đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; văn bản quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này; giấy phép đã được cấp nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính trước đây;
b) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới để đề nghị cấp lại giấy phép;
c) Sau khi kiểm tra đủ giấy tờ được quy định tại điểm a khoản này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép;
d) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới có văn bản đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và xác nhận về các điều kiện không bị thu hồi giấy phép của doanh nghiệp;
đ) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép có ý kiến trả lời về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động tại địa bàn và gửi kèm bản sao hồ sơ đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới.
Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép theo khoản 1 Điều 21 Nghị định này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi và thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính mới;
e) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, cấp lại giấy phép đối với doanh nghiệp; trường hợp không cấp lại giấy phép thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
đ) Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
e) Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
g) Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
h) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Lao động năm 2019.
2. Hồ sơ đề nghị thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này, gồm:
a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy phép theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy phép đã được cấp hoặc văn bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm đối với trường hợp giấy phép bị mất;
c) Báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và điểm h khoản 1 Điều này như sau:
a) Khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của kiến nghị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan hoặc nghiên cứu hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm các nội dung quy định tại các điểm d, đ, e, g, h khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện; thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ việc làm đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm trên ít nhất 01 báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
1. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ theo mức quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này tại ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (sau đây gọi là ngân hàng nhận ký quỹ).
2. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trong hoạt động dịch vụ việc làm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày rút tiền ký quỹ để thanh toán đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 26 Nghị định này, doanh nghiệp phải nộp bổ sung tiền ký quỹ bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định này.
4. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày hết hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà doanh nghiệp không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng nhận ký quỹ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép của doanh nghiệp theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 21 Nghị định này.
1. Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm nộp tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ và tuân thủ quy định của pháp luật. Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng nhận ký quỹ và phù hợp quy định của pháp luật.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này sau khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục ký quỹ.
Trường hợp thay đổi một trong các thông tin trên giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm, gồm: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp gửi thông tin tới ngân hàng nhận ký quỹ.
1. Ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm tạm khóa toàn bộ số tiền ký quỹ của doanh nghiệp, quản lý tiền ký quỹ theo đúng các quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật về ký quỹ.
2. Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo đúng quy định tại Điều 26 Nghị định này và yêu cầu doanh nghiệp nộp bổ sung tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này.
3. Ngân hàng nhận ký quỹ không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính quyết định cho phép doanh nghiệp rút tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;
c) Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng nhận ký quỹ khác;
d) Doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động do vi phạm quy định về dịch vụ việc làm sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, gồm:
a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp;
b) Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ việc làm tại ngân hàng nhận ký quỹ khác đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
c) Báo cáo việc hoàn thành nghĩa vụ và văn bản chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Phương án sử dụng số tiền rút từ tài khoản ký quỹ gồm lý do, mục đích rút tiền ký quỹ; danh sách người lao động, người sử dụng lao động, số tiền, thời gian, phương thức thanh toán đối với trường hợp rút tiền ký quỹ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
3. Hồ sơ rút tiền ký quỹ gửi ngân hàng nhận ký quỹ, gồm:
a) Văn bản đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Chứng từ rút tiền ký quỹ theo quy định của ngân hàng nhận ký quỹ (nếu có).
4. Trình tự, thủ tục rút tiền ký quỹ như sau:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra, xác thực hồ sơ, việc hoàn thành các nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ, phương án sử dụng tiền ký quỹ (nếu có), gửi doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ. Trường hợp không đồng ý về việc rút tiền ký quỹ thì có văn bản trả lời doanh nghiệp và nêu rõ lý do;
c) Sau khi có văn bản đồng ý về việc rút tiền ký quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này tại ngân hàng nhận ký quỹ;
d) Ngân hàng nhận ký quỹ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ rút tiền ký quỹ của doanh nghiệp, nếu đúng quy định thì ngân hàng nhận ký quỹ cho doanh nghiệp thực hiện rút tiền ký quỹ trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ rút tiền ký quỹ.
Trường hợp rút tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thì việc thanh toán, bồi thường cho người lao động, người sử dụng lao động do ngân hàng nhận ký quỹ trực tiếp chi trả theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
1. Thực hiện đúng các quy định về mở tài khoản ký quỹ, nộp tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ, sử dụng tài khoản ký quỹ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm và các quy định liên quan đến tài khoản này.
2. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của ngân hàng nhận ký quỹ theo quy định tại Nghị định này.
1. Hoạt động tư vấn, gồm:
a) Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng;
b) Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyển; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước;
c) Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực;
d) Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
2. Giới thiệu việc làm cho người lao động.
3. Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
a) Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động;
b) Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
5. Phân tích và dự báo thị trường lao động.
6. Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
1. Doanh nghiệp có quyền được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm trong nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giao nhiệm vụ cho chi nhánh, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh (đối với trường hợp địa điểm chi nhánh khác tỉnh so với nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép) kèm theo giấy tờ chứng minh điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
3. Nghĩa vụ của chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm
a) Niêm yết công khai quyết định của doanh nghiệp giao nhiệm vụ cho chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm và bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp tại trụ sở chi nhánh;
b) Báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chi nhánh định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về kết quả hoạt động dịch vụ việc làm của chi nhánh theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thời hạn hoạt động dịch vụ việc làm của chi nhánh không vượt quá thời hạn giấy phép của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
1. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tên người đại diện theo pháp luật thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm, số điện thoại, e-mail, website.
2. Trước 10 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
3. Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở chi nhánh, doanh nghiệp phải có văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính, chi nhánh về địa điểm mới kèm theo giấy tờ chứng minh điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này trong thời hạn 10 ngày làm việc, trước ngày thực hiện chuyển địa điểm.
1. Niêm yết công khai bản sao được chứng thực từ bản chính giấy phép, quyết định thu hồi giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
2. Theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do doanh nghiệp giới thiệu hoặc cung ứng tối thiểu 03 tháng hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 03 tháng).
3. Lập, cập nhật, quản lý dữ liệu lao động đăng ký tư vấn, giới thiệu việc làm; người sử dụng lao động đăng ký tuyển lao động và thực hiện kết nối, chia sẻ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Doanh nghiệp thực hiện một phần hoặc toàn bộ quy trình hoạt động cung ứng dịch vụ việc làm bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác thì phải thực hiện theo quy định của Nghị định này và quy định của Chính phủ về thương mại điện tử.
5. Xây dựng giá cung ứng dịch vụ việc làm và niêm yết công khai giá cung ứng dịch vụ việc làm cho người lao động tại trụ sở của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động dịch vụ việc làm theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm gửi trước ngày 20 tháng 12.
7. Báo cáo kịp thời trong trường hợp xảy ra sự cố liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ việc làm.
8. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định này.
CONDITIONS FOR ISSUANCE, RENEWAL, REISSUANCE AND REVOCATION OF LICENSES AND OPERATION OF EMPLOYMENT SERVICE BUSINESSES
Section 1. CONDITIONS, AUTHORITY, PROCESSES AND PROCEDURES FOR ISSUANCE, RENEWAL, REISSUANCE AND REVOCATION OF EMPLOYMENT SERVICE BUSINESS LICENSES
Article 14. Issuance conditions
1. Having premises for an employment service business’s main office or branches to organize employment service activities which are owned or rented permanently by the business under a contract having the term of 3 years (36 months) or more.
2. The business has already pledged 300,000,000 dong (Three hundred million dong) as a security deposit.
3. The business’s legal representative must meet the following conditions:
a) He/she is the business’s executive in accordance with regulations of the Law on Enterprises;
b) He/she is not falling into the following situations: prosecuted for criminal liability; detained; serving imprisonment penalties; serving administrative penalties at compulsory detoxification establishments or compulsory education centers; fleeing from his/her place of residence; having restricted or lost capacity of performing civil acts; facing cognitive difficulties, problems in awareness and behavior control; banned by courts from holding certain posts or practicing certain occupations or doing certain jobs relating to employment services;
c) Having a university degree or higher qualification or having directly involved in professional or administrative tasks related to employment services, or rendering of employment services, for 02 years (24 months) or more within 05 consecutive years before applying for the license.
Article 15. Authority to issue, renew, reissue and revoke licenses
Provincial-level People's Committees or Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs authorized by the People's Committees of the provinces where head offices of employment service businesses are located (hereinafter referred to as competent state authorities) shall grant or renew, re-issue and revoke licenses of employment service businesses.
Article 16. Employment service business licenses
1. Each license must be created by using the Form No. 01 of Appendix II hereto.
2. The term of a license shall be regulated as follows:
a) The maximum term is 60 months;
b) A license may be renewed multiple times and the maximum extended period is 60 months;
c) The term of the reissued license must be the remaining term of the previous license.
Article 17. Application documentation requirements
1. Written request for issuance of the license made by using the Form No. 02 of the Appendix II to this Decree.
2. 01 certified true copy of the primary copy or the duplicate with the original presented for comparison purposes of the certificate of ownership or the office lease contract as prescribed in Clause 1, Article 14 of this Decree.
3. Certificate of security deposit for rendering of employment services by using the Form No. 03 of Appendix II hereto.
4. Biographical statement of the business’s legal representative that is made by using the Form No. 04 of the Appendix II to this Decree.
5. Criminal record check No. 1 that is made in accordance with laws on criminal records of legal representatives of businesses. In case where the representative is a foreigner who is not eligible for the criminal record check No. 1, the criminal record check or the written document confirming that he/she is not a person who is currently serving a penalty or has not yet been issued with criminal record expungement, or is criminally prosecuted in foreign countries, may be used as a replacement.
Written documents stated in this clause must be issued for less than 06 months before the date of submission. Written documents in foreign languages must be translated into Vietnamese, authenticated and consularly legalized in accordance with law.
6. 01 certified true copy of the primary copy or the copy with the original presented for comparison purposes of professional qualifications prescribed at point c, clause 3, Article 14, or one of the written documents proving the time during which he/she directly involves in rendering of employment services or management of employment services or supply of employees as follows:
a) Certified true copy of the primary copy or the copy with the original presented for comparison purposes of the labor contract or the employment contract or the decision on recruitment, appointment or assignment of duties of the business’s legal representative;
a) Certified true copy of the primary copy or the copy with the original presented for comparison purposes of the appointment decision (if he/she works under appointment rules and regulations), or the written document stating recognition of election results (if he/she works under election rules and regulations), of the business’s legal representative, or the copy of the business registration certificate (if he/she is the legal representative of the employment service provider).
If written documents stated in point a and b of this clause are those made in foreign countries, they must be translated into Vietnamese, authenticated and consularly legalized in accordance with law.
Article 18. Processes and procedures for issuance of licenses
1. The applicant business sends 01 set of application documents prescribed in Article 17 herein to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its main office is located to apply for the license.
2. Upon determining that all documents referred to in Article 17 herein are submitted, the receiving Department of Labor, War Invalids and Social Affairs issues a note of acknowledgement clarifying the date on which application documents are received.
3. Within the maximum duration of 07 working days of receipt of application documents meeting regulations, the competent state authority considers issuing the license to the applicant business; in case of refusal to grant the license, a written response clarifying reasons for such refusal must be sent.
Article 19. Renewal of licenses
1. A business may be granted renewal of their license if they meet the following regulations:
a) Satisfying conditions specified in Article 14 herein;
b) Not falling into the cases of revocation of the license as stipulated in Article 21 herein;
c) Fully complying with reporting rules and regulations set forth herein;
d) Application documents for renewal of the license are filed to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs at least 20 working days before the expiry date of the existing license.
2. Application documents for renewal, including:
a) Written request for renewal of the license made by using the Form No. 02 of the Appendix II to this Decree.
b) Written document stated clause 2 of Article 17 hereof;
c) Those written documents prescribed in clause 4, 5 and 6 of Article 17 herein. This is required if the business applies for both renewal and change of their legal representative.
3. Processes and procedures for renewal
a) The applicant business sends 01 set of application documents prescribed in Article 2 herein to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its main office is located to apply for renewal;
b) Upon determining that all documents referred to in clause 2 herein are submitted, the receiving Department of Labor, War Invalids and Social Affairs issues a note of acknowledgement clarifying the date on which application documents are received;
c) Within the maximum duration of 05 working days of receipt of application documents meeting regulations, the competent state authority considers granting the renewal of the license to the applicant business; in case of refusal to grant the renewed license, a written response clarifying reasons for such refusal must be sent.
Article 20. Reissuance of licenses
1. A business may apply for reissuance of their license in the following cases:
a) Changing one of the information shown in the license, including: business name; the main office’s address, if it is still located in the province where the license is granted; the business’s legal representative;
b) The existing license has gone missing;
c) The license is damaged to the extent that there is missing information in the license;
d) Changing the main office’s address to another province different from the province where the license is granted.
2. Application documents for reissuance of the license, including:
a) Written request for reissuance of the license made by using the Form No. 02 of the Appendix II to this Decree;
b) Written document stipulated in clause 2 of Article 17 herein. This document is required if the business changes their main office's address to another one in the province where the preexisting license was granted;
c) Those written documents prescribed in clause 4, 5 and 6 of Article 17 herein. This is required if the business applies for change of their legal representative;
d) Preexisting license. This is required in the cases specified in point a and c of clause 1 of this Article.
3. Processes and procedures for reissuance of the license are applicable in the cases specified in point a, b and c of clause 1 of this Article as follows:
a) The applicant business sends 01 set of application documents prescribed in Article 2 herein to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its main office is located to apply for reissuance;
b) Upon determining that all documents referred to in clause 2 herein are submitted, the receiving Department of Labor, War Invalids and Social Affairs issues a note of acknowledgement clarifying the date on which application documents for reissuance are received;
c) Within the maximum duration of 05 working days of receipt of application documents meeting regulations, the competent state authority considers reissuing the license to the applicant business; in case of refusal to reissue the license, a written response clarifying reasons for such refusal must be sent.
4. Processes and procedures for reissuance of the license are applicable in the cases specified in point d of clause 1 of this Article as follows:
a) Application documents for reissuance of the license, including: a written request for re-issuance of the license made according to the Form No. 02, Appendix II to this Decree; the written documents specified in Clause 2, Article 17 of this Decree; the license that has been issued at the place where the business’s main office was previously located;
b) The applicant business sends 01 set of application documents prescribed in point a of this clause to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its new main office is located to apply for reissuance;
c) Upon determining that all documents referred to in point a of this clause are submitted, the receiving Department of Labor, War Invalids and Social Affairs issues a note of acknowledgement clarifying the date on which application documents for reissuance are received;
d) Within 02 working days of receipt of application documents meeting regulations, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the business’s new main office is located request to the Department of Labor - Invalids and Social Affairs of the place where the business has obtained the license in writing to provide a copy of the application for the license and confirm the business's conditions for not having its license revoked;
dd) Within 03 working days of receipt of the written request from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the business’s new main office, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the business has been granted the license has its reply regarding the business’s operation during the operational period within this place and sends the copy of the application for issuance of the license received from the business to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the business’s new main office is located.
If the applicant business’s license is revoked according to clause 1 of Article 21 herein, the competent state authority shall issue the revocation decision and notify the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its new main office is located;
e) Within the maximum duration of 03 working days of receipt of the written document from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the business has been granted the license, the competent state authority shall consider reissuing the license to the applicant business; in case of refusal to reissue the license, a written response clarifying reasons for such refusal must be sent.
Article 21. Revocation of licenses
1. A business's license may be revoked in the following cases:
a) Terminating employment services upon the business’s request;
b) The business is dissolved or is declared bankrupt under the Court’s decision;
c) Its Business Registration Certificate is revoked;
d) Letting other businesses, organizations or individuals use its license;
dd) Being sanctioned for an administrative violation arising from employment services at least 3 times within a maximum period of 36 months from the date of the first sanction, or deliberately failing to comply with the sanctioning decision;
e) The business commit the act of forging documents included in the application for issuance, renewal or reissuance of the license, or erasing or correcting the contents of the license already granted;
g) Failing to satisfy the conditions specified in Article 14 herein;
h) The business’s legal representative is a foreigner who is not eligible to work in Vietnam as prescribed in Article 151 of the 2019 Labor Code.
2. Application documents for revocation of the license are required in the cases stated in point a, b and c of clause 1 of this Article, including:
a) Written request for revocation of the license made by using the Form No. 05 of the Appendix II to this Decree;
b) Issued license or written commitment to bearing legal responsibility made by the employment service business. This is required if the license has gone missing;
c) Review report on employment services made by using the Form No. 08 of Appendix II hereto.
3. Processes and procedures for revocation of the license are applicable in the cases specified in point a, b and c of clause 1 of this Article as follows:
a) The business sends 01 set of application documents prescribed in Article 2 herein to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its main office is located;
b) The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs receives these documents, checks and issues the note of acknowledgement clearly stating the date of receipt. Within the maximum duration of 03 working days of receipt of application documents meeting regulations, the competent state authority issues the decision on revocation of the business’s license. The decision on revocation of the license must be made by using the Form No. 06 of the Appendix II hereto;
4. Processes and procedures for revocation of the license are applicable in the cases specified in point d, dd, e, g and h of clause 1 of this Article as follows:
a) Upon discovering or according to inspection, examination and audit recommendations of the competent state authority on enterprises falling into the cases specified at points d, dd, e and g of clause 1 of this Article, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the business's main office is located inspects and collects associated evidences or examines the documents transferred by the sending competent authority, and submits them to competent state authorities for the purposes of revocation of the license;
b) Within 03 working days of receipt of the decision on revocation of the license, the employment service business returns the license to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.
5. The business shall not be granted any license within 3 years from the date of revocation of its license if they commit violations against points d, dd, e, g and h of clause 1 of this Article.
Article 22. Responsibilities of businesses in case of revocation, refusal of renewal or reissuance of licenses
Within the maximum duration of 15 working days of receipt of the written document stating refusal of renewal or reissuance or revocation of the license, the business shall perform the following duties:
1. Closing employment service contracts in progress; performing obligations and responsibilities in employment service activities to agencies, organizations and individuals in accordance with law.
2. Publishing the termination of employment service activities on at least 01 authorized online newspaper in accordance with law for 07 consecutive days.
Section 2. SECURITY DEPOSITS OF EMPLOYMENT SERVICE BUSINESSES
Article 23. Pledging and use of security deposits
1. A business must place an amount of security deposit prescribed in clause 2 of Article 14 herein at a Vietnamese commercial bank or a foreign bank branch established and operated legally in Vietnam (hereinafter referred to as custodian bank).
2. A business’s security deposit is used in case the business fails to perform or incompletely perform obligations arising from employment services upon the competent state authority’s request.
3. Within 30 working days from the date of withdrawal of security deposit for payment in the cases specified in point d of clause 1 of Article 26 herein, the business must offer a top-up to the security deposit as per clause 2 of Article 14 herein.
4. Within the maximum duration of 30 days from the expiry date prescribed in clause 3 of this Article, if the business fails to offer a top-up to the security deposit, the custodian bank shall notify this failure in writing to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its main office is located. Within the maximum duration of 15 working days of receipt of the notification from the custodian bank, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the competent state authority to revoke its license as per point g of clause 1 of Article 21 herein.
Article 24. Placement of security deposits
1. Employment service businesses must leave security deposits according to regulations of custodian banks and laws. They are offered interest on these security deposits in agreement with custodian banks and in compliance with regulations of laws.
2. Custodian banks shall grant certificates of security deposit for rendering of employment services by using the Form No. 03 of Appendix II hereto after businesses meet documentation requirements.
In case where there is any change in information shown in the certificate of security deposit for rendering of employment services, such as the business’s name, main office, the business must inform the bank of such change.
Article 25. Management of security deposits
1. The custodian bank shall block all security deposit of a business, manage it in accordance with regulations of this Decree and laws on pledging.
2. The custodian bank must allow the business leaving security deposit to withdraw such sum in accordance with regulations of Article 26 herein and request them to offer a top-up to the security deposit as per clause 3 of Article 23 herein.
3. The custodian bank shall not allow the business leaving security deposit to withdraw such sum without written consent from the state authority having competence in issuing, renewing, reissuing and revoking the license at the place where its main office is located.
Article 26. Withdrawal of security deposits
1. The state authority having competence in issuing, renewing, reissuing and revoking the license at the place where its main office is located can issue the decision to allow the business to withdraw security deposit in the following cases:
a) The business is not allowed the license;
b) The business has their license revoked or is not granted renewal or reissuance of their license;
c) The business has left security deposit at another custodian bank;
d) The business faces difficulties, is incapable of indemnifying employees or employers due to their commission of violations against regulations on employment services within 60 days after the due date of payment of indemnity as per law.
2. Application documents for withdrawal of security deposit filed to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, including:
a) Written request for withdrawal made by the business;
b) Certificate of security deposit for rendering of employment services issued by another custodian bank in case of withdrawal of security deposit as prescribed in point c of clause 1 of this Article;
c) Report on fulfillment of obligations and written document evidencing fulfillment of obligations in case of withdrawal of security deposit as stipulated in point b of clause 1 of this Article;
d) Plan for use of the sum withdrawn from the escrow account, including information about withdrawal reasons and purposes; list of employees, employers, amount, time and method of payment in case of withdrawal of security deposit as per point d of clause 1 of this Article.
3. Application documents for withdrawal of security deposit submitted to the custodian bank, including:
a) Written request for withdrawal made by the business as per point a of clause 2 of this Article;
b) Written document stating consent to withdrawal of security deposit from the competent state authority according to the Form No. 07 of Appendix II hereto;
c) Documents evidencing withdrawal of security deposit that are required by the custodian bank (if any).
4. Processes and procedures for withdrawal of security deposits:
a) The business sends 01 set of application documents prescribed in Article 2 herein to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where its main office is located;
b) The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs receives these documents, checks and issues the note of acknowledgement clearly stating the date of receipt.
Within the maximum duration of 07 working days of receipt of the application documents from the business, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs checks and verifies submitted documents and their fulfillment of employment service obligations in the cases specified in point b of clause 1 of this Article, and requests the relevant competent state authority to issue the written consent to withdrawal of security deposit, the plan for use of security deposit (if any) and sends such written consent to the business and the custodian bank. In case of refusal to allow withdrawal of security deposit, a written response clearly stating reasons for such refusal must be sent to the business;
c) After receipt of the written consent to withdrawal of security deposit from the competent state authority, the business submits documents required in clause 3 of this Article to the custodian bank;
d) The custodian bank receives and examines submitted documents. If it is established that the documents meet regulations, the custodian bank must allow the business to withdraw security deposit within 01 working day of receipt of the documents submitted to request withdrawal.
In case of withdrawal of security deposit subject to point d of clause 1 of this Article, payment or payment of indemnities to employees or employers shall be directly made by the custodian bank according to the plan approved by the competent state authority after the bank's service fees are taken away.
Article 27. Custodian bank’s responsibilities
1. Complying with regulations on opening of escrow accounts, placement of security deposits, withdrawal of security deposits and use of escrow accounts of employment service businesses and other regulations related to these accounts.
2. Fully implementing responsibilities of custodian banks as per this Decree.
Section 3. ORGANIZATION AND OPERATION OF EMPLOYMENT SERVICE BUSINESSES
Article 28. Employment services
1. Counseling activities, including:
a) Providing counsel and orientation regarding career and national occupational skill qualification framework for employees choosing professions and training plans suitable to their capabilities and aspirations;
b) Providing job counsels in order for employees to choose job positions suitable to their capabilities and aspirations; counsels on job application skills; self-employment and domestic and foreign job search;
c) Providing employers with counsels on recruitment, placement and management of employees; on administration and development of jobs, and human resource development;
d) Providing employees and employers with counsels on labor and employment policies.
2. Job recommendation to employees.
3. Labor outsourcing and recruitment upon employer’s request, including:
a) Recruiting employees through pre-employment tests to select qualified employees meeting the requirements of employers;
b) Supplying employees at the employer’s request;
c) Introducing employees to enterprises licensed to send Vietnamese workers abroad under contracts, organizations and individuals investing in foreign countries or public service units under the control of ministries, ministerial-level agencies and Governmental bodies that are assigned the tasks of sending Vietnamese workers to work abroad under contracts according to the provisions of the Law on Vietnamese Laborers under Contracts.
4. Collecting and providing labor market information.
5. Analyzing and forecasting the labor market.
6. Providing training in interview, job search and other skills; vocational education in accordance with law.
7. Implementing employment-related programs and projects.
Article 29. Branches of employment service businesses
1. Each business may set up their domestic employment service branch in accordance with regulations of the Law on Enterprises and the requirements set out in clause 1 of Article 14 herein.
2. Within 10 working days from the date of decision to assign tasks to a branch, the business must notify the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where the business's main office is located and the Department of Labor - Invalids and Social Affairs of the place where their branch’s office is located (in case the branch’s office is located in a province different from the one where the business has been licensed) together with documents proving the conditions specified in clause 1 of Article 14 herein.
3. Obligations of a branch of an employment service business
a) Publicly posting the business's decision to assign tasks to the branch to provide employment services and a certified true copy of the employment service license at the branch’s office;
b) Reporting on results of employment service activities of the branch using the Form No. 08 of Appendix II to this Decree to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs on a 6-month, annual or ad-hoc basis.
4. The validity period of employment services rendered by a branch shall not exceed the term of the employment service business's license.
Article 30. Notification of employment services
1. Within 20 working days from the date of issuance of the license, the business must publish their license, location, scope of activities, name of their actual legal representative carrying out employment services, phone number, e-mail and website on mass media.
2. Less than 10 working days from the date of commencement of employment service activities, the business shall advise the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs where their main office is located in writing of the business commencement date.
3. In case of relocating the branch’s office, the business must send a written notification of the new office, enclosing written documents evidencing conditions prescribed in clause 1 of Article 14 herein to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs of the place where their main office or branch’s office is located within 10 working days before the date of relocation.
Article 31. Responsibilities of employment service businesses
1. Publicly posting the certified true copy of the license or the decision on revocation of the license at the business’s main office.
2. Keeping track of the employment status for introduced or provided employees for at least 03 months or during the period of performance of labor contracts (in case of under-three-month labor contracts).
3. Designing, updating and managing data on employees registering for job counseling and introduction; employers registering for recruitment of workers, and connecting and sharing these data as required by competent state authorities.
4. The business that performs part or the whole of the process of providing employment services by electronic means connected to the Internet, mobile telecommunications networks or other open networks must comply with the provisions of this Decree and other Governmental regulations on e-commerce.
5. Providing employment service price quotation and publicly posting employment service prices for employees at the business's main office in accordance with law.
6. Every 6 months and annually, reporting on employment service activities using the Form No. 08 of Appendix II to this Decree, and sending reports to the Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs of the places where their main offices are located. 6-month reports must be sent before June 20 while annual reports must be sent before December 20.
7. Making timely reports in case of emergencies related to employment services to local competent state authorities or at the request of state labor regulatory authorities.
8. Fully implementing responsibilities of employment service businesses as per regulations of this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực