Chương 4 Nghị định 19/2006/NĐ-CP: Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hóa
Số hiệu: | 19/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/02/2006 | Ngày hiệu lực: | 16/03/2006 |
Ngày công báo: | 01/03/2006 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
08/03/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định.
2. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó.
3. Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ tiến hành kiểm tra bộ hồ sơ, để xác định xuất xứ hàng hoá xuất khẩu và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì thời hạn cấp có thể kéo dài nhưng không quá 05 ngày làm việc.
4. Giấy chứng nhận xuất xứ sẽ không được cấp nếu hàng hoá xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ quy định tại Nghị định này hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ.
5. Trong trường hợp cơ quan Hải quan, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu kiểm tra tính xác thực xuất xứ của hàng hoá, Tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ có trách nhiệm xác minh xuất xứ của hàng hoá này và thông báo lại cho cơ quan đã yêu cầu.
Trong những trường hợp sau, Giấy chứng nhận xuất xứ đối với hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan:
1. Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
2. Hàng hóa có xuất xứ từ những nước được Việt Nam cho hưởng ưu đãi theo thuế suất tối huệ quốc Việt Nam trên cơ sở có đi có lại hoặc trên cơ sở đơn phương.
Trong trường hợp không có Giấy chứng nhận xuất xứ thì người nhập khẩu phải có cam kết hàng hóa có xuất xứ từ những nước đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung cam kết đó.
3. Hàng hoá thuộc diện phải tuân thủ theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế hai bên hoặc nhiều bên mà Việt Nam và nước hoặc nhóm nước cùng là thành viên.
4. Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.
5. Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ giá, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lượng.
Người nhập khẩu nếu có nhu cầu xác nhận trước xuất xứ cho hàng nhập khẩu phải gửi văn bản, tài liệu liên quan đề nghị cơ quan Hải quan xác nhận bằng văn bản về xuất xứ cho lô hàng sắp được nhập khẩu.
1. Sau khi nhận được bộ hồ sơ đăng ký Tờ khai Hải quan của người nhập khẩu, cơ quan Hải quan tiến hành xem xét việc xác định xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu.
2. Đối với hàng hoá đã nhập khẩu phù hợp với hàng hoá được nêu trong xác nhận trước về xuất xứ, cơ quan Hải quan không xác định lại xuất xứ. Trường hợp phát hiện hàng hoá đã nhập khẩu không phù hợp với hàng hoá được nêu trong xác nhận trước về xuất xứ, cơ quan Hải quan căn cứ theo các quy định tại Nghị định này để xác định lại xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu.
3. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, cơ quan Hải quan có thể gửi yêu cầu kiểm tra cùng với Giấy chứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ. Yêu cầu kiểm tra phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác thực của Giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hoá đang xem xét.
4. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được phép thông quan theo các thủ tục hải quan thông thường.
5. Việc kiểm tra được quy định tại khoản 3 Điều này phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
1. Hồ sơ liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, xác định xuất xứ được tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, cơ quan Hải quan, người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ lưu trữ ít nhất trong ba (03) năm, kể từ ngày cấp hoặc ngày xác nhận.
2. Các thông tin và tài liệu dùng cho việc kiểm tra, xác định xuất xứ, phải được các cơ quan có liên quan giữ bí mật, trừ việc cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.
ISSUANCE OF CERTIFICATES OF ORIGIN; PROCEDURES FOR INSPECTION OF ORIGIN OF GOODS
Article 12.- Issuance of certificates of origin of exports
1. Certificates of origin shall be issued by organizations in charge of issuance of certificates of origin according to set forms.
2. Applicants for certificates of origin of exports must submit to organizations in charge of issuance of certificates of origin dossiers of application for certificates of origin and shall be held resoonsible before law for accuracy and truthfulness of contents of such dossiers.
3. Organizations in charge of issuance of certificates of origin shall inspect dossiers for identifying origin of exports and issuing certificates of origin within 3 working days after the receipt of valid and complete dossiers. Where it is necessary to conduct field inspection, the time limit for issuance may be prolonged but must not exceed 5 working days.
4. Certificates of origin shall not be issued if exports fail to satisfy the origin criteria specified in this Decree or dossiers of application are invalid.
5. Where customs offices, competent agencies of countries or territories importing Vietnamese goods or competent agencies of Vietnam request the inspection of truthfulness of origin of goods, organizations in charge of issuance of certificates of origin shall have to verify origin of these goods and notify verification results to requesting agencies.
Article 13.- Cases where certificates of origin of imports must be submitted to customs offices
In the following cases, certificates of origin of imports must be submitted to customs offices at the time of carrying out customs procedures
1. Goods which originate from a country or group of countries granted by Vietnam tariff and non-tariff preferences according to the provisions of Vietnam law and treaties to which Vietnam has signed or acceded, if importers wish to enjoy such preferences.
2. Goods which originate from countries granted by Vietnam preferential tax rates under Vietnam's most-favored-nation treatment on the reciprocal or unilateral basis.
In the absence of certificates of origin, importers must undertake that their goods originate from the said countries and take responsibility before law for accuracy and truthfulness of undertaking contents.
3. Goods which are subject to import management regulations provided for by Vietnamese law or bilateral or multilateral agreements to which Vietnam and the said country or group of countries are contracting parties.
4. Goods which are announced by Vietnam or international organizations to be in a moment of potentially causing harms to social safety, the community's health or environmental sanitation, and must be controlled.
5. Goods which are imported from foreign countries announced by Vietnam to be currently subject to application of anti-dumping or countervailing duties, safeguard measures, tariff quotas or quantitative restrictions.
Article 14.- Prior certification of origin of imports
Importers who wish to get prior certification of origin of imports must submit relevant documents and materials to customs offices requesting the latter to certify in writing the origin of goods lots which are going to be imported.
Article 15.- Procedures for identification and inspection of origin of imports
1. After receiving dossiers for registration of customs declarations of importers, customs offices shall consider the identification of origin of imports.
2. For imported goods which are consistent with those stated in prior certifications of origin, customs offices shall not re-identify the origin thereof. When detecting imported goods which are inconsistent with those stated in prior certifications of origin, customs offices shall base themselves on the provisions of this Decree to re-identify origin of such imports.
3. When having a doubt about truthfulness of documents or accuracy of information relating to the origin of goods, customs offices may send requests for inspection together with relevant certificates of origin to organizations which have issued such certificates of origin. Requests for inspection must clearly state reasons and information casting doubt about truthfulness of certificates of origin and origin of goods in question.
4. Pending the availability of inspection results, goods shall not enjoy tariff preferences but shall still be eligible for customs clearance according to common customs procedures.
5. The inspection specified in Clause 3 of this Article must be completed as soon as possible but must not last more than 150 days after importers submit complete and valid dossiers.
Article 16. -Archive and confidentiality of information
1. Dossiers related to the issuance of certificates of origin and the identification of origin shall be archived by organizations having issued such certificates of origin, customs offices and applicants for certificates of origin for at least three (03) years from the date of issuance or certification.
2. Information and documents used for the verification and identification of origin must be kept confidential by concerned agencies, except where they are supplied to competent agencies.