Thông tư 01/2010/TT-BCT thực hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 01/2010/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Nguyễn Thành Biên |
Ngày ban hành: | 08/01/2010 | Ngày hiệu lực: | 21/02/2010 |
Ngày công báo: | 05/02/2010 | Số công báo: | Từ số 73 đến số 74 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2010 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2010 |
THÔNG TƯ
THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT) ĐỂ THÀNH LẬP KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO ASEAN (AFTA)
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA);
Căn cứ Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa;
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) như sau:
Hàng hoá được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá Mẫu D (trong Thông tư này gọi tắt là C/O) là hàng hoá có xuất xứ theo quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này và được Tổ chức cấp C/O Mẫu D cấp C/O.
1. Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) giữa các quốc gia Đông Nam Á (sau đây gọi tắt là Hiệp định CEPT) là Hiệp định đã được ký kết chính thức Singapore ngày 28 tháng 1 năm 1992.
2. Tổ chức cấp C/O Mẫu D của Việt Nam (trong Thông tư này gọi tắt là Tổ chức cấp C/O) là các tổ chức được quy định tại Phụ lục 12.
3. Người đề nghị cấp C/O Mẫu D (trong Thông tư này gọi tắt là người đề nghị cấp C/O) bao gồm người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.
4. Hệ thống eCOSys là hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Việt Nam có địa chỉ tại: http://www.ecosys.gov.vn.
Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:
1. Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;
2. Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;
3. Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;
5. Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);
6. Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;
7. Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.
Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu;
2. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O;
3. Xác minh thực tế xuất xứ của hàng hoá khi cần thiết;
4. Cấp C/O khi hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ của Thông tư này và người đề nghị cấp C/O tuân thủ các quy định tại Điều 3;
5. Gửi mẫu chữ ký của những người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
6. Giải quyết các khiếu nại liên quan đến việc cấp C/O theo thẩm quyền;
7. Xác minh lại xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu;
8. Trao đổi các thông tin có liên quan đến việc cấp C/O với các Tổ chức cấp C/O khác;
9. Thực hiện chế độ báo cáo, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nghiệp vụ về xuất xứ và các yêu cầu khác theo quy định của Bộ Công Thương.
1. Người đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân. Hồ sơ thương nhân bao gồm:
a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Phụ lục 11);
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
c) Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
d) Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân (Phụ lục 10).
2. Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O. Hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.
3. Trong trường hợp muốn được cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng, người đề nghị cấp C/O phải gửi văn bản nêu rõ lý do không đề nghị cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp C/O mới đó.
1. Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 9) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ như hướng dẫn tại Phụ lục 8;
b) Mẫu C/O (Phụ lục 7) đã được khai hoàn chỉnh;
c) Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan;
d) Hoá đơn thương mại;
đ) Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;
Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.
2. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ liệu hoặc mẫu hàng hoá xuất khẩu; bản mô tả quy trình sản xuất ra hàng hoá với chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và chi tiết mã HS của hàng hoá (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể); bản tính toán hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu.
3. Trường hợp các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ của khoản 1 và quy định tại khoản 2 là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của thương nhân, bản chính có thể được Tổ chức cấp C/O yêu cầu cung cấp để đối chiếu nếu thấy cần thiết.
4. Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O.
Khi người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và thông báo bằng giấy biên nhận hoặc bằng hình thức văn bản khác cho người đề nghị cấp C/O về việc sẽ thực hiện một trong những hoạt động sau:
1. Cấp C/O theo quy định tại Điều 8;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ theo quy định tại Điều 6;
3. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp sau:
a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân theo quy định tại Điều 5;
b) Hồ sơ đề nghị cấp C/O không chính xác, không đầy đủ như quy định tại Điều 6;
c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định tại Điều 6;
d) Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
đ) Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;
e) Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;
g) Có căn cứ hợp pháp chứng minh hàng hoá không có xuất xứ theo quy định của Thông tư này hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.
1. C/O phải được cấp trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này.
2. Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Cán bộ kiểm tra của Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối đó và ký xác nhận vào biên bản.
Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.
3. Trong quá trình xem xét cấp C/O, nếu phát hiện hàng hoá không đáp ứng xuất xứ hoặc bộ hồ sơ bị thiếu, không hợp lệ, Tổ chức cấp C/O thông báo cho người đề nghị cấp C/O theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7.
4. Thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ trường hợp do lỗi của người xuất khẩu.
Tổ chức cấp C/O sẽ thu hồi C/O đã cấp trong những trường hợp sau:
1. Người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O giả mạo chứng từ.
2. C/O được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ.
Chỉ những người đã hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu chữ ký với Bộ Công Thương và Bộ Công Thương đã gửi cho Ban Thư ký ASEAN để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu mới được quyền ký cấp C/O.
Vụ Xuất Nhập khẩu là cơ quan đầu mối trực thuộc Bộ Công Thương thực hiện những công việc sau:
1. Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc cấp C/O;
2. Thực hiện các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam với Ban Thư ký của ASEAN và chuyển mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của các nước thành viên thuộc Hiệp định CEPT cho Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan);
3. Giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện C/O.
1. Tổ chức cấp C/O phải thực hiện chế độ cập nhật số liệu cấp C/O qua hệ thống eCOSys hàng ngày với đầy đủ các thông tin cần phải khai báo theo quy định tại Đơn đề nghị cấp C/O.
2. Tổ chức cấp C/O chưa kết nối hệ thống eCOSys phải triển khai kết nối hệ thống eCOSys với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Công Thương. Trong thời gian chưa hoàn tất kết nối hệ thống eCOSys, Tổ chức cấp C/O phải thực hiện chế độ báo cáo tháng bằng văn bản và báo cáo qua thư điện tử (gửi bằng dữ liệu Excel). Báo cáo phải được gửi về Bộ Công Thương chậm nhất vào ngày mùng 5 tháng sau, tính theo dấu bưu điện hoặc tính theo ngày gửi thư điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục 13.
3. Tổ chức cấp C/O vi phạm các quy định về chế độ báo cáo nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này đến lần thứ ba sẽ bị đình chỉ cấp C/O và công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương. Sau thời gian ít nhất là 6 tháng, Bộ Công Thương sẽ xem xét việc ủy quyền lại cho Tổ chức cấp C/O đã bị đình chỉ cấp C/O trên cơ sở đề nghị và giải trình của Tổ chức này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 02 năm 2010.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 12/2009/TT-BCT ngày 22 tháng 5 năm 2009 của Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN ./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 01/2010/TT-BCT |
Hanoi, January 08, 2010 |
ON IMPLEMENTATION OF THE RULES OF ORIGIN PROVIDED IN THE AGREEMENT ON COMMON EFFECTIVE PREFERENTIAL TARIFF (CEPT) SCHEME FOR THE ASEAN FREE TRADE AREA (AFTA)
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Government's Decree No. 189/2007/ND-CP of December 27, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Agreement on Common Effective Preferential Tariff (CEPT) Scheme for the ASEAN Free Trade Area (AFTA);
Pursuant to the Government's Decree No. 19/2006/ND-CP of February 20, 2006, detailing the Commercial Law regarding origin of goods;
The Minister of Industry and Trade prescribes the implementation of the rules of origin provided in the Agreement on Common Effective Preferential Tariff (CEPT) Scheme for the ASEAN Free Trade Area (AFTA) as follows:
Article 1. Goods eligible for issuance of certificates of origin form D
A good eligible for issuance of certificates of origin form D (referred to as C/O in this Circular) means an originating good under the provisions of Annex 1 to this Circular for which a C/O is issued by a C/O form D issuer.
Article 2. Interpretation of terms
1. The Agreement on Common Effective Preferential Tariff (CEPT) Scheme for the ASEAN Free Trade Area (AFTA) among the Southeast Asian nations (below referred to as the CEPT Agreement) is the one officially concluded on January 28, 1992, in Singapore.
2. Vietnamese issuer of C/O form D (referred to as C/O issuer in this Circular) means organizations specified in Annex 12.
3. Applicant for C/O form D (referred to as C/O applicant in this Circular), means an exporter, producer or a lawfully authorized representative of an exporter or producer.
4. eCOSys means Vietnam's certificate of origin management and issuance electronic system at http://www.ecosys.gov.vn.
Article 3. Responsibilities of C/O applicants
C/O applicants shall:
1. Register trader dossiers with C/O issuers under Article 5;
2. Submit C/O application dossiers to C/O issuers;
3. Prove that their exports satisfy all origin requirements, and facilitate the verification of the origin of these goods by C/O issuers;
4. Take responsibility before law for the accuracy and truthfulness of their declarations related to C/O applications, including cases of authorization by exporters;
5. Promptly report to C/O issuers at which traders have filed C/O applications on C/O issued by Vietnamese C/O issuers which are rejected by importing countries (if any);
6. Facilitate the verification by C/O issuers at production establishments or places where exports are raised, grown, harvested and processed;
7. Prove the authenticity of the origin of exported goods at the request of the Ministry of Industry and Trade, C/O issuers or customs offices of Vietnam or importing countries.
Article 4. Responsibilities of C/O issuers
C/O issuers shall:
1. Give guidance to C/O applicants upon request;
2. Receive and examine trader dossiers and C/O application dossiers;
3. Verify the actual origin of goods when necessary;
4. Issue C/O when goods satisfy the origin requirements in this Circular and C/O applicants observe all provisions of Article 3;
5. Send specimens of signatures of persons authorized to sign C/O and seals of C/O issuers to the Ministry of Industry and Trade (the Import and Export Department) under the Ministry of Industry and Trade's regulations for registration with competent authorities of importing countries;
6. Settle complaints related to C/O issuance according to their competence;
7. Re-verify the origin of exports at the request of competent authorities of importing countries;
8. Exchange information relating to the C/O issuance with other C/O issuers:
9. Make reports and participate in all professional training courses on origin and respond to other requests under regulations of the Ministry of Industry and Trade.
Article 5. Registration of trader dossiers
1. C/O applicants may be considered for C/O issuance only at places where they have registered their trader dossiers and after they have completed trader dossier registration procedures. A trader dossier comprises:
a/ Registration of the specimen of the signature of the person authorized to sign the CI O application and the specimen of the seal of the trader (Annex 11. not printed herein);
b/ Business registration certificate of the trader (a certified true copy);
c/ Tax identification number registration certificate (a certified true copy);
d/ A list of production establishments (if any) of the trader (Annex 10. not printed herein).
2. Before the C/O application, any change in the trader dossier shall be notified to the C/O issuer with which this dossier has been registered. A trader dossier shall be updated once every two (2) years.
3. In case of a force majeure circumstance or for a plausible reason, if wishing to get a C/O issued by a C/O issuer different from that with which it has registered the trader dossier, a C/O applicant shall provide written plausible reasons for the non-application at the C/O issuer with which it has registered the trader dossier, and register the trader dossier with the new C/O issuer.
Article 6. C/O application dossiers
1. A C/O application dossier comprises:
a/ The C/O application form (Annex 9, not printed herein), which has been fully and duly filled in as guided in Annex 8 (not printed herein);
b/ The C/O form (Annex 7, not printed herein), which has been fully filled in;
c/ The customs declaration for which customs procedures have been completed. This declaration is not required for exported goods which are not subject to customs declaration under law;
d/ The commercial invoice;
e/ The bill of lading or equivalent document in case the trader has no bill of lading. When a back-to-back C/O is issued for the whole goods lot or part of the goods lot brought from a non-tariff zone into the domestic market, this document may be exempted if the trader does not actually hold it.
Pending the availability of the customs declaration for which customs procedures have been completed and the bill of lading (or any document equivalent to bill of lading), the C/O applicant may submit these documents later within fifteen (15) working days from the date of receipt of C/O.
2. When finding it necessary, the C/O issuer may request the C/O applicant to supply additional documents related to the exports, such as customs declaration of imported materials and auxiliary materials; export permit (if any); purchase and sale contract; value-added invoices on the purchase and sale of domestic materials and auxiliary materials; samples of materials and auxiliary materials or exports; description of the manufacturing process with HS headings of input materials and products (for change in tariff classification (CTC) criteria or good manufacturing or processing operation criteria); or calculation of the regional value content (RVC) (for RVC criteria); and other documents proving the origin of exports.
3. The papers specified at Points c, d and e of Clause 1, and in Clause 2, may be copies bearing the signatures and true-copy stamps of traders* representatives at law or authorized persons, together with their originals for comparison at the request of C/O issuers when necessary.
4. For traders joining the eCOSys, their persons authorized to sign C/O applications shall declare data via the eCOSys. give their e-signatures and automatically transmit them to C/O issuers. After examining application dossiers on the eCOSys, if agreeing to issue C/O, C/O issuers shall notify such via the eCOSys to applicants to submit complete dossiers on paper to C/O issuers for comparison before issuing C/O.
Article 7. Receipt of C/O application dossiers
When C/O applicants file their dossiers, record officers shall receive and examine these dossiers, then notify C/O applicants in dossier receipts or other written forms of any of the following actions:
1. Issuance of C/O under Article 8;
2. Request for supplementation of documents under Article 6;
3. Refusal to issue C/O when detecting that:
a/ C/O applicants fail to register trader dossiers under Article 5;
b/ C/O application dossiers are inaccurate or incomplete as required in Article 6;
c/ C/O applicants have not yet submitted documents which are allowed to be submitted later under Article 6;
d/ Dossiers contain contradictory details;
e/ C/O application dossiers are filed with offices other than those with which trader dossiers have been registered;
f/ C/O declarations are filled in by handwriting, or contain erasures or contents which are unreadable, or printed in multicolor inks;
g/ There are lawful grounds to evidence that goods are non-originating under this Circular or C/O applicants have committed fraudulent or dishonest acts in proving the origin of their goods.
1. A C/O shall be issued within three (3) working days after the C/O applicant files a complete and valid dossier, except the cases specified in Clause 2 of this Article.
2. C/O issuers may conduct verification at production establishments if they deem that the dossier examination provides insufficient grounds for C/O issuance or when they detect signs of illegal acts in connection to previously issued C/O. Verifiers of C/O issuers shall make minutes of verification results and request C/O applicants and/or exporters to jointly sign these minutes. In case C/O applicants and/or exporters refuse to sign these minutes, verifiers shall write the reasons for such refusal in the minutes and sign them for certification.
The time limit for issuing or refusing to issue a C/O in this case is five (5) working days after the C/O applicant files a complete dossier.
3. In the course of consideration for C/O issuance, if detecting goods which fail to satisfy origin requirements or C/O application dossiers which are incomplete or invalid, C/O issuers shall notify such to C/O applicants under Clause 2 or Clause 3, Article 7.
4. The verification must not impede the delivery of goods or payment by exporters, unless it is due to the fault of exporters.
Article 9. Withdrawal of issued C/O
C/O issuers may withdraw C/O they have issued in the following cases:
1. Exporters or C/O applicants have forged documents.
2. Issued C/O are not conformable with the origin criteria.
Article 10. Competence to sign C/O
Only persons who have completed procedures for specimen signature registration with the Ministry of Industry and Trade for forwarding to the ASEAN Secretariat for registration with competent authorities of importing countries may sign and issue C/O.
The Import and Export Department of the Ministry of Industry and Trade shall act as the focal point performing the following jobs:
1. Guiding and inspecting the C/O issuance;
2. Carrying out procedures for registering specimens of signatures of persons competent to sign and issue C/O and specimens of seals of Vietnamese C/O issuers with the ASEAN Secretariat, and forwarding specimens of signatures of persons competent to sign and issue C/O and specimens of seals of C/O issuers of CEPT Agreement member states to the Ministry of Finance (the General Department of Customs);
3. Assisting the Minister of Industry and Trade in settling matters related to the implementation of C/O.
1. C/O issuers shall update information on C/O issuance on the eCOSys on a daily basis. Information updates must cover all information required to be declared in C/O application dossiers.
2. C/O issuers which have not yet connected to the eCOSys shall make eCOSys connection with the Department for E-Commerce and Information Technology of the Ministry of Industry and Trade. Pending the completion of eCOSys connection. C/O issuers shall send monthly reports in writing and by e-mail (with data in the Excel format). Reports for a month must be sent to the Ministry of Industry and Trade not later than the 5lh day of the subsequent month, based on the date shown in the postmark or the date of sending e-mail and made according to a form provided in Annex 13 (not printed herein).
3. C/O issuers that have violated thrice the reporting regime prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall be suspended from issuing C/O and be announced on the website of the Ministry of Industry and Trade. After at least 6 months, the Ministry of Industry and Trade, will consider empowering C/O issuers suspended from issuing C/O to issue C/O again based on the requests and explanations of these issuers.
Article 13. Implementation provisions
1. This Circular takes effect on February 21, 2010.
2. This Circular replaces the Ministry of Industry and Trade's Circular No. 12/2009/TT-BCT of May 22, 2009, on implementation of the rules of origin provided in the ASEAN Trade in Goods Agreement.
|
FOR THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE |
(To the Ministry of Industry and Trade's Circular No. 01/2010/TT-BTC of January 8, 2010, on implementation of the rules of origin provided in the Agreement on Common Effective Preferential Tariff (CEPT) Scheme for the ASEAN Free Trade Area (AFTA))
In determining the origin of goods eligible for preferential tariffs pursuant to the Agreement on the Common Effective Preferential Tariff Scheme for the ASEAN Free Trade Area (below referred to as the CEPT-AFTA Agreement), the following shall be applied:
1. "Member State" means the individual parties to the CEPT-AFTA Agreement, i.e., Brunei Darussalam. the Kingdom of Cambodia, the Republic of Indonesia, the Lao People's Democratic Republic, Malaysia, the Federation of Myanmar, the Republic of the Philippines, the Republic of Singapore, the Kingdom of Thailand, and the Socialist Republic of Vietnam;
2. "Materials" means raw materials, ingredients, parts, components, sub-assembly and/or goods that are physically incorporated into another good or are subject to a process in the production of another good;
3. "Goods" include materials and/or products, which can be wholly obtained or produced in a Member State, even if they are intended lor later use as materials in another production process. For the purposes of this Annex, the terms "goods" and "products" can be used interchangeably;
4. "Originating goods" means products or materials that qualify as originating under this Annex;
5. "Production" means methods of obtaining goods including growing, mining, harvesting, raising, breeding, extracting, gathering, collecting, capturing, fishing, trapping, hunting, manufacturing, producing, processing or assembling a good;
6. "Product-specific rules" means rules that specify that the materials have undergone a change in tariff classification or a specific manufacturing or processing operation, or satisfy regional value content criterion (or ad-valorem criterion) or a combination of any of these criteria;
7. "Identical and interchangeable materials" means materials being of the same kind and commercial quality, possessing the same technical and physical characteristics, and which after being incorporated into the finished product cannot be distinguished from one another for origin purposes by virtue of any markings;
8. "Packing materials and containers for transportation" means the goods used to protect a good during its transportation, different from those containers or materials used for its retail.
Goods imported into the territory of a Member State from another Member State shall be considered to be originating and eligible for preferential tariff treatment if they conform to the origin requirements under any one of the following conditions:
1. A good which is wholly obtained or produced in an exporting Member State as set out and defined in Article 3;
2. A good not wholly obtained or produced in an exporting Member State, provided that it is eligible under Article 4 or Article 5.
Article 3. Wholly obtained or produced
Products referred to in Clause 1 of Article 2 shall be considered to be originating or wholly obtained or produced in the exporting Member State in the following cases:
1. Plants and plant products grown and harvested, picked or gathered there;
2. Live animals born and raised there;
3. Goods obtained from live animals referred to in Clause 2 of this Article;
4. Goods obtained from hunting, trapping, fishing, aquaculture, gathering or capturing conducted there;
5. Minerals and other naturally occurring substances, not included in Clauses 1 thru 4, extracted or taken from the soil, waters, seabed or beneath the seabed of that Member State;
6. Products of sea-fishing taken by vessels registered with a Member State and entitled to fly its flag and other products' taken from the territorial waters, seabed or beneath the seabed outside the territorial waters[1] of that Member State, provided that that Member State has the rights to exploit such waters, seabed and beneath the seabed in accordance with international law[2];
7. Products of sea-fishing and other marine products taken from the high seas by vessels registered with a Member State and entitled to fly the flag of that Member State;
8 Products processed and/or made on board factory ships registered with a Member State and entitled to fly the flag of that Member State, exclusively from products referred to in Clause 7 of this Article;
9. Articles collected there which can no longer perform their original purpose nor are capable of being restored or repaired and are fit only for disposal or recovery of parts of raw materials, or for recycling purposes;
10. Waste and scrap derived from:
a/ Production there; or,
b/ Used goods collected there, provided that such goods are fit only for the recovery of raw materials.
11. Goods obtained or produced in a Member State from products referred to in Clauses 1 thru 10 of this Article.
Article 4. Not wholly obtained or produced
1. A good referred to in Clause 2, Article 2 shall be considered to be originating in the Member State where working or processing of the good has taken place if:
a/ It has a regional value content (below referred to as "ASEAN value content" or the "regional value content (RVC)") of at least 40 percent which is calculated using the formula set out in Clause 2 of this Article; or all non-originating materials used for producing the goods have undergone a change in tariff heading ("CTH") at four (4) digit level;
b/ Notwithstanding Point a. Clause 1 of this Article, a good referred to in Annex 2 shall be considered to be originating if it satisfies the criteria set out therein.
2. The formula for calculating RVC: a/ Direct formula:
RVC |
= |
ASEAN material cost |
|
Direct labor cost |
|
Direct overhead cost |
|
Other costs |
|
Profit |
x |
100% |
FOB price |
|
|
b/ Indirect formula:
RVC |
= |
FOB price - Value of non-originating materials, parts or products |
x |
100% |
FOB price |
3. For the purpose of calculating the regional value content provided in Clause 2:
a/ The value of non-originating materials, parts or products is:
The CIF price at the time of importation of the products; or.
The earliest ascertained price paid for the products of undetermined origin in the territory of the Member State where the working or processing takes place;
b/ Labor cost includes wages, remuneration and other employee benefits associated with the manufacturing process;
c/ The overhead cost includes real property items associated with the manufacturing process (insurance, factory rent and leasing, depreciation on buildings, repair and maintenance, taxes, interests on mortgage); leasing of and interest payments for plant and equipment; factory security; insurance (plant, equipment and materials used in the manufacture of the goods); utilities (energy, electricity, water and other utilities directly attributable to the manufacture); research, development, design and engineering; dies, molds, tooling and the depreciation, maintenance and repair of plant and equipment;
royalties or licenses (in connection with patented machines or processes used in the manufacture or the right to manufacture); inspection and testing of materials and the goods; storage and handling in the factory; disposal of recyclable wastes; and cost elements in computing the value of raw materials, i.e., port and clearance charges and import duties (if any) and the like;
d/ FOB price means the free-on-board value of the good, inclusive of the cost of transport to the port or site of final shipment abroad. FOB price shall be determined by adding the value of materials, production cost, profit and other costs;
e/ Other costs refer to the costs incurred in placing the goods in the ship for export, including domestic transport costs, storage and warehousing, port handling, brokerage fees, service charges and the like.
4. Member States shall determine and adhere to only one method of calculating the ASEAN value content. Member States shall be given the flexibility to change their calculation method provided that such change is notified to the AFTA Council at least six (6) months prior to the adoption of the new method. Any verification of the ASEAN value content calculation by the importing Member State shall be done on the basis of the method used by the exporting Member State.
5. Vietnam shall use the indirect formula for calculating the ASEAN value content.
6. In determining the costs referred to in Clause 3 of this Article, Member States shall closely adhere to the guidelines for costing methodologies set out in Annex 4.
7. Locally procured materials produced by manufacturers established in compliance with domestic regulations shall be deemed to have fulfilled the origin requirements in this Annex; locally procured materials from other sources shall be subjected to the origin test according to this Annex.
1. A good originating in a Member State, which is used in another Member State as materials for a finished good eligible for preferential tariff treatment, shall be considered to be originating in the latter Member State where working or processing of the finished good has taken place.
2. If the ASEAN value content of the material is less than 40 percent, the qualifying ASEAN value content to be cumulated using the RVC criterion shall be in direct proportion to the actual domestic content provided that it is equal to or more than 20 percent. The implementing guidelines are set out in Annex 5.
Article 6. Minimal operations and processes
1. Operations or processes undertaken, by themselves or in combination with each other for the purposes listed below, are considered to be minimal and shall not be taken into account in determining origin:
a/ Ensuring preservation of goods in good condition for the purposes of transport or storage;
b/ Facilitating shipment or transportation;
c/ Packaging or presenting goods for sale.
2. A good originating in a Member State shall retain its initial originating status, when exported from another Member State, where operations undertaken have not gone beyond those referred to in Clause I of this Article.
1. Preferential tariff treatment shall be applied to a good satisfying the requirements of this Annex and which is consigned directly between the territories of the exporting Member State and the importing Member State.
2. The following shall also be considered as consigned directly from the exporting Member State to the importing Member State:
a/ If the goods are transported by passing through the territory of any other Member State:
b/ If the goods are transported without passing through the territory of any non-Member State;
c/ The goods whose transport involve transit through one or more intermediate non-Member State with or without transshipment or temporary storage in such countries, provided that:
- The transit entry is justified for geographical reason or by consideration related exclusively to transport requirements;
- The goods have not entered into trade or consumption there; and,
- The goods have not undergone any operation there other than unloading and reloading or any operation required to keep them in good condition.
1. A good that fails to meet the criterion of a change in tariff classification shall be considered as originating if the value of all non-originating materials (used in its production) that do not undergo the required change in tariff classification is less than ten (10) percent of the FOB value of the good and the good meets all other applicable criteria set forth in this Annex.
2. The value of non-originating materials referred to in Clause 1 shall, however, be included in the value of non-originating materials for any applicable ASEAN value content requirement for the good.
Article 9. Treatment of packages and packing materials
1. Packaging and packing materials for retail:
a/ If the good is subject to the ASEAN value content criterion, the value of packaging and packing materials for retail shall be taken into account in its origin assessment, where the packaging and packing materials are considered to be forming a whole with the good.
b/ In case Point a. Clause 1 of this Article is not applicable, packaging and packing materials for retail, when classified together with the packaged good shall not be taken into account in considering whether all non-originating materials used in the manufacture of a product fulfil the criterion corresponding to a change of tariff classification of the said good.
2. Containers and packing materials exclusively used for the transport of a good shall not be taken into account for determining the origin of the said good.
Article 10. Accessories, spare parts and tools
The origin of accessories, spare parts, tools and instructional or other information materials presented with a good shall not be taken into account in determining the origin of the good, provided that such accessories, spare parts, tools and instructional or information materials are classified with the good and their customs duties are collected with the good by the importing Member State.
In order to determine whether a good originates, it is unnecessary to determine the origin of the following which might be used in its production and not incorporated into the good:
1. Fuel and energy;
2. Tools, dies and molds;
3. Spare parts and materials used in the maintenance of equipment and buildings;
4. Lubricants, greases, compounding materials and other materials used in production or used to operate equipment and buildings:
5. Gloves, glasses, footwear, clothing, safety equipment and supplies;
6. Equipment, devices and supplies used for testing or inspecting the good;
7. Catalyst and solvent;
8. Any other goods that are not incorporated into the good but of which use in the production of the good can reasonably be demonstrated to be part of that production.
Article 12. Identical and interchangeable materials
1. For the purpose of determining the origin of a good, when the good is manufactured utilizing originating and non-originating materials, mixed or physically combined, the origin of such materials can be determined by generally accepted accounting principles of stock control applicable in the exporting Member State.
2. Once a decision has been taken on the accounting principles of stock control, those principles shall be used throughout the fiscal year.
A claim that a good shall be accepted as eligible for preferential tariff treatment shall be supported by a C/O form D issued by a government authority designated by the exporting Member State and notified to the other Member States to the CEPT-AFTA Agreement in accordance with the C/O issuance procedures, as set out in Annex 6 (not printed herein).
Article 14. Review and modification
This Annex may be reviewed and modified as and when necessary upon request of a Member State and may be open to such reviews and modifications as may be agreed upon by the AFTA Council.-
[1] For products of sea-fishing obtained from outside the territorial waters (e.g., Exclusive Economic Zone), originating status would be conferred to that Member State with whom the vessels used to obtain such products are registered with and whose flag is flown in the said vessel, and provided that Member State has the rights to exploit it under international law.
•' In accordance with international law, registration of vessels could only be made in one Member State.