Chương 3 Nghị định 187/2004/NĐ-CP: Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá
Số hiệu: | 187/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/2004 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2004 |
Ngày công báo: | 25/11/2004 | Số công báo: | Số 26 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/08/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Phương pháp tài sản.
2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu.
3. Các phương pháp khác.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo các phương pháp trên.
1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hoá là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
Giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, số dư Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Trường hợp cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập thì giá trị vốn nhà nước toàn tổng công ty để cổ phần hoá là giá trị thực tế vốn nhà nước của văn phòng tổng công ty; của các công ty thành viên và các đơn vị sự nghiệp thuộc tổng công ty (nếu có).
Trường hợp cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập thì giá trị vốn nhà nước để cổ phần hoá là giá trị thực tế vốn nhà nước tại công ty mẹ.
2. Các khoản sau đây không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá:
a) Giá trị những tài sản quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 10 của Nghị định này;
b) Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi;
c) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
d) Các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác được quy định tại tiết b khoản 2 Điều 14 của Nghị định này.
1. Đối với diện tích đất doanh nghiệp cổ phần hoá đang sử dụng làm mặt bằng xây dựng trụ sở, văn phòng giao dịch; xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh; đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối (kể cả đất đã được Nhà nước giao có thu hoặc không thu tiền sử dụng đất) thì doanh nghiệp cổ phần hoá được quyền lựa chọn hình thức thuê đất hoặc giao đất theo quy định của Luật Đất đai.
a) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức thuê đất thì không tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá;
b) Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá là giá do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường và công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo quy định của Chính phủ. Trình tự và thủ tục giao đất, nộp tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.
2. Đối với diện tích đất Nhà nước đã giao cho doanh nghiệp xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê thì phải tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện theo quy định tại tiết b khoản 1 Điều này.
3. Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp gồm: vị trí địa lý, giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển.
Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước khi cổ phần hoá và lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
1. Giá trị vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước tại các doanh nghiệp khác được xác định trên cơ sở:
a) Giá trị vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp mà công ty nhà nước có đầu tư vốn;
b) Tỷ lệ vốn đầu tư của công ty nhà nước trước khi cổ phần hoá tại các doanh nghiệp khác;
c) Trường hợp công ty nhà nước đầu tư vốn bằng ngoại tệ thì khi xác định vốn đầu tư được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm định giá.
2. Trường hợp giá trị vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước tại doanh nghiệp khác được xác định thấp hơn giá trị ghi trên sổ kế toán thì giá trị ghi trên sổ kế toán của công ty nhà nước là cơ sở để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
3. Giá trị vốn góp của công ty nhà nước vào công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán được xác định trên cơ sở giá cổ phần giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
1. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá được xác định theo phương pháp dòng tiền chiết khấu dựa trên khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.
Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp của toàn tổng công ty nhà nước theo phương pháp này thì khả năng sinh lời của tổng công ty nhà nước được xác định trên cơ sở lợi nhuận của tổng công ty nhà nước theo quy định tại quy chế tài chính của công ty nhà nước.
Trường hợp công ty nhà nước đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác thì căn cứ vào lợi nhuận do việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác mang lại để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
2. Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước, nợ phải trả, số dư bằng tiền nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi và số dư kinh phí sự nghiệp (nếu có).
Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao đất thì phải tính bổ sung giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Nghị định này.
1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 05 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2. Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.
3. Lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp được định giá.
1. Doanh nghiệp cổ phần hoá có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên thì việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá như: các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có năng lực định giá (dưới đây gọi tắt là tổ chức định giá).
Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá lựa chọn tổ chức định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố.
Trường hợp lựa chọn các tổ chức định giá nước ngoài chưa hoạt động tại Việt Nam thì phải được sự thoả thuận của Bộ Tài chính.
Tổ chức định giá khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp phải bảo đảm các quy định hiện hành và hoàn thành đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký; phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, tính hợp pháp của kết quả định giá.
2. Doanh nghiệp cổ phần hoá có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 30 tỷ đồng thì không nhất thiết phải thuê tổ chức định giá để xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp không thuê tổ chức định giá thì doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp.
3. Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp phải gửi Bộ Tài chính và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. Cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp thẩm tra trước khi quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo các quy định tại Nghị định này là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần.
Đến thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần, cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp có trách nhiệm kiểm tra, xử lý những vấn đề về tài chính phát sinh từ thời điểm định giá đến thời điểm công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định lại giá trị phần vốn nhà nước.
Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được xử lý như sau:
1. Trường hợp có chênh lệch tăng thì:
a) Nộp về tổng công ty nhà nước hoặc công ty nhà nước độc lập khi cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên tổng công ty nhà nước hoặc cổ phần hoá bộ phận công ty nhà nước độc lập và được sử dụng như quy định tại Điều 35 của Nghị định này;
b) Nộp về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại Bộ Tài chính khi cổ phần hoá toàn bộ công ty nhà nước độc lập, toàn bộ tổng công ty nhà nước và được sử dụng như quy định tại Điều 35 của Nghị định này.
2. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo cơ quan quyết định cổ phần hoá để tổ chức kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất (nếu do nguyên nhân chủ quan), khoản chênh lệch giảm còn lại được xử lý như sau:
a) Được dùng tiền thu từ cổ phần hoá (bao gồm cả chênh lệch giá bán cổ phần) để bù đắp.
b) Nếu không đủ thì điều chỉnh giảm vốn Nhà nước góp tại doanh nghiệp và phương án bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp, đồng thời điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.
c) Sau khi xử lý theo quy định tại tiết a, b khoản 2 Điều này mà vẫn không đủ bù chênh lệch giảm thì:
- Cơ quan quyết định cổ phần hoá xem xét, quyết định chuyển sang hình thức bán hoặc phá sản doanh nghiệp (đối với trường hợp chưa đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp).
- Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường (đối với trường hợp đã đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp) để biểu quyết theo hướng:
+ Chấp nhận kế thừa khoản lỗ còn lại để tiếp tục hoạt động.
+ Thực hiện bán doanh nghiệp với điều kiện bên mua kế thừa nợ và lỗ.
+ Tuyên bố phá sản, bán tài sản để thanh toán nợ.
- Trường hợp chuyển sang thực hiện bán hoặc phá sản thì doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan hoàn trả lại các nhà đầu tư số tiền mua cổ phần trước khi thanh toán cho các chủ nợ khác.
VALUATION OF AN ENTERPRISE TO BE EQUITIZED
Section 1. METHODS OF VALUATION OF AN ENTERPRISE
Article 16. When any State owned company undergoes equitization, it shall apply one of the following methods of valuation of the enterprise:
1. The asset method.
2. The discounted currency method.
3. Other methods.
The Ministry of Finance shall provide guidelines on valuation of an enterprise undergoing equitization in accordance with the above methods.
Section 2. VALUATION OF AN ENTERPRISE IN ACCORDANCE WITH THE ASSET METHOD
Article 17. Value of an enterprise undergoing equitization in accordance with the asset method
1. The actual value of an enterprise undergoing equitization shall be the total value of all existing assets of the enterprise at the time of equitization, including the profitability of the enterprise, as accepted by both the purchaser and the seller of shareholding.
The actual value of the portion of State owned capital in an enterprise shall be the actual value of the enterprise minus (-) debts payable, including balances in reward and welfare funds and balance in the professional funding source (if any).
In the case of equitization of the whole of a corporation for which the State made the decision on investment and establishment, the value of the portion of State owned capital in the whole of the corporation undergoing equitization shall be the actual value of the portion of State owned capital in the office of the corporation, in the member companies, and in the professional units belonging to the corporation (if any).
In the case of equitization of the whole of a corporation for which companies made their own [f on] investment and establishment, the value of the portion of State owned capital [in the whole of the corporation] undergoing equitization shall be the actual value of the portion of State owned capital in the parent company.
2. The following items shall not be included in the value of an enterprise undergoing equitization:
(a) Value of the assets stipulated in clauses 1, 2 and 3 of article 10 of this Decree;
(b) Debts receivable but which the enterprise does not have the ability to collect;
(c) Expenses of unfinished capital construction works in abeyance prior to the time of valuation of the enterprise;
(dd) Long-term investments in other enterprises stipulated in clause 2(b) of article 14 of this Decree.
Article 18. Bases for determining actual value of an enterprise
1. Data from books of account of the enterprise at the time of equitization.
2. Data on the inventory, classification and assessment of quality of assets of the enterprise at the time of equitization.
3. Market value of assets at the time of equitization.
Article 19. Value of land use rights and value of business advantages of enterprise
1. With respect to areas of land which the enterprise undergoing equitization is currently using as land for construction of its head office, transaction office and production and business establishment; or land for the purposes of agriculture, forestry, aquaculture and salt production (including land which has been allocated by the State with or without collection of land use fees), then the enterprise undergoing equitization shall be entitled to select the form of land lease or the form of land allocation pursuant to the Law on Land.
(a) If the enterprise undergoing equitization selects the form of land lease then the value of the land use right shall not be included in the value of the enterprise undergoing equitization;
(b) If the enterprise undergoing equitization selects the form of land allocation then the value of the land use right must be included in the value of the enterprise undergoing equitization. The value of a land use right which is included in the value of an enterprise undergoing equitization shall be the price stipulated by the people’s committee of the province or city under central authority, close to the actual market prices of assignment of land use rights and announced annually on 1 January in accordance with regulations of the Government. The order and procedures for land allocation, payment of land use fees, and issuance of certificates of land use right shall be implemented in accordance with the current law on land.
2. With respect to areas of land which the State has allocated to the enterprise for construction of residential housing for sale or lease, or for construction of infrastructure business for assignment or lease, the value of the land use right must be included in the value of the enterprise undergoing equitization. Such value of land use rights shall be determined in accordance with clause 1(b) of this article.
3. Business advantages of an enterprise shall comprise geographical position, the value of trade names, and the potential for development.
Value of business advantages of the enterprise shall be based on the ratio of after-tax profits over State owned capital in the enterprise prior to equitization and the pre-paid interest rate for long term Government bonds at the most recent date prior to the time of valuation of the enterprise.
Article 20. Determining value of long-term investment capital of the enterprise undergoing equitization in other enterprises
1. The value of the long-term investment capital of a State owned company in other enterprises shall be determined on the following bases:
(a) Value of the capital of the owner recorded in the most recent audited financial statements of the enterprise in which the State owned company made its investment;
(b) Investment capital ratio of the State owned company prior to equitization in other enterprises;
(c) Where the State owned company made its investment in foreign currency, when determining the investment capital it must be converted into Vietnamese dong at the average trading exchange rate on the inter-bank foreign exchange market as announced by the State Bank at the date of valuation.
2. If the value of the long-term investment capital of a State owned company in other enterprises is determined to be lower than the value in the books of account, then the value in the books of account shall be used as the basis for valuation of the enterprise to be equitized.
3. The value of the capital contribution of a State owned company in shareholding companies listed on the securities market shall be determined on the basis of the share trading price on the securities market at the time of valuation of the enterprise.
Section 3. VALUATION OF AN ENTERPRISE IN ACCORDANCE WITH THE DISCOUNTED CURRENCY METHOD
Article 21. Value of an enterprise in accordance with the discounted currency method
1. The actual value of the portion of State owned capital in an enterprise undergoing equitization shall be determined by the discounted currency method based on the ability of the enterprise to be profitable in the future.
Where the whole of a State owned company is valued by this method, the ability of the State owned company to be profitable shall be determined on the basis of the profit of the State owned company pursuant to provisions in the financial regulations of [such] State owned company.
Where the State owned company made capital investments in other enterprises, then the basis for valuation of the enterprise to be equitized shall be the profit brought in from such capital investments in other enterprises.
2. The actual value of the enterprise shall comprise the actual value of the portion of State owned capital, debts payable1, cash balances in reward and welfare funds and balance in the professional funding source (if any).
If the enterprise selects the form of land allocation then the value of the land use right must also be included in the value of the enterprise undergoing equitization in accordance with clause 1 of article 19 of this Decree.
Article 22. Bases for determination
1. Financial statements of the enterprise for the five consecutive years prior to the time of valuation of the enterprise.
2. Plan for production and business operations of the enterprise for from three to five years after conversion to a shareholding company.
3. Interest rate for long term Government bonds at the most recent date prior to the time of valuation of the enterprise and the discounted currency indicator of the enterprise being valued.
Section 4. HOLDING A VALUATION OF AN ENTERPRISE
Article 23. Methods of holding a valuation of an enterprise undergoing equitization
1. If an enterprise undergoing equitization has total asset value in its books of account of thirty (30) billion Vietnamese dong or more then valuation of the enterprise shall be conducted by an organization specializing in valuations such as an auditing company, a securities company, a price evaluation organization or an investment bank, either domestic or foreign, with the capacity to make the valuation (hereinafter referred to as a valuation organization).
The agency authorized to make the decision valuing the enterprise undergoing equitization shall select a valuation organization from the list announced by the Ministry of Finance.
If a foreign valuation organization not yet operating in Vietnam is selected, it must be approved by the Ministry of Finance.
When the valuation organization holds a valuation of an enterprise undergoing equitization, it must comply with current regulations and complete the valuation within the time schedule stipulated in the signed contract, and the valuation organization shall be liable for the accuracy and legality of the results of the valuation.
2. If an enterprise undergoing equitization has total asset value in its books of account of less than thirty (30) billion Vietnamese dong then it shall not be absolutely necessary to hire a valuation organization to value such enterprise, and in such a case the enterprise shall be permitted to conduct its own valuation and shall notify the result to the agency authorized to make the decision valuing the enterprise.
3. The file giving the valuation of the enterprise undergoing equitization must be forwarded to the Ministry of Finance and to the agency authorized to make the decision valuing the enterprise. The agency authorized to make the decision valuing the enterprise shall check the file prior to issuing its decision and announcing the valuation of the enterprise.
Article 24. Use of results of valuation of enterprise
The results of a valuation of an enterprise carried out in accordance with the provisions of this Decree shall be the basis for fixing the scale of charter capital, the structure of shares for the initial issue, and a price as the starting point for holding an auction to sell shares.
Article 25. Adjustment of value of an enterprise undergoing equitization
Up until the time when an enterprise officially converts into a shareholding company, the agency authorized to make the decision valuing the enterprise shall be responsible to inspect and deal with any financial issues arising between the time of the valuation and the time when the business registration certificate is issued to the shareholding company, in order to adjust the value of the portion of State owned capital in the enterprise.
The difference between the actual value of the portion of State owned capital in the enterprise at the time when the enterprise converts into a shareholding company and the actual value of the portion of State owned capital in the enterprise at the time of the valuation shall be dealt with as follows:
1. Where the difference is an increase:
(a) It shall be paid to the State owned corporation or to the independent State owned company when a member of such State owned corporation or a section of such independent State owned company is equitized, and shall be used in accordance with article 35 of this Decree.
(b) It shall be paid to the Assistance Fund for Restructure of Enterprises under the Ministry of Finance when the whole of an independent State owned company or the whole of a State owned corporation is equitized, and shall be used in accordance with article 35 of this Decree.
2. Where the difference is a decrease, the enterprise shall be responsible to report to the agency which made the decision on equitization in order for the latter to check and clarify the reasons, deal with liability to pay compensation for material loss (if such loss was due to subjective reasons), and the remaining difference shall be dealt with as follows:
(a) Money collected from equitization (including any difference in selling prices of shares) shall be used to cover the difference;
(b) If there is insufficient, then there shall be a reduction in the portion of State owned capital in the enterprise and the plan for share sales at incentive rates to employees of the enterprise, and at the same time there shall be an adjustment to the scale and structure of charter capital of the shareholding company;
(c) If after taking the action stipulated in sub-clauses (a) and (b) above there is still insufficient to cover the decrease, then:
- The agency which made the decision on equitization shall consider making a decision on conversion to the form of sale or bankruptcy of the enterprise (where business registration pursuant to the Law on Enterprises has not yet been conducted);
- The board of management shall convene an extraordinary general meeting of shareholders (in a case where business registration pursuant to the Law on Enterprises has already been conducted) in order to vote on:
+ Agreement to inheriting remaining losses so as to continue to operate;
+ Agreement to sell the enterprise on condition that the purchaser inherits debts and losses;
+ Declare bankruptcy and sell assets in order to pay debts.
- In the case of conversion to implementing a sale or bankruptcy, the enterprise shall be responsible to co-ordinate with the relevant authorities to return to all investors the money they paid to purchase shares, prior to paying any other creditors.