Chương 2 Nghị định 187/2004/NĐ-CP: Xử lý tài chính khi cổ phần hóa
Số hiệu: | 187/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 16/11/2004 | Ngày hiệu lực: | 10/12/2004 |
Ngày công báo: | 25/11/2004 | Số công báo: | Số 26 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/08/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Các doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động xử lý theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật những tồn tại về tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và trong quá trình cổ phần hóa. Trường hợp có vướng mắc hoặc vượt quá thẩm quyền thì doanh nghiệp cổ phần hoá phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để xem xét, giải quyết.
1. Đối với tài sản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp thì không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá. Trước khi chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp phải thanh lý hợp đồng hoặc thoả thuận với chủ sở hữu tài sản để công ty cổ phần kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây hoặc ký lại hợp đồng mới.
2. Đối với những tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý: doanh nghiệp thanh lý, nhượng bán hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền để điều chuyển cho đơn vị khác theo quy định hiện hành. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp nếu những tài sản trên chưa kịp xử lý thì được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp. Trong quá trình cổ phần hoá, doanh nghiệp tiếp tục xử lý những tài sản này, đến thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp nếu chưa xử lý thì chuyển giao cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, phúc lợi thì chuyển giao cho công ty cổ phần quản lý, sử dụng để phục vụ tập thể người lao động trong doanh nghiệp.
Riêng đối với nhà ở cán bộ, công nhân viên, kể cả nhà ở được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước cấp thì chuyển giao cho cơ quan nhà đất của địa phương để quản lý hoặc bán cho người đang sử dụng theo quy định hiện hành.
4. Đối với tài sản đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp được công ty cổ phần tiếp tục dùng trong sản xuất kinh doanh thì tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và chuyển thành cổ phần để chia cho người lao động trong doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá theo thời gian thực tế đã làm việc tại doanh nghiệp của từng người.
1. Doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận, thu hồi các khoản nợ phải thu đến hạn trước khi cổ phần hoá. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn tồn đọng nợ phải thu khó đòi thì xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
2. Đến thời điểm quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hoá có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không có khả năng thu hồi đã loại khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá (kèm theo hồ sơ, các tài liệu liên quan) cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền công phải đối chiếu tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
1. Doanh nghiệp phải huy động các nguồn để thanh toán các khoản nợ đến hạn trả trước khi cổ phần hoá hoặc thoả thuận với các chủ nợ để xử lý hoặc chuyển thành vốn góp cổ phần.
Việc chuyển nợ thành vốn góp cổ phần được xác định thông qua kết quả đấu giá bán cổ phần hoặc do doanh nghiệp và chủ nợ thoả thuận để xác định giá tham gia đấu giá.
2. Trong quá trình cổ phần hóa, nếu doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
1. Các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, nợ phải thu khó đòi, giảm giá chứng khoán, chênh lệch tỷ giá hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm: doanh nghiệp sử dụng để trợ cấp cho lao động dôi dư trong quá trình cổ phần hoá, nếu còn thì hạch toán vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các Quỹ dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ của hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, các tổ chức tài chính được chuyển sang công ty cổ phần tiếp tục quản lý.
4. Quỹ dự phòng tài chính để bù lỗ (nếu có), bù đắp các khoản tài sản tổn thất, nợ không thu hồi được, số còn lại tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá.
5. Các khoản lãi phát sinh để bù lỗ năm trước (nếu có), bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá.
6. Các khoản lỗ tính đến thời điểm doanh nghiệp cổ phần hoá chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp dùng Quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận trước thuế đến thời điểm cổ phần hoá để bù đắp. Trường hợp thiếu thì thực hiện các biện pháp xoá nợ ngân sách nhà nước, nợ ngân hàng và nợ Quỹ hỗ trợ phát triển theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.
Sau khi áp dụng các giải pháp trên mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ thì được giảm trừ vào vốn nhà nước.
1. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá kế thừa vốn đầu tư dài hạn của công ty nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác thì toàn bộ số vốn này được tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá theo nguyên tắc quy định tại Điều 20 Nghị định này.
2. Trường hợp các doanh nghiệp cổ phần hoá không kế thừa các khoản đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý như sau:
a) Thoả thuận bán lại vốn đầu tư cho đối tác hoặc các nhà đầu tư khác;
b) Chuyển giao cho doanh nghiệp khác làm đối tác.
Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được chia cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp để mua cổ phần. Người lao động không phải nộp thuế thu nhập đối với khoản thu nhập này.
DEALING WITH FINANCES ON EQUITIZATION
Article 9. Responsibilities of enterprises undergoing equitization to deal with existing financial issues
An enterprise undergoing equitization shall be responsible, on its own initiative, to co-ordinate with the relevant agencies to deal in accordance with authority and in accordance with regulations with existing financial issues prior to valuing the enterprise to be equitized and throughout the equitization process. In cases of difficulties or in cases outside authority, the enterprise undergoing equitization must report to the competent agency for the latter's consideration and resolution.
Article 10. Dealing with leased or borrowed assets, assets received as joint venture capital contribution, joint assets, assets not required to be used and investments funded by the reward and welfare funds
1. Assets which an enterprise leases, borrows or receives as joint venture capital contribution, and joint assets and other assets which do not belong to the enterprise shall not be included in the value of the enterprise to be equitized. Prior to conversion to a shareholding company, an enterprise must liquidate contracts or agreements with owners of assets in order for the equitized company to inherit the previously-signed contracts or sign new ones.
2. With respect to assets of an enterprise which are not required to be used, idle stock and assets awaiting liquidation, the enterprise shall liquidate, transfer or sell them, or report to the competent agency to transfer them to another unit in accordance with current regulations. If these assets have not been dealt with by the time of valuation of the enterprise, they shall not be included in the value of the enterprise. During the equitization process the enterprise shall continue to deal with these assets, and if these assets have still not been dealt with by the time of the decision announcing the valuation of the enterprise then they shall be transferred to a company specializing in the purchase and sale of debts and idle stock for such company to realize in accordance with law.
3. With respect to assets belonging to welfare buildings such as kindergartens, nurseries, dispensaries and other welfare assets from investments funded by the reward and welfare funds, they shall be transferred to the shareholding company for management and use for the benefit of the labour collective of the enterprise.
In particular with respect to residences of staff and officials, including residences funded by the State budget, they shall be transferred to the local land and housing authority for management or sold to their current users in accordance with current regulations.
4. With respect to assets of the enterprise being investments funded by the reward and welfare funds and which the shareholding company continues to use for production and business, they shall be included in the value of the enterprise undergoing equitization and converted into shareholding to be divided amongst employees of the enterprise at the time of equitization in accordance with the actual period of work of each person at the enterprise.
1. An enterprise undergoing equitization shall be responsible to review, confirm and recover debts which are due and receivable prior to equitization. If, by the time of valuation of the enterprise, there are still arrears of bad debts, they shall be dealt with in accordance with current regulations of the State on dealing with arrears of bad debts.
2. By the time of the decision announcing the valuation of the enterprise, the enterprise undergoing equitization shall be responsible to transfer all irrecoverable debts which have been excluded from the valuation of the enterprise (together with files on the debts and other relevant data) to a company specializing in the purchase and sale of debts and idle stock from enterprises in order for such company to realize in accordance with law.
3. With respect to items paid in advance to suppliers of goods and services such as rent for housing or land, purchase price of goods and wages, these items must be reviewed and included in the value of the enterprise.
1. An enterprise must mobilize funds to pay debts which mature prior to conducting equitization, or it must agree with creditors on the method of dealing with the debts or on the conversion thereof into shareholding capital contribution.
The conversion of debts into shareholding capital contribution shall be determined on the results of a share auction, or the enterprise and a creditor shall reach agreement in order to fix a price for participating in an auction.
2. If during the equitization process the enterprise is in difficulty regarding ability to pay overdue debts because business incurred losses, the debts shall be dealt with in accordance with current regulations of the State on dealing with arrears of bad debts.
Article 13. Reserves, losses or profits
1. Reserves for reduction of price of goods in stock, for bad debts, for reduction of value of securities, and for exchange rate differences shall be accounted for in the business results of the enterprise.
2. The enterprise undergoing equitization shall use reserves for retrenchment allowances to pay to employees who are retrenched during the equitization process, and if not so paid then such reserves shall be accounted for in the business results of the enterprise.
3. Reserves for risks and professional reserves within the banking and insurance systems or of financial organizations shall be transferred to the shareholding company to continue to manage.
4. The balance in financial reserves to cover losses (if any) and in financial reserves to cover damage to assets and irrecoverable debts shall be included in the value of the portion of State owned capital in the enterprise undergoing equitization.
5. The balance in reserves of profits generated in order to cover previous years' losses (if any) and in reserves to cover losses being assets not required to be used, assets awaiting liquidation, reduction in the value of assets, and debts which the enterprise does not have the ability to collect shall be distributed in accordance with current regulations prior to valuation of the enterprise to be equitized.
6. The enterprise undergoing equitization shall use financial reserves and pre-tax profits to cover losses calculated up until the time of equitization and conversion of the enterprise into a shareholding company. If the enterprise lacks [such reserves] then it shall take measures to write off its debts to the State budget, bank debts and debts to the Development Assistance Fund in accordance with current regulations of the State on dealing with arrears of bad debts.
If after applying all the above measures an enterprise still suffers a loss, the enterprise shall deduct the loss from the portion of State owned capital.
Article 14. Long-term investment capital in other enterprises such as joint venture capital contribution, associated ventures, shareholding capital contribution, capital contribution to establishment of limited liability companies and other forms of long-term investment
1. If the enterprise undergoing equitization inherited long-term investment capital which a State owned company invested in other enterprises, then the whole of such capital shall be included in the value of the enterprise undergoing equitization in accordance with the principles stipulated in article 20 of this Decree.
2. If the enterprise undergoing equitization does not inherit the long-term investments made in other enterprises, then the enterprise must report [such investments] to the competent agency to deal with them as follows:
(a) Reach agreement on sale of the investment capital to another partner/entity or to other investors;
(b) Transfer them to another enterprise to act as partner/entity.
Article 15. Cash balance in reward funds and welfare funds
Any cash balance in reward funds and welfare funds shall be distributed to the current workforce in the enterprise for the purpose of purchase of shares. Employees shall not be required to pay income tax on such item of income.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực