Chương VII Nghị định 163/2016/NĐ-CP: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 163/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 01/01/2017 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp; lập dự toán ngân sách nhà nước; chấp hành ngân sách nhà nước; kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước và công khai ngân sách, giám sát cộng đồng về ngân sách nhà nước.
1. Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp
- Theo Nghị định số 163/2016, nguồn thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thu từ một số nguồn như:
+ Tiền thu một số các khoản thuế;
+ Khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước;
+ Phí thu được từ các hoạt động dịch vụ;
+ Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
+ Thu từ quỹ dự trữ, nguồn kết dư ngân sách;
+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, bán tài sản nhà nước và từ nhiều nguồn khác.
- Bên cạnh đó, Nghị định 163/NĐ-CP còn quy định một số khoản thu mà ngân sách trung ương và địa phương hưởng theo tỷ lệ phân chia phần trăm.
- Nghị định số 163 quy định các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gồm các nội dung sau:
+ Chi đầu tư phát triển;
+ Chi dự trữ quốc gia;
+ Các khoản chi thường xuyên, chi trả lãi, phí và các chi phí phát sinh từ các khoản tiền vay;
+ Chi chuyển nguồn, chi bổ sung cân đối nguồn ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách.
2. Chấp hành ngân sách nhà nước
- Nghị định 163/2016 quy định việc phẩn bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán cũng như việc tổ chức thu, chi và điều hành đối với ngân sách nhà nước.
- Ngoài ra, Nghị định số 163/CP còn hướng dẫn các tiêu chí và điều kiện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau, cụ thể:
+ Tiêu chí ứng trước dự án năm sau: Áp dụng đối với các dự án quan trọng quốc gia; dự án, công trình xây dựng cơ bản, cấp bách của trung ương và địa phương.
+ Điều kiện được ứng trước dự án năm sau: Phải đảm bảo cân đối được quỹ ngân sách của từng cấp; dự án, công trình xây dựng cơ bản đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; không còn số dư ứng trước dự toán ngân sách; có đầy đủ hồ sơ, báo cáo thuyết minh về sự cần thiết phải ứng trước dự toán.
3. Công khai ngân sách nhà nước, giám sát của cộng đồng về ngân sách nhà nước
- Các đối tượng phải công khai ngân sách gồm có: các cấp ngân sách nhà nước, đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Một số nội dung sau phải được công khai theo Nghị định 163/2016/CP như công khai số liệu, thuyết minh dự toán ngân sách về các khoản cân đối thu, chi và bội chi ngân sách; công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách.
- Việc giám sát của cộng đồng đối với ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Hình thức giám sát có thể là nghiên cứu, xem xét; tổ chức đoàn giám sát hoặc thông qua hoạt động của Ban thanh tra.
Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước có hiệu lực ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với quyết toán ngân sách các năm 2015, 2016, áp dụng theo các quy định của Luật ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 và Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
2. Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 được kéo dài đến hết năm 2016. Thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo được tính từ năm 2017 đến năm 2020.
3. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có mức dư nợ huy động đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 vượt mức giới hạn dư nợ vay theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, thì trong dự toán ngân sách năm 2017 và các năm tiếp theo phải dành nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, giảm kế hoạch chi đầu tư công trung hạn để bố trí tăng chi trả nợ gốc, bảo đảm mức dư nợ vay không vượt quá mức dư nợ vay của địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và áp dụng từ năm ngân sách 2017.
2. Bãi bỏ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Article 53. Transitional clause
1. Budget statements of 2015 and 2016 shall apply regulations on the Law on State budget No. 01/2002/QH11 and the Government's Decree No. 60/2003/ND-CP dated June 6, 2003 on guidelines for the Law on State budget.
2. The budget stability period of 2011 and 2015 shall last until the end of 2016. The following budget stability period shall begin from 2017 to 2020.
3. Any province having mobilized debit balance, until December 31, 2016, exceed the loan balance limit prescribed in the Law on State budget, in the budget estimates of 2017and following years, the source of local budget revenues which may retain according to decentralization, decrease planned expenditures on midterm public investment to increase expenditures on principal payment and ensure that the loan balance does not exceed the loan balance prescribed in the Law on State budget.
1. This Decree comes into force from January 1, 2017 and applies from budget year 2017.
2. The Government's Decree No. 60/2003/NĐ-CP dated June 6, 2003 on guidelines for the Law on State budget shall be annulled.
1. The Minister of Finance shall provide guidelines for implementation of this Decree.
2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government and the Presidents of the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall implement this Decree./.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 2. Thu ngân sách nhà nước
Điều 4. Bội chi ngân sách nhà nước
Điều 5. Chi trả nợ gốc các khoản vay
Điều 6. Hệ thống ngân sách nhà nước và quan hệ giữa các cấp ngân sách
Điều 7. Dự phòng ngân sách nhà nước
Điều 12. Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách
Điều 22. Thời gian hướng dẫn lập, xây dựng, tổng hợp, quyết định và giao dự toán ngân sách nhà nước
Điều 23. Lập dự toán ngân sách tại các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợ
Điều 26. Lập dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương
Điều 27. Lập lại dự toán ngân sách nhà nước
Điều 31. Phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của đơn vị dự toán
Điều 34. Tổ chức chi ngân sách nhà nước
Điều 36. Tổ chức điều hành ngân sách nhà nước
Điều 41. Báo cáo tình hình chấp hành ngân sách nhà nước
Điều 43. Chuyển nguồn ngân sách từ năm trước sang năm sau
Điều 44. Yêu cầu, trình tự báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước