Chương IV Nghị định 163/2016/NĐ-CP: Chấp hành ngân sách nhà nước
Số hiệu: | 163/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 01/01/2017 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước về phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp; lập dự toán ngân sách nhà nước; chấp hành ngân sách nhà nước; kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách nhà nước và công khai ngân sách, giám sát cộng đồng về ngân sách nhà nước.
1. Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp
- Theo Nghị định số 163/2016, nguồn thu của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thu từ một số nguồn như:
+ Tiền thu một số các khoản thuế;
+ Khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước;
+ Phí thu được từ các hoạt động dịch vụ;
+ Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
+ Thu từ quỹ dự trữ, nguồn kết dư ngân sách;
+ Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, bán tài sản nhà nước và từ nhiều nguồn khác.
- Bên cạnh đó, Nghị định 163/NĐ-CP còn quy định một số khoản thu mà ngân sách trung ương và địa phương hưởng theo tỷ lệ phân chia phần trăm.
- Nghị định số 163 quy định các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương gồm các nội dung sau:
+ Chi đầu tư phát triển;
+ Chi dự trữ quốc gia;
+ Các khoản chi thường xuyên, chi trả lãi, phí và các chi phí phát sinh từ các khoản tiền vay;
+ Chi chuyển nguồn, chi bổ sung cân đối nguồn ngân sách, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách.
2. Chấp hành ngân sách nhà nước
- Nghị định 163/2016 quy định việc phẩn bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước của các đơn vị dự toán cũng như việc tổ chức thu, chi và điều hành đối với ngân sách nhà nước.
- Ngoài ra, Nghị định số 163/CP còn hướng dẫn các tiêu chí và điều kiện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau, cụ thể:
+ Tiêu chí ứng trước dự án năm sau: Áp dụng đối với các dự án quan trọng quốc gia; dự án, công trình xây dựng cơ bản, cấp bách của trung ương và địa phương.
+ Điều kiện được ứng trước dự án năm sau: Phải đảm bảo cân đối được quỹ ngân sách của từng cấp; dự án, công trình xây dựng cơ bản đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; không còn số dư ứng trước dự toán ngân sách; có đầy đủ hồ sơ, báo cáo thuyết minh về sự cần thiết phải ứng trước dự toán.
3. Công khai ngân sách nhà nước, giám sát của cộng đồng về ngân sách nhà nước
- Các đối tượng phải công khai ngân sách gồm có: các cấp ngân sách nhà nước, đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Một số nội dung sau phải được công khai theo Nghị định 163/2016/CP như công khai số liệu, thuyết minh dự toán ngân sách về các khoản cân đối thu, chi và bội chi ngân sách; công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách.
- Việc giám sát của cộng đồng đối với ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Hình thức giám sát có thể là nghiên cứu, xem xét; tổ chức đoàn giám sát hoặc thông qua hoạt động của Ban thanh tra.
Nghị định 163/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngân sách nhà nước có hiệu lực ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân giao dự toán ngân sách, đơn vị dự toán cấp I ở trung ương và địa phương thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc và cấp dưới theo đúng quy trình, yêu cầu và thời hạn quy định tại Điều 49 và Điều 50 Luật ngân sách nhà nước.
2. Dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi. Trường hợp có các nhiệm vụ chi thực hiện quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ, thì dự toán phải chi tiết theo từng nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm.
3. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì cơ quan ủy quyền thực hiện phân bổ, giao dự toán cho cơ quan được ủy quyền như đối với các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc của mình chi tiết theo từng nhiệm vụ được ủy quyền.
4. Cơ quan tài chính cùng cấp thực hiện kiểm tra dự toán đơn vị dự toán cấp I đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ của đơn vị dự toán ngân sách. Trường hợp phát hiện việc phân bổ không đúng tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ của dự toán ngân sách đã được giao; không đúng chính sách, chế độ quy định thì yêu cầu đơn vị dự toán cấp I điều chỉnh lại.
5. Giao Bộ Tài chính quy định cụ thể mẫu biểu giao dự toán cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
1. Tổ chức quản lý và thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Trường hợp được phép thu qua ủy nhiệm thu thì phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền phải thu nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước, trường hợp theo hiệp định hoặc thỏa thuận tài trợ có quy định giải ngân trực tiếp đến chương trình, dự án, thì định kỳ phải hạch toán đầy đủ vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại theo quy định tại Điều 40 Nghị định này để tập trung các khoản thu của ngân sách nhà nước; hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào ngân sách, điều tiết các khoản thu cho ngân sách các cấp theo đúng quy định.
4. Giao Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc tổ chức thu và hạch toán kế toán đối với các khoản thu, viện trợ không hoàn lại vào Kho bạc Nhà nước.
1. Các khoản vay của ngân sách nhà nước được quản lý, hạch toán theo dõi trên tài khoản của từng cấp ngân sách. Trường hợp có khoản vay ngoài nước theo hiệp định hoặc thỏa thuận tài trợ quy định giải ngân trực tiếp đến chương trình, dự án, thì định kỳ phải hạch toán vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết việc quản lý, hạch toán kế toán đối với các khoản vay của ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và thanh toán đầy đủ, kịp thời theo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán. Thủ trưởng cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối các khoản chi không đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật ngân sách nhà nước, chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật và phải thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức, đơn vị biết. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị bị từ chối chi không thống nhất với quyết định của cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền báo cáo với cơ quan giao dự toán trực tiếp và cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước cấp trên để xem xét xử lý.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị dự toán ngân sách không chấp hành đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo kế toán, quyết toán, báo cáo tài chính khác theo quy định, cơ quan tài chính có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách, trừ các khoản chi lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, cơ quan tài chính đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ chi biết.
3. Việc tạm ứng vốn, kinh phí thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước và phải thu hồi tạm ứng ngay khi có đủ điều kiện chi theo quy định.
4. Các nhiệm vụ chi có tính chất thường xuyên phải chia đều trong năm để chi; các nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi không thường xuyên khác được đảm bảo nguồn thanh toán theo tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.
5. Chi ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp một số khoản chi chưa có đủ điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước, đơn vị sử dụng ngân sách được tạm ứng kinh phí để chủ động chi theo dự toán được giao, sau đó đơn vị thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
Riêng đối với các khoản chi từ nguồn vốn vay ngoài nước của Chính phủ, viện trợ không hoàn lại theo hiệp định hoặc thỏa thuận tài trợ có quy định giải ngân qua ngân hàng phục vụ để chuyển tiền trực tiếp cho chương trình, dự án, thì phải thực hiện kiểm soát chi theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và định kỳ phải hạch toán vào ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 32 và khoản 1 Điều 33 của Nghị định này.
6. Đối với các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản:
a) Căn cứ vào dự toán công trình, hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền quyết định và dự toán ngân sách được giao, giá trị khối lượng đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch đề nghị thanh toán nếu đã đủ điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước;
b) Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ, tài liệu của chủ đầu tư gửi đến và các điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 hoặc đề nghị tạm ứng vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật ngân sách nhà nước thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi ngân sách theo quy định.
7. Đối với các khoản chi thực hiện quản lý theo kết quả thực hiện nhiệm vụ được thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào dự toán được giao, hợp đồng, thỏa thuận đã ký kết, tiến độ, khối lượng, chất lượng triển khai thực hiện nhiệm vụ, dịch vụ, sản phẩm, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình, gửi hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định;
b) Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán và tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị của đơn vị gửi, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy định.
8. Đối với các khoản chi thường xuyên:
a) Căn cứ điều kiện chi ngân sách và tiến độ triển khai công việc, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi, gửi hồ sơ đề nghị Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch thanh toán hoặc tạm ứng theo chế độ quy định;
b) Kho bạc Nhà nước kiểm tra số dư dự toán, tính hợp pháp của hồ sơ do đơn vị gửi đến và các điều kiện chi theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật ngân sách nhà nước, thực hiện xuất quỹ và hạch toán chi hoặc tạm ứng ngân sách theo quy định.
9. Đối với chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, thực hiện rút dự toán tại Kho bạc Nhà nước.
10. Đối với chi kinh phí ủy quyền:
a) Việc thanh toán các khoản kinh phí ủy quyền của đơn vị nhận ủy quyền áp dụng theo quy định tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều này;
b) Kho bạc Nhà nước và đơn vị được ủy quyền thực hiện kế toán, báo cáo riêng các khoản chi về kinh phí ủy quyền.
11. Đối với chi trả nợ lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định này.
12. Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn quy trình, thủ tục, hạch toán kế toán, kiểm soát chi ngân sách đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi trả nợ, chi hỗ trợ doanh nghiệp và các nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù khác của ngân sách nhà nước, chi bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.
1. Nợ lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay được chi trả theo thực tế phát sinh và trong phạm vi dự toán.
2. Nợ gốc các khoản vay đến hạn được chi trả đúng hạn phải trả theo cam kết quy định, hợp đồng đã ký và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.
3. Hạch toán các khoản chi trả nợ:
a) Các khoản chi trả nợ lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản vay được hạch toán vào chi ngân sách nhà nước;
b) Các khoản chi trả nợ gốc được hạch toán giảm số dư nợ của ngân sách nhà nước, không hạch toán vào chi ngân sách nhà nước;
c) Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết hạch toán chi trả nợ gốc; chi trả nợ lãi, phí và các chi phí phát sinh khác từ các khoản vay của ngân sách nhà nước.
1. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo đảm nguồn để thanh toán kịp thời các khoản chi theo dự toán. Trường hợp quỹ ngân sách thiếu hụt tạm thời được xử lý như sau:
a) Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách trung ương: Bộ Tài chính tạm ứng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm cả phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp sau khi tạm ứng quỹ dự trữ tài chính của trung ương và các nguồn tài chính hợp pháp khác, bao gồm cả phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước, mà vẫn còn thiếu nguồn, Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ứng từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật ngân sách nhà nước;
b) Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp tỉnh: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp sau khi tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh và các nguồn tài chính hợp pháp khác mà vẫn thiếu nguồn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính để tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính của trung ương hoặc tạm ứng ngân sách trung ương và phải hoàn trả trong năm ngân sách;
c) Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp huyện: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh, các nguồn tài chính hợp pháp khác hoặc tạm ứng ngân sách cấp tỉnh và thực hiện hoàn trả trong năm ngân sách;
d) Xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách cấp xã: Trên cơ sở đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm ứng từ ngân sách cấp huyện cho ngân sách cấp xã và phải hoàn trả trong năm ngân sách. Trường hợp, ngân sách cấp huyện không đáp ứng được, Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tạm ứng từ quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh hoặc tạm ứng ngân sách cấp trên và phải hoàn trả trong năm ngân sách.
2. Trong quá trình chấp hành ngân sách nhà nước, trường hợp dự kiến số thu không đạt dự toán được Quốc hội, Hội đồng nhân dân quyết định, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm một số khoản chi và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; Ủy ban nhân dân trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh giảm một số khoản chi và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 52 Luật ngân sách nhà nước.
3. Việc điều chỉnh dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách được thực hiện theo quy định tại Điều 53 Luật ngân sách nhà nước.
4. Trường hợp chi đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ chưa được dự toán hoặc vượt so với dự toán được giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
5. Việc sử dụng quỹ dự trữ tài chính để đáp ứng các nhu cầu chi của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật ngân sách nhà nước và Điều 8 của Nghị định này.
6. Kết thúc năm ngân sách, trường hợp có tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan tài chính địa phương trình Ủy ban nhân dân để báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số bổ sung dự toán số tăng thu ngân sách; phân bổ, sử dụng tăng thu, số tiết kiệm chi ngân sách theo quy định khoản 2 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước.
7. Việc thưởng vượt dự toán các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 59 Luật ngân sách nhà nước và bảo đảm các nguyên tắc sau:
a) Tổng thu ngân sách trung ương tăng so với dự toán Quốc hội quyết định;
b) Tỷ lệ thưởng không quá 30% của số tăng thu phần ngân sách trung ương được hưởng, nhưng không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Căn cứ xét thưởng cho từng địa phương là tổng các khoản thu phân chia trên địa bàn địa phương, không tính riêng từng khoản thu.
8. Căn cứ vào mức thưởng do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định sử dụng số thưởng vượt thu được hưởng để đầu tư xây dựng các chương trình, dự án kết cấu hạ tầng, thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, thưởng cho ngân sách cấp dưới.
1. Nguyên tắc ứng trước dự toán năm sau:
a) Khi phân bổ dự toán năm sau, cơ quan có thẩm quyền giao dự toán phải bố trí đủ để thu hồi số vốn đã được ứng trước; trường hợp không bố trí hoặc bố trí không đủ để thu hồi hết số ngân sách đã ứng trước, thì cơ quan, đơn vị đó sẽ không được ứng tiếp dự toán năm sau;
b) Mức ứng trước dự toán ngân sách năm sau tối đa không vượt quá 20% dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản năm thực hiện của các dự án, công trình xây dựng cơ bản thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
2. Tiêu chí ứng trước dự toán năm sau:
a) Các dự án quan trọng quốc gia;
b) Các dự án, công trình xây dựng cơ bản cấp bách của trung ương và địa phương.
3. Điều kiện được ứng trước dự toán ngân sách năm sau:
a) Phải đảm bảo cân đối được quỹ ngân sách của từng cấp;
b) Dự án, công trình xây dựng cơ bản phải có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và xây dựng, thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cần đẩy nhanh tiến độ;
c) Không còn số dư ứng trước dự toán ngân sách;
d) Chủ đầu tư dự án, công trình xây dựng cơ bản được ứng trước dự toán năm sau phải có hồ sơ, báo cáo thuyết minh về sự cần thiết phải ứng trước dự toán.
4. Thẩm quyền quyết định ứng trước dự toán ngân sách năm sau:
a) Theo phân công của Chính phủ và trên cơ sở đề nghị của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình Chính phủ quyết định ứng trước dự toán ngân sách trung ương năm sau; định kỳ 6 tháng báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định ứng trước dự toán ngân sách năm sau của cấp mình; định kỳ 6 tháng báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp gần nhất.
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở trung ương và địa phương hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực thuộc; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách và các báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách theo dự toán được giao bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách; định kỳ, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách được giao cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.
3. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp vi phạm.
4. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức và người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực tài chính - ngân sách và chịu trách nhiệm về những sai phạm thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
1. Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Trường hợp đơn vị sử dụng ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ thường xuyên được phép mở tài khoản tại ngân hàng để tập trung một số khoản thu thì phải quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
2. Giao Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn về việc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
1. Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngân hàng thương mại để tập trung các khoản thu, thanh toán, chi trả các khoản chi của ngân sách nhà nước.
2. Ngân hàng nơi Kho bạc Nhà nước mở tài khoản có trách nhiệm đảm bảo thanh toán, điều hòa tiền mặt, ngoại tệ cho Kho bạc Nhà nước đầy đủ, kịp thời theo nhiệm vụ thu, chi của ngân sách nhà nước.
3. Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại ngân hàng được ngân hàng trả lãi như đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế; các khoản thanh toán của Kho bạc Nhà nước qua ngân hàng phải trả phí thanh toán cho ngân hàng theo quy định của pháp luật.
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện báo cáo về tình hình chấp hành ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 60 Luật ngân sách nhà nước.
2. Mẫu biểu và thời hạn báo cáo áp dụng đối với các báo cáo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 60 Luật ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
3. Mẫu biểu và thời hạn báo cáo áp dụng đối với các báo cáo quy định tại khoản 8 Điều 60 Luật ngân sách nhà nước thực hiện theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế lập, thẩm tra, trình Quốc hội quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Article 31. Allocating and giving state budget estimates of budget estimate units
1. After being given budget estimates by the Prime Minister or the People’s Committee, budget estimate units level I shall allocate and give budget estimates to affiliated budget-using units and units of inferior budgets in accordance with procedures, requirements and deadline prescribed in Article 49 and Article 50 of the Law on State budget.
2. Estimates given to budget-using units shall be specific in sorted fields, obligatory expenditures. If there are obligatory expenditures for managing the budget according to achievement of objectives, estimates must be specific in each of objectives, services, or products
3. The superior regulatory agency that authorizes an inferior regulatory agency to make obligatory expenditures on its behalf must give a budget estimate to such inferior agency. The agency that receives the funding must submit a statement of the use of such funding to the authorizing agency.
4. Finance authorities of the same level shall inspect the budget estimates given by budget estimate units level I to their budget-using units within 10 working days from the day on which budget allocation report made by the budget estimate unit is received. If the allocation is found incorrect in terms of total amount, fields, objectives, or policies, the budget estimate unit level I shall be requested to make correction.
5. The Ministry of Finance shall provide guidance on forms of giving estimates to agencies, organizations and units.
Article 32. Organizing collection of state budget revenues
1. Organizing management and collection of taxes, fees, charges, and other receivables paid to State Treasuries. The amounts collected via a third party must be transferred in full and on schedule to State Treasuries as prescribed by the Ministry of Finance.
2. Grant aid in cash must be collected promptly to State budget, if an international agreement or granting agreement specifies direct disbursement to a program/ project, such grant aid shall be included sufficiently in State budget as prescribed by the Ministry of Finance.
3. State Treasuries may open accounts at the State bank of Vietnam and commercial banks to concentrate state budget revenues as prescribed in Article 40 hereof; transfer them to the state budget, regulate and distribute the revenues among various levels of state budget as prescribed.
4. The Ministry of Finance shall provide guidelines for collecting and accounting of amounts receivable and grant aid to State Treasuries.
Article 33. Management, accounting of State budget’s loans
1. State budget’s loans shall be managed and accounted on accounts of each budget level. If an international agreement or granting agreement specifies that external borrowings shall be directly disbursed to a program/ project, such external borrowing shall be included sufficiently in State budget as prescribed by the Ministry of Finance.
2. The Ministry of Finance shall provide guidance on management and accounting of State budget’s loans.
Article 34. Organizing state budget expenditure
1. Finance authorities, State Treasuries shall inspect, control and make payment sufficiently, promptly on schedule of obligatory expenditures within the given budget estimate. Heads of finance agencies, State Treasuries may refuse expenditures unsatisfactory with requirements prescribed in Clause 2 Article 12 of the Law on State budget, and take responsibility for their own decisions as prescribed by law and promptly inform relevant agencies, organizations and units. If an agency, organization or unit receiving the refusal disagrees with the decision of the finance authority or State Treasury, it may send a report to the agency that gives estimate directly and superior finance agency or State Treasury for consideration.
2. Finance authorities are entitled to suspend budgets, other than expenditures on wage, allowances, social subsidies, scholarships, and other urgent expenditures as prescribed by the Ministry of Finance, of agencies, organizations and units at the same level that fail to adhere to regulations on accounting, statement, or other financial statement, and take responsibility for their decision. The finance authority shall notify managing agency of the agency, organization, or unit subject to the suspension of the decision on suspension of budget.
3. Capital and fund shall be advanced as prescribed in Clause 2 and Clause 3 Article 56 of the Law on State budget and the amount of advanced capital shall be recovered immediately when the conditions for expenditures are satisfied as prescribed.
4. Obligatory expenditures which are made recurrently must be divided equally during a year; obligatory expenditures on capital expenditure, procurement, major repair and other non-recurrent expenditures shall be covered by certain sources on schedule and within the given budget estimate.
5. State budget’s expenditures shall be made in the form of direct payments from State Treasuries to person receiving wages, allowances, subsidies and providers of goods and services. With regard to expenditures unsatisfactory with conditions for direct payments from State Treasuries, the budget-using unit shall make advances of funding to pay these expenditures according to the given budget estimate, and then make payments with State Treasuries as prescribed by the Ministry of Finance.
With regard to expenditures funded by external borrowings of the Government, grant aid specified in granting agreement which stipulates direct disbursement through corporate banking to programs and projects, those expenditures shall be controlled in accordance with instructions of the Ministry of Finance and included in State budget regularly as prescribed in Clause 2 Article 32 and Clause 1 Article 33 of this Decree.
6. Capital expenditures:
a) An investor shall, according to the estimate of facilities or work items decided by the competent authority and the given budget estimate, finished quantity value and conditions for budget expenditures, submit an application for payment or application for advance to the State Treasury if the conditions are satisfied as prescribed respectively in Clause 2 Article 12 or Clause 2 Article 56 of the Law on State budget;
b) The State Treasury shall inspect the estimate balance and legitimacy of documents submitted by the investor and conditions prescribed in Clause 2 Article 12 or applications for advances as prescribed in Clause 2 Article 56 of the Law on State budget, and then disburse and record budget expenditures as prescribed.
7. Expenditures on management according to achievement of objectives:
a) According to the given budget estimate, contract, schedule, quantity, and quality of the achievement of objectives, services, products, the head of budget-using unit shall make a decision on expenditure and take responsibility for his/her decision, and submit an application for payment or advance to the State Treasury where the payment or advance is made as prescribed;
b) The State Treasury shall inspect the estimate balance and the legitimacy of the application, disburse and record the expenditure or advance as prescribed.
8. Recurrent expenditures:
a) According to the conditions for budget expenditure and progress of work, the head of budget-using unit shall make decision on expenditure, and submit an application for payment or advance to the State Treasury where the payment or advance is made as prescribed;
b) The State Treasury shall inspect the estimate balance and legitimacy of application and conditions prescribed in Clause 2 Article 12, and then disburse and record budget expenditure or advance as prescribed.
9. Additional funding provided from superior budgets to inferior ones shall be made at State Treasuries.
10. Expenditures on authorization:
a) Expenditures on authorization shall be paid by the authorized entity as prescribed in Clauses 6, 7, and 8 of this Article;
b) The State Treasury and the authorizing entity shall do accounting and make a separate report on expenditures on authorization.
11. Expenditures on payment of interests, charges and other expenses associated with State budget’s loans shall be consistent with Article 35 of this Decree.
12. The Ministry of Finance shall provide guidelines for procedures, accounting, and control of recurrent expenditures, capital expenditures, expenditures on debt repayment, enterprise subsidies and obligatory expenditures with particular characteristics of State budget, provision of additional funding from superior budgets to inferior ones.
Article 35. Management, accounting, and repayment of State budget’s loans
1. Outstanding interests, charges, and other expenses associated with State budget’s loans shall be paid according to their occurrence and within the given budget estimate.
2. Principal of due loans shall be paid on due date as specified in the commitment, concluded contract and within the given budget estimate decided by the competent authority as prescribed in Clause 1 Article 5 of this Decree.
3. Accounting of expenditures on debt repayment:
a) Expenditures on payment of interests, charges, and expenses associated with loans shall be included in State budget’s expenditure;
b) Expenditures on principal repayment shall be recorded as a decrease in debt balance of State budget, not included in the State budget’s expenditure;
c) The Ministry of Finance shall provide guidelines for accounting of principal repayment; payment of interests, charges and other expenses associated with State budget’s loans.
Article 36. Organizing state budget management
1. Finance authorities have the responsibility to maintain sources for making expenditures according to budge estimates. Temporary deficit in government budgets:
a) In case of temporary deficit in central government budget: The Ministry of Finance shall provide an advance funding from the central financial reserve fund and other legitimate financial sources, including issuance of State Treasury bills and such advance funding must be returned within the budget year. If the financial reserve fund and other sources cannot cover the deficit, the Ministry of Finance shall provide advance funding from the State Bank of Vietnam under a decision of the Prime Minister as prescribed in Clause 1 Article 58 of the Law on State budget;
b) In case of temporary deficit in a provincial budget: The People’s Committee of province shall provide an advance funding from provincial financial reserve fund and other legitimate financial sources and such advance funding must be returned within the budget year. If the financial reserve fund and other sources cannot cover the deficit, the People’s Committee of province shall send a report to the Ministry of Finance to provide advance funding from central financial reserve fund or central government budget advance, and such funding must be returned within the budget year;
c) In case of temporary deficit in a district budget: The People’s Committee of province shall, according to a request of the People’s Committee of district, provide an advance funding from provincial financial reserve fund and other legitimate financial sources and such advance funding must be returned within the budget year;
d) In case of temporary deficit in a commune budget: The People’s Committee of district shall, according to a request of the People’s Committee of commune, provide an advance funding from district financial reserve fund and such advance funding must be returned within the budget year. If the district budget cannot cover the deficit, the People’s Committee of district shall request the People's Committee of province to provide advance funding from provincial financial reserve fund or central government budget advance, and such funding must be returned within the budget year.
2. During the enactment of state budget, if the revenue is expected to be lower than the estimated revenue decided by the National Assembly or People's Council, the Government shall request Standing Committee of the National Assembly to decide adjustments to some expenditures, and then submit a report to the National Assembly at the nearest meeting; the People’s Committee shall request Standing Committee of the People’s Council at the same level to decide adjustments to local government budget estimate and submit a report to the People’s Council at the nearest meeting as prescribed in Point a Clause 2 and Point a Clause 3 Article 52 of the Law on State budget.
3. The budget estimates given to budget-using units shall be adjusted as prescribed in Article 53 of the Law on State budget.
4. Regarding expenditures on programs/projects funded by ODA and concessional loans that do not have budget estimates or exceed the budget estimates, the Ministry of Planning and Investment shall take charge and request the Government to send a report to Standing Committee of the National Assembly before enactment and submit a report to the National Assembly at the nearest meeting.
5. Financial reserve funds are used to cover State budget’s expenditures in accordance with Point c Clause 2 Article 11 of the Law on State budget and Article 8 of this Decree.
6. At the end of the budget year, in case of revenue increase and expenditure decrease, the Ministry of Finance shall send a report to the Government, then the Government shall forward it to the Standing Committee of National Assembly, local finance authority shall send a report to the People’s Committee, the People’s Committee shall forward it to the Standing board of People’s Council at the same administrative level to decide the amount of additional estimate and revenue increase; allocate and use revenue increase and expenditure decrease as prescribed in Clause 2 Article 59 of the Law on State budget.
7. Bonus for excess revenues distributed between central government budget and local government budgets shall be given as prescribed in Point a Clause 4 Article 59 of the Law on State budget and the following rules must be satisfied:
a) Total revenue of central government budget is greater than the estimate decided by the National Assembly;
b) Bonus rate does not exceed 30% of revenue increase which central government budget may retain. Nevertheless, the bonus must not exceed the last year’s revenue increase. Bonus given to each locality shall be given according to total revenues distributed in the locality, not each revenue separately.
8. According to the level of bonus decided by Standing Committee of the National Assembly, the People’s Committee of the province shall request the People’s Council at the same level to use the bonus to make investment in infrastructure projects, performance of important tasks, and giving bonus to inferior budgets.
Article 37. Rules, criteria, conditions and power to decide advance funding from next year’s budget
1. Rules for advancing next year’s funding:
a) When allocating the next year’s budget estimate, the advance funding must be recovered in full. Otherwise, next year’s advance funding is not permitted;
b) The advance funding of next year’s budget estimate must not exceed 20% of the estimated capital expenditure of the plan for midterm investment of state budget that is approved.;
2. Criteria for advance funding from next year’s budget:
a) Projects of national importance;
b) Urgent projects and facilities of capital construction of central and local governments.
3. Conditions for advancing next year’s funding:
a) Ensure the balance of budget funding of each level;
b) Projects and facilities of capital construction must satisfy conditions as prescribed by law on public investment and construction of the plan for midterm investment of state budget that is approved and accelerate progress;
c) There is no balance of advance funding;
d) An investor of a project or facility of capital construction eligible for advance funding from next year’s budget must provide documents on necessity of advance funding.
4. Power to decide advance funding from next year’s budget:
a) According to assignment of the Government and requests of Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central government and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment shall request the Government to decide advance funding from next year’s budget; and submit biannual reports to the Standing Committee of National Assembly, and reports to the National Assembly at the nearest session.
b) The People’s Committees of provinces and district shall decide its advance funding from next year’s budget; submit biannual reports to Standing Committee of the People’s Council and to the People’s Council at the nearest meeting.
Article 38. Management and use of budget by budget-using units
1. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, other agencies of central and local government shall provide guidelines, inspect, and monitor the enactment of budget within the fields under their management and the enactment of budget of affiliated entities; submit periodic reports on receipts and expenditures and other financial statement as prescribed by law.
2. Heads of budget-using units are responsible for management and use of their budgets according to given estimates, ensure efficiency, frugality, adherence to policies, standards, and limits on budget expenditures; send periodic reports on enactment of the given budget estimate to their superior authorities.
3. The person in charge of finance – accounting of the budget-using unit has the responsibility to adhere to regulations on budget – finance management, state accounting, internal inspection, prevent, discover violations and request the head of the unit or a finance authority at the same level to take punitive actions.
4. Heads of agencies, units, organizations and persons in charge of finance and/or accounting at budget-using units prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article shall adhere to their duties and entitlements to state budget – finance and take responsibility for misconducts within their competence.
Article 39. Opening accounts at State Treasuries
1. Budget-using units and organizations funded by state budget regularly must open accounts at State Treasuries and be subject to the inspection and control of finance authorities and State Treasuries during the payment and funding use progress. If a budget-using unit or an organization funded by state budget regularly is permitted to open an account at a bank for the purpose of concentrating revenues, they must be managed and used as prescribed by law.
2. Assign the Ministry of Finance to provide guidelines for opening accounts at State Treasuries.
Article 40. Opening accounts of State Treasuries at banks
1. State Treasury shall open accounts at the State Bank of Vietnam and commercial banks for the purpose of concentrating revenues and expenditures of state budget.
2. A bank at which the State Treasury opens its account shall ensure the payment, regulate cash and foreign currencies adequately and promptly according to obligatory revenues and expenditures of state budget.
3. The bank shall pay interests on deposits of the State Treasury at the bank similarly to business entities; payments of State Treasury made through the State Treasury shall incur charges as prescribed by law.
Article 41. Report on enactment of state budget
1. Agencies, organizations and units shall submit reports on enactment of state budget as prescribed in Article 60 of the Law on State budget.
2. Forms and deadlines for reports prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, and 7 Article 60 of the Law on State budget shall be prescribed by the Ministry of Finance.
3. Forms and deadlines for reports prescribed in Clause 8 Article 60 of the Law on State budget shall be prescribed in a resolution of the Standing Committee of National Assembly on promulgation of regulations on making, assessment, and submission of state budget estimates, plan for allocation of central government budget to National Assembly for decision and ratification of statement of state budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực