Chương 8 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm
Số hiệu: | 158/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 27/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2006 |
Ngày công báo: | 03/01/2006 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cá nhân, tổ chức (sau đây gọi là người khiếu nại) có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những quyết định hành chính của cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch hoặc hành vi hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình hoặc hành vi hành chính của cán bộ Tư pháp hộ tịch trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.
Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp , thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày.
Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp, thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
3. Việc giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng quyết định giải quyết khiếu nại.
Trước khi ra quyết định giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.
4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 của Điều này, mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của pháp luật. Đối với khu vực vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn, thì thời hạn nói trên được kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành chính của cán bộ Phòng Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch; giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết, nhưng còn có khiếu nại.
2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện tương tự theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này.
3. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, cụ thể như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết.
Trong trường hợp khiếu nại không được thụ lý thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Việc giải quyết khiếu nại phải thể hiện bằng quyết định giải quyết khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại lần tiếp theo phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại trong trường hợp cần thiết.
b) Thời hạn giải quyết khiếu nại lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
Ở vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết lần tiếp theo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.
c) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 86 mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại lên người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, trừ trường hợp đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng. Đối với vùng sâu, vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày.
4. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết.
1. Giám đốc Sở Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; hành vi hành chính của cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch.
2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại thực hiện tương tự theo quy định tại Điều 85 của Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết, nhưng còn có khiếu nại.
2. Thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện tương tự theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 86 của Nghị định này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng.
1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại về hộ tịch mà Giám đốc Sở Tư pháp đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại; xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức theo kiến nghị của Tổng thanh tra.
2. Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện tương tự theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 86 của Nghị định này.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định giải quyết cuối cùng.
Người tố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Trong đơn tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và người bị tố cáo, cơ quan bị tố cáo, nội dung tố cáo. Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người có trách nhiệm tiếp nhận việc tố cáo và phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và người bị tố cáo, cơ quan bị tố cáo. Bản ghi nội dung tố cáo phải được người tố cáo ký xác nhận.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ Tư pháp hộ tịch.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, cán bộ Phòng Tư pháp cấp huyện được phân công phụ trách công tác hộ tịch.
3. Giám đốc Sở Tư pháp thụ lý và giải quyết việc tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết việc tố cáo đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch của lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện được giao phụ trách công tác hộ tịch.
5. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo thụ lý giải quyết tiếp theo trong trường hợp tố cáo đã được giải quyết nhưng người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo đó không đúng pháp luật và tố cáo tiếp.
1. Người có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch mà do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc cố ý làm trái với các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác về hộ tịch, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại, thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý kỷ luật và xác định trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức do vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật về phân cấp quản lý cán bộ; về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức; về xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với công chức.
3. Trường hợp đã xử lý kỷ luật, nhưng xét thấy nếu để cán bộ, công chức đã bị kỷ luật tiếp tục làm công tác hộ tịch không bảo đảm uy tín của cơ quan, thì phải bố trí cán bộ, công chức đó làm công việc khác.
4. Trong quá trình xem xét kỷ luật cán bộ, công chức mà phát hiện có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch mà gian dối trong việc đăng ký hộ tịch, thì tuỳ mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải đi đăng ký hộ tịch mà không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS, HANDLING
OF VIOLATIONS
Section 1. COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS
Article 84. Complaints of individuals or organizations about civil status registration and management
Individuals, organizations (hereinafter referred to as complainants) shall have the right to complain to competent state agencies about administrative decisions of civil status registration and management agencies or administrative acts committed in civil status registration and management by officials or employees performing civil status work when they have grounds to believe that such decisions or acts are illegal and infringe upon their legitimate rights and interests.
Article 85. Settlement of complaints by commune-level People's Committee presidents
1. Commune-level People's Committee presidents shall receive and settle complaints about their administrative decisions, administrative acts or administrative acts of civil status or judicial officials in civil status registration and management.
The complaint-settling order and procedures must comply with the provisions of legislation on complaints; concretely as follows:
Within 10 days after the receipt of complaints which fall under their respective settling jurisdiction, commune-level People's Committee presidents must accept them for settlement and notify such in writing to the complainants.
Where the complaints are not accepted, they must notify such in writing and clearly state the reasons therefore.
2. The time limit for settlement of a complaint shall not exceed 30 days as from the date of receipt thereof; for complicated cases and matters, such time limit shall not exceed 45 days.
For deep-lying, remote, difficult-to-access regions, the complaint-settling time limit shall not exceed 45 days after the receipt of complaints for settlement; for complicated cases or matters, such time limit can be prolonged but shall not exceed 60 days after the receipt of complaints for settlement.
3. The settlement of complaints must be expressed in the form of complaint-settling decision.
Before issuing decisions on complaint settlement, commune-level People's Committee presidents must meet and have direct talks with complainants and complained persons in order to clarify the complained contents, the complainants' demands and the direction for settlement of complaints.
4. If within 30 days after the expiry of the time limits for settlement specified in Clause 2 of this Article the complaints are not yet settled or after the receipt of complaint settlement decisions of commune-level People's Committee presidents, the complainants disagree therewith, they may further lodge their complaints to district-level People's Committee presidents or initiate administrative cases at courts according to the provisions of law. For deep-lying, remote, difficult-to-access regions, this time limit may be prolonged but shall not exceed 45 days.
Article 86. Complaint settlement by district-level People's Committee presidents
1. District-level People's Committee presidents shall receive and settle complaints about their administrative decisions, administrative acts; administrative acts of officials of Justice Sections in civil status registration and management; settle civil status complaints which have been settled by commune-level People's Committee presidents but are further lodged.
2. The time limit, order and procedures for settlement of first-time complaints shall comply with the provisions of Article 85 of this Decree.
3. The order and procedures for settlement of subsequent complaints shall comply with the provisions of law on complaints, concretely as follows:
a/ Within 10 days after the receipt of complaints which fall under their settling jurisdiction, district-level People's Committee presidents must accept them for settlement and notify such in writing to the complainants.
If not accepting the complaints, they must notify such in writing and clearly state the reasons therefor.
The complaint settlement must be expressed in the form of complaint-settling decision.
The persons who settle subsequent complaints must meet and have direct talks with the complainants and the complained persons in case of necessity.
b/ The time limit for settlement of a subsequent complaint shall not exceed 45 days after the receipt thereof for settlement; for complicated cases or matters, this time limit can be prolonged but shall not exceed 60 days after the receipt of the complaint for settlement.
In deep-lying, remote, difficult-to-access regions, the time limit for settlement of subsequent complaints shall not exceed 60 days after the receipt thereof for settlement; for complicated cases or matters, this time limit can be prolonged but shall not exceed 70 days after the receipt of complaints for settlement.
c/ If within 30 days after the expiry of the time limits specified in Clause 3 of Article 86 the complaints are not yet settled or after the receipt of decisions on settlement of the first-time complaints the complainants disagree therewith, they may lodge their complaints to persons competent to further settle the complaints, except where such complaint settlement decisions are final. For deep-lying, remote, difficult-to-access regions, this time limit can be prolonged but shall not exceed 45 days.
4. For complaints falling under the settling jurisdiction of subordinates agencies which have, however, not yet been settled even when the prescribed time limit has expired, the heads of their superior agencies shall request the subordinates to settle them.
Article 87. Complaint settlement by directors of provincial/municipal Justice Services
1. Directors of provincial/municipal Justice Services shall receive and settle complaints about their administrative decisions and/or administrative acts; administrative acts of civil status officials of provincial/municipal Justice Services in civil status registration and management.
2. The time limit, order and procedures for settlement shall comply with the provisions of Article 85 of this Decree.
Article 88. Complaint settlement by presidents of provincial-level People's Committees
1. Provincial-level People's Committee presidents shall receive and settle civil status complaints which have been settled by district-level People ’s Committee presidents but are further lodged.
2. The time limit, order and procedures for complaint settlement by provincial-level People's Committee presidents shall comply with the provisions of Clauses 3 and 4 of Article 86 of this Decree.
3. Complaint settlement decisions of provincial-level People's Committee presidents shall be final.
Article 89. Complaint settlement by the Justice Minister
1. The Justice Minister shall receive and settle civil status complaints which have been settled by provincial/municipal Justice Service directors but are still further lodged; re-examine final complaint settlement decisions of provincial-level People's Committee presidents to see if they breach the laws, causing damage to the interests of the State, the legitimate rights and interests of citizens, agencies or organizations at the request of the Inspector General.
2. The order, procedures and time limit for complaint settlement by the Justice Minister shall comply with the provisions of Clauses 3 and 4, Article 86 of this Decree.
3. Complaint-settlement decisions of the Justice Minister shall be final.
Section 2. DENUNCIATIONS AND SETTLEMENT OF DENUNCIATIONS
Article 90. Citizens' right to denounce agencies, organizations or individuals that violate laws in civil status registration and management
Citizens (hereinafter called denouncers) shall have the right to denounce to competent agencies, organizations or individuals law-breaking acts of civil status registration bodies or officials or employees performing civil status work, which have caused damage or threaten to cause damage to the legitimate interests of their own or of other persons.
Article 91. Receipt of denunciations
Denouncers must file their written denunciations with agencies, organizations or individuals competent to settle denunciations. Written denunciations must clearly state the full names and addresses of the denouncers, denounced persons, denounced bodies, and the denunciation contents. Where denouncers personally come to make denunciations, responsible persons shall receive and must clearly write the denunciation contents, the full names and addresses of the denouncers, denounced persons and denounced bodies. The records of denunciation contents must be signed for certification by the denouncers.
Article 92. Competence to settle denunciations
1. Commune-level People's Committee presidents shall receive and settle denunciations against law-breaking acts committed by civil status judicial officials in civil status registration and management.
2. District-level People's Committee presidents shall receive and settle denunciations against law-breaking acts committed by presidents or vice-presidents of commune-level People's Committees, officials of the district-level Justice Sections who are assigned to take charge of civil status work in civil status registration and management.
3. Provincial/municipal Justice Service directors shall receive and settle denunciations against law-breaking acts committed by civil status officials of provincial/municipal Justice Services in civil status registration and management.
4. Provincial-level People's Committee presidents shall receive and settle denunciations against law-breaking acts committed by leaders of provincial/municipal Justice Services, leaders of district-level People's Committees who are assigned to take charge of civil status work in civil status registration and management.
5. Heads of immediate superior agencies or organizations of denunciation settlers shall receive and further settle denunciations which have been settled but the denouncers have grounds to believe that the settlement thereof are unlawful and further denounce them.
Article 93. Order and procedures for settlement of denunciations
The order and procedures for settlement of denunciations shall comply with the provisions of the Law on Complaints and Denunciations as well as legal documents guiding the implementation thereof.
Section 3. HANDLING OF VIOLATIONS IN CIVIL STATUS REGISTRATION AND MANAGEMENT
Article 94. Handling of violations committed by public employees competent to perform civil status registration and management
1. Persons having competence for civil status registration and management who have acted due to lack of responsibility or deliberately against the provisions of this Decree and other legal documents on civil status may, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefore according to the provisions of law.
2. The disciplining and determination of material liabilities of public employees for their law violations in civil status registration and management shall comply with the general provisions of law on decentralization of personnel management, on job severance regime applicable to public employees as well as on disciplining and material liabilities of public employees.
3. In cases where violating employees have been disciplined but it is deemed that if they are let to continue with civil status work, the prestige of agencies shall not be ensured, such employees must be posted to other jobs.
4. If signs of a crime are detected in the course of disciplining public employees, the persons competent to discipline shall propose competent bodies to examine their penal liabilities.
Article 95. Handling of violations committed by civil status registration applicants
1. Those civil status registration applicants who commit deceptions in civil status registration may, depending on the seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to provisions of law.
2. Individuals or organizations that have the responsibility to apply for civil status registration but fail to comply with the provisions of this Decree shall be administratively sanctioned according to the provisions of law on sanctioning of administrative violations.