Chương 7 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Quản lý Nhà nước về hộ tịch, cán bộ tư pháp hộ tịch
Số hiệu: | 158/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 27/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2006 |
Ngày công báo: | 03/01/2006 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hộ tịch trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
2. Hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
3. Ban hành, hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;
4. Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch;
5. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ theo định kỳ hàng năm;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền;
7. Nghiên cứu việc áp dụng công nghệ tin học trong đăng ký, quản lý hộ tịch;
8. Hợp tác quốc tế về hộ tịch.
Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;
2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức Lãnh sự của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;
3. Lưu trữ sổ hộ tịch do các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam chuyển về;
4. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
5. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch của Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
d) Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong phạm vi địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;
đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Bộ Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
i) Hàng năm bố trí kinh phí cho việc mua và in các sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, đáp ứng yêu cầu đăng ký hộ tịch ở địa phương; trang bị cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
k) Quyết định việc thu hồi và huỷ bỏ những giấy tờ hộ tịch do Giám đốc Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của Nghị định này.
2. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm g, khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm d, khoản 1 Sở Tư pháp chỉ thực hiện khi được giao), thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thì Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở tại địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch;
d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;
k) Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trái với quy định tại Nghị định này (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).
2. Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực hiện khi được giao). Đối với việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm.
1. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Nghị định này;
b) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
c) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
d) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
đ) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
e) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm g khoản 1 Điều này).
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.
1. Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ tịch, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao;
b) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
c) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
d) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
đ) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
2. Viên chức Lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm e khoản 1 Điều này).
1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.
2. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên;
b) Được bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;
c) Chữ viết rõ ràng.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ Tư pháp hộ tịch được thực hiện theo quy định chung của pháp luật đối với công chức cấp xã.
4. Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền lợi của cán bộ, công chức mà pháp luật quy định đối với công chức cấp xã.
Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Thụ lý hồ sơ, kiểm tra, xác minh và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này;
2. Thường xuyên kiểm tra và vận động nhân dân đi đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch. Đối với những khu vực người dân còn bị chi phối bởi phong tục, tập quán hoặc điều kiện đi lại khó khăn, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có lịch định kỳ đến tận nhà dân để đăng ký những sự kiện hộ tịch đã phát sinh.
Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thị trấn mà không được đăng ký.
3. Sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
4. Tổng hợp tình hình và thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
5. Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
6. Giữ gìn, bảo quản, lưu trữ sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch; khi thôi giữ nhiệm vụ phải bàn giao đầy đủ cho người kế nhiệm.
1. Cán bộ Tư pháp hộ tịch không được làm những việc sau đây:
a) Cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi đăng ký hộ tịch;
b) Nhận hối lộ;
c) Thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy định hoặc tự ý đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch;
d) Tự đặt ra những thủ tục, giấy tờ trái với quy định của Nghị định này khi đăng ký hộ tịch;
đ) Làm sai lệch các nội dung đã được đăng ký trong sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch;
e) Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác.
2. Những quy định tại khoản 1 Điều này, cũng được áp dụng đối với cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp và cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp.
STATE MANAGEMENT OVER CIVIL STATUS, CIVIL STATUS JUDICIAL OFFICIALS
Section 1.STATE MANAGEMENT OVER CIVIL STATUS
Article 75. Tasks and powers of the Justice Ministry in the state management over civil status
The Justice Ministry shall assist the Government in performing the uniform state management over civil status nationwide, having the following tasks and powers:
1. To draft and submit to competent agencies for promulgation or to promulgate according to its competence legal documents on civil status registration and management;
2. To guide and direct the implementation of legal documents on civil status registration and management;
3. To issue, guide the uniform use of, assorted civil status books, forms;
4. To examine, inspect the civil status registration and management;
5. To sum up the civil status situation and statistical data for report to the Government on an annual basis;
6. To settle complaints and denunciations about civil status according to its competence;
7. To study the application of information technologies to civil status registration and management;
8. To enter into international cooperation on civil status.
Article 76. Tasks and powers of the Ministry of Foreign Affairs in the state management over civil status
The Ministry of Foreign Affairs shall coordinate with the Justice Ministry in performing the state management over civil status for Vietnamese citizens in foreign countries the following tasks and powers:
1. To coordinate with the Justice Ministry in guiding, directing, examining and inspecting the civil status registration and management by Vietnamese diplomatic missions and consulates;
2. To organize civil status work training for consular officials of the Vietnamese diplomatic missions and consulates;
3. To archive civil status books transferred by Vietnamese diplomatic missions or consulates;
4. To issue civil status paper duplicates based on civil status books;
5. To sum up the civil status situation and statistical data of Vietnamese diplomatic missions and consulates and send them to the Justice Ministry biannually and annually;
6. To settle complaints and denunciations about civil status according to its competence.
Article 77. Tasks and powers of provincial/municipal People's Committees in the state management over civil status
1. Provincial/municipal People's Committees (hereinafter called provincial-level People's Committees) shall perform the state management over civil status in their respective localities, having the following tasks and powers:
a/ To guide and direct the organization and implementation of civil status registration and management work for district-level People's Committees and commune-level People's Committees;
b/ To build a system for organizing the civil status registration and management, professional training for civil status officials;
c/ To disseminate legal provisions on civil status;
d/ To examine and inspect the civil status registration and management in their respective localities; to settle complaints and denunciations and handle violations regarding civil status according to competence;
e/ To manage and use assorted civil status books and forms according to regulations of the Justice Ministry;
f/ To archive civil status books and papers;
g/ To issue civil status paper duplicates based on civil status books;
h/ To sum up the civil status situation and statistical data, report them to the Justice Ministry biannually and annually;
i/ Annually, to allocate funds for purchase and printing of civil status books and forms, satisfying the civil status registration demands in localities; to furnish material facilities for civil status registration and management activities;
j/ To decide on recovery and destruction of civil status papers which are issued in contravention of this Decree by provincial/municipal Justice Service directors or district-level People's Committees.
2. Provincial/municipal Justice Services shall assist provincial-level People's Committees in performing their tasks and exercising their powers in the state management over civil status as specified at Points from a thru g, Clause 1 of this Article (particularly for the settlement of denunciations at Point d, Clause 1, provincial/municipal Justice Services shall do it only when so assigned) and register civil status events falling under their jurisdiction. Where their relaxed management has led to wrong-doings, negative deeds of public employees of provincial/municipal Justice Services in civil status registration and management, directors of provincial/municipal Justice Services must bear responsibility therefor.
3. Provincial-level People's Committee presidents shall bear responsibility for civil status registration and management in their respective localities. Where their relaxed management has led to wrong-doings, negative deeds of public employees in civil status registration and management in their respective localities, provincial-level People's Committee presidents must bear responsibility therefor.
Article 78. Tasks and powers of district-level People's Committees in the state management over civil status
1. District-level People's Committees shall perform the state management over civil status in their respective localities, having the following tasks and powers:
a/ To direct, examine the organization and implementation of civil status registration and implementation by commune-level People's Committees;
b/ To settle civil status changes and/or corrections for people of full 14 years or older and ethnicity re-determination, gender re-determination, civil status supplements and/or adjustments for all people regardless of their ages;
c/ To organize civil status professional training for civil status judicial officials;
d/ To organize the dissemination of legal provisions on civil status;
e/ To manage and use assorted civil status books and forms according to regulations of the Justice Ministry;
f/ To archive civil status books and papers;
g/ To issue civil status paper duplicates based on civil status books;
h/ To sum up the civil status situation and statistical data and report them to provincial-level People's Committees biannually and annually;
i/ To settle complaints and denunciations and handle violations regarding civil status according to its competence;
j/ To decide on recovery, destruction of civil status papers issued in contravention of provisions of this Decree by commune-level People's Committees (except for the marriage registration in violation of the marriage conditions specified by the law on marriage and family).
2. Justice Sections shall assist district-level People's Committees in performing the tasks and exercising the powers in state management over civil status as specified in Clause 1 of this Article (particularly, the settlement of denunciations at Point i of Clause 1 shall be implemented only when so assigned). The settlement of complaints provided for at Point i, Clause 1 of this Article shall be performed by district-level People's Committees.
3. District-level People's Committee presidents shall bear responsibility for the civil status registration and management in their respective localities. Where their relaxed management has led to wrong-doings, negative deeds of public employees in civil status registration and management in their respective localities, the district-level People's Committee presidents must bear responsibility therefor.
Article 79. Tasks and powers of commune-level People's Committees in state management over civil status
1. In the state management over civil status, commune-level People's Committees shall have the following tasks and powers:
a/ To register civil status events falling under their competence as provided for by this Decree;
b/ To disseminate and mobilize people to strictly observe the provisions of law on civil status;
c/ To manage and use assorted civil status books and forms according to regulations of the Justice Ministry;
d/ To archive civil status books and papers;
e/ To issue civil status paper duplicates based on civil status books;
f/ To sum up the civil status situation and statistical data and report them to the district- level People's Committees biannually and annually;
g/ To settle complaints and denunciations and handle violations regarding civil status according to competence.
2. Civil status judicial officials shall have to assist commune-level People's Committees in performing the tasks and exercising the powers as specified in Clause 1 of this Article (except for case of settlement of denunciations at Point g, Clause 1 of this Article).
3. Commune-level People's Committee presidents shall bear responsibility for civil status registration and management in their respective localities. Where their relaxed management has led to wrong-doings and negative deeds of public employees in civil status registration and management in their respective localities, commune-level People's Committee presidents must bear responsibility therefor.
Article 80. Tasks and powers of Vietnamese diplomatic missions, consulates in the state management over civil status
1. Vietnamese diplomatic missions and consulates shall perform the state management over civil status with the following tasks and powers:
a/ To register civil status events for Vietnamese citizens in foreign countries under the guidance of the Justice Ministry and the Ministry of Foreign Affairs;
b/ To manage and use assorted civil status books and forms in accordance with the regulations of the Justice Ministry;
c/ To archive civil status books and papers;
d/ To issue civil status paper duplicates based on civil status books;
e/ To sum up the civil status situation and statistical data and report them to the Ministry of Foreign Affairs biannually and annually;
f/ To settle complaints and denunciations and handle violations regarding civil status according to competence.
2. Consular officials performing civil status work shall have to assist Vietnamese diplomatic missions and consulates in performing the tasks and exercising the powers as specified in Clause 1 of this Article (except for case of settlement of denunciations at Point f, Clause 1 of this Article).
Section 2 CIVIL STATUS JUDICIAL OFFICIALS
Article 81. Civil status judicial officials
1. Civil status judicial officials are commune-level public employees who assist commune-level People's Committees in performing the tasks and exercising the powers in civil status registration and management. For communes, wards, district townships with a big population and great civil status work volume, there must be full-time civil status officials who shall not perform other judicial work on a part-time basis.
2. Civil status judicial officials must meet all criteria of commune-level public employees in accordance with the provisions of law on public employees and must additionally meet the following criteria:
a/ Having a graduation diploma issued by an intermediate or higher law school;
b/ Having been professionally trained in civil status work;
c/ Having clear hand-writing.
3. The recruitment, employment, management, commendation and disciplining of civil status judicial officials shall comply with general provisions of law on commune-level public employees.
4. Civil status judicial officials shall have to perform the obligations and be entitled to enjoy public employees' interests prescribed for commune-level public employees by law.
Article 82. Tasks of civil status judicial officials in civil status registration and management
In civil status registration and management, civil status judicial officials shall assist commune-level People's Committees in performing the following tasks:
1. To receive and examine dossiers, verify and propose commune-level People's Committee presidents to consider and decide on civil status registration according to the provisions of this Decree;
2. To regularly examine and mobilize people to make timely registration of civil status events. For areas where people are still influenced by local customs and practices or meet with travel difficulties, civil status judicial officials must work out plans to go to people's houses for registration of arising civil status events.
Civil status judicial officials shall be answerable to commune-level People's Committees for non-registration of civil status events occurring in their respective communes, wards or district township.
3. To use assorted civil status books and forms according to regulations of the Justice Ministry.
4. To sum up the civil status situation and make accurate statistical civil status data for commune-level People's Committees to report to district-level People's Committees biannually and annually;
5. To disseminate and mobilize people to abide by the legal provisions on civil status;
6. To keep, preserve, archive civil status books and papers; upon resignation from their tasks, to hand them in full to their successors.
Article 83. Things must not be done by civil status judicial officials
1. Civil status judicial officials must not do the following things:
a/ Being authoritarian, authoritative, harassing for bribes, causing difficulties or troubles to agencies, organizations or individuals upon performance of civil status registration work;
b/ Taking bribes;
c/ Collecting civil status fees higher than the prescribed levels or arbitrarily setting fee levels upon civil status registration;
d/ Arbitrarily setting procedures or demanding papers against the provisions of this Decree upon civil status registration;
e/ Falsifying contents already registered in civil status books or forms;
f/ Deliberately issuing civil status papers with inaccurate contents.
2. The provisions of Clause 1 of this Article shall also apply to judicial officials of Justice Sections and civil status officials of provincial/municipal Justice Services.