Chương 3 Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài
Số hiệu: | 158/2005/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 27/12/2005 | Ngày hiệu lực: | 01/04/2006 |
Ngày công báo: | 03/01/2006 | Số công báo: | Số 4 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha và mẹ là người nước ngoài, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ, nếu họ có yêu cầu.
2. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ.
3. Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam đang cư trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Sở Tư pháp, nơi cư trú của người mẹ hoặc người cha là công dân Việt Nam.
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).
Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thoả thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho người đi khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
4. Tên của trẻ em là tên Việt Nam hoặc tên nước ngoài theo sự lựa chọn của cha mẹ.
1. Việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện tại Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi cư trú cuối cùng của người đó, nếu thân nhân của họ có yêu cầu.
2. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết, thì Sở Tư pháp tỉnh (thành phố), nơi người đó chết, thực hiện việc đăng ký khai tử.
1. Người đi đăng ký khai tử phải nộp Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay cho Giấy báo tử theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này.
2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai tử và bản chính Giấy chứng tử, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy chứng tử cho người đi đăng ký khai tử. Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêu cầu của người đi đăng ký khai tử.
3. Sau khi đăng ký khai tử, Sở Tư pháp gửi cho Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bản sao Giấy chứng tử để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà người chết là công dân hoặc thường trú.
1. Thủ tục đăng ký giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam được áp dụng tương tự quy định tại Điều 30 của Nghị định này.
2. Sau khi đăng ký giám hộ, Sở Tư pháp gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người giám hộ và người được giám hộ bản sao Quyết định công nhận việc giám hộ để giám sát việc giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
3. Thủ tục đăng ký chấm dứt, thay đổi giám hộ giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú tại Việt Nam được áp dụng tương tự quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
1. Công dân Việt Nam đã đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài các việc: khai sinh; kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi khi về nước thường trú phải làm thủ tục ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.
2. Việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Mục này.
3. Sở Tư pháp, nơi đương sự cư trú thực hiện việc ghi vào sổ hộ tịch.
1. Người có yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch phải xuất trình bản chính hoặc bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi.
2. Sau khi kiểm tra giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ hộ tịch theo quy định tại Điều 57 của Nghị định này.
1. Việc ghi vào sổ hộ tịch được thực hiện như sau:
a) Việc sinh được ghi vào Sổ đăng ký khai sinh;
b) Việc kết hôn được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn;
c) Việc nhận cha, mẹ, con được ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con;
d) Việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi.
2. Khi ghi vào sổ hộ tịch phải ghi theo đúng nội dung của giấy tờ hộ tịch mà đương sự xuất trình; những nội dung trong sổ hộ tịch có mà trong giấy tờ hộ tịch không có, thì để trống, những nội dung trong giấy tờ hộ tịch có nhưng trong sổ hộ tịch không có thì ghi vào cột ghi chú của sổ hộ tịch.
3. Đối với những giấy tờ hộ tịch của công dân Việt Nam ở nước ngoài về nước thường trú, thì sau khi thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự bản chính giấy tờ hộ tịch mới. Sổ ghi các sự kiện hộ tịch là căn cứ để cấp bản sao giấy tờ hộ tịch sau này.
Đối với việc công nhận kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Nghị định này, thì sau khi thực hiện việc ghi chú vào sổ hộ tịch, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự giấy xác nhận về việc đã ghi chú đó.
1. Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi của công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của người nước ngoài đã đăng ký tại Việt Nam, nhưng bản chính giấy tờ hộ tịch và sổ đăng ký hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì được đăng ký lại.
2. Sở Tư pháp mà trong địa hạt tỉnh (thành phố) đó trước đây đương sự đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi thực hiện đăng ký lại.
1. Người đi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi phải nộp Tờ khai (theo mẫu quy định).
Trong trường hợp việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi trước đây đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi về việc đã đăng ký; trừ trường hợp đương sự xuất trình được bản sao giấy tờ hộ tịch đã cấp hợp lệ trước đây.
2. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký theo từng loại việc và bản chính Giấy khai sinh, Giấy chứng tử, Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp cho đương sự một bản chính giấy tờ hộ tịch theo từng loại việc. Các giấy tờ hộ tịch cũ liên quan đến sự kiện hộ tịch đăng ký lại (nếu có) được thu hồi và lưu hồ sơ. Trong cột ghi chú của sổ hộ tịch và dưới tiêu đề của bản chính giấy tờ hộ tịch phải ghi rõ “Đăng ký lại”.
Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày.
3. Việc xác định nội dung khi đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi được thực hiện tương tự như quy định tại khoản 3 Điều 48 của Nghị định này. Trong trường hợp đương sự đã được thôi quốc tịch Việt Nam, đã nhập quốc tịch nước ngoài, thì phần ghi về quốc tịch của người đó trong sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch vẫn phải ghi quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch hiện tại của đương sự được ghi chú vào sổ hộ tịch và mặt sau của giấy tờ hộ tịch.
4. Khi đăng ký lại việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi các bên đương sự phải có mặt. Quan hệ hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi được công nhận kể từ ngày đã đăng ký kết hôn hoặc đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.
CIVIL STATUS REGISTRATION INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Article 49. Competence for birth registration
1. The birth registration for a child who is born in Vietnam and whose father and mother are foreigners shall be made at the provincial/municipal Justice Service of the locality where the father or mother resides, if they so request.
2. The birth registration for a child who is born in Vietnam with either parent is a foreigner while the other is a Vietnamese citizen residing overseas shall be made at the provincial/municipal Justice Service of the locality where the mother resides.
3. The birth registration for a child who is born in Vietnam with either parent is a foreigner while the other is a Vietnamese citizen residing in Vietnam shall be made at the provincial/municipal Justice Service of the locality where the Vietnamese mother or father resides.
Article 50. Birth registration procedures
1. The birth registration applicants shall submit the birth-certifying papers or papers substituting for birth-registering papers as provided for in Clause 1, Article 15 of this Decree and produce the marriage certificates of the concerned children's parents (if their parents have marriage certificates).
Where parents select foreign citizenship for their children, the parents' written agreement on citizenship selection is required. Such written agreement must be certified by competent state bodies of the countries of which the foreign partners are citizens that the selection of citizenship for their children is compliant with the laws of such countries.
2. After the full receipt of valid papers, civil status officials of provincial/municipal Justice Services shall record relevant information in the birth registration books and the original birth certificates and directors of provincial/ municipal Justice Services shall sign and grant the original birth certificates to the birth registration applicants, each with one. The duplicates of birth certificates shall be issued at the request of birth registration applicants.
3. In case of birth registration for out-of-wedlock children, if their fathers are unidentifiable, the section for information on father in the birth registration books and the birth certificates shall be left blank. If by the time of birth registration there appear persons who claim the children, provincial/municipal Justice Services shall settle the recognition of children and birth registration at the same time.
4. Children may have Vietnamese or foreign names, depending on their parents' selection.
Article 51. Competence for death registration
1. The death registration for foreigners or Vietnamese citizens residing overseas who die in Vietnam shall be made at the provincial/municipal Justice Services of the last places of residence of such persons, if their relatives so request.
2. Where the deceased persons' last residence places are unidentifiable, the provincial/municipal Justice Services of the localities where such persons die shall carry out death registration.
Article 52. Death registration procedures
1. The death registration applicants must submit the death notices or papers substituting for death notices under the provisions of Article 22 of this Decree.
2. After the full receipt of valid papers, civil status officials of provincial/municipal Justice Services shall record relevant information in the death registration books and the original death certificates. Directors of provincial/municipal Justice Services shall sign and grant the original death certificates to the death registration applicants, each with one. The duplicates of death certificates shall be issued at the request of death registration applicants.
3. After registration of deaths, provincial/municipal Justice Services shall send to the Consular Department of the Ministry of Foreign Affairs the duplicates of death certificates for notification to competent bodies of the countries of which the deceased persons were citizens or where such persons resided.
Section 3. REGISTRATION OF GUARDIANSHIP
Article 53. Competence for registration of guardianship
The registration of guardianship between Vietnamese citizens and foreigners who are both residing in Vietnam shall be made at the provincial/municipal Justice Services of the localities where the guardians or their wards reside.
Article 54. Procedures for registration of guardianship and registration of guardianship termination or changes
1. The procedures for registration of guardianship between Vietnamese citizens and foreigners who are both residing in Vietnam shall comply with the provisions of Article 30 of this Decree.
2. After the registration of guardianship, the provincial/municipal Justice Services shall send to the commune-level People's Committees of the localities where the guardians and their wards reside the duplicates of decisions recognizing the guardianship, for supervising the guardianship according to the provisions of the Civil Code.
3. The procedures for registration of termination, change of guardianship between Vietnamese citizens and foreigners who both reside in Vietnam shall comply with the provisions of Article 31 of this Decree.
Section 4. RECORDING IN CIVIL STATUS BOOKS OF CIVIL STATUS EVENTS OF VIETNAMESE CITIZENS WHICH HAVE BEEN REGISTERED AT COMPETENT AGENCIES OF FOREIGN COUNTRIES
Article 55. Cases which must be recorded in civil status books and competence to record them in civil status books
1. Vietnamese citizens who have registered at competent bodies of foreign countries the events of birth; marriage; recognition of father, mother, child; child adoption, when returning to Vietnam for permanent residence, shall have to carry out procedures for recording thereof in the civil status books according to the provisions of this Section.
2. The recognition of marriage; child adoption; recognition of father, mother, child, which have been registered with competent bodies of foreign countries under the provisions of the Government's Decree No. 68/2002/ND-CP of July 10, 2002, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Marriage and Family involving foreign elements, shall also be recorded in civil status books according to the provisions of this Section.
3. The provincial/municipal Justice Services of the localities where the involved persons reside shall effect the recording in civil status books.
Article 56. Civil status book-recording procedures
1. Persons who request the recording in civil status books must produce the originals or duplicates of civil status papers necessary for the recording.
2. After examining the valid papers, civil status officials of provincial/municipal Justice Services shall carry out the recording according to the provisions of Article 57 of this Decree.
Article 57. Ways of recording civil status books
1. The civil status book recording shall be carried out as follows:
a/ Births shall be recorded in birth registration books;
b/ Marriages shall be recorded in marriage registration books;
c/ The recognition of father, mother, child shall be recorded in father, mother, child recognition registration books;
d/ Child adoptions shall be recorded in child adoption registration books.
2. The recording in civil status books must strictly comply with the contents of the civil status papers produced by the involved persons; for contents available in civil status books but not in civil status papers, the recording shall not be made while the contents available in civil status papers but not in civil status books shall be recorded in the notes column of civil status books.
3. For civil status papers of Vietnamese citizens returning from overseas for permanent residence, after making notes in civil status books, directors of provincial/municipal Justice Services shall sign and grant the new original civil status papers to the involved persons. Books for recording civil status events shall serve as the basis for subsequent issuance of duplicates of civil status papers.
For the recognition of marriage; child adoption; recognition of father, mother, child under the provisions of Clause 2, Article 55 of this Decree, after making notes in civil status books, directors of provincial/municipal Justice Services shall sign and grant the note- making certificates to the involved persons.
Section 5. RE-REGISTRATION OF BIRTHS, DEATHS, MARRIAGES, CHILD ADOPTIONS
Article 58. Conditions, competence for re-registration of births, deaths, marriages, child adoptions
1. Births, deaths, marriages, child adoptions of Vietnamese citizens residing overseas or foreigners which have been registered in Vietnam but for which the original civil status papers and the civil status books have been lost or unusable damaged can be re-registered.
2. The Justice Services of the provinces (or cities) where the involved persons previously registered births, deaths, marriages, child adoptions shall be entitled to make the re-registration thereof.
Article 59. Procedures for re-registration of births, deaths, marriages, child adoptions
1. The applicants for re-registration of births, deaths, marriages, child adoptions must submit their declarations (made according to a set form).
Where births, deaths, marriages, child adoptions were previously registered at commune-level People's Committees, the certification of such registration by such commune-level People's Committees is required, except where the involved persons can produce copies of the valid civil status papers previously granted.
2. Within 5 days after the full receipt of valid papers, civil status officials of provincial/municipal Justice Services shall record civil status events in corresponding civil status registration books and original birth certificates, death certificates, marriage certificates or child adoption-recognizing decisions. Directors of provincial/municipal Justice Services shall sign and grant the original civil status papers to the involved persons, each with one. Old civil status papers relating to the re-registered civil status events (if any) shall be recovered and filed. In the notes column of the civil status books and below the heading of the original civil status papers, the words "dang ky lai" (re-registration) must be clearly written.
3. Where it is necessary to make verification, the above-said time limit may be prolonged for 5 days at most.
4. The determination of contents upon re-registration of births, deaths, marriages, child adoptions shall comply with the provisions of Clause 3 of Article 48 of this Decree. In cases where the involved persons have been permitted to relinquish Vietnamese citizenship, have been naturalized overseas, the section on citizenship in the civil status book and civil status papers must still be written with the Vietnamese citizenship. The current citizenship of the involved persons shall be noted in the civil status books and on the back of the civil status papers.
5. Upon re-registration of marriages or child adoptions, the presence of the involved persons is required. The marriage relations or relations between adoptive parents and their adopted children shall be recognized as from the date of previous registration of marriage or child adoption.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực