Chương XIII Luật Quản lý thuế 2019: Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Số hiệu: | 151/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 07/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 07/11/2018 |
Ngày công báo: | 15/11/2018 | Số công báo: | Từ số 1035 đến số 1036 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cắt giảm điều kiện kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm
Ngày 07/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 151/2018/NĐ-CP sửa đổi điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước, nổi bật là lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, Nghị định sửa đổi một số nội dung nổi bật sau:
- Về điều kiện cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Bỏ điều kiện Tổ chức góp vốn thành lập phải không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Về điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
+ Có tối thiểu 2 cổ đông là tổ chức đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định và 2 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần công ty (điều kiện trước đây yêu cầu là 2 cổ đông sáng lập).
+ Bãi bỏ điều kiện: Trong 03 năm từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty.
Xem thêm tại Nghị định 151/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 07/11/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
2. Tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
4. Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.
5. Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
1. Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế được xác định là biên bản vi phạm hành chính.
2. Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ thuế được quy định như sau:
a) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
2. Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế được quy định như sau:
a) Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan mà phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu không đủ căn cứ chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung.
Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc làm căn cứ để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
b) Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này;
c) Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
d) Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
e) Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các trường hợp quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý thuế thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế không quá 01 lần trong 01 năm.
3. Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký. Trước khi công bố quyết định kiểm tra mà người nộp thuế chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế.
4. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
a) Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
b) Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
c) Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
d) Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
đ) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
5. Trường hợp kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
1. Người nộp thuế có các quyền sau đây:
a) Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
b) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
d) Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
đ) Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
2. Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
d) Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này;
c) Gia hạn thời hạn kiểm tra;
d) Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kết luận, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
2. Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
b) Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
c) Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
d) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra kết luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế.
1. Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
2. Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng.
3. Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế.
4. Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp có thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế.
2. Quyết định thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra thuế;
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra thuế;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra thuế;
d) Trưởng đoàn thanh tra thuế và các thành viên của đoàn thanh tra thuế.
3. Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký, quyết định thanh tra thuế phải được gửi cho đối tượng thanh tra.
4. Quyết định thanh tra thuế phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra thuế.
1. Thời hạn thanh tra thuế thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính là thời gian thực hiện thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế kể từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại trụ sở của người nộp thuế.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định thanh tra thuế gia hạn thời hạn thanh tra thuế theo quy định của Luật Thanh tra. Việc gia hạn thời hạn thanh tra thuế do người ra quyết định thanh tra quyết định.
1. Người ra quyết định thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung, quyết định thanh tra thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra thuế cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Trưng cầu giám định về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
d) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
đ) Quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý kết quả thanh tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra thuế, các thành viên khác của đoàn thanh tra thuế;
g) Đình chỉ, thay đổi trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ thanh tra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hoặc khi phát hiện trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra có liên quan đến đối tượng thanh tra hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
h) Kết luận về nội dung thanh tra thuế;
i) Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết;
k) Áp dụng các biện pháp quy định tại các Điều 121, 122 và 123 của Luật này;
l) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra tẩu tán tài sản, không thực hiện quyết định thu hồi tiền, tài sản của Thủ trưởng cơ quan Thanh tra nhà nước, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước.
2. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, người ra quyết định thanh tra thuế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Trưởng đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức, chỉ đạo các thành viên đoàn thanh tra thuế thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra thuế;
b) Kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
d) Lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra;
đ) Kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
e) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
g) Yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
h) Quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
i) Tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
k) Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản;
l) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
m) Báo cáo với người ra quyết định thanh tra thuế về kết quả thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của báo cáo đó;
n) Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này.
2. Thành viên đoàn thanh tra thuế có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng đoàn thanh tra thuế;
b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Kiến nghị trưởng đoàn thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng đoàn thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều này để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
d) Kiến nghị xử lý những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với trưởng đoàn thanh tra thuế, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trưởng đoàn thanh tra về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung đã báo cáo.
1. Đối tượng thanh tra thuế có các quyền sau đây:
a) Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế;
b) Khiếu nại về quyết định, hành vi của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra trong quá trình thanh tra; khiếu nại về kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại; trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó;
c) Nhận biên bản thanh tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản thanh tra thuế;
d) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
e) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và thành viên của đoàn thanh tra thuế theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng thanh tra thuế có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định thanh tra thuế;
b) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên của đoàn thanh tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, các thành viên của đoàn thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Ký biên bản thanh tra.
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra thuế trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, người ra quyết định thanh tra thuế phải có văn bản kết luận thanh tra thuế. Kết luận thanh tra thuế phải có các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra thuế;
b) Kết luận về nội dung được thanh tra thuế;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm;
d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
2. Trong quá trình ra văn bản kết luận, quyết định xử lý, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận, quyết định xử lý.
1. Thẩm quyền quyết định thanh tra lại vụ việc đã được kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật được quy định như sau:
a) Chánh Thanh tra Bộ Tài chính quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Tổng cục trưởng kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Tài chính khi được Bộ trưởng Bộ Tài chính giao;
b) Tổng cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng thuộc Tổng cục kết luận;
c) Cục trưởng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chi cục trưởng thuộc Cục kết luận;
d) Quyết định thanh tra lại bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 114 của Luật này. Chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi quyết định thanh tra lại cho đối tượng thanh tra. Quyết định thanh tra lại phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký và phải được đoàn thanh tra lập biên bản công bố quyết định thanh tra lại.
2. Việc thanh tra lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong quá trình tiến hành thanh tra;
b) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra;
c) Nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra hoặc có dấu hiệu rủi ro cao theo tiêu chí đánh giá rủi ro qua phân tích đánh giá rủi ro;
d) Người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
đ) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
3. Thời hiệu thanh tra lại, thời hạn thanh tra lại được quy định như sau:
a) Thời hiệu thanh tra lại là 02 năm kể từ ngày ký kết luận thanh tra;
b) Thời hạn thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 115 của Luật này.
4. Khi tiến hành thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 116 và Điều 117 của Luật này.
5. Kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại được quy định như sau:
a) Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 119 của Luật này. Nội dung kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, người ra quyết định thanh tra lại phải gửi kết luận thanh tra lại cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên;
b) Việc công khai kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp.
2. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng văn bản thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin đúng nội dung, thời hạn, địa chỉ được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trong trường hợp yêu cầu cung cấp thông tin bằng trả lời trực tiếp thì người được yêu cầu cung cấp thông tin phải có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong văn bản để cung cấp thông tin theo nội dung được yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đã cung cấp; trường hợp không thể có mặt thì việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng văn bản.
Trong quá trình thu thập thông tin bằng trả lời trực tiếp, các thành viên của đoàn thanh tra phải lập biên bản làm việc và được ghi âm, ghi hình công khai.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế.
2. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế được áp dụng khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay hành vi trốn thuế.
3. Trong quá trình thanh tra thuế, nếu đối tượng thanh tra có biểu hiện tẩu tán, tiêu hủy tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế thì trưởng đoàn thanh tra thuế đang thi hành nhiệm vụ được quyền tạm giữ tài liệu, tang vật đó. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tạm giữ tài liệu, tang vật, trưởng đoàn thanh tra thuế phải báo cáo thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật; trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, người có thẩm quyền phải xem xét và ra quyết định tạm giữ. Trường hợp người có thẩm quyền không đồng ý việc tạm giữ thì trưởng đoàn thanh tra thuế phải trả lại tài liệu, tang vật trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi người có thẩm quyền không đồng ý.
4. Khi tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế trưởng đoàn thanh tra thuế phải lập biên bản tạm giữ. Trong biên bản tạm giữ phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại của tài liệu, tang vật bị tạm giữ; chữ ký của người thực hiện tạm giữ, người đang quản lý tài liệu, tang vật vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tài liệu, tang vật tạm giữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tài liệu, tang vật bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng.
Trong trường hợp tài liệu, tang vật cần được niêm phong thì việc niêm phong phải được tiến hành ngay trước mặt người có tài liệu, tang vật; nếu người có tài liệu, tang vật vắng mặt thì việc niêm phong phải được tiến hành trước mặt đại diện gia đình hoặc đại diện tổ chức và đại diện chính quyền cấp xã, người chứng kiến.
5. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật; tang vật là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay để tránh tổn thất; tiền thu được phải được gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
6. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tài liệu, tang vật bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tài liệu, tang vật bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh, nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày tạm giữ tài liệu, tang vật. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tài liệu, tang vật phải do người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.
7. Cơ quan quản lý thuế phải giao 01 bản quyết định tạm giữ, biên bản tạm giữ, quyết định xử lý tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật bị tạm giữ.
1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế. Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế là nơi ở thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật được tiến hành khi có căn cứ về việc cất giấu tài liệu, tang vật có liên quan đến hành vi trốn thuế.
3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải có mặt người chủ nơi bị khám và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền cấp xã và 02 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế vào ban đêm, ngày lễ, ngày tết, khi người chủ nơi bị khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp phạm pháp quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
Article 107. Rules for tax audits and tax inspections
1. Apply risk management to tax administration; apply information technology to tax audits and tax inspections.
2. b) Comply with this Law and relevant laws, set forms, inspection procedures prescribed by the Minister of Finance.
3. Tax document examinations must not obstruct normal operation of taxpayers.
4. When deciding to carry out a tax audit or tax inspection on the taxpayer’s premises, the head of the tax authority shall issue an inspection decision.
5. Tax audit and tax inspection are meant to assess the adequacy and accuracy of the documents submitted or presented to tax authorities by taxpayers; the taxpayers’ compliance with tax laws and relevant laws.
Article 108. Processing results of tax audits and tax inspections
1. According to the result of the tax audit or tax inspection, the head of the tax authority shall issue a tax decision, recover the tax refunded against tax laws, impose penalties for tax administrative offences or request a competent person to do so. If the offence is specified in the tax audit/inspection record, it will be also considered the administrative violation record.
2. If tax evasion is suspected, the tax authority shall transfer the case to a competent authority for investigation; the tax authority shall cooperate with proceeding authorities during the investigation, prosecution and adjudication as prescribed by law.
Article 109. Tax audit on tax authorities’ premises
1. Tax audit on tax authorities’ premises shall be carried out as follows:
a) Tax audit shall be inspected on tax authorities’ premises to assess the adequacy and accuracy of the information in the tax dossier and the taxpayer’s compliance with tax laws. Tax officials assigned to carry out tax audit shall analyze the tax dossier according to its level of tax risk, accordingly propose a plan for inspection on the tax authority’s premises, or follow the instructions in Clause 2 of this Article;
b) Tax audit on customs authorities’ premises is meant to compare information in the tax dossier with relevant information and documents, tax laws and result of physical inspection of exports or imports. Post-clearance inspection on customs authorities’ premises shall be carried out in accordance with customs law.
2. Processing of results of tax audit on tax authorities’ premises:
a) If a tax offence which leads to insufficient tax or tax evasion is discovered, the taxpayer shall fully pay the tax and incur the penalties specified in this Law and relevant laws;
b) In case clarification of specific content in the tax dossier relevant to the amount of tax payable, exempt, reduced, refunded or carried forward is necessary, the tax authority shall request the taxpayer to provide explanation or additional information or documents. In case the explanation or additional information or documents provided by the taxpayer prove that tax is declared correctly, the tax dossier will be accepted. Otherwise, the tax authority will request the taxpayer to supplement the tax dossier.
If the taxpayer fails to provide additional explanation, information or document or fails to supplement the tax dossier, or the additional explanation or supplementation is incorrect, the tax authority shall impose tax liability or issue a decision on examination on the taxpayer’s premises, or use it as the basis for development of the inspection plan according to tax risk management rules.
Article 110. Tax audit on taxpayers’ premises
1. Tax audit on a taxpayer’s premises shall be carried out in the following cases:
a) The tax refund claim is subject to inspection before refund or eligible for refund before inspection;
b) The cases specified in Point b Clause 2 Article 109 of this Law;
c) Post-clearance inspection on the declarant’s premises shall be carried out in accordance with customs law;
d) Violations are suspected;
dd) The inspection is carried out under a plan or theme;
e) The inspection is requested by State Audit Office of Vietnam, State inspectorates or another competent authority;
g) The enterprise is undergoing full division, partial division, merger, amalgamation, conversion, dissolution, shutdown, equitization, TIN invalidation, relocation of business location; other cases of surprise inspection and inspection requested by competent authorities, except for the cases of dissolution or shutdown in which tax is not finalized by tax authorities.
2. In the cases specified in Point dd, Point e and Point g Clause 1 of this Article, tax authorities shall carry out inspection on taxpayers’ premises not more than once per year.
3. The tax audit decision shall be sent to the taxpayer within 03 working days and announced within 10 working days from the day on which it is signed. Before the decision is announced, if the taxpayer is able to prove that the declared tax is accurate and the tax has been fully paid, the tax authority shall annul the decision.
4. Tax audit procedures:
a) Announce the tax audit decision before carrying out the inspection;
b) Compare the declared information with accounting books, accounting records, financial statements, tax risk analysis, information about the document inspection on the tax authority’s premises, the situation within the scope of the tax audit decision;
c) The duration of the inspection shall not exceed 10 working days and be specified in the inspection decision. The inspection begins when the decision is announced. In case the inspection is complicated, the issuer of the decision may extend the duration for up to 10 more days;
d) Issue a tax audit record within 05 working days from the end of the inspection;
dd) Take proper actions or request a competent authority to take actions according to the inspection results.
5. Post-clearance inspection shall be carried out in accordance with customs law.
Article 111. Rights and obligations of taxpayers during tax audit on their premises
1. The taxpayer has the right to:
a) Reject the inspection if the tax audit decision is not available;
b) Refuse to provide information and documents that are not relevant to the audit; information and documents that are state secrets, unless otherwise prescribed by law;
c) Receive the tax audit record and request explanation for the contents thereof;
d) Leave comments in the tax audit record;
dd) File a complaint or lawsuit and claim damages as prescribed by law;
e) Report violations of law committed during the audit.
2. The taxpayer has the responsibility to:
a) Comply with the tax audit decision;
b) Fully and accurately provide information and documents relevant to the inspection as requested by the auditors; take legal responsibility for the accuracy of the information and documents provided;
c) Sign the tax audit record within 05 working days from the end of the inspection;
d) Comply with the requests specified in the tax audit record, conclusion and relevant decisions.
Article 112. Duties and entitlements of the head of the tax authority that issues the tax audit decision and tax officials in tax audit
1. The head of the tax authority that issues the tax audit decision has the following duties and entitlements:
a) Ensure compliance with the contents and time limit specified in the tax audit decision;
b) Implement the measures specified in Article 122 of this Law;
c) Extend the inspection duration;
d) Issue tax decisions or impose administrative penalties within his/her competence, or request a competent person to issue a conclusion and impose penalties for tax administrative offences;
dd) Settle complaints within his/her competence.
2. Tax officials have the following duties and entitlements during the audit:
a) Comply with the tax audit decision;
b) Request the taxpayer to provide information and documents relevant to the audit;
c) Issue an inspection record; submit a report to the person that issued the tax audit decision and take responsibility for the accuracy and objectivity of such record and report;
d) Impose administrative penalties within their competence or request a competent person to issue a conclusion and impose penalties for tax administrative offences;
Article 113. Cases of tax inspection
1. A tax offence is suspected.
2. The inspection is necessary to settle a complaint or implement anti-corruption measures.
3. The inspection is necessary for tax administration on the basis of classification of risks in tax administration.
4. The inspection is requested by State Audit Office of Vietnam, State inspectorate or another competent authority.
Article 114. Tax inspection decision
1. Heads of tax authorities at all levels are entitled to issue tax inspection decisions.
2. The tax inspection decision shall contain:
a) Legal basis for the tax inspection;
b) The inspected entity, scope and objectives of the inspection;
c) Duration of the inspection;
d) The chief and members of the inspectorate.
3. The tax inspection decision shall be sent to the inspected entity within 03 working days from the day on which it is signed.
4. The tax inspection decision shall be announced within 15 days from its issuance date.
Article 115. Duration of tax inspection
1. The duration of tax inspections shall comply with the Law on Inspection. The duration of an investigation is the period from the date on which the tax inspection decision is announced to the ending date of the inspection.
2. Where necessary, the person who issues the tax inspection decision (hereinafter referred to as “tax inspection decider”) may extend the duration in accordance with the Law on Inspection.
Article 116. Duties and entitlements of tax inspection deciders
1. The tax inspection decider has the following duties and entitlements:
a) Instructs and supervise the inspectorate’s implementation of the tax inspection decision;
b) Request the inspected entity to provide information, documents, reports and explanation for relevant issues; request other organizations and individuals to provide relevant information and documents they have;
c) Request professional opinions on the issuers relevant to the content of the inspection;
d) Order suspension or request a competent person to order suspension of an operation if it is deemed to cause material damage to interests of the State, the lawful rights and interests of other organizations and individuals;
dd) Take actions or request a competent person to take actions and supervise the implementation of such actions;
e) Settle complaints (if any) against the chief and members of the inspectorate;
g) Suspend or replace the chief or member of the inspectorate if he/she fails to satisfy the requirements for participation in the inspection, commits violations of law or is found related to the inspected entity, or cannot participate in the inspection for other reasons;
g) Draw a conclusion about the inspection;
i) Trance the case to a criminal investigation authority if a criminal offence is suspected, and send a written notice to the People’s Procuracy at the same level;
k) Implement the measures specified in Article 121, 122 and 123 of this Law;
l) Request credit institutions where the inspected entity opens their accounts to freeze such accounts if there are reasonable grounds for suspecting that the inspected entity attempts to liquidate their assets in a manner that defies the competent authority’s decision to confiscate money or assets.
2. When performing the duties and entitlements mentioned in Clause 1 of this Article, tax inspection deciders shall be held responsible for their decisions.
Article 117. Duties and entitlements of the chief and members of the inspectorate
1. The chief of the inspectorate has the following duties and entitlements:
a) Organize the investigation and instruct the members to implement the tax inspection decision;
b) Propose necessary measures to the inspection decider to ensure accomplishment of the objectives;
c) Request the inspected entity to present the practice certificate, certificate of business registration, certificate of enterprise registration, cooperative registration certificate, investigation registration certificate, license for establishment and operation, provide information, documents, reports and explanation for relevant issues;
d) Issue a record on the violations committed by the inspected entity;
dd) Carry out stocktaking of the inspected entity’s assets relevant to the inspection;
e) Request other organizations and individuals to provide relevant information and documents they have;
g) Request a competent person to impound the violator’s money, belongings, licenses if such impoundment is deemed necessary to stop the violations or examine the evidence;
h) Seal the investigated entity’s documents if violations are suspected;
i) Order suspension or request a competent person to order suspension of an operation if it is deemed to cause material damage to interests of the State, the lawful rights and interests of other organizations and individuals;
k) Request the credit institutions where the inspected entity opens their accounts to freeze such accounts if there are reasonable grounds for suspecting that the inspected entity attempts to liquidate their assets;
l) Impose administrative penalties in accordance with law;
m) Submit a report on the inspection results to the inspection decider and take responsibility for the accuracy and objectivity of such report;
n) Implement the measures specified in Article 122 of this Law.
2. Members of the inspectorate have the following duties and entitlements:
a) Perform the tasks assigned by the chief;
b) Request the investigated entity to provide information, documents, reports and explanation for relevant issues; request other organizations and individuals to provide relevant information and documents they have;
c) Propose necessary measures within the chief’s duties and entitlements prescribed in Clause 1 of this Article to the chief to ensure accomplishment of the objectives;
d) Propose solutions for the issues relevant to the inspection;
dd) Submit reports on the performance of their tasks to the chief and take legal responsibility and responsibility to the chief for the accuracy and objectivity of such reports.
Article 118. Rights and obligations of inspected entities
1. The inspected entity has the right to:
a) Provide explanation for the issues relevant to the content of the inspection;
b) File complaints against the decisions and actions made by the inspection decider, the chief or member of the inspectorate during the inspection; file complaints against the conclusion or post-inspection decision in accordance with regulations of law on complaints; the post-inspection decision still has to be implemented while the complaint is being handled;
c) Receive the inspection record and request explanation for the contents thereof;
d) Refuse to provide information and documents that are not relevant to the inspection; information and documents that are state secrets, unless otherwise prescribed by law;
dd) Claim damages in accordance with law;
e) Report violations committed by the head of the tax authority, the chief or member of the inspectorate in accordance with law.
2. The inspected entity has the responsibility to:
a) Comply with the tax inspection decision;
b) Fully and accurately provide information and documents requested by the tax inspection decider, the chief or member of the inspectorate and take legal responsibility for the accuracy of the information and documents provided;
c) Comply with requests, conclusions and handling decisions of the inspection decider, the chief and member of the inspectorate, and competent authorities;
d) Sign the inspection record.
Article 119. Tax inspection conclusion
1. Within 15 days from the receipt of the tax inspection result, the inspection decider shall issue a conclusion unless the conclusion has to be given by another competent authority. The conclusion shall contain:
a) Assessment of the inspected entity’s compliance to tax laws;
b) Draw a conclusion about the inspected contents;
c) The nature and severity of the violations, reasons, responsibility of the violators;
d) Actions taken or penalties to be imposed by a competent person as prescribed by law.
2. The inspection decider is entitled to request the chief and members of the inspectorate to submit reports; request the inspected entity to provide explanation before giving the conclusion or making the post-inspection decision.
1. The following persons are entitled to decide re-inspection in case violations of law are suspected after a conclusion has been given:
a) Chief Inspector of the Ministry of Finance, at the request of the Minister of Finance, shall decide reinsertion of the cases concluded by the Director of the General Department of Taxation or Customs within the management of the Ministry of Finance;
b) The Director of the General Department of Taxation or Customs shall decide re-inspection of the cases concluded by Directors of Provincial Departments;
b) The Director of a Provincial Department shall decide re-inspection of the cases concluded by Directors of Departments of the districts in the same province;
d) The decision on re-inspection shall have the contents specified in Article 114 of this Law. Within 03 working days from the day on which such decision is signed, the issuer shall send it to the inspected entity. The decision on re-inspection shall be announced within 15 days from the day on which it is signed. Such announcement shall be recorded in writing by the inspectorate.
2. A re-inspection shall be carried out in the following cases:
a) There are serious violations against the inspection procedures;
b) Mistakes were made when giving the initial conclusion;
c) The conclusion is contrary to the evidence collected during the initial inspection, or there are signs of high risks according to the risk assessment criteria;
d) The inspection decider, the chief or member of the inspectorate deliberately falsifies the documents or gives a conclusion against the law;
dd) It is suspected that serious violations of law committed by the inspected entity were not discovered during the initial inspection.
3. Time limit and duration of re-inspection:
a) A re-inspection must not be carried out after 02 years from the day on which the initial inspection conclusion is signed;
b) The duration of a re-inspection is specified in Article 115 of this Law.
4. During the re-inspection, the inspection decider, the chief and members of the inspectorate have the duties and entitlements specified in Article 116 an Article 117 of this Law.
5. The re-inspection conclusion shall be given and announced as follows:
a) The re-inspection conclusion shall be given in accordance with Article 119 of this Law. The conclusion shall specify the nature and severity of the violations, reasons for violations, responsibility of the inspecting entities, the conclusion and proposals.
Within 15 working days from the day on which the re-inspection conclusion is signed, it must be sent to the heads of the same-level and superior regulatory authorities;
b) The re-inspection conclusion shall be announced in accordance with inspection laws.
Section 4. MEASURES AGAINST TAX EVATIONS
Article 121. Collection of information about tax evasion
1. The head of the tax authority is entitled to request relevant entities to provide information about tax evasion, whether in writing or in person.
2. In case of providing information in writing, the informant shall send the information to the provided address by the deadline and take responsibility for the accuracy of the information provided; explain in writing if the information cannot be provided.
3. In case of providing information in person, the informant shall be present as requested to provide the information and take responsibility for the accuracy of the information provided; information may be provided in writing if it cannot be provided in person.
In case of providing information in person, members of the inspectorate shall issue a written record and openly make a video/audio record of the conversation.
Article 122. Impoundment of documents and items relevant to tax evasion
1. The head of the tax authority or the chief of the inspectorate shall issue the decision to impound documents and items relevant to tax evasion.
2. The impoundment shall be carried out when it is necessary to clarify the basis for taking actions against tax evasion.
3. The head of the tax authority or the chief of the inspectorate shall issue the decision to impound documents and items relevant to tax evasion. Within 24 hours from the beginning of the impoundment, the chief of the inspectorate shall request the head of the tax authority to issue an impoundment decision. Such decision shall be issued by a competent person within 08 working hours from the receipt of the request. If the competent person rejects the request, the chief of the inspectorate shall return the documents and items within 08 working hours after the competent person gives the rejection.
4. In case of impoundment, the chief of the inspectorate shall issue a record. The record shall specify the names, quantities, categories of the documents and items; bears the signature of the impoundment decider and the person responsible for management of the impounded documents and items. The impoundment decider has the responsibility to protect the impounded documents and items and take legal responsibility if they are lost, swapped or damaged.
In case the documents or items need sealing, they shall be sealed in the presence of their owner or, if the owner is not present, the representative of the owner’s family or representative of the organization and representative of the commune authority and a witness.
5. Storage of impounded Vietnamese currency, foreign currencies, gold, silver, gemstones, precious metals and other items that require special management shall comply with regulations of law. In case of impoundment of perishable items, the impoundment decider shall issue an impoundment record. Collected money shall be sent to an impoundment account at the State Treasury to ensure collection of tax, late payment interest and fines.
6. Within 10 working days from the impoundment date, the impoundment decider shall handle the impounded documents or items in accordance with the handling decision or return them to their owner if they are not confiscated. The impoundment duration may be extended in complicated cases. Nevertheless, the duration must not exceed 60 days. The extension of impoundment duration shall be decided by the competent person mentioned in Clause 1 of this Article.
7. The tax authority shall give 01 copy of the impoundment decision, impoundment record and the handling decision to the document or item owner.
Article 123. Search of premises for documents and items relevant to tax evasion
1. The head of the tax authority shall decide search of premises for documents and items relevant to tax evasion. In case of search of a home, it has to be approved in writing by a competent person as prescribed by law.
2. The search of premises shall be carried out when there are reasonable grounds that documents and items relevant to tax evasion are hidden in such premises.
3. The search shall be carried out in the presence of the premises’ owner and a witness. In case the premises’ owner is not present and the search cannot be delayed, the presence of a representative of the commune authority and 02 witnesses is required.
4. A search of premises must not be carried out at night, during public holidays, during the premises owners’ familial events, unless in flagrante delicto (caught red handed). The reasons must be written in the record.
5. Every search of premises is subject to a written decision and has to be recorded in writing. 01 copy of the decision and the record shall be given to the premises’ owner.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
Điều 73. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
Điều 84. Thủ tục, hồ sơ, thời gian, thẩm quyền khoanh nợ
Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
Điều 28. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
Điều 8. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
Điều 78. Không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 80. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế