Chương VI Luật Quản lý thuế 2019: Nộp thuế
Số hiệu: | 151/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 07/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 07/11/2018 |
Ngày công báo: | 15/11/2018 | Số công báo: | Từ số 1035 đến số 1036 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Đầu tư | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cắt giảm điều kiện kinh doanh lĩnh vực bảo hiểm
Ngày 07/11/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 151/2018/NĐ-CP sửa đổi điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước, nổi bật là lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Theo đó, Nghị định sửa đổi một số nội dung nổi bật sau:
- Về điều kiện cấp Giấy phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Bỏ điều kiện Tổ chức góp vốn thành lập phải không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
- Về điều kiện thành lập công ty cổ phần bảo hiểm:
+ Có tối thiểu 2 cổ đông là tổ chức đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định và 2 cổ đông này phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 20% số cổ phần công ty (điều kiện trước đây yêu cầu là 2 cổ đông sáng lập).
+ Bãi bỏ điều kiện: Trong 03 năm từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối thiểu 50% số cổ phần phổ thông được quyền chào bán của công ty.
Xem thêm tại Nghị định 151/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 07/11/2018).
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.
Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.
Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.
2. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
3. Đối với các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước từ đất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, lệ phí trước bạ, lệ phí môn bài thì thời hạn nộp theo quy định của Chính phủ.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trường hợp phát sinh số tiền thuế phải nộp sau khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa thì thời hạn nộp thuế phát sinh được thực hiện như sau:
a) Thời hạn nộp thuế khai bổ sung, nộp số tiền thuế ấn định được áp dụng theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
b) Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa phải phân tích, giám định để xác định chính xác số tiền thuế phải nộp; hàng hóa chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan; hàng hóa có khoản thực thanh toán, hàng hóa có các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan chưa xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
a) Tại Kho bạc Nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
2. Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, công chức, nhân viên thu tiền thuế bảo đảm thuận lợi cho người nộp thuế nộp tiền thuế kịp thời vào ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế hoặc khấu trừ tiền thuế phải cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế.
4. Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi thu tiền thuế của người nộp thuế, cơ quan, tổ chức nhận tiền thuế phải chuyển tiền vào ngân sách nhà nước. Trường hợp thu thuế bằng tiền mặt tại vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng đi lại khó khăn, thời hạn chuyển tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện theo thời hạn trước, sau và theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định như sau:
a) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
b) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
c) Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.
1. Trường hợp nộp tiền thuế không bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, tổ chức dịch vụ trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế hoặc người nộp thay và được ghi nhận trên chứng từ nộp tiền thuế.
2. Trường hợp nộp tiền thuế trực tiếp bằng tiền mặt, ngày đã nộp thuế là ngày Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế hoặc tổ chức được ủy nhiệm thu thuế cấp chứng từ thu tiền thuế.
1. Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:
a) Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;
b) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;
c) Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;
d) Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ quy định tại khoản 5 Điều 124 của Luật này;
đ) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu quy định tại khoản 3 Điều 137 của Luật này;
e) Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 142 của Luật này;
g) Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.
2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.
3. Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Trường hợp người nộp thuế có khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật này.
4. Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.
5. Không tính tiền chậm nộp trong các trường hợp sau đây:
a) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán thì không phải nộp tiền chậm nộp.
Số tiền nợ thuế không tính chậm nộp là tổng số tiền thuế còn nợ ngân sách nhà nước của người nộp thuế nhưng không vượt quá số tiền ngân sách nhà nước chưa thanh toán;
b) Các trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 55 của Luật này thì không tính tiền chậm nộp trong thời gian chờ kết quả phân tích, giám định; trong thời gian chưa có giá chính thức; trong thời gian chưa xác định được khoản thực thanh toán, các khoản điều chỉnh cộng vào trị giá hải quan.
6. Chưa tính tiền chậm nộp đối với các trường hợp được khoanh nợ theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
7. Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế phải nộp giảm thì được điều chỉnh số tiền chậm nộp đã tính tương ứng với số tiền chênh lệch giảm.
8. Người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều này được miễn tiền chậm nộp trong trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này.
9. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế.
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.
2. Trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì cơ quan quản lý thuế phải ra quyết định hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không hoàn trả trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu.
3. Không hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và cơ quan quản lý thuế thực hiện thanh khoản số tiền nộp thừa trên sổ kế toán, trên hệ thống dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế đã thông báo cho người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn trả nhưng người nộp thuế từ chối nhận lại số tiền nộp thừa bằng văn bản;
b) Người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế, đã được cơ quan quản lý thuế thông báo về số tiền nộp thừa trên phương tiện thông tin đại chúng mà sau 01 năm kể từ ngày thông báo, người nộp thuế không có phản hồi bằng văn bản yêu cầu hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với cơ quan quản lý thuế;
c) Khoản nộp thừa quá thời hạn 10 năm kể từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước mà người nộp thuế không bù trừ nghĩa vụ thuế và không hoàn thuế.
4. Trường hợp người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh có tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa và tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thẩm quyền, thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại Điều này.
1. Trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện của người nộp thuế về số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt do cơ quan quản lý thuế tính hoặc ấn định, người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đó, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ thực hiện quyết định tính thuế, quyết định ấn định thuế của cơ quan quản lý thuế.
2. Trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp thuế được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.
Người nộp thuế có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế trả tiền lãi theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa. Nguồn tiền trả lãi được chi trả từ ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Thủ tục xử lý đối với trường hợp số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được xác định theo quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Tòa án được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Luật này.
1. Việc gia hạn nộp thuế được xem xét trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 27 Điều 3 của Luật này;
b) Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh.
2. Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế quy định tại khoản 1 Điều này được gia hạn nộp thuế một phần hoặc toàn bộ tiền thuế phải nộp.
3. Thời gian gia hạn nộp thuế được quy định như sau:
a) Không quá 02 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Không quá 01 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Người nộp thuế không bị phạt và không phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền nợ thuế trong thời gian gia hạn nộp thuế.
5. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp căn cứ hồ sơ gia hạn nộp thuế để quyết định số tiền thuế được gia hạn, thời gian gia hạn nộp thuế.
Chính phủ quyết định việc gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành, nghề kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳ nhất định. Việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định.
1. Người nộp thuế thuộc trường hợp được gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật này phải lập và gửi hồ sơ gia hạn nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp.
2. Hồ sơ gia hạn nộp thuế bao gồm:
a) Văn bản đề nghị gia hạn nộp thuế, trong đó nêu rõ lý do, số tiền thuế, thời hạn nộp;
b) Tài liệu chứng minh lý do gia hạn nộp thuế.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết hồ sơ gia hạn nộp thuế.
1. Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ gia hạn nộp thuế của người nộp thuế qua các hình thức sau đây:
a) Nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Nhận hồ sơ gửi qua đường bưu chính;
c) Nhận hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
2. Cơ quan quản lý thuế xử lý hồ sơ gia hạn nộp thuế theo quy định sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ hợp pháp, đầy đủ, đúng mẫu quy định thì thông báo bằng văn bản về việc gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ;
b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Article 55. Tax payment deadlines
1. In case tax is calculated by the taxpayer, the tax payment deadline is the deadline for submission of the tax declaration dossier. In case of submission of supplementary tax documents, the tax payment deadline is the deadline for submission of the erroneous tax declaration dossier.
The deadline for paying corporate income tax, which is paid quarterly, is the 30th of the first month of the next quarter.
The deadline for paying resource royalty and corporate income tax on crude oil is 35 days from the date of selling domestically or the date of customs clearance in case of export.
Resource royalty and corporate income tax on natural gas shall be paid monthly.
2. In case tax is calculated by the tax authority, the tax payment deadline shall be specified in the tax authority’s notice.
3. The deadlines for paying other amounts payable to state budget from land, grant of the right to water resource extraction or mineral extraction, registration fees and licensing fees shall be specified by the Government.
4. For taxable exports and imports, deadlines for tax payment are specified in the Law on Export and import duties. In case tax is incurred after customs clearance or conditional customs clearance:
a) The deadline for submission of supplementary documents and fulfillment of the imposed tax liability is the same as that on the initial customs declaration;
b) The Minister of Finance shall specify deadlines for paying tax on goods that need to under analysis to determine tax payable, goods without official prices when the customs declaration is registered; goods for which the payment; goods for which payments and added amounts to the customs value are unknown when the customs declaration is registered.
Article 56. Receiving authorities
1. Taxpayers shall pay tax:
a) at State Treasuries;
b) At the tax authorities that receive the tax declaration dossiers;
c) via a organization authorized by the tax authority to collect tax; or
d) via a commercial bank or credit institution or service provider as prescribed by law.
2. State Treasuries, commercial banks, credit institutions and service providers shall prepare their premises, equipment and personnel to collect tax.
3. Every organization that collects or deduct tax shall provide tax payment documents to taxpayers.
4. Within 08 working hours from the tax collection, the collecting organization shall transfer the collected tax to state budget. The Minister of Finance shall specify the time limit for transfer of tax collected in cash in remote and isolated areas, islands, areas where travel is difficult or collection time is limited.
Article 57. Order for payment of tax, late payment interest and fines
1. Tax, late payment interest and fines shall be paid in chronological order and in the order specified in Clause 2 of this Article.
2. Order for payment of tax, late payment interest and fines:
a) Overdue tax, fines and late payment interest subject to enforcement;
b) Overdue tax, fines and late payment interest that are yet to subject to enforcement;
c) Recently incurred tax, late payment interest and fines.
Article 58. Determination of tax payment date
1. In case of non-cash payment of tax, the tax payment date is the date on which the State Treasury, commercial bank, credit institution or service provider extracts the tax from the taxpayer’s account or the authorized person’s account and written on the tax payment document.
2. In case of payment of tax in cash, the tax payment date is the date on which the State Treasury, tax authority or authorized collecting organization issues the tax payment document.
Article 59. Handling of late tax payment
1. Late payment interest shall be charged in the following cases:
a) The taxpayer pays tax behind deadline, the extended deadline, the deadline written in the tax authority’s notice, tax liability imposition decision or handling decision;
b) If the supplementation of the tax declaration dossier leads to an increase in the amount of tax payable, or the tax authority or inspecting authority finds that tax is understated, late payment interest shall be charged on the increase in tax over the period from the day succeeding the initial deadline or the deadline for tax payment of the initial customs declaration;
c) If the supplementation of the tax declaration dossier leads to a decrease in the amount of refundable tax, or the tax authority or inspecting authority finds that refundable tax is smaller than the refunded tax, late payment interest shall be charged on the excessively refunded tax, which has to be paid back to state budget, over the period from the day on which tax is refunded;
d) The cases in which outstanding debt may be paid by installments as prescribed in Clause 5 Article 124 of this Law;
dd) The cases in which administrative penalties are not imposed due to expiration of the time limit for penalty imposition but outstanding tax has to be collected as prescribed in Clause 3 Article 137 of this Law;
e) The cases in which administrative penalties are not imposed specified in Clause 3 and Clause 4 Article 142 of this Law;
g) The organization that is authorized by the tax authority to collect tax but fails to transfer the tax, late payment interest and fines paid by taxpayers to state budget in a timely manner shall pay an interest on such amount.
2. Calculation of late payment interest:
a) The rate of late payment interest is 0,03% per day on the overdue amount;
b) The period over which late payment interest is charged is a continuous period from the day succeeding the day on which late payment interest is charged as specified in Clause 1 of this Article to the day preceding the date of payment of the outstanding tax, refunded tax, increase in tax, imposed tax.
3. Taxpayers shall calculate the late payment interest themselves in accordance with Clause 1 and Clause 2 of this Article and pay it to state budget as prescribed. Overpaid tax, late payment interest and fines shall be handled in accordance with Clause 1 Article 60 of this Law.
4. In case the taxpayer fails to pay tax, late payment interest and fines within 30 days from the deadline for making such payment, the tax authority shall inform the taxpayer of the amount payable and the number of days behind schedule.
5. Late payment interest shall not be charged in the following cases:
a) The taxpayer provides goods/services which are covered by state budget, including sub-contractors in the contract with the investor, and are directly paid for by the investor. If such goods/services are not yet to be paid for, late payment interest will not be charged.
The outstanding tax exempt from late payment interest is the tax on the amount that is yet to be paid by state budget;
b) In the cases specified in Point b Clause 4 Article 55 of this Law, late payment interest shall not be charged pending the analysis result, official price, actual payment or additional customs value.
6. Late payment interest shall not be charged in case of chargeoff specified in Article 83 of this Law.
7. If the supplementation of the tax declaration dossier leads to a decrease the tax payable or the tax authority discovers a decrease in the tax payable, the late payment interest may be adjusted accordingly.
8. Taxpayers may be exempt from paying the late payment interest specified in Clause 1 of this Article in the force majeure events specified in Clause 27 Article 3 of this Law.
9. The Minister of Finance shall provide for handling of late tax payment.
Article 60. handling of overpaid tax, late payment interest and fines
1. If the tax, late payment interest or fine paid by a taxpayer is greater than the amount payable, the overpaid amount may be offset against the outstanding tax, late payment interest or fine, or against the tax, late payment interest or fine payable next time, or may be refunded if the taxpayer no longer has outstanding tax, late payment interest or fine.
In case the taxpayer wishes to have the overpaid amount be offset against the outstanding tax, late payment interest or fine, late payment interest shall not be charged over the period from the date on which the overpaid amount is paid to the day on which these amounts are offset by the tax authority.
2. In case the taxpayer claims a refund, the tax authority shall issue a refund decision or, if the claim is rejected, provide explanation within 05 working days from the receipt of the.
3. The overpaid tax, late payment interest or fine shall not be refunded in the following cases:
In case the taxpayer fails to pay tax, late payment interest and fines within 30 days from the deadline for making such payment, the tax authority shall inform the taxpayer of the amount payable and the number of days behind schedule.
b) The taxpayer no longer operates at the registered address, the overpaid amount has been announced through mass media and the taxpayer does not claim the refund within 01 years from the date of announcement.
c) The overpaid amount has been paid for more than 10 years and the taxpayer does not request an offsetting or refund.
4. In case the taxpayer no longer runs business at the address which has both overpaid and outstanding tax, late payment interest or fine, the tax authority shall offset the overpaid amount against the outstanding amount.
5. The Minister of Finance shall provide for the power and procedures for handling of overpaid tax, late payment interest and fines mentioned in this Article.
Article 61. Paying tax during settlement of complaints and lawsuits
1. The time limit for settling complaints and lawsuits filed by taxpayers shall be decided by tax authorities. The taxpayers still have to pay the tax, late payment interest and fines unless a competent authority issues a decision to suspend the tax decision or tax liability imposition decision issued by the tax authority.
2. If the paid tax, late payment interest or fine is greater than that determined by the court decision, judgment or the complaint settlement decision issued by a competent authority, the overpaid amount will be refunded.
The taxpayer is entitled to request the tax authority to pay an interest at 0,03% per day on the overpaid amount. The interest shall be paid by central government budget in accordance with regulations of law on state budget.
3. Procedures for handling overpaid tax, late payment interest or fine mentioned in Clause 2 of this Article are specified in Clause 5 Article 60 of this Law.
1. A taxpayer may apply for tax deferral in one of the following cases:
a) The taxpayer’s business suffers damage due to a force majeure events specified in Clause 27 Article 3 of this Law;
b) The taxpayer has to relocate the business location as requested by a competent authority and such relocation affects the business performance.
2. A taxpayer eligible for tax deferral mentioned in Clause 1 of this Article may have part or all of the tax deferred.
3. Tax may be deferred:
a) For up to 02 years in the cases specified in Point a Clause 1 of this Article;
b) For up to 01 year in the cases specified in Point b Clause 1 of this Article.
4. The taxpayer will not incur fines and late payment interest on the outstanding tax during the deferral period.
5. In consideration of the application for tax deferral, the head of the tax authority shall decide the amount of tax deferred and the deferral period.
Article 63. Tax deferral in special cases
The Government shall decide tax deferral for entities or business lines facing special difficulties in specific periods of time. Tax deferral must not lead to changes to the estimated state budget revenues decided by the National Assembly.
Article 64. Application for tax deferral
1. A taxpayer eligible for tax deferral as prescribed in this Law shall prepare and send an application for tax deferral to the supervisory tax authority.
2. An application for tax deferral consists of:
a) An application form specifying the reasons for deferral, the amount of tax and the deferral period;
b) Documents supporting the reasons for deferral.
3. The Minister of Finance shall specify the composition of the application for tax deferral.
Article 65. Receipt and processing of application for tax deferral
1. Tax authorities shall receive applications for tax deferral:
a) in person at the tax authorities;
b) by post;
c) electronically through online portals or tax authorities.
2. The tax authority shall process an application for tax deferral as follows:
a) If the application is valid, send a notice of eligibility for tax deferral to the taxpayer within 10 working days from the receipt of the application;
b) If the application is invalid, send a notice to the taxpayer within 03 working days from the receipt of the application.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 37. Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Điều 44. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Điều 50. Ấn định thuế đối với người nộp thuế trong trường hợp vi phạm pháp luật về thuế
Điều 73. Phân loại hồ sơ hoàn thuế
Điều 84. Thủ tục, hồ sơ, thời gian, thẩm quyền khoanh nợ
Điều 85. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
Điều 28. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn
Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế
Điều 7. Đồng tiền khai thuế, nộp thuế
Điều 8. Giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Điều 9. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế
Điều 42. Nguyên tắc khai thuế, tính thuế
Điều 56. Địa điểm và hình thức nộp thuế
Điều 59. Xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuế
Điều 60. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
Điều 64. Hồ sơ gia hạn nộp thuế
Điều 76. Thẩm quyền quyết định hoàn thuế
Điều 78. Không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Điều 80. Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế
Điều 96. Xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin người nộp thuế
Điều 107. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Điều 124. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế