Chương I Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014: Những quy định chung
Số hiệu: | 144/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/10/2018 | Ngày hiệu lực: | 16/10/2018 |
Ngày công báo: | 29/10/2018 | Số công báo: | Từ số 1009 đến số 1010 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Luật này áp dụng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp, trường cao đẳng; doanh nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
2. Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
3. Mô-đun là đơn vị học tập được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học có năng lực thực hiện trọn vẹn một hoặc một số công việc của một nghề.
4. Tín chỉ là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến thức, kỹ năng và kết quả học tập đã tích lũy được trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Đào tạo chính quy là hình thức đào tạo theo các khóa học tập trung toàn bộ thời gian do cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp) thực hiện để đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.
6. Đào tạo thường xuyên là hình thức đào tạo vừa làm vừa học, học từ xa hoặc tự học có hướng dẫn đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác, được thực hiện linh hoạt về chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm đào tạo, phù hợp với yêu cầu của người học.
7. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.
8. Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật hợp tác xã và các tổ chức kinh tế khác có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
b) Trường trung cấp;
c) Trường cao đẳng.
2. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục là cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm cơ sở giáo dục nghề nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; cơ sở giáo dục nghề nghiệp liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
1. Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở, linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp và liên thông với các trình độ đào tạo khác.
2. Đầu tư cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực. Ngân sách cho giáo dục nghề nghiệp được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.
3. Đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo quy hoạch; tập trung đầu tư hình thành một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm chất lượng cao đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu học tập của người lao động và từng bước phổ cập nghề cho thanh niên.
4. Nhà nước có chính sách phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.
5. Ưu tiên đầu tư đồng bộ cho đào tạo nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; chú trọng phát triển giáo dục nghề nghiệp ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng ven biển; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa.
6. Nhà nước thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng đào tạo đối với những ngành, nghề đặc thù; những ngành, nghề thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn; những ngành, nghề thị trường lao động có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa. Các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp không phân biệt loại hình đều được tham gia cơ chế đấu thầu, đặt hàng quy định tại khoản này.
7. Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, ngư dân đánh bắt xa bờ, lao động nông thôn là người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học tập để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục nghề nghiệp.
8. Nhà nước tạo điều kiện cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
1. Đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các hình thức đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức khác, công dân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tham gia hoạt động đào tạo nghề nghiệp.
2. Tổ chức, cá nhân đóng góp, đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa theo quy định của Chính phủ. Ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng, đào tạo nhà giáo và cán bộ quản lý, cho thuê cơ sở vật chất, thiết bị để khuyến khích các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận.
3. Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề nghiệp; khuyến khích, hỗ trợ đào tạo các nghề truyền thống và ngành, nghề ở nông thôn.
4. Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trách nhiệm tham gia xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo nghề nghiệp; tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện quyền và trách nhiệm trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
1. Việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nhân lực của đất nước, ngành, địa phương, khả năng đầu tư của Nhà nước, khả năng huy động nguồn lực của xã hội;
b) Bảo đảm cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng, miền; tính đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gắn đào tạo với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Cơ cấu mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và quy mô đào tạo theo ngành, nghề, trình độ đào tạo, loại hình cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Phân bố các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo từng vùng, từng địa phương;
c) Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
d) Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.
3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch;
b) Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam xây dựng và phê duyệt quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp của bộ, ngành, địa phương mình và chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện.
1. Liên thông trong đào tạo được thực hiện căn cứ vào chương trình đào tạo; người học khi chuyển từ trình độ đào tạo thấp lên trình độ đào tạo cao hơn cùng ngành, nghề hoặc khi chuyển sang học ngành, nghề khác thì không phải học lại những nội dung đã học.
2. Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng căn cứ vào chương trình đào tạo quyết định mô-đun, tín chỉ, môn học hoặc nội dung mà người học không phải học lại.
3. Liên thông giữa các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương; liên thông giữa các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp với các trình độ đào tạo của giáo dục đại học được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chapter I
This Law promulgates the system of vocational education; organization and operation of the vocational education institutions; rights and obligations of organizations and individuals involved in the vocational education.
This Law shall apply to vocational training centers, vocational secondary schools, colleges; enterprises and agencies, organizations, and individuals involved in the vocational education in Vietnam.
Article 3. Interpretation of terms
For the purposes of this Law, these terms below shall be construed as follow:
1. Vocational education means a level of national education system which provides workers with elementary-level, intermediate-level, college-level vocational training and other vocational training programs in order to meet the needs of direct human resources in production, businesses and services, including: formal training and continuing training.
2. Vocational training means teaching and learning activities in order to equip trainers with necessary vocational knowledge, skills and attitudes so that they can find jobs or self-employ after completing their training courses or improve their vocational training levels.
3. Module means study units integrated comprehensively between vocational knowledge, practicing skills and attitudes in that they need to perform a task or some tasks of a particular job.
4. Credit means a unit that gives weight to the knowledge, skill, and result requirements taken in a certain time.
5. Formal training means a form of training which vocational education institutions and higher education institutions, or enterprises registering vocational education operation (hereinafter referred to as vocational education institutions) provide full-time courses in elementary-level, intermediate-level, and college-level vocational training.
6. Continuing training means a form of in-service training, correspondence training, or guided self study training regarding vocational training programs at elementary level, intermediate level, or college-level or vocational training programs and other vocational training programs, which is in a flexible manner in terms of programs, duration, methods, location to meet students’ needs.
7. Private vocational education institution or non-profit foreign-invested vocational training institution means a private vocational education institution or a foreign-invested vocational education institution whose annual accumulated profits are undivided shared assets used for reinvestment in the vocational education institution; its shareholders or capital contributing members shall not receive dividends or receive annual dividends not exceeding the interests of the Government’s bonds.
8. Enterprise means an enterprise established and operating under Law on enterprises, or a cooperative established and operating under the Law on Cooperatives or another economic organization having legal status according to the Civil Code.
Article 4. Objectives of vocational education
1. General objectives of vocational education are: provide training for personnel directly involved in production, businesses or services, who acquire proficiency equivalent to their training standards, possess professional ethics and good health, gain creative ability, adapt to the environment in the context of international integration; improve their productivity and quality; and enable students to find jobs, self employ or enter higher education.
2. Specific objectives pertaining to every level of vocational education:
a) Elementary level: equip students for abilities to perform simple tasks of a particular job;
b) Intermediate level: equip students for abilities to perform elementary-level tasks and some complicated and special tasks; apply technology to their jobs, work independently or work in groups;
c) College level: equip students for abilities to perform intermediate-level tasks and some complicated and special tasks; acquire abilities to create and apply modern technology to their jobs, instruct and observe other members in their groups in performing the tasks.
Article 5. Vocational education institutions
1. Vocational education institutions include:
a) Vocational education centers;
b) Vocational training schools;
c) Colleges.
2. Vocational education institutions shall be organized under following types:
a) Public vocational education institution is a State-owned vocational education institution, whose facilities invested and constructed by the State;
b) Private vocational education institution is a vocational education institution under ownership of a social organization, a socio-professional organization, a private economic organization or individual, or a vocational education institution invested and constructed by a social organization, a socio-professional organization, a private economic organization, or an individual;
c) Foreign-invested vocational education institution includes wholly foreign-invested vocational education institution; joint-venture vocational education institution between domestic investors and foreign investors.
Article 6. Policies of the State on vocational education development
1. Development of open, flexible, diversified system of vocational education which in the way of standardization, modernization, democratization, socialization and international integration, connectivity between levels of vocational education and between other training levels.
2. Investment in vocational education shall be given priority in the policies on socio-economic development and human resource development. The budget for vocational education shall be given priority in the total government budget expenditures on education and training and it shall be allocated according to public, transparent, and promptly rules.
3. Invest in improving training quality, develop vocational education institution network under the planning; invest in some major and high quality vocational education institutions in order to meet the needs of labor market and learning of workers and universalize vocational education to the youth.
4. The State adopts policies on classifying lower secondary school and upper secondary school graduates into vocational education institutions in conformity with every period of socio-economic development.
5. Synchronously invest in training human resource in national major disciplines, or disciplines accessing to the advanced levels of the region and the world; attach special importance to vocational education in severely disadvantaged areas, ethnic minority areas, border, island, and coastal areas; invest in training in vocations required by the labor market but that they are difficult to invest in private sector involvement.
6. The State shall invite tenders or place orders for the training pertaining to specific disciplines; disciplines of key industries; disciplines required by the labor market but they are difficult to invest in private sector involvement. The vocational education institutions are invited tenders or placed orders for training regardless of types of institutions as prescribed in this Clause.
7. Support entities with meritorious services to the Resolution, demobilized soldiers, ethnics, poverty or near poverty families, the disabled, supportless orphans, fisherman catching fishes offshore, rural-area workers directly working in agricultural production households whose farmland is withdrawn and other beneficiaries of incentive policies on education in order for they to find jobs, self-employ, or set themselves up in business; and establish gender equality in vocational education.
8. The State enables vocational education institutions to study and apply science and technology; combine training with scientific research and production, businesses, or services in order to improve training quality.
Article 7. Private sector involvement in vocational education
1. Diversify types of vocational education institutions, forms of vocational training; encourage and enable enterprises, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, other organizations, Vietnamese citizens, and foreign entities, overseas Vietnamese to establish vocational education institutions and participate in the vocational training operation.
2. Give incentive policies on socializing to any organization or individual contributing or investing in establishment of vocational education institutions as prescribed in regulations of the Government. Give incentive policies on land, taxation, credit, training of educators and administrative officials, renting of facilities to vocational education institutions and non-profit foreign-invested vocational education institutions.
3. Encourage craftsmen and skilled workers in vocational training; encourage and support in training in traditional vocations and vocations in rural areas.
4. Socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations must corporate with competent authorities in formulation of strategies, planning, and policies on vocational education development within their competence; and observe the implementation of the policies and regulations of vocational education as prescribed.
5. Vietnam Chamber of Commerce and Industry, enterprise associations, socio-professional organizations must formulate and assess the vocational training programs; propagate and enable enterprises to exercise their rights and fulfill their responsibility in vocational education.
Article 8. Planning for networks of vocational education institutions
1. The planning for networks of vocational education institutions shall be made according to following rules:
a) Conform to the strategies, planning for socio-economic development, and/or planning for human resource development of the country, fields, or local government, as well as investment capacity of the State, resource mobilization capacity of the social.
b) Ensure the structure of disciplines, training standards and structure of regions; the diversity and the synchronization of the vocational education system, combination of training and production, businesses and services; improvement of training quality, and meet the requirements pertaining to national industrialization, modernization and international integration.
2. Planning for networks of vocational education institutions:
a) Structure of networks of vocational education institutions and training scope according to disciplines, training standards, and types of vocational education institutions;
b) Dispose vocational education institutions in every area or local government.
c) Develop teaching staff and administrative officials of vocational education;
d) Invest in training facilities and equipment.
3. The planning for networks of vocational education institutions shall be made according to the following rules:
a) Vocational education authorities in the central government shall take charge and cooperate with relevant Ministries or agencies, the People’s Committee of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provinces) in formulation of the planning for networks of Vietnamese vocational education institutions which is approved by the Prime Minister, and inspection of the implementation of the planning;
b) The Ministries, agencies, People’s Committee of the provinces shall formulate and approve the planning for networks of vocational education institution of their Ministries, departments, or provinces and take responsibility for the implementation according to the planning for networks of Vietnamese vocational education institutions.
1. Bridge programs shall be run according to training programs; the learners are not required to learn the completed subjects again when they reach the higher level in the same or different disciplines.
2. The Principals of the vocational training schools or colleges shall decide the modules, credits, or subjects that the students are not required learning again according to the training programs.
3. Bridge programs between levels of the vocational education shall comply with regulations of the Heads of vocational education authorities of central government; Bridge programs between levels of the vocational education and levels of higher education shall comply with regulations of the Prime Minister.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 16. Phân hiệu của trường trung cấp, trường cao đẳng
Điều 48. Liên kết đào tạo với nước ngoài
Điều 51. Quyền của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 52. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Điều 71. Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp