Nghị định 138/2004/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Số hiệu: | 138/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 13/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/06/2004 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 138/2004/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2004 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 138/2004/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2004 QUY ĐỊNH VIỆC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
1. Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;
2. Vi phạm các quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
3. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (sau đây gọi chung là hàng hoá); vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Các tình tiết giảm nhẹ gồm:
a) Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan;
c) Tang vật vi phạm có trị giá nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
2. Các tình tiết tăng nặng gồm các tình tiết quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực hải quan là 70.000.000 đồng.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, phương tiện vi phạm;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
4. Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hoá và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.
Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vi phạm hành chính khi được cơ quan hải quan yêu cầu
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức lại có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hoá, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
3. Nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng đã được người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của người gửi hàng hoặc người nhận hàng thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan, được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận vào trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động.
4. Sửa chữa, bổ sung, thay thế tờ khai hải quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan nhưng số thuế đã khai bằng hoặc lớn hơn số thuế phải nộp mà không có ý định trốn tránh việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 3 Điều 15, điểm a khoản 3 Điều 16, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
7. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 1 Điều 11, các khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 500.000 đồng.
8. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với vàng, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi làm thủ tục hải quan không đúng thời hạn quy định tại Luật Hải quan.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Nộp không đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thuộc diện được chậm nộp theo quy định của pháp luật;
b) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá, phương tiện vận tải không đúng thời hạn ghi trong giấy phép, tờ khai hải quan hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không nộp chứng từ phải nộp thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật;
b) Kê khai không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bảo quản nguyên vẹn niêm phong hải quan kho hàng hoá, hàng hoá, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không có lý do xác đáng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi di chuyển phương tiện vận tải, hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tự ý thay đổi bao bì, hình thức, kiểu dáng công nghiệp, xuất xứ, nhãn, mác hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và tịch thu tang vật vi phạm đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
b) Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
5. Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm đã bị tiêu thụ đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
"Cư dân biên giới" quy định trong Nghị định này là người có hộ khẩu thường trú hoặc được phép tạm trú dài hạn tại các xã biên giới.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Mang qua biên giới hàng hoá vượt mức quy định của pháp luật mà không khai hải quan;
b) Mang qua biên giới hàng hoá thuộc diện Nhà nước không cho phép trao đổi.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này mà số hàng hoá vượt định mức quy định có trị giá trên 5.000.000 đồng;
b) Mang hàng hoá qua biên giới không đúng cửa khẩu quy định;
c) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển trong địa bàn hoạt động hải quan hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép.
3. Người không phải là cư dân biên giới nhưng lợi dụng chính sách về mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới để vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên;
4. Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tiêu hủy.
5. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu không đúng với khai hải quan.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm thuộc danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này, ngoài việc bị phạt tiền còn bị buộc đưa hàng hoá nhập khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc không được xuất khẩu số hàng hóa xuất khẩu trái quy định của pháp luật; nếu tang vật vi phạm là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tài liệu phản động, văn hoá phẩm độc hại thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu hành lý.
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ngoài định mức quy định về hành lý.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên;
b) Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm thuộc diện hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không đủ điều kiện để xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì không được xuất khẩu hoặc nhập khẩu số hàng hoá vi phạm hoặc bị tịch thu nếu hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu mà không khai hải quan.
5. Vi phạm các quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Lên, xuống phương tiện vận tải chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra hải quan khi chưa được phép của cơ quan hải quan;
b) Không dừng phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về quản lý hải quan khi đưa tàu biển vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vào Việt Nam không đúng cảng quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý cặp mạn tàu, thuyền chở hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang làm thủ tục hải quan;
b) Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan;
c) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá theo quy định để công chức hải quan kiểm tra;
d) Đưa vào địa bàn hoạt động hải quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà hàng hoá đó chưa đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định;
đ) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển trong địa bàn hoạt động hải quan hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong vận đơn mà không có lý do xác đáng;
b) Điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định;
c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu trái phép trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên;
b) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đánh tráo, tẩu tán tang vật, phương tiện vi phạm đã bị phát hiện, tạm giữ.
7. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm đ khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, khoản 6 Điều này mà tang vật, phương tiện vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không đưa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đến đúng địa điểm quy định để làm thủ tục hải quan;
b) Không cung cấp thông tin, chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành quyết định kiểm tra sau thông quan mà không có lý do xác đáng;
d) Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn phải lưu trữ theo quy định của pháp luật;
đ) Không xuất trình hàng hoá đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
e) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Chuyển nhượng, sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế quan không đúng quy định;
b) Tự ý sử dụng hàng hoá được giao quản lý chờ làm thủ tục hải quan;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định của Nhà nước về viện trợ nhân đạo.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không khai hoặc không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã số hàng hoá, trị giá, xuất xứ.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung giấy phép;
b) Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.
5. Vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3, các điểm b, c khoản 4 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định về ưu đãi, miễn trừ hải quan;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
c) Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam; xuất khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ;
d) Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải vào lãnh thổ Việt Nam khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định;
e) Giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm;
g) Không xuất trình được giấy phép khi hàng hoá về tới cửa khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu theo quy định phải có giấy phép trước khi ký hợp đồng.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
8. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm d khoản 4, khoản 6 Điều này, trừ trường hợp bị buộc đưa tang vật vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc văn bản thay thế giấy phép trong thời hạn từ 30 ngày đến 90 ngày đối với các trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần một trong các vi phạm quy định tại các điểm a, c khoản 4, điểm g khoản 6 Điều này;
c) Buộc đưa tang vật vi phạm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm a, b khoản 4 Điều này mà hàng hoá nhập khẩu vi phạm quy định của pháp luật về tiêu chuẩn kỹ thuật;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, hoặc buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
b) Không đưa hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
c) Đăng ký tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu được bảo thuế, nộp hồ sơ thanh khoản hàng hoá không đúng thời hạn quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
b) Tiến hành các dịch vụ gia cố bao bì, phân loại hàng hoá, lấy mẫu hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan mà không có sự giám sát của công chức hải quan;
c) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan;
d) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hoá theo quy định của pháp luật;
đ) Không thực hiện đúng chế độ báo cáo về thực trạng hàng hoá trong kho và tình hình hoạt động của kho;
e) Vi phạm quy định về thanh khoản hàng hoá tại kho bảo thuế.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa hàng hoá vào kho ngoại quan không đúng với khai hải quan hoặc hợp đồng thuê kho ngoại quan theo quy định của pháp luật;
b) Đưa hàng hoá vào kho bảo thuế không đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hoá thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định;
b) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
c) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
d) Không làm thủ tục hải quan khi đưa hàng hoá ra, vào kho ngoại quan;
đ) Tự ý tẩu tán hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;
e) Tiêu hủy hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
5. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại các điểm d, đ khoản 4 Điều này;
Vi phạm quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
b) Buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, hoặc buộc tiêu hủy hàng hoá vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều này. Đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi, xuất xứ Việt Nam thì buộc phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm trước khi đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không khai hoặc không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng, chất lượng, mã số hàng hoá, chủng loại, trị giá, xuất xứ;
b) Tự ý sử dụng hàng hoá không đúng mục đích đã đăng ký với cơ quan hải quan;
c) Vi phạm các quy định về thanh khoản hàng hoá gia công với nước ngoài, hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
d) Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ;
đ) Vi phạm các quy định khác về quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với nước ngoài và hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc thuộc diện phải có giấy phép theo quy định của pháp luật mà không có giấy phép.
3. Vi phạm các quy định về quản lý hải quan đối với hàng hoá gia công với nước ngoài và hàng hoá nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm quy định về quản lý hải quan đối với khu chế xuất, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu thương mại tự do, khu kinh tế cửa khẩu và các khu vực ưu đãi hải quan khác.
2. Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà có hành vi trốn thuế thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Khi xuất cảnh:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Khi nhập cảnh:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang ngoại hối, vàng vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
Khai khống ngoại hối, vàng có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai khống ngoại hối, vàng có trị giá từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
3. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại hối, vàng thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi mang tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có số lượng từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang tiền Việt Nam khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có số lượng từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về khai hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
4. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu tiền Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm.
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan và phạt tiền đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp các luật về thuế có quy định khác);
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
5. Đối với hành vi vi phạm quy định tại các luật thuế liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều này có thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
7. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 10, Điều 14 Nghị định này.
1. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại Điều 22 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm.
2. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó vượt thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
3. Đối với hành vi có khung tiền phạt mức tối đa trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan chuyển hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi Cục Hải quan đóng trụ sở trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền, để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định xử phạt.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện thì thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền.
5. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32, 33 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại các Điều 10, 14 Nghị định này.
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính.
2. Thời hạn tạm giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.
3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Nghiêm cấm giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết
Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định trên đây vắng mặt thì cấp Phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Việc tạm giữ người phải tuân thủ đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt.
Những người quy định tại Điều 25 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, những người có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại Điều 25 của Nghị định này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì ngoài trách nhiệm bồi thường, còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành niêm phong với sự có mặt của người vi phạm hoặc đại diện của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại hối, các chất ma túy và những đồ vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền quyết định tạm giữ và xử phạt phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tang vật hoặc tiền thu được do bán hàng hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
7. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người hàng hoá, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị khám một bản.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan và thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản.
2. Chỉ những người quy định tại Điều 25 Nghị định này mới có quyền quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều kiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với quy định của Điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện không được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xử lý theo quy định của Điều ước quốc tế.
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 của Nghị định này mới có quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.
3. Khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải thực hiện đúng quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì thủ tục xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 54 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản theo quy định. Nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền xử phạt phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
Hình thức, nội dung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hàng hoá tới cửa khẩu dỡ hàng mà không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo về việc này trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà vẫn không có người đến nhận thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
3. Hàng hoá nhập khẩu không đúng giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hoá mà người nhận hàng từ chối nhận, thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thông báo cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm về trường hợp hàng hoá theo quy định phải tái xuất hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà hàng hoá vẫn chưa được tái xuất hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 22 Nghị định này phải thực hiện đúng thủ tục tịch thu quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản và phân loại tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp quận, huyện hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh, thành phố bán đấu giá theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Điều 32, 33, 34 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, hàng hoá gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng thì bị tiêu hủy theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tang vật vi phạm là hàng hoá dễ bị hư hỏng thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Việc nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định.
3. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền thực hiện theo quy định tại Điều 65 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo các biện pháp sau:
a) Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;
b) Kê biên tài sản có trị giá tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
c) Tạm đình chỉ làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vật tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho tới khi thi hành xong quyết định xử phạt.
d) Các biện pháp cưỡng chế khác quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trừ biện pháp buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép.
2. Trước khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm b, d khoản 1 Điều này, cơ quan hải quan phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi thực hiện việc cưỡng chế để phối hợp thực hiện.
3. Chỉ những người được quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
4. Khi được cơ quan hải quan yêu cầu, các đơn vị quản lý, kinh doanh có cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chấp hành quyết định xử phạt có trách nhiệm thực hiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
5. Các cơ quan Tài chính, Ngân hàng, Công an, Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm phối hợp để thực hiện quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
6. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo về hành vi trái pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ các Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996, số 54/1998/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 1998, số 58/2000/NĐ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
3. Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Phan Văn Khải
(Đã ký)
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 138/2004/ND-CP |
Hanoi, June 17, 2004 |
PRESCRIBING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE CUSTOMS DOMAIN
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Customs Law of June 29, 2001;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 2, 2002;
At the proposal of the Finance Minister,
DECREES:
Article 1.- Scope and subjects of application
This Decree prescribes the sanctioning of administrative violations in the customs domain against individuals, agencies, organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) that commit acts of intentionally or unintentionally violating law provisions on the State management over the customs domain, which are not crimes and, under the provisions of this Decree, must be administratively sanctioned.
The administrative violations in the customs domain include:
1. Violation of regulations on customs procedures;
2. Violation of regulations on customs inspection, supervision and control;
3. Violation of regulations on export, import, transit of goods, luggage, foreign exchanges, gold, Vietnamese currency, precious metals, precious stones, antiques, cultural products, postal parcels, objects on exiting, entering or transiting means of transport and other assets (hereinafter referred collectively to as commodities); violation of regulations on exit, entry, transit of transport means.
Article 2.- Principles for sanctioning of administrative violations in the customs domain
The principles for sanctioning of administrative violations in the customs domain shall comply with the provisions in Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 3.- Extenuating and aggravating circumstances
1. The extenuating circumstances include:
a) The extenuating circumstances prescribed in Article 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
b) The first-time violations in the customs domain;
c) The material evidences of violation have the value smaller than the minimum fine level in the fine bracket applicable to violation acts.
2. The aggravating circumstances include the aggravating circumstances prescribed in Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 4.- Forms of sanctioning administrative violations in the customs domain and remedial measures
1. For each administrative-violation act, the violating individuals or organizations shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:
a) Caution;
b) Fine.
The maximum fine level in the customs domain is VND 70,000,000.
The specific fine level for an act of administrative violation is the average level of the fine bracket prescribed for that violation act. In cases where extenuating circumstances are involved, the fine levels shall be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket. In cases where aggravating circumstances are involved, the fine levels can be raised but must not exceed the maximum level of the fine bracket.
2. Depending on the nature and seriousness of violations, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to the application of one or all of the following additional sanctioning forms:
a) Deprivation of the right to use licenses, practice certificates;
b) Confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations.
3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to the application of one or all of the following remedial measures:
a) Forcible destruction of violation material evidences being harmful cultural products, goods harmful to human health, domestic animals and crops;
b) Forcible taking out of Vietnam or forcible re-export of violation goods, means;
c) Forcible refunding of the money amounts equal to the value of material evidences and/or violation means already sold, dispersed or destroyed against law provisions.
4. For violation acts not subject to the application of additional sanctioning form of confiscation of goods and remedial measures, the goods and/or means of administrative violations can be cleared from customs procedures according to law provisions if the violators have fully paid fines according to regulations or been guaranteed by credit institutions or other organizations licensed to conduct a number of banking activities with the payable fine amounts for execution of the sanctioning decisions.
Article 5.- Responsibility for coordination in sanctioning of administrative violations in the customs domain
In order to ensure that the sanctioning of administrative violations in the customs domain is carried out in a swift, fair and absolute manner according to law provisions, the concerned individuals and organizations shall have to supply fully and in time information, documents related to export, import or transit commodities, exiting, entering or transiting means of transport involved in administrative violations, when so requested by customs offices.
Article 6.- Statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the customs domain is 2 years counting from the date the administrative violation is committed. Past the above-said time limit, sanction shall not be imposed but remedial measures prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree still apply.
2. For individuals who have been instituted with lawsuits, prosecuted or brought to trial under issued decisions, according to criminal procedures, but later get decisions to suspend the investigation or suspend their cases and their violation acts show signs of administrative violations in the customs domain, they shall be administratively sanctioned according to the provisions of this Decree; in this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations is 3 months as from the date the persons with sanctioning competence receive the decisions to suspend investigation or suspend cases and the dossiers of the violation cases.
3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if the violating individuals or organizations again commit acts of administrative violation in the customs domain or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statue of limitations for sanctioning of administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply. In this case, the statute of limitations for sanctioning of administrative violations shall be recalculated from the time the new administrative violations are committed or the time the acts of shirking or obstructing the sanctioning stop.
Article 7.- Cases not sanctioned for administrative violations
Administrative sanctions shall not be imposed in the following cases:
1. The cases prescribed in Clause 6, Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Article 4 of the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Goods, transport means are introduced into the Vietnamese territory due to fires, natural disasters, enemy sabotage, unexpected events, in emergency circumstances, which must be subject to customs declaration according to law provisions; such goods and/or transport means must be taken out of the Vietnamese territory when the above-mentioned factors have been overcome.
3. Mistakes are committed in the course of consigning export goods or import goods, which, however, have been notified in writing by goods consignors or their lawful representatives or goods consignees to the customs offices, and accepted by the heads of the Customs Sub-Departments before the time of actual goods inspection. This regulation shall not apply to cases where export or import goods are narcotics, weapons, reactionary documents.
4. Customs declarations are modified, supplemented or replaced strictly according to regulations in Clause 2, Article 22 of the Customs Law.
5. Goods are exported or imported at variance with the customs declarations, but the declared tax amounts are equal to or larger than the payable tax amounts while there have appeared no intention to evade the implementation of other law provisions on export or import.
6. Goods are exported or imported at variance with the customs declarations in terms of quantity, weight prescribed in Clause 3 of Article 15, Point a of Clause 3, Article 16, Point a of Clause 1, Article 17 of this Decree while such export or import goods are valued at under VND 10,000,000.
7. Goods are exported or imported at variance with the customs declarations in terms of quantity, weight prescribed in Clause 1 of Article 11, Clauses 1 and 2 of Article 12 of this Decree while such export or import goods are valued at under VND 500,000.
8. Violation of regulations on customs declarations for gold, foreign exchange, Vietnamese currency of persons on exit or entry, where the violation material evidences are valued at under VND 10,000,000.
SANCTIONING FORMS AGAINST INDIVIDUALS, ORGANIZATIONS COMMITTING CUSTOMS- RELATED ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 8.- Violation of regulations on time limits for carrying out customs procedures
1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 300,000 for acts of carrying out customs procedures not within the time limits prescribed in the Customs Law.
2. A fine of between VND 300,000 and 500,000 for one of the following violations:
a) Submitting vouchers in the customs dossiers entitled to delayed submission under law provisions not within the prescribed time limits;
b) Temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import goods and/or transport means not within the time limits prescribed in permits, customs declarations or other papers according to law provisions.
3. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for one of the following violations:
a) Failing to submit vouchers which must be submitted in the customs dossiers entitled to delayed submission according to law provisions;
b) Failing to declare within the law-prescribed time limits any changes in the purposes of using the goods.
Article 9.- Violation of regulations on customs supervision
1. A fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of failing to keep intact the customs seals on storehouses, goods or transport means, which are being subject to customs inspection and supervision without any plausible reasons.
2. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of moving transport means and/or goods, which are being subject to customs supervision, in contravention of regulations.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for acts of changing without permission the packings, appearances, industrial designs, origins, labels, trademarks of goods being subject to customs supervision.
4. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 and confiscation of violation material evidences for one of the following violations:
a) Changing without permission types, quantity, quality or weight of goods being subject to customs supervision;
b) Consuming without permission goods being subject to customs supervision.
5. Forcible payment of money sums equal to the violation material evidences already consumed, for violations prescribed at Point b, Clause 4 of this Article.
Article 10.- Violation of regulations on purchase, sale or exchange of goods of border residents
Border residents prescribed in this Decree are persons having permanent residence registration or being permitted to temporarily reside for a long time in border communes.
1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 200,000 for one of the following violations:
a) Bringing across border goods in excess of law-prescribed limits without making customs declarations;
b) Bringing across border goods not permitted by the State for exchange.
2. A fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for one of the following violations:
a) Violation of the provisions at Point a, Clause 1 of this Article where the goods in excess of the prescribed limits are valued at over VND 5,000,000;
b) Bringing goods across border not through the prescribed border-gates;
c) Harboring, trading, transporting within the customs operation areas illegally-imported goods.
3. Persons who are not border residents but abuse the policies on goods trading, exchange for border residents to illegally transport goods across borders, which are, however, not crimes, shall be sanctioned as follows:
a) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000, for cases where violation material evidences are valued at under VND 20,000,000;
b) A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000, for cases where violation material evidences are valued at VND 20,000,000 or more;
4. Confiscation of material evidences, for violations prescribed at Point b of Clause 1, Point c of Clause 2 and Clause 3 of this Article. If violation material evidences are harmful cultural products, goods harmful to human health, domestic animals and/or crops, they shall be compelled to be taken out of the Vietnamese territory or destroyed.
5. Violations prescribed at Point a of Clause 1, Points a, b of Clause 2 of this Article with acts of evading taxes shall be sanctioned according to law provisions on tax.
Article 11.- Violation of regulations on goods export, import in form of gifts
1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 200,000 for acts of exporting or importing gifts at variance with customs declarations.
2. A fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article where the violation material evidences are on the list of those banned from export, import or subject to conditional export or import but failing to satisfy the conditions for export or import.
3. Individuals and organizations committing the violations prescribed in Clause 2 of this Article, apart from being fined, shall be forced to take the imported goods out of the Vietnamese territory or shall not be allowed to export the goods volumes exported in contravention of law provisions; if material evidences are narcotics, weapons, explosives, support tools, reactionary documents, harmful cultural products, they shall be handled according to law provisions.
Article 12.- Violation of regulations on export, import of goods by persons on exit or entry
1. Caution or a fine of between VND 50,000 and 200,000 for acts of violating the regulations on customs declaration when exporting, importing luggage.
2. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for acts of violating the regulations on customs declaration when exporting, importing goods beyond the prescribed luggage limits.
3. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for one of the following violations:
a) The violations prescribed in Clause 2 of this Article with material evidences being valued at VND 10,000,000 or more;
b) The violations prescribed in Clause 2 of this Article with material evidences being goods banned from export or import or subject to conditional export or import but failing to meet the conditions for export, import.
4. The persons who commit violations prescribed at Point b of Clause 3, this Article, shall not be allowed to export or import the goods in violation or have such goods confiscated if the goods are banned from export or import, but exported or imported without making customs declarations.
5. Violation of the regulations in Clause 2, Point a of Clause 3 of this Article involving tax evasion shall be sanctioned according to tax laws.
Article 13.- Violation of regulations on export or import of goods being assets on movement
Caution or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for acts of violating the regulations on customs declaration upon the export or import of goods being assets on movement.
Article 14.- Violation of regulations on customs supervision
1. Caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following violations:
a) Boarding, getting off transport means carrying export or import goods being subject to customs inspection, when not so permitted by customs offices;
b) Failing to stop exit, entry or transit transport means at the prescribed places for carrying out the customs procedures.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of failing to strictly observe the regulations on customs management when operating ships carrying export, import goods into Vietnam not at the prescribed ports.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following violations:
a) Approaching without permission ships, boats carrying export or import goods, which are carrying customs procedures;
b) Failing to obey the commands of customs officers as prescribed when moving transport means within the customs operation areas;
c) Failing to realize the request to open the goods storages according to regulations for customs officers to check;
d) Bringing into customs operation areas export or import goods without adequate valid papers as prescribed;
e) Harboring, trading, transporting within customs operation areas illegally imported goods with violation material evidences being valued at under VND 20,000,000.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following violations:
a) Unloading goods not at the right destination ports stated in the bills of lading without plausible reasons;
b) Operating exit, entry or transit means of transport not on the prescribed routes nor through the prescribed border-gates;
c) Loading, unloading, transshipping, disconnecting wagons of, export, import or transit goods on transport means being subject to customs inspection, supervision.
5. A fine of between VND 5,000,000 and 15,000,000 for one of the following violations:
a) Harboring, trading, transporting illegally imported goods in customs operation areas with violation material evidences being valued at VND 20,000,000 or more;
b) Dispersing, destroying or abandoning goods to evade the customs inspection, supervision and control.
6. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of fraudulently exchanging, dispersing violation material evidences and/or means already detected and temporarily seized.
7. Confiscation of violation material evidences, for violations prescribed at Point e of Clause 3, Clauses 5 and 6 of this Article.
Those who commit the violations prescribed at Point b of Clause 5, Clause 6 of this Article with material evidences and/or means having disappeared shall be compelled to pay money sum equal to the value of the violation material evidences and/or means.
Article 15.- Violation of regulations on customs inspection
1. A fine of between VND 1,000,000 and 4,000,000 for one of the following violations:
a) Failing to carry export or import goods to the prescribed places for carrying out the customs procedures;
b) Failing to supply information, vouchers and/or documents related to export or import goods, exit or entry transport means, when so requested by customs offices according to law provisions;
c) Failing to abide by decisions on post-customs clearance inspection without plausible reasons;
d) Failing to adequately archive customs dossiers, accounting books, vouchers related to export or import goods already cleared from customs procedures within the law-prescribed archival duration;
e) Failing to present retained goods being objects liable to post-customs clearance inspection at requests of customs offices;
f) Failing to arrange personnel, means in service of actual inspection of goods and/or transport means when so requested by customs offices without plausible reasons.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 for one of the following violations:
a) Assigning, using goods entitled to customs privileges against regulations;
b) Using without permission goods assigned for management pending customs procedure clearance;
c) Exporting, importing goods against the State’s regulations on humanitarian aid.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for acts of exporting or importing goods without customs declarations or at variance with customs declarations in terms of quantity, weight, quality, commodity codes, value, origins.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:
a) Exporting, importing goods at variance with the contents of permits;
b) Violations prescribed in Clause 3 of this Article with material evidences being valued at VND 50,000,000 or more;
c) Changing the forms, structure or nature of goods so as to legalize their export, import;
d) Fraudulently substituting goods having already gone through customs inspection for goods having not yet gone through customs inspection.
5. Violations prescribed at Point a of Clause 2, Clause 3, Points b and c of Clause 4 of this Article involving tax evasion shall be sanctioned according to the provisions of tax legislation.
6. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following violations:
a) Exporting or importing goods against regulations on customs privileges and immunity;
b) Exporting or importing goods banned from export or import;
c) Importing goods of fake origins into Vietnam; exporting goods of fake origins;
d) Importing goods and/or transport means into the Vietnamese territory without permission of competent State bodies as prescribed;
e) Exporting, importing goods without the prescribed permits;
f) Forging customs seals, papers in customs dossiers in order to export, import goods, which do not constitute crimes;
g) Failing to produce permits when goods arrive at border-gates, for import goods which, according to regulations, require permits before signing contracts.
7. A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 for one of the following violations:
a) Exporting, importing goods harmful to human health;
b) Exporting, importing goods which pollute environment or spread epidemics.
8. In addition to fines, individuals and organizations committing administrative violations shall also be subject to the following additional sanctions or remedial measures:
a) Confiscation of goods if committing the violations prescribed at Point c of Clause 2, Point d of Clause 4, Clause 6 of this Article, except for cases where material evidences are forced to be taken out of the Vietnamese territory as prescribed;
b) Deprivation of the right to use permits or substitute papers for a period of between 30 and 90 days, for cases of relapse into, or repetition of one of the violations prescribed at Points a and c of Clause 4, Point g of Clause 6 of this Article;
c) Forcible export of violation material evidences from the Vietnamese territory, for the violations prescribed in Clause 3, Points a and b of Clause 4 of this Article, where the import goods violate law provisions on technical standards;
d) Forcible taking out of the Vietnamese territory within 30 days after being handed the sanctioning decisions, or forcible destruction, of violation material evidences and/or means, for violations prescribed in Clause 7 of this Article.
Article 16.- Violation of regulations on bonded warehouses, tax suspension warehouses
1. A fine of between VND 200,000 and 500,000 for one of the following violations:
a) Failing to notify customs offices of the expiry of the warehouse-renting contracts;
b) Failing to take goods out of bonded warehouses upon the expiry of warehouse-renting contracts;
c) Registering the percentages of imported raw materials entitled to tax suspension, submitting dossiers on goods liquidation not within the law-prescribed time limits.
2. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for one of the following violations:
a) Moving goods from one bonded warehouse to another without the consents of customs offices;
b) Providing services of reinforcing packings, classifying goods, sampling goods retained in bonded warehouses without supervision by customs officers;
c) Expanding, narrowing or relocating bonded warehouses without permission;
d) Failing to open books for monitoring the export, import, warehousing, ex-warehousing of goods according to law provisions;
e) Failing to strictly observe the regime of reporting on the actual conditions of goods in warehouses and the situation of warehouse operations;
f) Violation of regulations on liquidation of goods in tax-suspension warehouses.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following violations:
a) Putting goods into bonded warehouses at variance with the customs declarations or bonded warehouse-renting contracts according to law provisions;
b) Putting goods into tax-suspension warehouses in contravention of law provisions.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following violations:
a) Introducing from overseas into bonded warehouses goods not entitled to be retained in bonded warehouses as provided for;
b) Continuing to deal in bonded warehouses when the bonded warehouse-establishing permits have already been withdrawn;
c) Erasing, modifying bonded warehouse-establishing permits;
d) Failing to carry out customs procedures when taking goods out of, or putting goods into, bonded warehouses;
e) Arbitrarily dispersing goods retained in bonded warehouses, tax-suspension warehouses;
f) Destroying goods retained in bonded warehouses or tax-suspension warehouses in contravention of law provisions.
5. Apart from the application of forms of fine, the violating individuals and organizations shall also be subject to the following additional sanctioning forms or remedial measures:
a) Confiscation of goods, for violations prescribed at Points d and e of Clause 4 of this Article.
If the material evidences of the violation prescribed at Point e, Clause 4 of this Article have no longer existed, sums of money equal to the value of violation evidences must be paid.
b) Forcible taking of goods out of the Vietnamese territory within 30 days after being handed the sanctioning decisions or forcible destruction of violation goods, for the violations prescribed at Point a of Clause 3, Point a of Clause 4 of this Article. For goods with fake labels or Vietnamese appellations or origins, the violation signs must be eliminated before the goods are taken out of the Vietnamese territory.
Article 17.- Violation of regulations on customs management over goods processed for foreign countries, goods imported for production of exports
1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following violations:
a) Exporting or importing goods without making customs declarations or in contravention of customs declarations in terms of quantity, weight, quality, commodity codes, categories, value, origins;
b) Arbitrarily using goods not for the right purposes already registered with customs offices;
c) Violation of regulations on liquidation of goods processed for foreign countries, goods imported for production of exports;
d) Violation of regulations on retention of samples, dossiers, vouchers;
e) Violation of other regulations on customs management over goods processed for foreign countries and goods imported for production of exports.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 and confiscation of violation material evidences for acts of exporting or importing goods subject to export or import ban or to permits as provided for by law without the permits.
3. Violation of regulations on customs management over goods processed for foreign countries and goods imported for production of exports, involving acts of tax evasion, shall be sanctioned according to tax legislation.
Article 18.- Violation of regulations on customs management over export processing zones, enterprises in export processing zones, free trade zones, border-gate economic zones and other customs preference areas
1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000, for violation of the regulations on customs management over export processing zones, enterprises in export processing zones, free trade zones, border-gate economic zones and other customs preference areas.
2. The violations prescribed in Clause 1 of this Article involving tax evasion acts shall be sanctioned according to tax legislation.
Article 19.- Violation of regulations on customs declaration of foreign exchange, gold by persons on exit or entry
1. Upon exit:
a) A fine of between VND 500,000 and 3,000,000 for acts of carrying foreign exchange, gold in violation of the regulations on customs declaration with violation material evidences being valued at between VND 10,000,000 and under 30,000,000;
b) A fine of between VND 3,000,000 and 10,000,000 for acts of carrying foreign exchange, gold in violation of the regulations on customs declaration with violation material evidences being valued at between VND 30,000,000 and 70,000,000;
c) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 for acts of carrying foreign exchange, gold in violation of the regulations on customs declaration with violation material evidences being valued at between VND 70,000,000 and under 100,000,000;
d) A fine of between VND 30,000,000 and 70,000,000 for acts of violating the regulations on customs declaration with material evidences being valued at VND 100,000,000 or more, which are not crimes.
2. Upon entry:
a) A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of carrying foreign exchange, gold in violation of the regulations on customs declaration with material evidences being valued at between VND 10,000,000 and 50,000,000;
b) A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for acts of carrying foreign exchange, gold in violation of the regulations on customs declaration with violation material evidences being valued at between VND 50,000,000 and under 100,000,000;
c) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following violations:
- Over-declaring foreign exchange or gold with value being equal to between VND 10,000,000 and under 100,000,000.
- Violation of the regulations on customs declaration with material evidences being valued at VND 100,000,000 or more, which do not constitute crimes.
d) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts of over-declaring foreign exchange, gold with value of VND 100,000,000 or more.
3. Violation material evidences shall be returned once the sanctioning decisions were executed. The export, import of foreign exchange, gold shall comply with law provisions.
Article 20.- Violation of the regulations on customs declaration of Vietnamese currency by persons on exit, entry
1. Caution or a fine of between VND 200,000 and 1,000,000 for acts of carrying Vietnamese currency upon exit, entry in violation of the regulations on customs declaration with violation material evidences being valued at between VND 10,000,000 and 20,000,000.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for acts of carrying Vietnamese currency upon exit, entry in violation of the regulations on customs declaration with violation material evidences being valued at between VND 20,000,000 and under 100,000,000.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 20,000,000 for acts of violating the regulations on customs declaration with violation material evidences being valued at VND 100,000,000 or more, which, however, do not constitute crimes.
4. The violation material evidences shall be returned once the sanctioning decisions were executed. The export or import of Vietnamese currency shall comply with the current law provisions.
Article 21.- Insulting, threatening, obstructing customs officers on official duty
1. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for acts of hurting the honor of, or obstructing customs officers being on official duty.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 for acts of threatening or using force to resist customs officers on official duty, which are, however, not crimes.
Article 22.- Competence to sanction customs-related administrative violations
1. Leaders of the operation teams of Customs Sub-Departments are competent:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 500,000.
2. Directors of Customs Sub-Departments, leaders of the Control Teams of the Customs Departments of provinces, inter-provinces or centrally-run cities (hereinafter referred collectively to as Customs Department); leaders of the Anti-Smuggling Control Teams and heads of Marine Control Flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs have the right:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 10,000,000;
c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations, with value of up to VND 20,000,000.
3. The directors of the Customs Departments have the right:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 20,000,000;
c) To deprive of the right to use permits falling under their jurisdiction;
d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations;
e) To force the taking out of the Vietnamese territory or to force the re-export of violation material evidences and/or means;
f) To force the destruction of violation material evidences being harmful cultural products, goods harmful to human health, domestic animals and crops;
g) To force the payment of sums of money equal to the value of violation material evidences and/or means sold, dispersed or destroyed illegally.
4. The head of the Anti-Smuggling Investigation Department under the General Department of Customs has the right:
a) To impose caution;
b) To impose fines of up to VND 70,000,000 for acts of violation in the field of customs and fines of up to VND 100,000,000 in the field of tax (except otherwise provided for by tax laws);
c) To deprive of the right to use permits falling under his/her jurisdiction;
d) To confiscate material evidences, means of administrative violations;
e) To force the taking out of the Vietnamese territory or to force the re-export of material evidences, means of administrative violations.
f) To force the destruction of material evidences being harmful cultural products or goods harmful to human health, domestic animals and crops;
g) To force the payment of sums of money equal to the value of material evidences and/or means already sold, dispersed or destroyed illegally.
5. For violation acts prescribed in tax laws related to export/import goods, the persons with sanctioning competence defined in Clauses 2, 3 and 4 of this Article are competent to sanction them under the provisions of tax legislation.
6. The provincial/municipal People’s Committee presidents are competent to sanction administrative violations under the provisions in Article 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations regarding acts of violating the provisions of this Decree.
7. Border guards, coast guards are competent to sanction, under the provisions in Articles 32 and 33 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, customs-related administrative violations prescribed in Articles 10 and 14 of this Decree.
Article 23.- Determining the sanctioning competence
1. The sanctioning competence of the persons defined in Article 22 of this Decree is the competence applicable to an act of administrative violation. In case of fine, the sanctioning competence is determined on the basis of the maximum level of the fine bracket prescribed for each violation act.
2. In cases of sanctioning a person who commits many violation acts, the sanctioning competence is determined according to the following principle:
If the sanctioning level, additional sanctioning form and remedial measures prescribed for each act fall under the sanctioner’s competence, the sanctioning competence still belongs to such person. If the sanctioning level, additional sanctioning form or remedial measures prescribed for one of those acts fall beyond the sanctioner’s competence, such person must transfer all dossiers on the violation case to the person with sanctioning competence.
3. For acts subject to the maximum level of VND 20,000,000 in the fine bracket, the directors of Customs Departments shall transfer the dossiers to the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities where the administrative violations are committed or where the Customs Departments are headquartered in cases the administrative violations are committed in the sea areas under Vietnam’s sovereignty so that the provincial/municipal People’s Committee presidents decide on the sanctioning.
4. For all acts of violating the customs legislation which are committed on land, the territorial sea, areas adjacent to the territorial sea, continental shelf or exclusive economic zone of the Socialist Republic of Vietnam in the geographical areas under the management of any customs offices, such customs offices shall have the responsibility to sanction them according to the competence prescribed in this Decree; in cases where they are detected by the Anti-Smuggling Investigation Department, the sanctioning shall be effected according to its competence.
5. For localities along national borders and areas where customs organizations are not available, the border guards or the coast guards stationing in those areas shall have the right to sanction, according to the provisions in Articles 32 and 33 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, acts of administrative violation in the customs domain prescribed in Articles 10 and 14 of this Decree.
MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 24.- Holding people in custody according to administrative procedures
1. The holding of people in custody according to administrative procedures shall apply only in cases where it is necessary to prevent, stop immediately acts of causing public disturbances in customs operation areas, inflicting injuries on customs officers on official duty or it is necessary to gather, verify important details to be used as basis for issuing decisions on administrative sanctions.
2. The custody duration applicable to persons committing administrative violations shall not exceed 12 hours counting from the time of holding the violators. In case of necessity, the custody duration may prolong but must not exceed 24 hours. In far-flung mountainous regions, islands, the custody duration can be longer but must not exceed 48 hours.
3. All cases of human custody must be decided in writing and each person held in custody must be given such a written decision.
4. It is strictly forbidden to hold persons committing administrative violations in remand homes, criminal detention rooms or places failing to ensure hygiene and safety for persons held in custody.
5. At the requests of persons held in custody, the persons issuing custody decisions must notify their relatives, offices, work or study places thereof. When minors are held in custody in the night time for more than 6 hours, their parents or guardians must necessarily be notified thereof.
Article 25.- Competence to hold people in custody according to administrative procedures
The following persons are competent to issue decisions to hold people in custody according to administrative procedures:
Directors of Customs Sub-Departments, leaders of Control Teams of Customs Departments, heads of Anti-Smuggling Control Teams and heads of Marine Control Flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs.
In cases where the above-defined persons are absent, their authorized deputies are competent to issue decisions on holding people in custody according to administrative procedures.
The human custody must strictly comply with the principles, procedures and order prescribed in Article 44 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 26.- Temporary seizure of material evidences and means of administrative violations
1. The temporary seizure of violation material evidences and means shall only apply in case of necessity to immediately stop the administrative violations or to verify details for use as basis to decide on the sanctioning.
The persons defined in Article 25 of this Decree are competent to decide on temporary seizure of material evidences and means of administrative violations.
2. In case of necessity, the persons competent to sanction administrative violations, defined in Clause 1, Article 22 of this Decree, are also competent to issue decisions on temporary seizure of material evidences and means of administrative violations. Within 24 hours as from the time of issuing decisions, the decision issuers must report thereon to their immediate bosses defined in Article 25 of this Decree and get the written consents of such persons.
3. The persons issuing decisions on temporary seizure of material evidences and/or means of administrative violations shall have to organize the preservation of such material evidences and/or means; if the material evidences and/or means are lost, fraudulently substituted or damaged due to their faults, they must pay compensations therefor and shall also be handled according to law provisions.
Where the violation material evidences and/or means need to be sealed, the sealing thereof must be conducted in the presence of the violators or their representatives, the representatives of local administrations and witnesses.
4. For Vietnamese currency, foreign exchange, narcotics and other objects subject to special management regime, the preservation thereof shall comply with law provisions.
5. For material evidences of administrative violations, which are types of goods easily to decay, the temporary seizure decision issuers must make separate records and organize the immediate sale thereof. The proceeds therefrom must be deposited into custody accounts opened at State Treasuries. If later the material evidences are confiscated under decisions of competent persons, such proceeds must be remitted into the State budget; where the material evidences are not confiscated, the proceeds must be returned to their lawful owners, managers or users.
6. Within 10 days as from the date of temporary seizure, the persons competent to decide on the temporary seizure and the sanctioning must handle the temporarily-seized material evidences and/or means by measures stated in the sanctioning decisions. If the sanctioning form of confiscation is not applied, the material evidences or the proceeds from the sale thereof shall be returned to their lawful owners, managers or users.
The duration for temporary seizure of material evidences and/or means can be prolonged but shall not exceed 60 days for violation cases involving many complicated circumstances which need to be verified or relating to many domestic and foreign individuals and/or organizations.
7. The temporary seizure of material evidences and/or means of administrative violations must be decided and recorded in writing and violators and/or representatives of the violating organizations must each be given a copy of such decision.
Article 27.- Body search according to administrative procedures
1. The body search according to administrative procedures shall be conducted only when there are grounds to believe that such persons hide in their bodies goods, documents or means of administrative violations. The body search must be decided in writing and the searched persons must each be handed a copy of such decision.
2. Only competent persons defined in Article 25 of this Decree can decide on body search according to administrative procedures.
3. Before conducting body search, the searchers must show their customs identify cards and notify the body search decisions to the searched persons. When conducting body search, the female shall search the female and the male shall search male to the witness of persons of the same sex.
4. All cases of body search must be recorded and the searched persons must each be handed a copy of such records.
Article 28.- Search of transport means, objects according to administrative procedures
1. The search of transport means and objects according to administrative procedures shall be conducted only when there are grounds to believe that material evidences and/or means of administrative violations are hidden in such transport means or objects. The search of transport means and objects according to administrative procedures must be decided in writing.
2. Only persons defined in Article 25 of this Decree shall have the competence to decide on search of transport means and objects according to administrative procedures.
3. When the search of transport means and objects is conducted, the transport means or object owners or the transport means commanders or operators and a witness must be present. Where the means or object owners or means operators are absent, there must be two witnesses.
4. All cases of search of transport means, objects must be recorded and transport means or object owners or transport means commanders or operators must each be given a copy of such record.
5. The search of transport means and/or objects of subjects enjoying diplomatic privileges and immunity must comply with the provisions of international agreements which Vietnam has signed or acceded to. When there are grounds to confirm that diplomatic bags or consular bags have been abused for purposes contrary to the provisions of international agreements on diplomatic ties, consular relations, which Vietnam has signed or acceded to, or that the luggage or transport means contain goods banned from export, import or goods not entitled to law-prescribed privileges and immunity, the General Director of Customs shall decide to handle them according to such international agreements.
Article 29.- Search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden
1. The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden shall be conducted only when there are grounds to believe that the material evidences and/or means of administrative violations are hidden in such places.
2. Only the competent persons defined in Article 25 of this Decree can issue decisions to search places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden.
Where places of hiding material evidences and/or means of administrative violations are residential places, the search decisions must be agreed upon in writing by district-level People’s Committee presidents before they are implemented.
3. The search of places of hiding material evidences and/or means of administrative violations must be conducted in strict compliance with the provisions in Clauses 3, 4 and 5 of Article 49 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
ADMINISTRATIVE VIOLATION-SANCTIONING PROCEDURES
Article 30.- Stopping administrative violations
Upon detecting administrative violations, the persons with sanctioning competence must issue decisions to immediately stop such violation acts. The stoppage decisions can be made in writing or expressed in words, whistle, signals or other forms, depending on each specific violation case.
Article 31.- Simple procedures
Where the sanctioning form of caution or fine of up to VND 100,000, the sanctioning procedures shall comply with the provisions in Article 54 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 32.- Making records on administrative violations
For administrative violations in the customs domain which do not fall into the cases prescribed in Article 31 of this Decree, the persons with sanctioning competence must promptly make records thereon according to regulations. If the record makers have no sanctioning competence, the persons having the sanctioning competence must sign their names in the records; in case of necessity, verification shall be made before signing the records.
Forms and contents of, and order of making, the records shall comply with the provisions in Article 55 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 33.- Sanctioning decisions
The forms and contents of, the order and procedures for promulgating, decisions to sanction administrative violations in the customs domain shall comply with the provisions in Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 34.- Handling of cases where import goods are not cleared from customs procedures within the prescribed time limits or are compelled to be taken out of the Vietnamese territory or re-exported
1. If past 90 days counting from the date the goods arrive at the unloading border-gates nobody comes to carry out the customs procedures, the competent persons defined in Clause 2, 3 and 4 of Article 22 of this Decree must announce such on the mass media or publicize it at customs offices. Within 180 days counting from the date of such announcement, if nobody comes to carry out the customs procedures, the competent persons defined in Clauses 2, 3 and 4 of Article 22 of this Decree must issue decisions to confiscate or destroy the violation material evidences according to regulations.
2. Where the owners of violation material evidences or means cannot be identified, the competent persons defined in Clauses 2, 3 and 4 of Article 22 of this Decree must announce such on the mass media and publicize it at customs offices. If after 30 days counting from the date of such announcement nobody comes to claim them, the competent persons defined in Clauses 2, 3 and 4 of Article 22 of this Decree must issue decisions to confiscate or destroy the violation material evidences or means according to regulations.
3. Goods imported at variance with permits, contracts, bills of lading or brief declarations, which are disclaimed by good consignees, shall be handled according to the provisions in Clause 2 of this Article.
4. The competent persons defined in Clause 3 and 4 of Article 22 of this Decree must notify responsible individuals or organizations of the cases where, according to regulations, goods must be re-exported or taken out of the Vietnamese territory. If past 30 days counting from the date of receiving the notification of the customs offices, the goods are not yet re-exported nor taken out of the Vietnamese territory, the competent persons defined in Clauses 3 and 4 of Article 22 of this Decree must issue decisions to confiscate or destroy the violation material evidences according to regulations, except for cases of having plausible reasons.
Article 35.- Procedures for confiscating and handling material evidences and means of administrative violations
1. When applying the form of confiscation of material evidences and/or means of administrative violations in the customs domain, the persons with sanctioning competence, defined in Clauses 2, 3 and 4 of Article 22 of this Decree must strictly comply with the confiscation procedures prescribed in Article 60 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Persons issuing confiscation decisions shall have to preserve and classify the violation material evidences and means for transferring them to the district-level finance agencies or the provincial/municipal auction service centers according to the provisions in Clause 1, Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Articles 32, 33 and 34 of the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. The confiscated material evidences and/or means of administrative violations, which are harmful cultural products, fake goods with no use value or goods harmful to human health, domestic animals and/or crops, shall be destroyed according to the provisions in Article 21 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
4. Violation material evidences, which are easy-to-decay goods, shall be handled according to the provisions in Clause 3, Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 36.- Execution of sanctioning decisions and postponing the execution of fining decisions
1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations must execute the decisions on sanctioning such administrative violations within 10 days counting from the date of receiving the sanctioning decisions. The payment of fines shall comply with the provisions in Article 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Individuals and organizations that have received the administrative violation- sanctioning decisions but failed to voluntarily execute them shall be coerced to execute them according to regulations.
3. The postponement of execution of fining decisions shall comply with the provisions in Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 37.- Measures to coerce the execution of sanctioning decisions
1. The coercive execution of administrative violation-sanctioning decisions shall comply with the following measures:
a) Deducting part of wages or incomes, deducting money from bank accounts;
b) Distraining assets with value equivalent to the fine amounts for auction;
c) Suspending the customs procedures for export/import goods, exit, entry or transit means of transport till the sanctioning decisions are completely served.
d) Other coercive measures prescribed at Point c, Clause 1, Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, except for measures of forcible dismantlement of illegally-constructed works.
2. Before applying the coercive measures prescribed at Points b and d of Clause 1 of this Article, the customs offices must notify such in writing to the presidents of the People’s Committees of the wards, communes or district townships where the coercion shall be applied for implementation coordination.
3. Only the persons defined in Article 67 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations can issue coercion decisions and have the task to organize the coercive execution of sanctioning decisions.
4. When requested by customs offices, the management or business units having individuals or organizations that are forced to execute sanctioning decisions shall have to comply with the provisions at Point a of Clause 1 of this Article.
5. The finance bodies, banks, police, border guards and the local administrations at all levels shall have to coordinate with one another for the execution of coercion decisions of customs offices.
6. The coerced individuals and organizations must bear all expenses for the organization of execution of coercive measures.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 38.- Complaints, denunciations
1. Individuals and organizations sanctioned for administrative violations or their lawful representatives may complain about decisions on sanctioning of administrative violations, decisions on application of preventive measures and ensure the handling of administrative violations in the customs domain.
2. All citizens are entitled to denounce illegal acts in sanctioning of administrative violations in the customs domain.
3. The competence, procedures and time limits for settlement of complaints and denunciations shall comply with law provisions on complaints and denunciations.
Article 39.- Institution of administrative lawsuits
The institution of lawsuits against administrative violation-sanctioning decisions, decisions to apply preventive measures and the assurance of sanctioning of administrative violations in the customs domain shall comply with law provisions on procedures for settlement of administrative lawsuits.
Individuals and organizations that record achievements in preventing and combating administrative violations in the customs domain shall be commended/rewarded according to the general regime of the State.
Article 41.- Handling of violations
Those persons who have competence to sanction administrative violations in the customs domain but harass for bribe, tolerate, cover up, fail to sanction or sanction not in time, improperly or ultra vires the administrative violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.
Article 42.- Implementation effect
1. This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. To annul Decrees No. 16/CP of March 20, 1996; No. 54/1998/ND-CP of July 21, 1998 and No. 58/2000/ND-CP of October 24, 2000 of the Government prescribing the sanctioning of administrative violations in the customs domain.
3. Where international agreements which Vietnam has signed or acceded to contain provisions on sanctioning of administrative violations in the customs domain different from the provisions of this Decree, the provisions of such international agreements shall apply.
4. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, guiding the implementation of this Decree.
5. The ministers, the heads of ministerial-level agencies, the heads of Government-attached agencies and the presidents of provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |