Chương 1 Nghị định 138/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hải quan: Những quy định chung
Số hiệu: | 138/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 13/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/06/2004 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
1. Vi phạm các quy định về thủ tục hải quan;
2. Vi phạm các quy định về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
3. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (sau đây gọi chung là hàng hoá); vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Các tình tiết giảm nhẹ gồm:
a) Các tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;
b) Vi phạm lần đầu trong lĩnh vực hải quan;
c) Tang vật vi phạm có trị giá nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
2. Các tình tiết tăng nặng gồm các tình tiết quy định tại Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực hải quan là 70.000.000 đồng.
Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi vi phạm đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, phương tiện vi phạm;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
4. Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hoá và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.
Để bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức liên quan có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh vi phạm hành chính khi được cơ quan hải quan yêu cầu
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là 3 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức lại có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2 Điều này. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hoá, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
3. Nhầm lẫn trong quá trình gửi hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng đã được người gửi hàng hoặc đại diện hợp pháp của người gửi hàng hoặc người nhận hàng thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan, được Chi cục trưởng Hải quan chấp nhận vào trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động.
4. Sửa chữa, bổ sung, thay thế tờ khai hải quan theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Hải quan.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan nhưng số thuế đã khai bằng hoặc lớn hơn số thuế phải nộp mà không có ý định trốn tránh việc thực hiện các quy định khác của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 3 Điều 15, điểm a khoản 3 Điều 16, điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
7. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại khoản 1 Điều 11, các khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 500.000 đồng.
8. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với vàng, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng
Article 1.- Scope and subjects of application
This Decree prescribes the sanctioning of administrative violations in the customs domain against individuals, agencies, organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations) that commit acts of intentionally or unintentionally violating law provisions on the State management over the customs domain, which are not crimes and, under the provisions of this Decree, must be administratively sanctioned.
The administrative violations in the customs domain include:
1. Violation of regulations on customs procedures;
2. Violation of regulations on customs inspection, supervision and control;
3. Violation of regulations on export, import, transit of goods, luggage, foreign exchanges, gold, Vietnamese currency, precious metals, precious stones, antiques, cultural products, postal parcels, objects on exiting, entering or transiting means of transport and other assets (hereinafter referred collectively to as commodities); violation of regulations on exit, entry, transit of transport means.
Article 2.- Principles for sanctioning of administrative violations in the customs domain
The principles for sanctioning of administrative violations in the customs domain shall comply with the provisions in Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 3.- Extenuating and aggravating circumstances
1. The extenuating circumstances include:
a) The extenuating circumstances prescribed in Article 8 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
b) The first-time violations in the customs domain;
c) The material evidences of violation have the value smaller than the minimum fine level in the fine bracket applicable to violation acts.
2. The aggravating circumstances include the aggravating circumstances prescribed in Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 4.- Forms of sanctioning administrative violations in the customs domain and remedial measures
1. For each administrative-violation act, the violating individuals or organizations shall be subject to one of the following principal sanctioning forms:
a) Caution;
b) Fine.
The maximum fine level in the customs domain is VND 70,000,000.
The specific fine level for an act of administrative violation is the average level of the fine bracket prescribed for that violation act. In cases where extenuating circumstances are involved, the fine levels shall be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket. In cases where aggravating circumstances are involved, the fine levels can be raised but must not exceed the maximum level of the fine bracket.
2. Depending on the nature and seriousness of violations, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to the application of one or all of the following additional sanctioning forms:
a) Deprivation of the right to use licenses, practice certificates;
b) Confiscation of material evidences, means used for commission of administrative violations.
3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, individuals and organizations committing administrative violations may also be subject to the application of one or all of the following remedial measures:
a) Forcible destruction of violation material evidences being harmful cultural products, goods harmful to human health, domestic animals and crops;
b) Forcible taking out of Vietnam or forcible re-export of violation goods, means;
c) Forcible refunding of the money amounts equal to the value of material evidences and/or violation means already sold, dispersed or destroyed against law provisions.
4. For violation acts not subject to the application of additional sanctioning form of confiscation of goods and remedial measures, the goods and/or means of administrative violations can be cleared from customs procedures according to law provisions if the violators have fully paid fines according to regulations or been guaranteed by credit institutions or other organizations licensed to conduct a number of banking activities with the payable fine amounts for execution of the sanctioning decisions.
Article 5.- Responsibility for coordination in sanctioning of administrative violations in the customs domain
In order to ensure that the sanctioning of administrative violations in the customs domain is carried out in a swift, fair and absolute manner according to law provisions, the concerned individuals and organizations shall have to supply fully and in time information, documents related to export, import or transit commodities, exiting, entering or transiting means of transport involved in administrative violations, when so requested by customs offices.
Article 6.- Statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the customs domain is 2 years counting from the date the administrative violation is committed. Past the above-said time limit, sanction shall not be imposed but remedial measures prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree still apply.
2. For individuals who have been instituted with lawsuits, prosecuted or brought to trial under issued decisions, according to criminal procedures, but later get decisions to suspend the investigation or suspend their cases and their violation acts show signs of administrative violations in the customs domain, they shall be administratively sanctioned according to the provisions of this Decree; in this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations is 3 months as from the date the persons with sanctioning competence receive the decisions to suspend investigation or suspend cases and the dossiers of the violation cases.
3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if the violating individuals or organizations again commit acts of administrative violation in the customs domain or deliberately shirk or obstruct the sanctioning, the statue of limitations for sanctioning of administrative violations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply. In this case, the statute of limitations for sanctioning of administrative violations shall be recalculated from the time the new administrative violations are committed or the time the acts of shirking or obstructing the sanctioning stop.
Article 7.- Cases not sanctioned for administrative violations
Administrative sanctions shall not be imposed in the following cases:
1. The cases prescribed in Clause 6, Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Article 4 of the Government’s Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Goods, transport means are introduced into the Vietnamese territory due to fires, natural disasters, enemy sabotage, unexpected events, in emergency circumstances, which must be subject to customs declaration according to law provisions; such goods and/or transport means must be taken out of the Vietnamese territory when the above-mentioned factors have been overcome.
3. Mistakes are committed in the course of consigning export goods or import goods, which, however, have been notified in writing by goods consignors or their lawful representatives or goods consignees to the customs offices, and accepted by the heads of the Customs Sub-Departments before the time of actual goods inspection. This regulation shall not apply to cases where export or import goods are narcotics, weapons, reactionary documents.
4. Customs declarations are modified, supplemented or replaced strictly according to regulations in Clause 2, Article 22 of the Customs Law.
5. Goods are exported or imported at variance with the customs declarations, but the declared tax amounts are equal to or larger than the payable tax amounts while there have appeared no intention to evade the implementation of other law provisions on export or import.
6. Goods are exported or imported at variance with the customs declarations in terms of quantity, weight prescribed in Clause 3 of Article 15, Point a of Clause 3, Article 16, Point a of Clause 1, Article 17 of this Decree while such export or import goods are valued at under VND 10,000,000.
7. Goods are exported or imported at variance with the customs declarations in terms of quantity, weight prescribed in Clause 1 of Article 11, Clauses 1 and 2 of Article 12 of this Decree while such export or import goods are valued at under VND 500,000.
8. Violation of regulations on customs declarations for gold, foreign exchange, Vietnamese currency of persons on exit or entry, where the violation material evidences are valued at under VND 10,000,000.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực