Chương 4 Nghị định 138/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hải quan: Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 138/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 17/06/2004 | Ngày hiệu lực: | 13/07/2004 |
Ngày công báo: | 28/06/2004 | Số công báo: | Số 33 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính.
2. Thời hạn tạm giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.
3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Nghiêm cấm giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết
Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định trên đây vắng mặt thì cấp Phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
Việc tạm giữ người phải tuân thủ đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quy định tại Điều 44 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt.
Những người quy định tại Điều 25 của Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, những người có thẩm quyền xử phạt hành chính quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại Điều 25 của Nghị định này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm tổ chức bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo hoặc hư hỏng thì ngoài trách nhiệm bồi thường, còn bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành niêm phong với sự có mặt của người vi phạm hoặc đại diện của họ, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại hối, các chất ma túy và những đồ vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền quyết định tạm giữ và xử phạt phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tang vật hoặc tiền thu được do bán hàng hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm có thể được kéo dài nhưng không quá 60 ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc có liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
7. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người hàng hoá, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị khám một bản.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan và thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản.
2. Chỉ những người quy định tại Điều 25 Nghị định này mới có quyền quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều kiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với quy định của Điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện không được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xử lý theo quy định của Điều ước quốc tế.
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại Điều 25 của Nghị định này mới có quyền ra quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.
3. Khi tiến hành khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải thực hiện đúng quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 24.- Holding people in custody according to administrative procedures
1. The holding of people in custody according to administrative procedures shall apply only in cases where it is necessary to prevent, stop immediately acts of causing public disturbances in customs operation areas, inflicting injuries on customs officers on official duty or it is necessary to gather, verify important details to be used as basis for issuing decisions on administrative sanctions.
2. The custody duration applicable to persons committing administrative violations shall not exceed 12 hours counting from the time of holding the violators. In case of necessity, the custody duration may prolong but must not exceed 24 hours. In far-flung mountainous regions, islands, the custody duration can be longer but must not exceed 48 hours.
3. All cases of human custody must be decided in writing and each person held in custody must be given such a written decision.
4. It is strictly forbidden to hold persons committing administrative violations in remand homes, criminal detention rooms or places failing to ensure hygiene and safety for persons held in custody.
5. At the requests of persons held in custody, the persons issuing custody decisions must notify their relatives, offices, work or study places thereof. When minors are held in custody in the night time for more than 6 hours, their parents or guardians must necessarily be notified thereof.
Article 25.- Competence to hold people in custody according to administrative procedures
The following persons are competent to issue decisions to hold people in custody according to administrative procedures:
Directors of Customs Sub-Departments, leaders of Control Teams of Customs Departments, heads of Anti-Smuggling Control Teams and heads of Marine Control Flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs.
In cases where the above-defined persons are absent, their authorized deputies are competent to issue decisions on holding people in custody according to administrative procedures.
The human custody must strictly comply with the principles, procedures and order prescribed in Article 44 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 26.- Temporary seizure of material evidences and means of administrative violations
1. The temporary seizure of violation material evidences and means shall only apply in case of necessity to immediately stop the administrative violations or to verify details for use as basis to decide on the sanctioning.
The persons defined in Article 25 of this Decree are competent to decide on temporary seizure of material evidences and means of administrative violations.
2. In case of necessity, the persons competent to sanction administrative violations, defined in Clause 1, Article 22 of this Decree, are also competent to issue decisions on temporary seizure of material evidences and means of administrative violations. Within 24 hours as from the time of issuing decisions, the decision issuers must report thereon to their immediate bosses defined in Article 25 of this Decree and get the written consents of such persons.
3. The persons issuing decisions on temporary seizure of material evidences and/or means of administrative violations shall have to organize the preservation of such material evidences and/or means; if the material evidences and/or means are lost, fraudulently substituted or damaged due to their faults, they must pay compensations therefor and shall also be handled according to law provisions.
Where the violation material evidences and/or means need to be sealed, the sealing thereof must be conducted in the presence of the violators or their representatives, the representatives of local administrations and witnesses.
4. For Vietnamese currency, foreign exchange, narcotics and other objects subject to special management regime, the preservation thereof shall comply with law provisions.
5. For material evidences of administrative violations, which are types of goods easily to decay, the temporary seizure decision issuers must make separate records and organize the immediate sale thereof. The proceeds therefrom must be deposited into custody accounts opened at State Treasuries. If later the material evidences are confiscated under decisions of competent persons, such proceeds must be remitted into the State budget; where the material evidences are not confiscated, the proceeds must be returned to their lawful owners, managers or users.
6. Within 10 days as from the date of temporary seizure, the persons competent to decide on the temporary seizure and the sanctioning must handle the temporarily-seized material evidences and/or means by measures stated in the sanctioning decisions. If the sanctioning form of confiscation is not applied, the material evidences or the proceeds from the sale thereof shall be returned to their lawful owners, managers or users.
The duration for temporary seizure of material evidences and/or means can be prolonged but shall not exceed 60 days for violation cases involving many complicated circumstances which need to be verified or relating to many domestic and foreign individuals and/or organizations.
7. The temporary seizure of material evidences and/or means of administrative violations must be decided and recorded in writing and violators and/or representatives of the violating organizations must each be given a copy of such decision.
Article 27.- Body search according to administrative procedures
1. The body search according to administrative procedures shall be conducted only when there are grounds to believe that such persons hide in their bodies goods, documents or means of administrative violations. The body search must be decided in writing and the searched persons must each be handed a copy of such decision.
2. Only competent persons defined in Article 25 of this Decree can decide on body search according to administrative procedures.
3. Before conducting body search, the searchers must show their customs identify cards and notify the body search decisions to the searched persons. When conducting body search, the female shall search the female and the male shall search male to the witness of persons of the same sex.
4. All cases of body search must be recorded and the searched persons must each be handed a copy of such records.
Article 28.- Search of transport means, objects according to administrative procedures
1. The search of transport means and objects according to administrative procedures shall be conducted only when there are grounds to believe that material evidences and/or means of administrative violations are hidden in such transport means or objects. The search of transport means and objects according to administrative procedures must be decided in writing.
2. Only persons defined in Article 25 of this Decree shall have the competence to decide on search of transport means and objects according to administrative procedures.
3. When the search of transport means and objects is conducted, the transport means or object owners or the transport means commanders or operators and a witness must be present. Where the means or object owners or means operators are absent, there must be two witnesses.
4. All cases of search of transport means, objects must be recorded and transport means or object owners or transport means commanders or operators must each be given a copy of such record.
5. The search of transport means and/or objects of subjects enjoying diplomatic privileges and immunity must comply with the provisions of international agreements which Vietnam has signed or acceded to. When there are grounds to confirm that diplomatic bags or consular bags have been abused for purposes contrary to the provisions of international agreements on diplomatic ties, consular relations, which Vietnam has signed or acceded to, or that the luggage or transport means contain goods banned from export, import or goods not entitled to law-prescribed privileges and immunity, the General Director of Customs shall decide to handle them according to such international agreements.
Article 29.- Search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden
1. The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden shall be conducted only when there are grounds to believe that the material evidences and/or means of administrative violations are hidden in such places.
2. Only the competent persons defined in Article 25 of this Decree can issue decisions to search places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden.
Where places of hiding material evidences and/or means of administrative violations are residential places, the search decisions must be agreed upon in writing by district-level People’s Committee presidents before they are implemented.
3. The search of places of hiding material evidences and/or means of administrative violations must be conducted in strict compliance with the provisions in Clauses 3, 4 and 5 of Article 49 of the Ordinance on Handling of Administrative Violat
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực